Kế hoạch bài dạy môn Tin học THPT

Mẫu kế hoạch bài dạy tham khảo các môn học theo công văn 5512

[cập nhật liên tục]

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài theo yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục/chủ đề tương ứng trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục.

2. Về năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì [biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển] trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học/hoạt động giáo dục.

3. Về phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ [biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy] của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy [muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp].

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu [Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động]

a] Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.

b] Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện [xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…] để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.

c] Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày,

mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện.

d] Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 [Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động].

a] Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.

b] Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể [đọc/xem/nghe/nói/làm] để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1.

c] Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.

d] Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a] Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.

b] Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện.

c] Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.

d] Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a] Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn [theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp].

b] Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.

c] Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn.

d] Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.

Ghi chú:

1. Mỗi bài dạy có thể được thực hiện trong nhiều tiết học, bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động để học sinh thực hiện hiệu quả. Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thể loại theo yêu cầu phát triển các kĩ năng. Hoạt động vận dụng được thực hiện đối với những bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp và chủ yếu được giao cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp học.

2. Trong Kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của giáo viên, học sinh mà tập trung mô tả rõ hoạt động cụ thể của giáo viên: giáo viên giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; học sinh thực hiện/đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành/.

3. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học và được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy.

4. Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học

- Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh [đọc/nghe/nhìn/làm] với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.

- Thực hiện nhiệm vụ [học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ]: Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện [đọc/nghe/nhìn/làm] theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.

- Báo cáo, thảo luận [giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận]: Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo [có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của giáo viên].

- Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu [làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học]; làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo./

KHBD TIN HỌC THPT giành cho các thầy cô thuộc bộ môn tin học THPT tham khảo thêm trong quá trình bồi dưỡng chương trình đổi mới SGK mới năm 2018. KHBD TIN HỌC THPT

KHBD TIN HỌC THPT

Nhóm 3: TIN HỌC

K HOCH BÀI DY [KHBD]

TÊN CH Đ/BÀI HC: KHÁI NIM V H ĐIU HÀNH

Thi lượng: 01 tiết

Lp 11

Giáo viên: ………….

Ch đ A: Máy tính và xã hi tri thc

Phm cht, năng lc YCCĐ [STT ca YCCĐ]
NĂNG LC TIN HC
NLa. Sử dụng và quản lí các phương tiện thông tin và truyền thông – Trình bày được sơ lược lịch sử phát triển của hai hệ điều hành thông dụng cho PC [1]
– Sử dụng được một số chức năng cơ bản của một trong hai hệ điều hành đó [2]
NĂNG LC CHUNG
Năng lực tự chủ và tự học – Xác định được nhiệm vụ học tập;

– Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập

[3]
Năng lực giao tiếp và hợp tác – Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người

– Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm

[4]
PHM CHT CH YU
Chăm chỉ Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. [5]
  1. CHUN B CA GIÁO VIÊN VÀ HC SINH:
  2. Giáo viên:

– Chun b thiết b dùng h tr:

+ Máy tính PC, máy chiếu và màn chiếu

+ Phiếu học tập

– Tự phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm

– Chuẩn bị SGK, đồ dùng học tập cá nhân [bút, viết, giấy trắng]

III. TIN TRÌNH DY HC:

Hot đng hc [thi gian] Mc tiêu

[Số thứ tự YCCĐ]

Ni dung dy hc trng tâm PP / KTDH

ch đo

Phương án    đánh giá
Hoạt động: Tìm hiểu lịch sử phát triển hệ điều hành

[15 phút]

1, 3, 4, 5 Trình bày được sơ lược lịch sử phát triển của hai hệ điều hành thông dụng cho PC – Thảo luận nhóm – Qua câu trả lời của học sinh

– Qua phiếu học tập

Hoạt động:

Tìm hiểu chức năng của HĐH

[20 phút]

2, 3, 4, 5 Sử dụng được một số chức năng cơ bản của hệ điều hành – PP thảo luận nhóm

– KT mảnh ghép

– Qua kết quả HS thực hiện

KHBD TIN HỌC THPT

Dưới đây là cấu trúc của 02 hoạt động học

Hot đng: Tìm hiu lch s phát trin ca hai h điu hành thông dng cho PC [15 phút]

1. Mc tiêu: 1, 3, 4, 5

2. T chc hot đng

Hot đng ca Giáo viên Hot đng ca Hc sinh
GV đt vn đ: Một hoạt động tập thể sẽ không thực hiện được tốt nếu không có một bộ phận điều hành. Cũng như vậy, một máy tính không thể sử dụng được nếu không có hệ điều hành.

– Giao nhiệm vụ cho HS làm việc nhóm: tìm hiểu lịch sử phát triển của 02 hệ điều hành thông dụng dành PC

+ 01 HĐH là phần mềm thương mại

+ 01 HĐH là phần mềm nguồn mở

– Cho các nhóm trình bày

– Mời nhóm khác nhận xét

– Giáo viên nhận xét

– Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập

 

– HS làm việc nhóm

– Trình bày

– Nhận xét

– Theo dõi

– Cá nhân thực hiện

3. Sn phm hc tp

Phiếu học tập đã hoàn chỉnh của học sinh.

4. Phương án đánh giá

Đánh giá trên phiếu học tập.

Hot đng: S dng được mt s chc năng cơ bn ca mt h điu hành [20 phút]

1. Mc tiêu: 2, 3, 4, 5

2. T chc hot đng

Hot đng ca Giáo viên Hot đng ca HS
– Cho các nhóm đọc SGK, thảo luận tìm hiểu một số chức năng cơ bản của HĐH Windows

– Cho HS thực hành sử dụng một số chức năng cơ bản tại nhóm của mình

– Mỗi nhóm cử thành viên sang nhóm khác trình bày

– Nhóm khác nhận xét, phản biện

– GV nhận xét

– Các nhóm thảo luận

– Nhóm thực hiện

– Thực hiện

– HS thực hiện và trao đổi với các nhóm khác

– Theo dõi

3. Sn phm hc tp

Học sinh thực hiện sử dụng được một số chức năng của HĐH.

4. Phương án đánh giá

Theo dõi kết quả trình bày của HS.

KHBD TIN HỌC THPT

  1. H SƠ DY HC: Xem phụ lục

Phiếu hc tp:

Sơ lược lịch sử phát triển của 02 HĐH

+ ……………………………………………………………………………………

+ ……………………………………………………………………………………

KHBD TIN HỌC THPT

KHBD modun 2 tin học THCS

Đáp án modul 3 môn tin thcs

Đáp án phần tự luận modun 3 môn tin học thcs

KHBD modul 3 môn tin học thcs

Bài tập cuối khóa môn lý modun 3 thcs

Thẻ: KHBD TIN HỌC THPT, KHBD TIN HỌC THPT, KHBD TIN HỌC THPT, KHBD TIN HỌC THPT, KHBD TIN HỌC THPT, KHBD TIN HỌC THPT, KHBD TIN HỌC THPT FULL

Liên hệ:  Facebook: Sinhh Quách

              Fanpage:   PageHoahocthcs

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề