Khám tiền hôn nhân Đại học y Hà Nội bao nhiều tiền

  • Hiai đoạn từ lúc một người bắt đầu có khả năng sinh sản đến khi kết hôn, bao gồm cả trẻ vị thành niên khi đã bắt đầu có khả năng sinh sản, cho đến những người lớn tuổi hơn [thậm chí 30 40 tuổi] mà chưa từng kết hôn.
  • Đây là những đối tượng cần được quan tâm đến các vấn đề thuộc nội dung chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân.
  • Thực tế hiện nay, các cặp đôi thường chỉ bắt đầu đi khám sức khỏe tiền hôn nhân khi chuẩn bị kết hôn, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đi khám sớm hơn để sàng lọc các vấn đề sức khỏe.
  • Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, tốt nhất nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu là 3 6 tháng trước khi kết hôn để có nhiều thời gian chuẩn bị hơn.
  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp những bạn trẻ chuẩn bị kết hôn có thể bước vào đời sống vợ chồng một cách tự tin với lối sống tình dục an toàn, sẵn sàng chào đón một em bé khỏe mạnh.
  • Giúp chuẩn bị kiến thức, tâm lý sẵn sàng cho cuộc sống tình dục vợ chồng, tránh được các rắc rối trong đời sống tình dục, bệnh tật liên quan đến đường sinh sản hoặc xuất hiện những hậu quả của các bệnh có từ trước ảnh hưởng đến sự sinh sản, thai nghén.
  • Sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở và đẻ ra những đứa con khỏe mạnh. Khám tiền hôn nhân giúp phát hiện và điều trị sớm [nếu có thể] một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh đẻ về sau.
  • Mẹ tương lai nếu mong muốn có con cần hiểu rõ cơ thể mình, tiêm vắc xin cũng như bổ sung khoáng chất, chế độ dinh dưỡng hợp lý để chuẩn bị điều kiện sức khỏe trước khi mang thai và sinh đẻ an toàn.
  • Ngoài ra, điều này cũng một phần giúp phụ nữ kiểm soát sự mang thai, thời điểm có con và số lượng con cái một cách tốt nhất.
  • Kiểm tra sức khỏe chung: Mạch, huyết áp, cân nặng, chiều cao, thị lực, các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng...
  • Một số xét nghiệm có thể được chỉ định thường là: Kiểm tra đường huyết, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, X-quang ngực phẳng, điện tâm đồ, kiểm tra chức năng gan, thận,...
  • Khám bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: lậu, giang mai, hạ cam mềm, viêm gan siêu vi B, HIV, sùi mào gà, nấm...
  • Xem xét tiền sử bệnh của cả vợ và chồng: đã mắc các bệnh nào trước đây, đã có những phẫu thuật nào, tim mạch, mắc bệnh truyền nhiễm, môi trường làm việc có tiếp xúc chất độc hại, các tai nạn, thương tích...
  • Bệnh sử gia đình, bệnh về rối loạn tâm thần: người thân trong gia đình mắc những bệnh gì?...
  • Bệnh truyền nhiễm: Sởi, thủy đậu, rubella, sốt xuất huyết, bệnh cúm, viêm não, bệnh lao, dịch tả, tiêu chảy...

Cho nữ giới:

  • Soi tử cung, kiểm tra vòi trứng...
  • Siêu âm tuyến vú.
  • Soi tươi dịch âm đạo.
  • Kiểm tra hormone sinh dục: Estrogen, LH, FSH, progesterone [ở nữ].

Cho nam giới:

  • Xét nghiệm tinh dịch đồ.
  • Xét nghiệm dịch niệu đạo.
  • Nội tiết tố sinh dục.

Cho cả nam và nữ:

  • Kiểm tra và phát hiện những bệnh lý di truyền của bản thân.
  • Sàng lọc di truyền: Sàng lọc người lành mang gen bệnh giúp dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con tương lai.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Video có thể bạn quan tâm

Trên khắp các diễn đàn chăm sóc sức khỏe, nhiều người đã đặt câu hỏi về bảng giá bệnh viện đại học Y Hà Nội vì có nhu cầu tới đây thăm khám và điều trị bệnh lý. Để có một cái nhìn tổng quát nhất, hãy cùng tham khảo những thông tin có trong bài viết dưới đây.

Bệnh viện đại học Y Hà nội là một đơn vị y  tế khám chữa bệnh trực thuộc trường Đại học Y Hà Nội, được thành lập vào ngày 16/1/2007 theo Quyết định số 137/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Ngay từ những ngày đầu hoạt động, cơ sở vật chất của bệnh viện còn rất sơ khai và chỉ có khoảng 150 giường bệnh cùng 150 cán bộ viên chức thực hiện khám chữa bệnh.

Đến nay, sau hơn 10 năm cùng cố gắng xây dựng và phát triển, bệnh viện Đại học Y Hà Nội hiện đang là một cơ sở Y tế lớn xứng tầm là nơi thực hành của trường đại học Y Hà Nội. Theo thông tin được biết thì bệnh viện đã có tới hơn 420 giường bệnh, hơn 1000 cán bộ nhân viên công tác. Các bác sĩ công tác ở đây cũng đều là những người có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm.

Theo thông tin chính xác thì hiện bệnh viện có tới gần 20 chuyên khoa Lâm sàng cùng 5 chuyên khoa Cận lâm sàng để phục vụ cho nhu cầu thăm khám cũng như điều trị nhiều bệnh lý của mọi người.

Từ khi thành lập đến nay, bệnh viện đại học Y Hà Nội luôn tự hào là một trong những cơ sở y tế đi đầu trên cả nước  trong việc ứng dụng, đồng thời phát triển những kỹ thuật cao cùng công nghệ y khoa mới nhất từ nền y học tiên tiến trên thế giới.

Bệnh viện đại học Y Hà Nội đang được biết đến là cơ sở thực hành của trường nên luôn đảm bảo có sự gắn kết chặt chẽ về công tác đào tạo cán bộ y bác sĩ, nghiên cứu khoa học.

Đặc biệt hơn nữa là việc bệnh viện được thừa hưởng lợi thế về thương hiệu của trường Đại học Y Hà Nội với cơ sở vật chất đảm bảo 3 yếu tố Xanh – Sạch – Đẹp cùng hệ thống trang thiết bị được sự quan tâm, đầu tư.

Đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện cũng đã ứng dụng và phát triển nhiều kỹ thuật cao, hiện đại, tiên tiến. Trong đó, phải kể đến nhiều kỹ thuật lần đầu xuất hiện tại Việt Nam được triển khai trong nhiều lĩnh vực y học cụ thể như : Tim mạch, Cấp cứu, Gây mê hồi sức, Chẩn đoán hình ảnh, Ngoại khoa, Ung bướu, Răng Hàm Mặt,…

Bệnh viện đại học Y Hà Nội từ lâu đã tạo được uy tín thương hiệu trong lòng người bệnh với khẩu hiệu “không phong bì”, nhanh chóng tạo dựng được niềm tin, cùng sự hài lòng của hàng ngàn bệnh nhân cũng như gia đình bệnh nhân trên khắp cả nước về bảng giá bệnh viện đại học Y Hà Nội.

Đặc biệt hơn nữa, đây cũng là đơn vị y tế rất tích cực tham gia giải quyết các vấn đề về y tế sức khỏe cộng đồng hàng năm, khám cấp thuốc miễn phí cho người nghèo nơi hẻo lánh.

XEM THÊM:

Đến nay, bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã được biết đến là một bệnh viện lớn tại Thủ đô với rất nhiều các chuyên khoa quy định bảng giá bệnh viện đại học Y Hà Nội. Bao gồm:

Chuyên khoa gồm có Hồi sức cấp cứu, Tim mạch, Gây mê hồi sức và chống đau, Nội khoa, Ngoại khoa, Sức khỏe tâm thần, Tai mũi họng, Răng hàm mặt, Ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ, Phục hồi chức năng, Sản phụ khoa, Nhi khoa, Da liễu, Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Mắt, Y học cổ truyền, Dinh dưỡng tiết chế, Hỗ trợ sinh sản và CN mô ghép, Dị ứng miễn dịch.

Y sinh học di truyền, Vi sinh – Ký sinh trùng, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm, Giải phẫu bệnh.

Thiết bị y sinh học, Dược lâm sàng.

Với lợi thế đầy đủ về các chuyên khoa trên, bệnh viện Đại học Y Hà Nội đảm bảo luôn cung cấp đến người bệnh các dịch vụ thăm khám và điều trị bệnh một cách toàn diện nhất có thể. Bên cạnh đó, bệnh viện còn triển khai các dịch vụ tầm soát sức khỏe cũng như khám sức khỏe tổng quát tiện ích.

Tầm soát bệnh ung thư, các bệnh lý tuyến giáp, các bệnh lý đường tiêu hóa, tiểu đường, viêm gan, bệnh tim mạch.

Gói khám cơ bản, khám định kỳ tổng quát chuyên sâu, khám định kỳ tổng quát cơ bản, khám sức khỏe theo Thông tư của Bộ Y tế, khám sức khỏe tiền hôn nhân, khám sức khỏe chuyên sâu cho nữ giới.

Theo Bộ Y tế, bảng giá khám bệnh bệnh viện đại học Y Hà Nội đã được niêm yết rõ ràng, công khai và ổn định. Cụ thể là:

  • Bảng giá dịch vụ khám thuộc khoa khám bệnh: Đơn giá khám các dịch vụ khám chuyên khoa tại đây thường sẽ có giá từ 120.000 đồng đến 200.000 đồng.
  • Bảng giá khám tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu: Đơn giá khám bệnh cho các dịch vụ khám chuyên khoa có giá dao động từ 120.000 đồng đến 500.000 đồng.
  • Bảng giá khám tại trung tâm số 1 Tôn Thất Tùng: Thông thường, đơn giá khám các dịch vụ khám chuyên khoa ở trung tâm có giá từ 120.000 đồng đến 350.000 đồng.

Đây là bảng giá bệnh viện đại học Y Hà Nội được Bộ Y tế quản lý chặt chẽ cũng như đã kiểm duyệt và được công bố trên website của bệnh viện mà bạn có thể tham khảo.

Có rất nhiều lý do được đưa ra để bạn lựa chọn bệnh viện đại học Y Hà Nội với cả thế mạnh về nhân lực và vật lực. Cụ thể là:

  • Bệnh viện từ lâu đã có đội ngũ bác sĩ là các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ,  và các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao. Bên cạnh đó còn có nhiều cán bộ hiện còn đang công tác giảng dạy tại các đơn vị đào tạo y tế hay trên giảng đường của trường Y Hà Nội cũng như nhiều trường Y nổi tiếng khác.
  • Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa phục vụ người bệnh: Khoa cấp cứu, Khoa khám bệnh, Khoa phục hồi chức năng, Khoa phẫu thuật, Khoa giải phẫu bệnh, Khoa Mắt, Khoa tai mũi họng, Trung tâm nội soi,….
  • Bệnh viện bao gồm nhiều trung tâm và các cơ sở nghiên cứu chất lượng như: Trung tâm tư vấn di truyền, Trung tâm hỗ trợ sinh sản & CN mô ghép, …
  • Cơ sở vật chất và trang thiết bị tại bệnh viện được trang bị đầy đủ, khang trang, hiện đại phục vụ công tác chẩn đoán của các bác sĩ được nhanh chóng cũng như chính xác nhất.
  • Quy trình, thủ tục thăm khám luôn diễn ra nhanh gọn, minh bạch. Đồng thời quy trình mua thuốc được rút ngắn, luôn có nhân viên tư vấn hỗ trợ người bệnh ở các khu vực,
  • Chi phí khám chữa bệnh luôn được công khai, ổn định, minh bạch và liên kết với các bảo hiểm tư nhân nên sẽ giúp hỗ trợ tối đa các chi phí cho người bệnh.

Về quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện thì đầu tiên là bạn phải khai báo y tế tại cửa ra vào. Bệnh viện có hệ thống camera cảm biến, sau khi khai báo xong bạn sẽ được dán sticker. Tiếp đến, bạn sẽ thực hiện các bước theo trình tự như sau:

Lấy số tiếp đón: Bạn sẽ được nhân viên bệnh viện phát số chờ để được tiếp đón nếu bạn chưa từng đặt lịch khám trước đó. Bạn có thể theo dõi trên màn hình có số thứ tự ở khu vực ngồi chờ để có thể nhận biết lượt tiếp đón của mình.

Tiếp đón: Bạn cần thực hiện khai báo đầy đủ thông tin khám bệnh [như họ tên, quê quán, số điện thoại, năm sinh cùng với tình trạng hiện tại] sau đó là nhận phiếu khám bệnh [Nếu bạn đã đặt khám trước đó thì bỏ qua phần khai báo thông tin].

Khám bệnh: Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tới phòng khám được ghi rõ ràng trên phiếu khám, sau đó bạn đợi số hiển thị trên màn hình để vào phòng khám.

Thanh toán: Bệnh nhân trực tiếp tới quầy thu phí để thanh toán số tiền khám cùng các dịch vụ xét nghiệm, cận lâm sàng được bác sĩ yêu cầu. Sau khi thanh toán xong, nhân viên thu ngân cấp cho bạn một phiếu để hướng dẫn thực hiện dịch vụ mà bạn được yêu cầu bao gồm tên dịch vụ, phòng thực hiện và số thứ tự thực hiện từng dịch vụ đó. Hãy chú ý đọc hướng dẫn và thực hiện để tránh mất thời gian chờ đợi.

Xét nghiệm: Khu xét nghiệm thuộc tòa nhà A2 nằm ở Tầng G, Phòng G001. Tại đây bạn đưa phiếu chỉ định xét nghiệm cho nhân viên và sẽ được hướng dẫn tới khu bàn lấy bệnh phẩm. Thời gian chờ kết quả xét nghiệm thường là 2 giờ.

Cận lâm sàng: Tiến hành siêu âm bụng được chia làm siêu âm cho bệnh nhân nam và nữ nằm ở tầng G, thực hiện siêu âm tim cùng với khu đo điện tim đồ ở tầng 1. Nội soi trên tầng 2. Khu chụp X-quang được thiết kế nằm tại Tầng 1 gần cầu thang B.

Sau khi có hết các kết quả xét nghiệm, bạn hãy quay về phòng bác sĩ để được kết luận và nhận hướng điều trị theo đúng bệnh.

Mua thuốc: Hãy mang đơn thuốc tới quầy thuốc trong bệnh viện để mua thuốc theo đúng đơn yêu cầu.

Hiện nay, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia 3 khu vực khám với lịch làm việc bệnh viện đại học Y Hà Nội khác nhau, cụ thể như sau:

+ Khoa khám bệnh: Khoa làm việc bắt đầu từ 7h15 – 16h45 gồm các ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Thứ 7 khoa chỉ làm việc khám vào buổi sáng từ 7h15 -12h00.

+ Khoa khám theo yêu cầu: Khoa sẽ làm việc từ sáng 7h15 – 12h00 từ thứ 2 đến thứ 7. Buổi chiều có một số khoa vẫn làm việc như bình thường gồm: Ung bướu, Da liễu, Tâm thần… khám nếu đặt lịch trước.

+ Phòng khám số 1 [Trung tâm Y khoa số 1 Tôn Thất Tùng]: Làm vào buổi sáng từ 7h15 – 12h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7.

Bạn cần lưu ý rằng, riêng với lịch khám của bệnh viện thay đổi theo hàng tuần. Hãy tham khảo lịch khám của bệnh viện trên website chính để lựa chọn và sắp xếp đi khám cho phù hợp cũng như có thể đặt lịch khám bệnh viện đại học Y Hà Nội qua cổng hotline.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là nơi quy tụ rất nhiều bác sĩ giỏi với trình độ chuyên môn cao, cùng kinh nghiệm dày dặn. Đây chính là yếu tố quyết định bảng giá bệnh viện đại học Y Hà Nội.

Đã có nhiều người tới bệnh viện đại học y Hà Nội để thăm khám cũng như điều trị bệnh với những kinh nghiệm rút ra cho những ai đang có nhu cầu tới đây khám chữa.

“Điều đầu tiên cần nhận thấy là việc di chuyển để có thể tìm kiếm các phòng khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội rất thuận lợi và dễ dàng. Bạn có thể để ý thấy dưới sàn, trên tường và trần nhà đều có sẵn những chỉ dẫn đường đi cụ thể và dễ hiểu.

Mặc dù lượng người đến khám đông nhưng công tác hướng dẫn, điều phối bệnh nhân diễn ra tốt, hoàn toàn không có hiện tượng chen lấn xô đẩy. Điều cần thiết là bạn nên tới sớm hơn 1 chút so với giờ thăm khám để tránh phải chờ đợi và nhớ mang đầy đủ giấy tờ cá nhân để làm thủ tục nhanh hơn”.

“Các khu xét nghiệm và chụp chiếu của bệnh viện đều có hệ thống loa để gọi tên bệnh nhân. Tuy nhiên, tại đây vẫn xuất hiện tình trạng bệnh nhân cùng người nhà chờ đợi trong mệt mỏi, nhiều người còn ngồi ngay tại các khu vực hành lang và lối đi cầu thang bộ. Thế nên, người đến khám bệnh cần hết sức lưu ý vấn đề này, cần chủ động hơn trong việc nghỉ ngơi chờ tới lượt”.

“Thái độ phục vụ cũng là một điểm cộng dành cho bệnh viện mà tôi đánh giá rất cao khi nhân viên và các y bác sĩ tại đây rất nhiệt tình khi nhận được thắc mắc hay yêu cầu giúp đỡ từ người bệnh.

Mặc dù vậy, có thể thấy vào những khoảng thời gian cao điểm, số lượng nhân viên hoạt động ở bệnh viện vẫn còn thiếu để kiểm soát cũng như  hỗ trợ cho tất cả bệnh nhân đến khám. Tôi đã tới 1 lần thấy như vậy và đến lần thứ 2 thì tránh giờ cao điểm ra là được”.

  • Bạn cần chú ý mang đầy đủ giấy tờ cá nhân cần thiết bao gồm có chứng minh nhân dân, kết quả xét nghiệm, chụp chiếu, đơn thuốc đã từng được chỉ định từ tuyến dưới [nếu có], đồng thời là sổ theo dõi khám bệnh [nếu có] và giấy chuyển viện từ tuyến dưới [nếu có];…
  • Hãy chủ động chuẩn bị sẵn tiền mặt để thanh toán phòng những trường hợp phát sinh xét nghiệm hay có yêu cầu nhập viện.
  • Bạn cũng nên nhịn ăn sáng để nếu cần làm các xét nghiệm máu hoặc nội soi dạ dày, đại tràng thì thực hiện được dễ dàng. Bạn cũng cần có người đi cùng đến bệnh viện trong trường hợp muốn nội soi gây mê.
  • Bệnh viện đại học Y Hà Nội sẽ có một số khu khám nằm ở vị trí khuất khó tìm, bởi vậy nên người bệnh cần chủ động hỏi luôn nhân viên bệnh viện để tránh mất thời gian tìm kiếm.
  • Người bệnh có thể di chuyển ăn trưa tại khu vực nhà ăn của trường đại học Y Hà Nội nếu thuộc trường hợp phải chờ kết quả đến buổi chiều.
  • Lưu ý là lịch khám có thể thay đổi không báo trước nên người bệnh cần theo dõi thường xuyên lịch khám trên website của bệnh viện.
  • Vào giờ cao điểm bệnh viện rất đông nên người bệnh cần cảnh giác với tài sản của chính mình.
  • Nhớ rằng, bạn không nên mang theo trẻ con nếu không thật sự cần thiết.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tọa lạc ngay gần Bến xe Giáp Bát nhất. Bạn có thể di chuyển từ đường Giải Phóng qua Trường Chinh là sẽ tới bệnh viện khoảng 3,5km.

Ngoài ra, bệnh viện cũng khá gần với Bến xe Nước Ngầm, với khoảng cách 7,5km.

Để đi tới bệnh viện, người bệnh có thể đi bất kỳ hình thức phương tiện nào như: đi taxi; xe ôm; xe bus tuyến 16, 12 hoặc 21A.

Tuyến xe bus số 12: Lộ trình di chuyển của xe bus tuyến số 12 đó là Công viên Nghĩa Đô – Đại Áng. Trong đó thời gian hoạt động bắt đầu từ 5h00 – 21h00. …

Tuyến xe bus 16: Lộ trình di chuyển của tuyến xe bus 16 đó là Bến xe Giáp Bát – Bến xe Mỹ Đình. Thời gian bắt đầu và kết thúc là: 5h04 – 21h04, 10-15 phút/chuyến. …

Tuyến xe bus 19: Lộ trình di chuyển của tuyến xe bus 19 đó là Trần Khánh Dư – Thiên Đường Bảo Sơn.

Địa chỉ bệnh viện Đại học Y Hà Nội là: Số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội [nằm ngay gần ngã tư Tôn Thất Tùng – Trường Chinh]

Số điện thoại: 19006422

Trên đây là những thông tin cần thiết cũng như bảng giá bệnh viện đại học Y Hà Nội mà bạn có thể tham khảo khi đang băn khoăn lựa chọn tới đây để khám chữa bệnh. Để được tư vấn cụ thể và đặt lịch khám miễn phí, bạn hãy click chọn [TƯ VẤN MIỄN PHÍ]. Hoặc gọi qua số: 03.56.56.52.52.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám, chẩn đoán và điều trị

Video liên quan

Chủ Đề