Khởi nghĩa hai bà trưng nổ ra năm nào năm 2024

Năm 111 trước công nguyên, sau khi thôn tính Nam Việt [bao gồm cả đất Âu Lạc cũ] và thu phục các quan lại quý tộc nhà Triệu lập ra Nhà Hán [Triều Tây Hán], Hán Vũ Đế chia Nam Việt thành 9 quận: Đam Nhĩ, Chu Nhai [Hải Nam], Nam Hải [Quảng Đông], Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô [Quảng Tây], Giao Chỉ [Bắc Bộ], Cửu Chân [Thanh Nghệ Tĩnh], Nhật Nam [từ Đèo Ngang đến Quảng Nam], trong đó Giao Chỉ là quận lớn nhất. Chế độ thống trị về cơ bản vẫn kế tục chính sách cũ của Nhà Hán, chỉ xây dựng bộ máy đô hộ ở cấp châu quận, còn bên dưới vẫn theo chế độ Lạc tướng cha truyền con nối của người Việt. Năm 25, cháu sáu đời của Hán Cảnh Đế là Lưu Tú tiêu diệt các thế lực cát cứ, khôi phục lại Nhà Hán [Triều Đông Hán], lên ngôi Hoàng đế [hiệu là Quang Vũ], tiếp tục áp đặt chế độ cai trị đối với Âu Lạc như thời Tây Hán.

Năm 34, Vua Đông Hán cử Tô Định sang làm Thái thú Giao Chỉ thay Tích Quang, vốn là người tham lam, tàn bạo, Tô Định tìm mọi cách vơ vét bóc lột nhân dân bằng việc đặt ra nhiều thứ cống phẩm và tô thuế nặng nề, đồng thời thi hành chính sách đồng hóa, khống chế chèn ép quan lại dưới quyền là các Lạc tướng và quý tộc bản địa, thẳng tay dùng vũ lực trừng trị những người có ý định chống đối. Sự thống trị và bóc lột tàn bạo của Thái thú Tô Định dẫn đến sự phản kháng ngày càng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân Âu Lạc nói chung và Giao Chỉ nói riêng, kể cả tầng lớp Lạc tướng và quý tộc địa phương đối với chính quyền đô hộ Đông Hán. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân và các quý tộc liên tiếp nổ ra, nhưng nhìn chung đó chỉ là những cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ manh động, thiếu tổ chức nên cuối cùng đều thất bại. Phải đến năm 40, cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo mới thể hiện tập trung và tiêu biểu của ý chí quật cường và tinh thần chống ngoại xâm mạnh mẽ của người Việt lúc bấy giờ.

Sau thời gian gấp rút chuẩn bị, khoảng tháng 3.40, tại vùng cửa sông Hát [Hát Giang] ở Mê Linh [tức Hát Môn, nay thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội], Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị quyết định lập đàn thề, chính thức dựng cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa thu hút được sự ủng hộ và tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân và quý tộc khắp nơi, gồm đủ mọi tộc người, đủ mọi lứa tuổi và thành phần xã hội, trong đó nổi bật vai trò quan trọng của phụ nữ với nhiều nữ tướng [theo tài liệu ở một số địa phương cho thấy số nữ tướng của Hai Bà Trưng chiếm khoảng 30-50%]. Từ cửa sông Hát, Hai Bà Trưng mặc giáp phục, cưỡi voi chỉ huy nghĩa quân đánh chiếm trị sở chính quyền đô hộ ở Mê Linh, tiếp đó tiến đánh vùng Tây Vu [vùng Đông Anh, Hà Nội ngày nay], rồi nhanh chóng vượt sông Hoàng, sông Đuống, xuôi theo sông Dâu vây hãm thành Luy Lâu [nay thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh], thủ phủ của chính quyền đô hộ Đông Hán ở Giao Chỉ. Trước khí thế áp đảo và đòn tiến công mạnh của nghĩa quân đánh vào cơ quan đầu não chính quyền đô hộ ở Luy Lâu khiến quan quân Đông Hán khiếp sợ, không dám chống cự, phải bỏ lại toàn bộ của cải, giấy tờ, ấn tín đế chạy thoát thân về nước; Thái thú Tô Định phải cắt tóc cạo râu và cải trang mới trốn được về Nam Hải [Quảng Đông, Trung Quốc], nhưng sau bị Vua Đông Hán trị tội.

Phối hợp với cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo, nhân dân và thủ lĩnh địa phương khắp các quận huyện ở Cửu Chân, Nhật Nam, Uất Lâm, Hợp Phố đều nhất tề nổi dậy phá ách thống trị của chính quyền đô hộ Đông Hán, đồng thời tuyên bố theo Hai Bà Trưng. Nhờ thu hút được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân trên cả nước, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã nhanh chóng phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng với sức mạnh to lớn và dễ dàng giành thắng lợi, trong thời gian không đầy một tháng, nghĩa quân chiếm được 65 huyện thành, giải phóng một vùng đất rộng lớn, bao gồm toàn bộ đất Âu Lạc cũ và các quận Hợp Phố, Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Nhật Nam.

Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua [Trưng Vương], đóng đô ở Mê Linh, bắt đầu tiến hành công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền độc lập tự chủ [tuy còn rất sơ khai], nhằm khôi phục lại sự nghiệp của các Vua Hùng sau hơn 200 năm bị các triều đại phong kiến ngoại bang nô dịch và đồng hóa. Trưng Vương chú trọng xây dựng lực lượng Quân đội, đồng thời cử người tài giỏi trấn giữ các vùng xung yếu để bảo vệ vương quyền và nền độc lập mới giành được, trong đó giao cho nữ tướng Thánh Thiên chỉ huy Quân đội coi giữ hướng bắc, tướng Đô Dương trấn giữ Cửu Chân ở phía nam, nữ tướng Lê Chân được giao trọng trách “chưởng quản binh quân nội bộ” đóng bản doanh ở trung tâm Giao Chỉ.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Âu Lạc đã gây chấn động lớn khiến Vua Hán Ọuang Vũ lo lắng và gấp rút tìm cách đối phó, mặc dù thời gian này triều đình Đông Hán đang phải tập trung sức giải quyết những mâu thuẫn xã hội do các cuộc nổi dậy của nông dân và tình trạng tranh giành quyền lực xảy ra giữa các thế lực cát cứ địa phương ở vùng Trung Nguyên. Mùa hạ năm Kiến Vũ thứ 18 [khoảng tháng 5.42], Vua Hán Quang Vũ xuống chiếu phong Mã Viện chức Phục ba Tướng quân, thống lĩnh 20 nghìn quân chủ lực và 2 nghìn thuyền, xe tiến đánh Âu Lạc. Cùng cầm quân với Mã Viện còn có Phiêu kị Tướng quân Đoàn Chí được phong chức Lâu thuyền Tướng quân phụ trách thủy binh; Thái thú quận Nam [Hồ Bắc, Trung Quốc] Lưu Long được phong chức Trung lang tướng, tước Phù Lạc Hương Hầu, làm Phó tướng cho Mã Viện; ngoài ra, còn có một số tướng khác như Bình Lạc Hầu Hàn Vũ...

Theo kế hoạch, hai cánh quân thủy bộ Đông Hán từ phía bắc theo 2 đường tiến xuống tập kết ở Hợp Phố để chuẩn bị phối hợp cùng tiến vào Giao Chỉ; nhưng khi đến Hợp Phố thì tướng Đoàn Chí chết bệnh, do đó Vua Hán Quang Vũ quyết định giao cho Mã Viện chỉ huy luôn lực lượng thủy quân của Đoàn Chí. Do thuyền ít không đủ chở đại quân vượt biển, Mã Viện phải tổ chức hành quân cả đường bộ và đường thủy, vừa đi vừa mở đường bám theo hướng ven biển đông bắc, vượt hơn ngàn dặm đến vùng biển Bái Tử Long và Hạ Long, sau đó ngược sông Bạch Đằng tới sông Lục Đầu, tiến sâu vào nội địa Giao Chỉ. Thời gian này ở Giao Chỉ khí hậu oi bức và ẩm ướt, khiến quân Đông Hán ốm đau bệnh tật khá nhiều, nhưng Mã Viện là một lão tướng từng trải kinh nghiệm trận mạc và có nhiều tham vọng, muốn lập công lớn để được thăng thưởng, nên mặc dù tuổi cao [khoảng 58 tuổi] vẫn ráo riết đốc thúc binh lính hăng hái tiến quân.

Biết tin quân Đông Hán tiến vào xâm lược, Hai Bà Trưng đã tích cực chuẩn bị đối phó và chủ động tổ chức đánh trả. Trong trận đánh mở đầu diễn ra ác liệt ở vùng Tây Vu khoảng đầu năm 43, lực lượng hai bên đều bị tổn thất lớn, nhưng Quân đội của Trưng Vương đã đẩy lui quân Đông Hán, buộc Mã Viện phải rút sang Lãng Bạc [nay thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh]. Hai Bà Trưng quyết định tập trung lực lượng chủ động tiến công vào doanh trại địch ở Lãng Bạc, nhưng bị thất bại nặng nề, phải rút quân về Mê Linh, sau đó bị quân Đông Hán truy đuổi ráo riết về căn cứ Cấm Khê [Kim Khê, vùng thung lũng Suối Vàng ở chân núi Vua Bà, thuộc dãy núi Ba Vì, thành phố Hà Nội ngày nay]. Tại đây, sau gần 6 tháng chống cự quyết liệt, nghĩa quân tan vỡ, Hai Bà Trưng anh dũng hi sinh [theo sử Nhà Hán, sự kiện này xảy ra mùa hè tháng tư năm Kiến Vũ thứ 19, khoảng tháng 5.43], một bộ phận nghĩa quân do các tướng Đô Dương và Chu Bá chỉ huy rút vào Cửu Chân tiếp tục chiến đấu.

Sau khi đánh bại Hai Bà Trưng và tập trung lực lượng đàn áp các đội quân kháng chiến khác còn lại ở Giao Chỉ để ổn định tình hình, tháng mười năm Kiến Vũ thứ 19 [khoảng tháng 11.43] theo lệnh của Vua Đông Hán, Mã Viện sử dụng 20 nghìn quân và 2 nghìn lâu thuyền, chia 2 đường thủy bộ theo lưu vực sông Đáy, qua dãy Tam Điệp [Ninh Bình] tiến vào Cửu Chân tiếp tục cuộc chinh phục. Trên đường tiến quân, dựa vào sức mạnh Quân sự kết hợp các thủ đoạn mua chuộc, Mã Viện đã đánh dẹp hoặc buộc một số thủ lĩnh người Việt đầu hàng. Khoảng cuối năm 43 đầu 44, tại Cửu Chân đã diễn ra những trận đánh quyết liệt giữa lực lượng của nghĩa quân Đô Dương, Chu Bá với quân Đông Hán ở Vô Công [nay thuộc nam Ninh Bình], Dư Phát, núi Trịnh và nhất là ở Cư Phong [nay đều thuộc tỉnh Thanh Hóa]. Tuy có gây cho quân Đông Hán một số tổn thất, nhưng do lực lượng yếu hơn nên cuối cùng nghĩa quân phải chịu thất bại. Đến đây cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống quân Đông Hán xâm lược của nhân dân Âu Lạc do Hai Bà Trưng lãnh đạo cơ bản chấm dứt, đất nước Âu Lạc một lần nữa rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Trong quá trình chinh phục Âu Lạc và đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, quân Đông Hán đã gây nhiều tội ác đối với người Việt, trong đó hàng chục nghìn người bị sát hại, nhiều dòng họ quý tộc bị trấn áp triệt để; ngoài ra còn có hơn 300 thủ lĩnh người Việt bị bắt đày sang Linh Lăng [Hồ Nam, Trung Quốc]..

Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng Và Kháng Chiến Chống Đông Hán cuối cùng thất bại, nguyên nhân chủ yếu do nôn nóng tiến công khi chưa nắm chắc tình hình địch, chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trong đối phó với kẻ thù có ưu thế hơn về tiềm lực và sức mạnh Quân sự. Mặc dù vậy, cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo mang ý nghĩa to lớn, mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Đây là cuộc khởi nghĩa toàn dân với khí thế tiến công mãnh liệt, có mục tiêu chiến đấu rõ rệt, nhanh chóng giải phóng toàn bộ đất nước và giữ vững chính quyền độc lập tự chủ được ba năm. Sự nghiệp của Hai Bà Trưng để lại tiếng vang và chiến công bất diệt trong lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, thể hiện tinh thần quật khởi của nhân dân Việt Nam nói chung cũng như truyền thống anh hùng bất khuất của phụ nữ Việt Nam nói riêng. Nhân dân Việt Nam ở nhiều nơi trên cả nước đã lập đền thờ để ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng - hai nữ anh hùng đầu tiên và tiêu biểu nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam những năm đầu Công nguyên.

Nguồn: Bách Khoa toàn thư Quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử Quân sự [Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân - năm 2015]

Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ở đâu?

Tháng 2 năm Canh Tý [năm 40], Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát [thuộc địa phận huyện Phúc Thọ, Hà Nội]. Những người yêu nước khắp nơi rầm rập kéo về tụ nghĩa ở Mê Linh.

khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào năm 40 sau công nguyên tức là năm bao nhiêu?

Ngày 27-1 [tức mùng 6 tháng giêng], Lễ kỷ niệm 1.983 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng [năm 40 - 43 sau Công nguyên], 1.980 năm Hai Bà Trưng mất [năm 43 - 2023 sau Công nguyên] và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2023 đã trang trọng diễn ra tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, Hà Nội.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trọng bao lâu?

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Tranh Đông Hồ "Trưng Vuơng trừ giặc Hán" [徴王除賊漢].
Thời gian 40–43 AD [khởi nghĩa] 42–43 AD [nhà Hán can thiệp] Địa điểm Miền Bắc Việt Nam Kết quả Nhà Hán chiến thắng
Tham chiến
Nhà Hán Lạc Việt

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Khởi_nghĩa_Hai_Bà_Trưngnull

khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 2024 là bao nhiêu năm?

+ Tại di tích kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng, số 12 phố Hương Viên, phường Đồng Nhân: Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1984 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng tổ chức vào sáng ngày 15/3/2024 [tức ngày 06/2 năm Giáp Thìn]. Lễ tạ của dân làng vào ngày 07/2 năm Giáp Thìn.

Chủ Đề