Khái niệm phương pháp là gì

11/02/202001/05/2021

Phương pháp là gì? Phân loại và vai trò của phương pháp

Trong khoa học và trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên sử dụng thuật ngữ phương pháp và hay đặt câu hỏi phương pháp là gì?. Đối với triết học Mác Lênin, phương pháp nghiên cứu có vai trò rất quan trọng để tìm ra những quy luật và bản chất của sự vật, hiện tượng.

1. Phương pháp là gì?

Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp methodos có nghĩa là con đường, công cụ nhận thức.

Theo nghĩa thông thường, phương pháp là những cách thức, thủ đoạn được chủ thể sử dụng để thực hiện một mục đích nhất định.

Theo nghĩa khoa học, phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện một mục đích nhất định.

2. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật về phương pháp

Chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật đối lập với nhau trong quan niệm về nguồn gốc của phương pháp.

Chủ nghĩa duy tâm coi phương pháp là những quy tắc do lý trí con người tự ý đặt ra để tiện cho nhận thức và hành động. Do đó, đối với họ, phương pháp là một phạm trù thuần túy chủ quan.

Trái lại, chủ nghĩa duy vật biện chứng coi phương pháp có tính khách quan, mặc dù phương pháp là của con người, do con người tạo ra và được con người sử dụng như những công cụ để thực hiện mục đích nhất định.

Phương pháp gắn liền với hoạt động có ý thức của con người. Không có phương pháp tồn tại sẵn trong hiện thực và ở ngoài con người. Nhưng như vậy không có nghĩa phương pháp là một cái gì tùy ý, tùy tiện.

Phương pháp là kết quả của việc con người nhận thức hiện thực khách quan và từ đó rút ra những nguyên tắc, những yêu cầu để định hướng cho mình trong nhận thức và trong hành động thực tiễn tiếp theo. Những quy luật khách quan đã được nhận thức là cơ sở để con người định ra phương pháp đúng đắn.

Sức mạnh của phương pháp là ở chỗ trong khi phản ánh đúng đắn những quy luật của thế giới khách quan, nó đem lại cho khoa học và thực tiễn một công cụ hiệu quả để nghiên cứu và cải tạo thế giới.

3. Phân loại phương pháp

Có rất nhiều loại phương pháp khác nhau. Có thể phân chia phương pháp thành phương pháp nhận thức và phương pháp hoạt động thực tiễn, phương pháp riêng, phương pháp chung và phương pháp phổ biến.

Các phương pháp trên đây khác nhau về nội dung, về mức độ phổ biến và phạm vi ứng dụng.

Phương pháp riêng chỉ áp dụng cho từng môn khoa học, như phương pháp vật lý, phương pháp xã hội học, phương pháp sinh học

Phương pháp chung được áp dụng cho nhiều ngành khoa học khác nhau, ví dụ như phương pháp quan sát, thí nghiệm, mô hình hóa, hệ thống cấu trúc

Phương pháp phổ biến là phương pháp của triết học Mác Lênin, được áp dụng trong mọi lĩnh vực khoa học và hoạt động thực tiễn. Có thể nói, phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật là một phương pháp phổ biến nhất, bao quát nhất.

Các phương pháp nhận thức khoa học tuy khác nhau song lại có quan hệ biện chứng với nhau. Trong hệ thống các phương pháp khoa học, mỗi phương pháp đều có vị trí nhất định. Do đó không nên coi phương pháp là ngang bằng nhau hoặc thay thế nhau; không nên cường điệu phương pháp này và hạ thấp phương pháp kia, mà phải biết sử dụng các phương pháp.

Ta có thể liệt kê một số phương pháp nhận thức khoa học tiêu biểu sau:

Các phương pháp thu nhận tri thức và kinh nghiệm:

+ Quan sát.

+ Thí nghiệm.

Các phương pháp xây dựng và phát triển lý thuyết khoa học:

+ Phân tích và tổng hợp.

+ Quy nạp và diễn dịch.

+ Lịch sử và lô-gíc.

+ Từ trừu tượng đến cụ thể.

4. Vai trò của phương pháp theo quan điểm của các nhà triết học

Phương pháp có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của con người.

Nhà triết học duy vật người Anh F. Bacon đã coi phương pháp như ngọn đuốc soi đường cho người đi trong đêm tối. Nhà triết học Pháp J. Descartes cũng đã rất chú trọng đến vai trò của phương pháp.

Các nhà triết học cổ điển Đức như I. Kant, G. Hegel lại càng coi trọng phương pháp. Hegel cho rằng phương pháp phải gắn liền với đối tượng, phụ thuộc vào đối tượng; phương pháp là linh hồn của đối tượng.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin cũng rất coi trọng vai trò của phương pháp, nhất là trong hoạt động cách mạng.

Các ông nhấn mạnh rằng, vấn đề không chỉ là chân lý mà con đường đi đến chân lý là rất quan trọng; con đường đó, tức phương pháp, cũng phải có tính chân lý.

Kinh nghiệm thực tiễn và lịch sử khoa học cho thấy rằng, sau khi đã xác định được mục tiêu thì phương pháp trở thành nhân tố góp phần quyết định thành công hay thất bại của việc thực hiện mục tiêu.

8910X.com

Bài liên quan:

  • //truongleduan.quangtri.gov.vn/v
  • //noitiep.com/bien-phap-la-gi/

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

5/5 - [6 votes]
  • Tweet
  • Print
Tagged phương pháp, phương pháp là gì

Video liên quan

Chủ Đề