Không có gương phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Căn cứ tại Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ bao gồm:

- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ [sau đây gọi là xe cơ giới] gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự.

- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ [sau đây gọi là xe thô sơ] gồm xe đạp [kể cả xe đạp máy], xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Lỗi không gương xe máy năm 2023 bị phạt bao nhiêu tiền? Xe máy lắp 1 gương khi tham gia giao thông có bị phạt không? [Hình từ Internet]

Lỗi không gương xe máy năm 2023 bị phạt bao nhiêu tiền? Xe máy lắp 1 gương khi tham gia giao thông có bị phạt không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị bãi bỏ một số khoản bởi điểm đ khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt ban hành về việc xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt ban hành về việc xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a] Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
c] Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;
d] Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;
đ] Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;
e] Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
g] Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
h] Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.
...

Như vậy, đối với trường hợp khi tham gia giao thông nhưng bị lỗi không gương xe máy bên trái sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng tùy vào mức độ vi phạm.

Riêng đối với trường hợp lắp 1 gương bên trái nhưng việc lắp gương đó không có tác dụng gì hỗ trợ cho việc tham gia giao thông thì vẫn bị phạt với số tiền tương tự.

Tiêu chuẩn gương xe máy quy định như thế nào khi tham gia giao thông?

Tại Tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2015/BGTVT về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy quy định về các nhóm xe trong Quy chuẩn phân loại như sau:

Giải thích từ ngữ
...
1.3.3. Xe trong Quy chuẩn này được phân theo các nhóm như sau:
Nhóm L1: Xe gắn máy hai bánh;
Nhóm L2: Xe gắn máy ba bánh;
Nhóm L3: Xe mô tô hai bánh;
Nhóm L4: Xe mô tô ba bánh được bố trí không đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe [xe có thùng bên];
Nhóm L5: Xe mô tô ba bánh được bố trí đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe.
...

Dẫn chiếu đến tiểu mục 2.11 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2015/BGTVT quy định về việc khi tham gia giao thông thì phải đáp ứng tiêu chuẩn gương xe máy bao gồm:

- Đối với xe nhóm Xe gắn máy hai bánh, Xe gắn máy ba bánh phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu ở bên trái của người lái.

- Đối với xe nhóm Xe mô tô hai bánh, Xe mô tô ba bánh phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái.

- Gương chiếu hậu sử dụng lắp trên xe là loại gương phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28: 2010/BGTVT.

- Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn. Người lái có thể điều chỉnh dễ dàng tại vị trí lái và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50m về phía bên phải và bên trái.

- Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94mm và không được lớn hơn 150mm.

- Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120mm x 200mm.

Lỗi không gương phạt bao nhiêu 2023?

Quy định phạt lỗi không gương mới nhất năm 2023. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xe không gắn gương chiếu hậu khi tham gia giao thông sẽ bị phạt hành chính. Cụ thể, mức phạt tiền từ 300 - 400 nghìn đồng.

Lối đi xe máy không gương phạt bao nhiêu tiền?

Mức phạt không gương đối với xe máy là từ 100.000 đến 200.000 đồng. Đây là mức phạt cao hơn so với mức phạt cũ là 80.000 đến 100.000 đồng. Người điều khiển xe máy nếu không có gương bên phải sẽ không bị phạt. Với lỗi không gương, người vi phạm được nộp phạt trực tiếp mà không cần phải đến Kho Bạc nhà nước để nộp phạt.

Lỗi không mũ không gương phạt bao nhiêu tiền?

Bên cạnh đó mức phạt hiện nay về lỗi không gương đối với người đi xe máy sẽ là 100.000 đến 200.000 đồng và chỉ áp dụng phạt với lỗi không có gương bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng. Lỗi không cài quai mũ là 200.000 đến 300.000 nghìn đồng.

Chưa đủ tuổi đi xe máy bị phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ áp dụng hình thức xử phạt hành chính nhẹ nhất đó là phạt cảnh cáo.

Chủ Đề