Khi nào biết điểm thi đại học năm 2022

Riêng xét tuyển đại học [ĐH], thí sinh [TS] sẽ đăng ký sau khi thi và được điều chỉnh nguyện vọng [NV] thoải mái trong thời gian Bộ GD-ĐT quy định.

Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT [ảnh], cho biết Bộ đang xây dựng phần mềm để TS đăng ký dự thi THPT trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ.

Đăng ký xét tuyển ĐH sau khi thi tốt nghiệp THPT

Còn quy chế tuyển sinh ĐH 2022 có thay đổi nào không, thưa bà?

Điều đầu tiên tôi muốn khẳng định là quy chế tuyển sinh năm 2022 về cơ bản như các năm vừa qua. Nếu có điều chỉnh thì cũng chỉ điều chỉnh một số động thái kỹ thuật nhằm giảm một số vướng mắc, bất cập đã có trong những năm vừa qua. Có thể sẽ có một số sửa đổi về kỹ thuật sao cho thuận lợi nhất cho TS cũng như các cơ sở đào tạo trong quá trình xét tuyển. Mặt khác, quy chế cũng sẽ phải cập nhật các quy định hiện hành của pháp luật.

Trước hết, năm nay sẽ tiếp tục thúc đẩy việc tổ chức triển khai công tác đăng ký thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký xét tuyển vào ĐH, theo phương thức trực tuyến, không chỉ tại cổng thông tin của Bộ mà còn tại cổng dịch vụ công quốc gia. Riêng việc đăng ký xét tuyển của TS sẽ thực hiện chủ yếu theo hình thức trực tuyến. Trường hợp đặc biệt vẫn đăng ký trên giấy, nhưng chủ trương là ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh.

Học sinh lớp 12 năm trước nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH cùng lúc. Năm nay, 2 khâu này sẽ tách riêng

Khi nào TS sẽ đăng ký thi tốt nghiệp THPT cũng như đăng ký xét tuyển ĐH, thưa bà?

Kế hoạch tuyển sinh phụ thuộc vào thời điểm thi THPT. Bộ đang tham vấn các bên liên quan để cố gắng công bố trong thời gian sớm nhất.

Sau khi có thông tin chính xác về thời điểm thi, Bộ sẽ thông báo cụ thể kế hoạch tuyển sinh. Dự kiến việc đăng ký thi tốt nghiệp THPT các em thực hiện bình thường như mọi năm, tức là đăng ký trước khi thi trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của Bộ. Nhưng khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT thì chưa cần đăng ký xét tuyển ĐH ngay, khi nào thi xong mới đăng ký.

Với việc mở cổng đăng ký xét tuyển sau khi thi và kéo dài cho tới sau khi các em biết điểm thi, thì nhu cầu điều chỉnh nguyện vọng theo kiểu trước đây không còn nữa. Với kỹ thuật mới được áp dụng, các em sẽ được điều chỉnh nguyện vọng thoải mái trong thời gian Bộ mở cổng đăng ký xét tuyển.

Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT

Vậy đây có phải là một điều chỉnh về kỹ thuật trong quy định công tác tuyển sinh năm nay không?

Đúng vậy. Trước đây TS đăng ký chủ yếu trên giấy, cần nhập dữ liệu vào hệ thống nên phải đăng ký xét tuyển cùng lúc với đăng ký thi THPT cho tiện. Giờ công nghệ đã phát triển, TS tự đăng ký trực tuyến nên nếu yêu cầu phải đăng ký xét tuyển lúc đăng ký thi sẽ không thêm được lợi ích gì cho TS cả. Đồng thời việc đăng ký xét tuyển lại liên quan tới việc thu lệ phí xét tuyển. Chúng ta thu tiền lúc các em đăng ký, sau khi biết điểm thi, các em lại điều chỉnh NV và phải trả lại tiền cho các em, thủ tục rất phức tạp. Trong khi đằng nào rồi chúng ta cũng phải mở cổng cho TS điều chỉnh NV sau khi biết điểm thi.

Vì thế, chúng tôi dự kiến đề xuất Bộ quy định chỉ mở cổng tuyển sinh một lần, trong một khoảng thời gian nhất định [khoảng 3 - 4 tuần] sau khi các em thi tốt nghiệp THPT. Nên bỏ bớt đi một bước, vừa thuận tiện cho hệ thống, vừa tiết kiệm cho xã hội.

Những năm trước, nếu TS đăng ký xét tuyển cùng lúc với đăng ký dự thi thì sẽ có quyền điều chỉnh NV xét tuyển sau khi biết điểm. Nhưng nếu năm nay Bộ chỉ mở cổng đăng ký xét tuyển một lần thì các em sẽ không có bước điều chỉnh NV nữa?

Với việc mở cổng đăng ký xét tuyển sau khi thi và kéo dài cho tới sau khi các em biết điểm thi, thì nhu cầu điều chỉnh NV theo kiểu trước đây không còn nữa. Với kỹ thuật mới được áp dụng, các em sẽ được điều chỉnh NV thoải mái trong thời gian Bộ mở cổng đăng ký xét tuyển.

Trước đây, chúng ta có tận 3 bước chứ không chỉ 2 bước. Có một bước nữa là tập dượt đăng ký xét tuyển trước khi Bộ mở cổng chính thức, vì các em chỉ được thay đổi trong số lần giới hạn. Năm nay, nếu kỹ thuật đăng ký xét tuyển mới được áp dụng thì ngay cả bước tập dượt cũng không cần, vì trong khoảng thời gian 3 - 4 tuần mở cổng các em muốn điều chỉnh thông tin bao nhiêu lần cũng được. Bộ sẽ thông báo thời điểm đóng cổng, các em lưu ý thời điểm này để chốt việc đăng ký NV của mình vì sau khi đóng cổng sẽ không thay đổi được nữa.

Việc này nếu thực hiện được sẽ là thuận lợi cho thí sinh?

Đúng vậy, thời gian đăng ký xét tuyển bắt đầu sau khi các em thi tốt nghiệp, kéo dài cho đến khi biết điểm. Thi xong, các em biết khả năng của mình đến đâu để cân nhắc NV. Như vậy, với thay đổi trên, các em không mất quyền lợi gì, mà chúng ta không phải lo lắng thiết kế việc điều chỉnh NV cho thí sinh.

Sẽ rà soát chính sách ưu tiên khu vực, đối tượng

Theo bà Nguyễn Thu Thủy, quy định về các NV của TS khi đăng ký xét tuyển vào các ngành, các trường khác nhau vẫn không thay đổi. Các em vẫn đăng ký không hạn chế NV, sắp xếp NV của mình từ cao xuống thấp. Các em sẽ trúng tuyển ở NV tốt nhất, theo năng lực, theo kết quả thi thực tế hoặc kết quả học tập của mình. Như vậy, cũng như năm 2021, mỗi TS sẽ trúng tuyển NV cao nhất mà các em đã đăng ký, vì tất cả các NV của TS theo các phương án tuyển sinh của cơ sở đào tạo sẽ được lọc ảo chung trên hệ thống.

“Chúng tôi cũng dự kiến sẽ rà soát chính sách ưu tiên khu vực, đối tượng, áp dụng có lộ trình tạo thuận lợi cho các trường trong việc xác định ưu tiên như thế nào là tốt nhất cho mình. Chúng tôi cũng đề nghị các sở GD-ĐT rà soát kết quả học tập của TS ở cấp THPT, làm sao để học bạ điện tử của các em cập nhật được lên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành, nhằm phục vụ công tác xét tuyển vào ĐH. Như vậy sẽ tạo thuận lợi cho TS và các trường, nhất là đối với TS có sử dụng kết quả học tập để xét tuyển”, bà Thủy cho biết.

Tin liên quan

Đăng ký xét tuyển bằng điểm thi THPT duy nhất 1 lần

Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD-ĐT] Nguyễn Thu Thủy cho biết, về cơ bản, Quy chế tuyển sinh năm 2022 giữ ổn định như các năm trước. Từ nay đến khi tổ chức thi, Bộ sẽ quyết định thời điểm, số lần tổ chức thi để đảm bảo thuận lợi, công bằng cho thí sinh. Nội dung thi nằm trong chương trình lớp 12, đề thi mẫu thí sinh có thể tham khảo năm 2021.

Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức triển khai công tác đăng ký trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng thông tin của Bộ. Do đó, việc đăng ký xét tuyển của thí sinh chủ yếu theo hình thức trực tuyến, trừ trường hợp đặc biệt vẫn có thể đăng ký trên giấy, ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu của công tác tuyển sinh.

Năm 2022, Bộ GD-ĐT dự kiến hoặc sẽ lọc ảo đối với phương thức xét học bạ và kết quả thi tốt nghiệp THPT, hoặc sẽ lọc ảo chung tất cả phương thức xét tuyển có sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc chung tất cả các phương thức. Đối với lọc ảo các phương thức xét tuyển có sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT, các phương thức xét tuyển chỉ cần sử dụng kết quả từ một môn thi tốt nghiệp THPT kết hợp với các hình thức xét tuyển khác như môn thi năng khiếu, kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế… đều sẽ được Bộ GD-ĐT chạy lọc ảo chung toàn quốc.

Một điểm mới quan trọng khác đang được Bộ GD-ĐT dự kiến là năm nay thí sinh chỉ đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học [ĐH] bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT duy nhất 1 lần. Bà Nguyễn Thu Thủy cho hay, Bộ dự kiến sẽ tách việc đăng ký nguyện vọng tuyển sinh ĐH với đăng ký thi tốt nghiệp. Thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển ĐH sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT. Như thế, thí sinh sẽ đăng ký 1 lần, không phải điều chỉnh nguyện vọng như những năm trước.

Thông lệ hằng năm, thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH trên cùng một phiếu, sau khi biết điểm thi, thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng một lần hoặc 3 lần như năm 2021. Bà Thủy lý giải, một lần ở đây không phải là đăng ký rồi thì không thay đổi mà là thực hiện đăng ký xét tuyển chỉ trong khoảng thời gian quy định, ví dụ 3-4 tuần sau khi thí sinh đã cân nhắc tất cả các lựa chọn.

Khoảng thời gian này đủ cho các em lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng về các nguyện vọng đăng ký tuyển sinh của mình. Hơn nữa, các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành, các trường khác nhau ở các phương thức tuyển sinh khác nhau sẽ được xếp thứ tự ưu tiên của thí sinh từ 1 đến hết. Nguyện vọng 1 là nguyện vọng được ưu tiên nhất, mong muốn nhất được trúng tuyển của thí sinh.

Sự điều chỉnh này nhằm đảm bảo tạo điều kiện tối đa cho thí sinh từ khâu đăng ký, xét tuyển đến đảm bảo tính công bằng, minh bạch khách quan giữa các phương thức tuyển sinh trong một ngành và giữa các trường với nhau. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các trường trong khâu xét tuyển. Cũng theo bà Thủy, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát chính sách ưu tiên khu vực, đối tượng, áp dụng có lộ trình tạo thuận lợi cho các trường, thí sinh trong việc xác định ưu tiên, vận dụng chính sách ưu tiên.

Không tái diễn “lò” luyện thi khi tổ chức thi riêng

Năm 2022, điểm đáng chú ý của Quy chế tuyển sinh là cho phép các trường đại học được đa dạng phương thức tuyển sinh như dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, tự tổ chức thi riêng hoặc xét tuyển theo nhóm trường, xét tuyển bằng học bạ, chứng chỉ quốc tế. Dù lựa chọn phương án nào, các trường cũng phải sớm công khai trong đề án tuyển sinh, đảm bảo công bằng cho thí sinh và không gây bức xúc xã hội.

Quy chế quy định, nếu sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để sơ tuyển, xét tuyển; các cơ sở đào tạo phải công bố công khai tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển vào các ngành, nhóm ngành, trong đó, Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội là các bài thi; các môn thi thành phần của bài thi Khoa học Tự nhiên, bài thi Khoa học Xã hội là môn thi.

Căn cứ hướng dẫn xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Bộ GD-ĐT để quy định cụ thể và công bố công khai điều kiện xét tuyển thẳng; điều kiện ưu tiên xét tuyển vào các ngành học của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2; khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Quy chế này.

Các cơ sở đào tạo có thủ tục sơ tuyển, tổ chức thi đánh giá năng lực, tổ chức thi năng khiếu và các hình thức thi khác kết hợp với sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT phải ghi rõ trong Đề án tuyển sinh và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo, trên phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, hồ sơ đăng ký sơ tuyển; thủ tục, điều kiện đạt yêu cầu sơ tuyển; phương thức tổ chức thi, phương thức xét tuyển và đề thi minh họa; phải thực hiện quy trình xét tuyển quy định tại khoản 6 Điều 10 của Quy chế này.

Nếu không sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, các cơ sở đào tạo được lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh gồm: Thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển; Hiệu trưởng các cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: Ra đề thi, coi thi, chấm thi [nếu tổ chức thi tuyển]; xét tuyển và thông báo thí sinh trúng tuyển; giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh.

Nếu sử dụng kết quả thi tuyển sinh của cơ sở đào tạo khác hoặc của tổ chức khảo thí uy tín trên thế giới để xét tuyển phải quy định cụ thể trong Đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo. Có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một ngành hoặc nhóm ngành [sau đây gọi chung là ngành] đảm bảo các yêu cầu: Công bố Đề án tuyển sinh đúng quy định, không để phát sinh hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo của nhà trường tổ chức luyện thi; đảm bảo công bằng [lấy kết quả từ cao xuống thấp], công khai, minh bạch trong tuyển sinh; không gây khó khăn, bức xúc đối với thí sinh và xã hội.

Có thể nói, việc không sửa đổi Quy chế sẽ giúp địa phương chủ động sớm xây dựng các phương án bảo đảm tổ chức thành công kỳ thi phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế, nhất là diễn biến của dịch COVID-19 tại địa phương. Tuy nhiên, nhiều thầy cô cho rằng, Bộ GD-ĐT cần sớm quyết định có công bố đề thi minh họa hay không? Vì dù giữ ổn định về Quy chế, nhưng năm học này ảnh hưởng của COVID-19 nặng nề, thời gian dài học sinh phải học trực tuyến và Bộ GD-ĐT cũng đã có hướng dẫn tổ chức dạy và học thích ứng với tình hình dịch COVID-19. Việc công bố đề thi minh họa được cho là cần thiết để giáo viên và học sinh, phụ huynh học sinh yên tâm hơn, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

Về dự kiến phần lọc ảo chung phương thức xét học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT, Luật Giáo dục ĐH hiện quy định các trường có thể tuyển sinh nhiều lần trong năm. Vậy với những trường ĐH tư thục tháng nào cũng tuyển sinh và thí sinh đã nhập học xong xuôi hết rồi thì lọc ảo ra sao?

Thực tế, hiện nay các trường ĐH được tự chủ tuyển sinh, trường ĐH được quyết định phương thức xét tuyển, còn Bộ GD-ĐT quyết định chương trình kế hoạch để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Hiện nay, thí sinh đã trúng tuyển rồi sẽ bị khóa “sổ” không còn cơ hội lần xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT… Bởi thí sinh tham gia các kỳ thi riêng hoặc các phương thức xét tuyển khác sẽ có nhiều em đỗ ĐH trước khi tham gia kì thi tốt nghiệp THPT là thực tế sẽ diễn ra trong mùa tuyển sinh năm nay.

Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12; không bao gồm các nội dung được tinh giản đi nhằm phục vụ dạy và học ứng phó dịch COVID-19 mà Bộ GD-ĐT đã công bố. Đề thi được xây dựng đáp ứng yêu cầu của kỳ thi, bảo đảm độ phân hóa phù hợp và hạn chế học tủ, học lệch, khuyến khích sáng tạo của thí sinh. Bộ GD-ĐT xây dựng cấu trúc, định dạng đề thi, công bố đề thi tham khảo; hoàn thiện ngân hàng câu hỏi thi để tổ hợp thành các đề thi bằng phần mềm chuyên dụng, cung cấp cho các địa phương tổ chức thi, bảo đảm cân bằng giữa các vùng miền, các tỉnh và giữa các đợt thi [nếu tổ chức nhiều đợt thi]. Bộ GD-ĐT cùng các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu của kỳ thi để bảo đảm an toàn, nghiêm túc, thiết thực, khách quan, công bằng.

Nguyễn Mỹ

Video liên quan

Chủ Đề