Kiểm toán seo là gì

Có chắc bạn đã hiểu rõ SEO Audit là gì chưa? Vì sao chúng ta cần thực hiện SEO Audit cho website?

Cùng với rất nhiều thắc mắc của bạn về SEO Audit sẽ được Prodima giải đáp chi tiết từ A-Z trong bài viết này.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

SEO Audit là gì?

SEO Audit hay Kiểm toán SEO là quá trình kiểm tra tình trạng website hiện tại để đánh giá hiệu quả tối ưu SEO thông qua nhiều tiêu chí liên quan.

Thêm vào đó, bạn sẽ biết được mức độ tương tác của website với người dùng cùng như độ thân thiện với các thiết bị sử dụng và đặc biệt là Google.

SEO Audit giúp bạn nắm rõ bệnh của website và đưa ra thuốc phù hợp

Có thể nói vui việc SEO Audit giống như khám bệnh tổng quát cho trang web để biết hiệu suất hoạt động có tốt không và đưa ra giải pháp chữa bệnh tốt nhất.

Bạn có thể tự mình kiểm tra website hoặc tốt hơn nhờ đến một Công ty SEO Audit chuyên nghiệp để thực hiện.

Sau quá trình kiểm tra chi tiết, đơn vị SEO sẽ cung cấp một báo cáo đánh giá tổng thể trang web của bạn, trong đó nêu rõ thực trạng website hiện tại và những đề xuất khắc phục giúp web được tối ưu tốt hơn, góp phần cải thiện thứ hạng trên SERPs.

Khi nào nên thực hiện SEO Audit?

Nếu bạn là chủ website thì nên tiến hành kiểm tra website thường xuyên để có thể phát hiện sớm các vấn đề sai sót và xử lý nhanh chóng.

Bạn có thể thực hiện SEO Audit ngay khi xây dựng xong website. Sau đó, thì tầm 6 tháng đến 1 năm thì kiểm tra 1 lần là được.

Mục đích của việc SEO Audit

Bạn đừng lo lắng SEO Audit sẽ làm mất nhiều thời gian, mà quá trình này chỉ cần vài ngà cho đến 1 tuần, nếu website của bạn quá lớn thì phải mất từ 2-6 tuần để hoàn tất.

Mục đích chính của việc kiểm tra SEO sẽ giúp bạn xác định những yếu tố SEO mang lại hiệu quả và những vấn đề cần xử lý ngay.

Nếu bỏ qua SEO Audit, bạn sẽ không nắm rõ hiệu suất hoạt động của trang web. Và đến khi xảy ra quá nhiều vấn đề không mong muốn, bạn sẽ trở tay không kịp.

Prodima luôn khuyến khích các doanh nghiệp nên tiến hành SEO Audit theo định kỳ để luôn đảm bảo website của mình vận hành tốt nhất.

4 Yếu tố khi SEO Audit doanh nghiệp cần quan tâm

Thông thường khi thực hiện SEO Audit cho website của khách hàng, Prodima sẽ quan tâm nhất đến 4 yếu tố sau:

Tình hình tổng thể

  • So với các trang web của đối thủ thì khả năng truy cập hiện tại của website bạn như thế nào?
  • Dữ liệu về Referral, thời gian lướt trang cho đến tỷ lệ thoát trang như thế nào?

=> Việc kiểm tra toàn diện website sẽ giúp bạn biết được các vấn đề nào cần giải quyết.

Quá trình chỉnh sửa tổng thể sẽ bao gồm:

  • Phân tích toàn bộ trang web.
  • Sitemap.
  • Citation.
  • Anchor text.
  • Cấu trúc link nội bộ.
  • Hồ sơ social media.

Tùy thuộc vào phạm vi Audit web sẽ bao gồm thêm các yếu tố kỹ thuật như: Thời gian tải, số liệu máy chủ, bộ nhớ đệm và Hosting.

Luôn ghi nhớ: Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố quan trọng khi làm SEO, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng cũng như thứ hạng trang.

Red Flag / Hình phạt:

Liệu bạn có đang triển khai thủ thuật SEO nào có thể gây ra red flag / hình phạt từ Google và tiềm ẩn nguy cơ khiến thứ hạng web giảm?

Những kỹ thuật SEO white hat liên tục thay đổi có thể đã từng giúp website bạn đạt được thành công trong quá khứ. Nhưng hiện nay chúng không còn phù hợp, khiến trang web bạn rơi vào tình trạng cảnh báo!

Chẳng dễ dàng để bắt kịp những cập nhật thuật toán của Google, cách tốt nhất bạn hãy nhờ đến công ty SEO uy tín HCM để hỗ trợ mọi thứ.

Nên thay đổi chiến thuật SEO theo xu hướng để đạt được mục tiêu thành công

Audit cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh đã làm gì để thành công mà bạn còn chưa?

Làm thế nào để website bạn bắt kịp, thậm chí là hạ gục đối thủ?

=> Thực hiện SEO Audit tổng thể sẽ giúp bạn có câu trả lời rõ hơn cho vấn đề này.

Ví dụ: Đối thủ của bạn xây dựng sitemap tốt hơn hay đã tối ưu sản phẩm / dịch vụ với các từ khóa đuôi dài trong khi bạn vẫn dậm chân tại chỗ! Hoặc có đôi khi đối thủ của bạn đã bỏ qua một vài thủ thuật SEO tốt nhất và bạn đã làm điều này trước họ.

Chìa khóa quan trọng: Hãy tận dụng các cơ hội / sơ hở của đối thủ để bạn có thể tăng cường hiện diện website của mình trong mắt người dùng và Google.

Hình phạt và các cuộc hack

Nếu bạn thấy lưu lượng website sụt giảm liên tục, nguyên nhân có thể bị đối thủ Hack hoặc phạm lỗi trong SEO.

Do đó, bạn cần thực hiện SEO Audit ngay để xác định thủ phạm từ đâu để có thể khắc phục càng sớm càng tốt.

Hướng dẫn SEO Audit cho trang web hiện tại

Prodima thường sử dụng công cụ SEOSiteCheckup để phân nhóm dữ liệu, kiểm tra và chấm điểm SEO. Phần mềm này cho phép bạn kiểm tra miễn phí một website / ngày. Bạn có thể đăng ký tài khoản để check nhiều trang hơn.

Đây là một cách giúp Audit trang tự động giúp bạn thấy rõ những gì mình đã làm tốt hoặc chưa làm tốt, các lỗi SEO

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các công cụ dưới đây để check:

  • SEMrush.
  • DeepCrawl.
  • Ahref [trả phí].
  • Beam Us Up [Miễn phí].
  • Screaming Frog [gồm gói miễn phí và trả phí].

Lợi ích khi sử dụng các công cụ này là tiết kiệm thời gian và giúp bạn xem nhanh kết quả sơ bộ. Nếu muốn xem kết quả đầy đủ và chi tiết nhất, bạn phải kết hợp với việc SEO Audit thủ công.

Dưới đây là 3 bước làm SEO Audit thủ công chính mà Prodima thường quan tâm nhất:

  • Phạm vi về mặt kỹ thuật chung
  • Phạm vi với các yếu tố Onpage
  • Phạm vi với các yếu tố Offpage

Và bây giờ chúng ta sẽ đi sâu hơn vào quá trình SEO Audit cho trang web nhé!

Bước 1: SEO Audit về mặt kỹ thuật

Ở bước này chúng ta sẽ kiểm tra các hạng mục chung về kỹ thuật trên toàn bộ website và trong các code của bài viết.

Website có bị Google phạt?

Những trang web ăn án phạt từ Google thì sẽ gặp nhiều bất lợi khi làm SEO. Bạn có thể kiểm tra xem có bao nhiêu trang con đã được index.

Nhập tên miền [domain] trên thanh tìm kiếm Google với cú pháp sau:

= site:tenmien.com

Nếu kết quả không hiển thị bất kỳ trang nào: Một là website bạn vừa mới xây dựng [Google chưa biết] Hai là website đã bị phạt.

Nếu rơi vào trường hợp thứ 2, bạn cần tìm hiểu kỹ để biết nguyên nhân bị phạt do đâu. Tùy vào từng trường hợp mà đưa ra giải pháp xử lý phù hợp.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến website bị phạt để khắc phục nhanh nhất

Đã đăng ký với Google Search Console chưa?

Google Search Console hay còn gọi là Google Webmaster Tool một công cụ miễn phí nhưng cực kỳ hữu ích trong quá trình làm SEO.

Công cụ này có rất nhiều tính năng tùy chọn và báo cáo chi tiết về website. Đồng thời, cung cấp cho bạn rất nhiều tin quan trọng như:

  • Số lượng pages đã submit cho Google và số lượng trang đã được index.
  • Những cụm từ khóa SEO đang được xếp hạng.
  • Những từ khóa mang lại traffic từ Google.
  • Mức độ thân thiện với di động.
  • Các vấn đề về an ninh hoặc những lỗi index hiện tại trên trang.
  • và nhiều hơn thế nữa.

Đã chèn mã Google Analytics chưa?

Nhập đoạn mã do Google cung cấp vào thẻ trên Google Analytics, bạn sẽ theo dõi được hàng loạt dữ liệu và chỉ số liên quan đến hành vi người dùng khi truy cập website, gồm:

  • Số lượng người truy cập / quay lại / tỷ lệ mới.
  • Số phiên truy cập / thời gian trung bình mỗi phiên.
  • Tỷ lệ thoát trang.
  • Tỷ lệ chuyển đổi.

Phía trước domain website có www không?

Với mỗi domain [tên miền], Google sẽ dựa vào www phía trước để nhận định đó là 2 website khác nhau.

Ví dụ: Với tên miền của Prodima, Google sẽ nhìn vào 2 phương án dưới đây thành 2 trang riêng biệt:

  • //prodima.vn/
  • //prodima.vn/

Để không bị trùng lặp nội dung, bạn chỉ nên ưu tiên 1 tên miền duy nhất khi thiết lập cấu hình website và bao gồm trong Google Search Console. Đồng thời, bạn có thể trỏ tên miền còn lại về phương án đã chọn.

Để biết nên ưu tiên domain nào, bạn gõ cả 2 tên miền trên vào trình duyệt. Nếu cả 2 đều trỏ về phương án bạn chọn là đạt yêu cầu. Ngược lại, bạn nên kiểm tra lỗi ở đâu và thực hiện lại các thao tác từ đầu để xác định.

Domain có chứng chỉ SSL chưa?

Thử gõ tên Domain sử dụng https, nếu website hoạt động bình thường nghĩa là có chứng chỉ SSL. Nếu không sẽ có lỗi hiển thị.

Nếu search bằng giao thức http, sẽ xuất hiện cụm từ Not secure [Không bảo mật] phía trái thanh địa chỉ. Nếu đã có chứng chỉ SSL, bạn nên thực hiện thay đổi trỏ http về https.

=> Bạn có thể sử dụng các công cụ quản lý Hosting như: cPanel với PHP hoặc Plesk với ngôn ngữ ASP.net sẽ hỗ trợ rất nhanh chóng.

Chứng chỉ SSL của domain

File sitemap.xml đã được kích hoạt & tối ưu chưa?

Là danh sách các pages quan trọng trên website bạn muốn thông báo đến Google để index. File sitemap.xml có nhiệm vụ hướng dẫn cho Google tìm kiếm sơ đồ trang web nhanh hơn.

File sitemap.xml phải có cấu trúc chuẩn và tối ưu hóa để tăng hiệu quả SEO. Đồng thời, bạn cũng nên thêm file này vào thư mục gốc của trang web và submit cho Google [chỉ cần làm 1 lần duy nhất].

Đã File robots.txt đã tối ưu hóa chưa?

File này hiển thị dưới dạng text và cũng được thêm vào thư mục gốc [root] của website giúp Google biết được nên dò tìm những trang nào.

Nếu File robots.txt chưa được tối ưu hoặc không có, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ thân thiện của trang với người dùng và các công cụ tìm kiếm. Do đó, bạn nên cài đặt và tối ưu File robots.txt ngay!

Đã áp dụng Structured Data [Dữ liệu có cấu trúc] chưa?

Structured Data là một dạng dữ liệu có tổ chức và phân loại dựa trên cấu trúc đã xác định từ trước được tạo ra để lưu trữ và truyền đạt dữ liệu.

Chẳng hạn sử dụng Structured Data trong 1 trang bằng công cụ Schema Markup sẽ giúp Google dễ dàng hiểu được ngữ cảnh mà nội dung bạn muốn truyền tải. Thông qua đó Google sẽ đánh giá chất lượng nội dung và xếp hạng trên SERPs.

Structured Data vs Unstructured Data

Khi tiến hành làm SEO Audit, bạn hãy check các trang dưới đây đã có Structured Data hay chưa:

  • Trang chủ: Website, Logo and Company.
  • Menu dẫn hướng.
  • Các trang bài viết.
  • Các trang sản phẩm.

Đã sử dụng Canonical URL chưa?

Canonical URL giúp Google tìm kiếm các trang quan trọng nhất trên website bạn. Bên cạnh đó, công cụ này giúp bạn xử lý nhanh các trang có nội dung trùng lặp hoặc tương đồng.

Bạn nên tạo cho mỗi trang con một 1 Canonical URL riêng để Google dễ nhận biết và làm tăng hiệu quả SEO.

Đã có trang 404 và tối ưu chưa?

Trang 404 sẽ hiển thị khi trình duyệt không tìm thấy trang mà người dùng đang nhập. Nếu không tạo trang 4040 thì thông báo trả về sẽ không đẹp mắt và kém thân thiện với người truy cập.

Do đó, cần lập trình riêng một trang 404 có giao diện chuyên nghiệp và bắt mắt hơn. Đồng thời, bạn phải tối ưu hóa trang này để điều hướng người dùng đến một trang hữu ích khác trên website.

Điều này giúp giữ chân họ trên trang lâu hơn, giảm tỷ lệ thoát trang và tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả.

Trang 404 nên thân thiện với người dùng

Tốc độ tải trang website như thế nào?

Như Prodima đã nhấn mạnh ở đầu bài viết, tốc độ tải của một website [đặc biệt trên di động] là yếu tố quan trọng làm tăng trải nghiệm người dùng và tăng xếp hạng trên SERPs.

Để kiểm tra độ load trang web của mình, bạn hãy nhập domain vào Google PageSpeed sẽ nhận được đánh giá tổng quát cùng nhiều đề xuất giúp cải thiện tốc độ trang tốt nhất như:

  • Sử dụng công cụ Squoosh hoặc Optimizilla để giảm dung lượng ảnh mà vẫn đảm bảo chất lượng hiển thị.
  • Giảm bớt nội dung của HTML & CSS để giảm kích thước file.
  • Xóa bỏ file Javascript và các đoạn code không cần thiết.
  • Cập nhật bản ASP.NET hoặc PHP hay mới nhất.

Hoặc bạn có thể sử dụng 2 công cụ sau để đo lường và cải thiện độ load trang:

  • WebPageTest.org
  • GTMetrix

Site có thân thiện với di động không?

Xu hướng sử dụng thiết bị di động để tìm kiếm thông tin, dịch vụ / sản phẩm ngày càng bùng nổ. Cũng vì thế lượng truy cập từ di động ngày càng quan trọng đối với mọi trang web.

Không phải trang website khi xây dựng xong đều thân thiện với thiết bị di động. Bạn phải thực hiện các kỹ thuật tối ưu hóa để mang lại kết quả tốt nhất.

Và nếu bạn bỏ qua điều này, đồng nghĩa đang lãng phí lượng truy cập tự nhiên cũng như khả năng xếp hạng cao trên Google.

Để kiểm tra website của mình, bạn có thể sử dụng các công cụ như: Mobile Friendly Test, Mobile Friendly Checker hoặc Google Mobile First Index. Ngoài ra, các công cụ này cũng đề xuất nhiều gợi ý đi kèm để bạn có thể điều chỉnh nhanh chóng.

Đã tối ưu cấu trúc website chưa?

Cấu trúc website phải rõ ràng về mặt nội dung để tăng tính thân thiện với các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google.

Cấu trúc website chuẩn

Bạn nên kiểm tra các yếu tố sau:

  • Website đã có các trang: Giới thiệu, liên hệ, chính sách & bảo mật chưa?
  • Cấu trúc nội dung của trang như thế nào? Tất cả pages đều phải truy cập dễ dàng mà không cần nhấp chuột quá 3 lần từ trang chủ.
  • Các nội dung của trang đã được phân loại thành các danh mục / nhóm liên quan chưa?

Website có đảm bảo không trùng lặp nội dung?

Nếu website của bạn sử dụng đa ngôn ngữ, bạn phải lập trình với nhiều thủ thuật đặc biệt để tránh bị trùng lặp nội dung [Google chẳng hề thích điều này]. Chẳng hạn như dịch từ bài viết tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại.

Xem xét sử dụng Accelerated Mobile Pages [AMP]

Accelerated Mobile Pages được dùng để tạo các page đáp ứng cho người dùng di động. Ưu điểm của AMP là tốc độ load nhanh hơn so với trang HTML thông thường. Tuy nhiên, AMP sẽ hạn chế một vài tính năng sử dụng.

Có nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên ứng dụng hoàn toàn AMP trong xây dựng website hay không.

Riêng Prodima vẫn dành thời gian nghiên cứu về AMP và nhận thấy rằng định dạng trang này không quá nổi trội. Hơn nữa, phải mất nhiều thời gian trong việc triển khai và sửa đổi code cho phù hợp.

Và những ông lớn như Google, Facebook vẫn chưa áp dụng thì Prodima nghĩ rằng chúng ta không cần thay đổi bất kỳ điều gì!

Bước 2: SEO Audit các yếu tố Onpage [bên trong trang]

Check URL xem đã thân thiện chưa

URL là chuỗi ký tự trên ô địa chỉ của trình duyệt. Mỗi trang con trong website đều có 1 URL riêng. Và việc bạn cần làm là đảm chuỗi ký tự này thân thiện với con người, chứ không phải chỉ để cho trình duyệt hiểu.

Một cách tự nhiên, nếu nhìn vào URL và bạn có thể hình dung được sơ bộ chủ đề chính của trang đó, thì nghĩa là đạt yêu cầu. Còn nếu bạn chẳng đoán được trang đó sẽ nói về cái gì, thì chưa đạt, và cần phải tối ưu.

Check menu Breadcrumb

Breadcrumb là menu dẫn hướng gồm các đường link thể hiện sự phân cấp từ trang chủ đến trang hiện tại. Nhìn vào đó, người dùng biết mình đang ở vị trí nào trong cấu trúc nội dung của website. Người dùng cũng có thể chuyển đến cấp cao hơn qua các link tương ứng.

Google khuyến khích các website sử dụng breadcrumb, vì nó giúp việc di chuyển giữa các trang dễ dàng hơn cho người sử dụng.

Vì vậy, bạn nên kiểm tra để đảm bảo website của mình được bố trí breadcrumb hợp lý.

Menu Breadcrumb

Tối ưu các thẻ Tiêu đề & Mô tả

Để biết 2 yếu tố này đã được tối ưu chuẩn chưa, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Thẻ Tiêu đề và mô tả trang có độc đáo và hấp dẫn?
  • Độ dài có đạt tiêu chuẩn và không quá ngắn?
  • Nếu chỉ đọc tiêu đề, bạn có biết được chủ đề trang đang muốn nói gì không?
  • Phần mô tả có đủ thu hút người dùng ngay khi đọc vào?

Nếu chưa đạt yêu cầu, bạn hãy chỉnh sửa thông điệp thật hay để kéo người đọc vào website nhiều hơn cũng như ghi điểm với các công cụ tìm kiếm.

Check các Heading và định dạng văn bản

Thẻ Heading giúp bố cục bài viết rõ ràng và dễ đọc hơn. Bạn cần kiểm tra nội dung trang đã có đủ thẻ Heading từ H1 H3 chưa? Với những bài viết dạng dài thì có thể thêm H4 H6 cho phù hợp.

Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra đã sử dụng các thẻ định dạng: Bôi đậm các từ khóa chính hoặc in nghiêng cho những đoạn văn nổi bật chưa.

Đồng thời, kết hợp với các danh sách có đánh số và không đánh số để cấu trúc bài viết được trình bày rõ ràng, giúp người đọc dễ hiểu hơn.

Vị trí và tần suất từ khóa trong bài

Mỗi bài đăng sẽ sử dụng 1 từ khóa chính khác nhau. Đây là yếu tố quan trọng bạn cần quan tâm khi làm SEO Audit.

Xem tất cả bài viết và kiểm tra từ khóa đó đã được phân bổ đủ và đúng vị trí hay chưa:

  • Trong URL: Sử dụng từ khóa chính, không dấu, cách nhau bằng .
  • Trong tiêu đề và mô tả: Từ khóa nên xuất hiện ở 100 ký tự đầu.
  • Trong đoạn đầu [phần mở bài] của nội dung: Từ khóa càng gần vị trí đầu càng tốt.
  • Xuất hiện ít nhất 1 lần trong các phần ALT text hình ảnh, đường link và các tiêu đề Heading [chủ yếu H2 và H3].
  • Ngoài ra, kiểm tra số lần lặp lại của từ khóa chính, tốt nhất nên hiển thị khoảng 2-3% / tổng số chữ.

Tối ưu SEO hình ảnh

Ngoài câu chữ, bài viết chuẩn SEO phải có hình ảnh bắt mắt và liên quan đến nội dung. Trong đó, chất lượng hiển thị được xem là yếu tố hàng đầu.

Đồng thời, hình ảnh phải được tối ưu hóa trước khi đăng tải bài viết, cụ thể:

  • Đặt tên file hình ảnh bằng từ khóa không dấu cách bằng dấu . Hoặc bạn có thể tham khảo cách đặt tên bằng H2 [của đoạn nội dung liên quan đến hình ảnh] mà Prodima đã áp dụng cho tất cả bài viết SEO hiện nay.
  • Phải nhập ALT text nội dung trong tất cả ảnh của bài viết.
  • Cần giảm dung lượng file trước khi upload, để tránh làm nặng website và ảnh hưởng đến tốc độ load trang.

Check độ trùng lặp nội dung

Từng nội dung được đăng tải trên website của bạn phải là duy nhất, không được copy từ các trang của đối thủ. Nếu không bạn có thể nhận án phạt từ Google vì lỗi trùng lặp nội dung.

Bạn có thể dùng công cụ Copyscape để kiểm tra các bài đăng hiện có. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu trùng lặp thì nên gỡ bỏ hoặc de-index [xóa chỉ mục] những trang đó.

Sử dụng công cụ Google Analytics để kiểm tra những trang có lượng truy cập nhiều nhất và đảm bảo:

  • Nội dung phải chất lượng, độc nhất.
  • Không có lỗi chính tả.
  • Cấu trúc bài viết được định dạng phù hợp.
  • Độ dài bài viết lý tưởng, trên 1890 từ trở lên.
  • Kết hợp mạng xã hội hợp lý.
  • Được cập nhật định kỳ đều đặn.
Nội dung phải duy nhất và hấp dẫn

Check cấu trúc Internal Link [Liên kết nội bộ]

Thêm các liên kết nội bộ giữa các trang [có liên quan] để điều hướng người đọc đến trang mà họ muốn tìm hiểu chuyên sâu. Đồng thời, giúp các Googlebot dễ thu thập dữ liệu và index nhanh chóng.

Do đó, bạn nên kiểm tra các trang đã liên kết với nhau có hợp lý hay không, bằng cách:

  • Thêm từ khóa vào Anchor Text của link nội bộ và tiêu đề của Landing Page.
  • Tạo nhiều liên kết nội bộ cho những trang bạn muốn xếp hạng cao hơn và phải được liên kết trực tiếp từ trang chủ.
  • Mỗi pages bạn nên tạo 2-10 Internal Link.
  • Tất cả pages cần được liên kết trực tiếp hoặc gián tiếp từ trang chủ để tránh rơi vào tình trạng Orphan Page [trang mồ côi] vì không được link từ bất kỳ trang nào.

Check các Broken link [liên kết gãy]

Những liên kết gãy sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng, và điều này sẽ không hề tốt cho SEO.

Cách đơn giản nhất: Khi làm SEO Audit, bạn nên sử dụng báo cáo Crawl errors trong Google Search Console, hoặc các công cụ hỗ trợ miễn phí như: Broken Link Check hay DLink Check để tìm kiếm và loại bỏ tất cả liên kết gãy.

Sau đó sửa lỗi bằng cách cập nhật link mới, nhưng phải chính xác. Hoặc chuyển hướng 301 Redirect để trỏ về URL đúng.

Check độ thân thiện với người dùng

Điều này cũng khó đo lường chính xác. Bạn có thể dựa vào các gợi ý sau để tự trả lời:

  • Bạn có thấy User Sitemap [sơ đồ cho người dùng] không?
  • Giao diện trang web có nhất quán xuyên suốt các pages không?
  • Chỉ cần nhấp chuột khoảng 3 lần thì người dùng có thể tìm thấy nội dung mong muốn?
  • Điều gì xảy ra khi nhập sai địa chỉ URL? Lập trình trang 404 có thân thiện không?

Bước 3: SEO Audit các yếu tố Offpage [bên ngoài trang]

SEO Offpage là một bước quan trọng không kém khi kiểm tra website. Prodima sẽ đưa ra 3 yếu tố chính bạn cần xem xét kỹ trong phần này:

Check Backlink

Backlink đóng vai trò như một phiếu bầu uy tín cho trang web của bạn. Càng có nhiều backlink tốt sẽ tăng cơ hội lên top đầu trên Google.

Bạn cần kiểm tra những nội dung sau:

  • Có bao nhiêu trang đáng tin cậy hoặc độc hại đang liên kết về website bạn?
  • Tổng số lượng backlink hiện tại? Có bao nhiêu liên kết trỏ đến trang chủ? Bao nhiêu link trỏ đến các pages?
  • Trang nào đang nhận được nhiều backlink nhất?
  • Tỉ lệ Keyword Based [liên kết dựa trên từ khóa]]?
  • % độc hại của từng liên kết? Bạn có thể sử dụng SEMrush để đo trong thang điểm từ 1 đến 100.

=> Bạn sẽ quan tâm: 14 Tiêu chí lựa chọn Backlink chất 2021

Để kiểm tra chất lượng backlink, bạn có thể dùng 3 phần mềm SEO dưới đây:

  • SEMrush.
  • Ahref.
  • Google Search Console và check phần báo cáo Links to your site.

Thông qua đó, bạn sẽ có nhiều phương án xây dựng backlink chất lượng và loại bỏ những backlink độc hại ra khỏi website của mình.

=> Xem thêm: 20 Phần mềm SEO web lên top Google bạn nên lưu ngay!

Check tương tác trên Social

Tận dụng các trang mạng xã hội sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trang web, gồm cả lượng traffic tự nhiên và thứ hạng SERPs.

Do đó, khi thực hiện SEO Audit, bạn nên kiểm tra các yếu tố sau:

  • Độ nhận diện Website trên các trang mạng xã hội phổ biến [như Facebook, Twitter, Youtube]?
  • Tần suất đăng tải bài viết mới trên các trang Social có thường xuyên không?
  • Đã tạo liên kết giữa website và các trang Social?
  • Lượng tương tác như: Thích, Bình luận, Chia sẻ hay Theo dõi trên các trang Social như thế nào?

Nếu bạn nhận thấy kênh mạng xã hội của mình chưa hiệu quả, hãy xây dựng các phương án tốt hơn để hỗ trợ quảng bá thương hiệu của bạn [có thể sử dụng các chiến lược PPC] để mang lại kết quả tốt hơn.

Check tối ưu hóa Local SEO hiện tại

Local SEO cũng là một công việc bạn cần làm để tăng khả năng tiếp cận khách hàng tốt nhất.

Vì khi người dùng tìm kiếm các từ khóa gắn với một địa phương / khu vực cụ thể, ví dụ: Dịch vụ SEO HCM hay Công ty SEO tại Hà Nội sẽ tìm thấy doanh nghiệp bạn đầu tiên.

SEO Local giúp tăng nhận diện thương hiệu và tiếp cận với khách hàng tốt hơn

Do đó, bạn cần tối ưu hóa Google My Business để tăng hiển thị thương hiệu của mình trên kết quả tìm kiếm.

Nếu bạn lỡ quên, thì hãy làm ngay nhé!

  • Bài viết liên quan: Cách SEO local lên top hạ gục đối thủ nhanh nhất

Vì sao Prodima muốn nhấn mạnh về Local SEO? Ngoài những yếu tố trực tuyến, các doanh nghiệp cũng muốn cung cấp sản phẩm / dịch vụ trong 1 phạm vi nhất định.

Và khi triển khai SEO local hiệu quả, không chỉ tăng nhận diện thương hiệu mà còn hỗ trợ rất nhiều cho quá trình SEO tổng thể. Do đó, Prodima cũng xếp phần này trong việc kiểm tra Offpage:

  • Độ tin cậy của thương hiệu bạn trong khu vực / địa phương đó như thế nào? Càng có nhiều khách hàng biết đến thì việc tối ưu website sẽ dễ dàng hơn.
  • Sự hiện diện thực tế của doanh nghiệp ngoài đời có tốt không?

Checklist những lưu ý khi làm SEO Audit

Tóm lại khi thực hiện Audit website, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

NÊN:

  • Check Audit website trên toàn diện bao gồm: Thành phần cấu trúc trang và những nội dung ảnh hưởng đến thứ hạng trang trên SERPs.
  • Phải xây dựng một kế hoạch SEO Audit cụ thể: Ưu tiên những công việc quan trọng nhất và cố gắng khắc phục các vấn đề sai sót để giúp website hoạt động hiệu quả nhất.

KHÔNG NÊN:

  • Đừng vội vàng! Quá trình SEO Audit cần nhiều thời gian để tìm ra những thủ phạm ảnh hưởng đến sức khỏe website của bạn. Do đó, bạn phải kiên nhẫn và siêng năng để kiểm tra thật kỹ các lỗi và xử lý tất cả thật tốt.
  • Với những trang web mới xây dựng thì không cần làm SEO Audit, chỉ khiến bạn mất thời gian.

Lời kết

Prodima cũng đã chia sẻ cho bạn tất cả thông tin hữu ích về SEO Audit là gì cũng như cách Audit website tổng thể như thế nào. Trong bài viết này, Prodima chỉ chia sẻ cách phát hiện các vấn đề mà một website có thể gặp phải. Nếu bạn muốn phương án khắc phục chi tiết thì hãy nhấp vào các liên kết liên quan mà chúng tôi đặt trong bài.

Hy vọng bạn có thể triển khai Audit website của mình và nhanh chóng xử lý các vấn đề ảnh hưởng đến việc SEO cũng như thứ hạng trang trên Google hiệu quả.

Nếu bạn thích bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững. Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.

Video liên quan

Chủ Đề