Ở giai đoạn trẻ em tuyến yên tiết ra quá nhiều học môn sinh trưởng gờ hát sẽ gây ra hiện tượng

Ảnh minh họa. Nguồn: medium.com

Tuyến yên là một tuyến nhỏ, có kích thước chỉ bằng một hạt đậu, nằm ở nền sọ và chịu trách nhiệm sản xuất ra 8 loại hormone. Thiếu hormone tăng trưởng cũng là triệu chứng của rất nhiều bệnh về gen khác, bao gồm hội chứng Turner và hội chứng Prader – Willi.

Dấu hiệu dễ nhận thấy của tình trạng này là khi trẻ không đạt được cân nặng và chiều cao chuẩn theo tuổi. Thiếu hormone tăng trưởng có thể điều trị được nếu trẻ được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến việc trẻ sẽ bị thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa và dẫn đến việc dậy thì muộn.

Sau giai đoạn dậy thì, cơ thể vẫn cần đến các hormone tăng trưởng. Khi bạn ở giai đoạn trưởng thành, các hormone tăng trưởng sẽ duy trì cấu trúc và quá trình trao đổi chất của cơ thể. Người trưởng thành cũng có thể bị thiếu hormone tăng trưởng, nhưng không phổ biến.

Nguyên nhân thiếu hormone tăng trưởng.

Trẻ nhỏ bị sứt môi hay hở hàm ếch thường có tuyến yên kém phát triển hơn, vì vậy, có nhiều khả năng bị thiếu hormone tăng trưởng hơn. Hormone tăng trưởng không được sản xuất ra ngay từ khi sinh có thể có nguyên nhân là do khối u ở não. Khối u này thường nằm ở vị trí của tuyến yên hoặc nằm gần vùng dưới đồi của não. Ở cả trẻ em và người lớn, những chấn thương đầu nghiêm trọng, nhiễm trùng và xạ trị cũng là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thiếu hormone tăng trưởng.

Triệu chứng thiếu hormone tăng trưởng

Trẻ nhỏ bị thiếu hormone tăng trưởng thường sẽ thấp bé hơn so với bạn bè cùng tuổi và thường sẽ có gương mặt trông tròn và non nớt hơn. Trẻ cũng có thể sẽ mũm mĩm và có mỡ quanh vùng bụng, mặc dù tỷ lệ cơ thể của trẻ rất bình thường.

Nếu thiếu hormone tăng trưởng phát triển ở những giai đoạn sau của cuộc đời, ví dụ như sau chấn thương đầu hoặc do khối u, thì triệu chứng chính sẽ là việc dậy thì muộn. Trong một số trường hợp, việc phát triển về tình dục cũng sẽ bị trì hoãn.

Rất nhiều trẻ vị thành niên bị thiếu hormone tăng trưởng sẽ cảm thấy tự ti về bản thân mình do tình trạng phát triển kém, ví dụ như thấp bé hơn hay trưởng thành muộn hơn. Cụ thể, các bé gái có thể sẽ không phát triển ngực hoặc các bé trai sẽ không vỡ giọng khi đến tuổi, và việc này khiến chúng trở nên khác biệt với bạn bè cùng tuổi.

Một triệu chứng khác của việc hormone tăng trưởng là giảm độ vững chắc của xương. Tình trạng này có thể dẫn đến việc dễ gãy xương hơn, đặc biệt là ở người cao tuổi. Những người có lượng hormone tăng trưởng thấp có thể sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi và có khả năng chịu đựng kém. Họ cũng sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.

Một loại các triệu chứng khác về tâm lý cũng có thể xảy ra, bao gồm:

- Trầm cảm.

- Thiếu tập trung.

- Trí nhớ kém.

- Lo âu hoặc thay đổi cảm xúc.

Người trưởng thành thiếu hormone tăng trưởng thường sẽ có tỷ lệ mỡ cơ thể lớn và mỡ máu cao. Nguyên nhân không phải là do dinh dưỡng kém mà là do những thay đổi trong quá trình trao đổi chất của cơ thể vì lượng hormone tăng trưởng trong cơ thể quá thấp. Người trưởng thành thiếu hormone tăng trưởng cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường và tim mạch cao hơn.

Chẩn đoán thiếu hormone tăng trưởng như thế nào?

Bác sĩ sẽ khám để tìm ra các dấu hiệu thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ nếu trẻ không đạt được cân nặng và chiều cao như tiêu chuẩn. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về mức độ phát triển của bạn khi ở tuổi dậy thì và mức độ phát triển của anh/chị/em của trẻ. Nếu nghi ngờ trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng, rất nhiều xét nghiệm sẽ được tiến hành để đưa ra chẩn đoán xác định.

- Xét nghiệm máu có thể đo lường lượng hormone tăng trưởng và một số hormone liên quan khác trong cơ thể.

- Sụn tiếp hợp là những mô phát triển ở phần cuối xương cánh tay và cẳng chân. Sụn tiếp hợp sẽ hợp nhất với nhau khi bạn kết thúc quá trình phát triển. Chụp X-quang cánh tay của trẻ có thể chỉ ra mức độ phát triển của xương.

- Xét nghiệm chức năng thận và chức năng tuyến giáp cũng có thể xác định được việc cơ thể sản xuất và sử dụng các hormone như thế nào.

- Nếu bác sĩ nghi ngờ có khối u hoặc tổn thương tuyến yên, chụp cộng hưởng từ sẽ cung cấp cho bác sĩ thông tin chi tiết bên trong não bộ. Hormone tăng trưởng thường sẽ được kiểm tra ở người trường thành có tiền sử rối loạn tuyến yên, bị chấn thương não hoặc phẫu thuật não. Việc kiểm tra này sẽ xác định được các vấn đề xảy ra với tuyến yên là do bẩm sinh hay do chấn thương, hoặc khối u.

Điều trị thiếu hormone tăng trưởng

Từ giữa những năm 1980, hormone tăng trưởng tổng hợp đã được sử dụng trong việc điều trị. Trước đó, các bác sĩ sử dụng các hormone tăng trưởng tự nhiên từ các tử thi để điều trị tình trạng này.

Hormone tăng trưởng có thể được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm, thường là tiêm vào các mô mỡ của cơ thể, ví dụ như ở sau cánh tay, sau đùi hoặc mông. Hiệu quả điều trị cao nhất khi được điều trị bằng biện pháp này hàng ngày.

Các tác dụng phụ của việc tiêm hormone tăng trưởng rất nhỏ, nhưng có thể bao gồm:

- Đỏ tại vùng tiêm.

- Đau đầu.

- Đau hông.

- Cong vẹo cột sống.

Trong những trường hợp hiếm gặp, tiêm hormone tăng trưởng thời gian dài có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, đặc biệt là ở những người có tiền sử gia đình bị tiểu đường hoặc một số các vấn đề sức khoẻ khác...

Điều trị lâu dài

Trẻ nhỏ bị thiếu hormone tăng trưởng bẩm sinh có thể được điều trị bằng hormone tăng trưởng cho đến tuổi dậy thì. Thông thường, trẻ có quá ít hormone tăng trưởng khi còn nhỏ sẽ bắt đầu sản xuất ra đủ lượng hormone tăng trưởng cần thiết một cách tự nhiên khi bước vào tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, một số trẻ sẽ vẫn cần phải được điều trị suốt đời. Bác sĩ có thể sẽ giúp bạn xác định xem có cần tiếp tục tiêm hormone tăng trưởng nữa không bằng việc kiểm soát lượng hormone có trong máu.

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Đề bài

Hình 38.2 minh họa 3 loại người: người bình thường, người bé nhỏ và người khổng lồ.

+ Hãy chỉ ra trường hợp nào là do tuyến yên sản xuất ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em.

+ Tại sao tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoặc quá ít hoocmôn sinh trưởng lại gây hậu qua như vậy?

- Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn [hoặc ngừng lớn], chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?

- Gà trống con sau khi bị cất bỏ tinh hoàn thì phát triển không hình thưởng: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục... Tại sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hoocmôn sinh trưởng: kích thích phân chia và tăng kích thước tế bào

Tirôxin kích thích chuyển hóa ở tế bào

Hoocmôn sinh dục kích thích phát triển cơ thể, phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp, tạo ra tinh trùng hoặc trứng.

Lời giải chi tiết

+ Người bình thường: do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng vừa phải vào giai đoạn trẻ em.

Người bé nhỏ: do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng quá ít vào giai đoạn trẻ em.

Người khổng lồ: do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng quá nhiều vào giai đoạn trẻ em.

+ Lí do là khi lượng hoocmôn được tiết ra quá nhiều vào giai đoạn trẻ em dần đến tăng cường quá trình phân chia tế bào, tăng số lượng tế bào và tăng kích thước tế bào [qua tăng tổng hợp prôtêin và tăng cường phát triển xương].

+ Iôt là một trong hai thành phần  cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iôt dẫn đến thiếu tirôxin. Thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém. Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, số lượng tế bào não giảm, dẫn đến trí tuệ thấp.

+ Hoocmôn testostêrôn do tinh hoàn tiết ra kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp [phát triển mào, cựa, thanh quản...] ở động vật. Vì vậy, thiếu hoocmôn testrostêrôn [sau khi cắt bỏ tinh hoàn] sẽ gây ra hậu quả gà trống con phát triển không hình thường.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

Hormone tăng trưởng có vai trò rất quan trọng trong đối với cơ thể con người, ở một mức vừa phải có thể giúp phát triển chiều dài xương, kích thích các cơ quan khác trong cơ thể. Dư thừa hormone tăng trưởng dẫn đến nhiều hệ lụy, điển hình là các bệnh lý tuyến yên, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bệnh nhân.

Hormone tăng trưởng GH được tiết ra từ tuyến yên giúp phát triển xương đùi, xương cẳng chân, đặc biệt là ở lứa tuổi trưởng thành. Hormone tăng trưởng GH có ý nghĩa quyết định lớn đối với chiều cao của trẻ. Nếu thiếu hormone này, trẻ sẽ có chiều cao khiêm tốn chứ không ảnh hưởng gì đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Tuyến yên là nơi sản sinh ra Hormone tăng trưởng GH

Ngoài ra, vai trò của hormone tăng trưởng GH còn bao gồm:

  • Tăng vận chuyển axit amin vào mô
  • Đưa axit béo vào máu
  • Hỗ trợ gan tổng hợp protein
  • Giảm mô mỡ và sự hấp thụ đường ở cơ
  • Tăng tái tạo glucose ở gan
  • Kích thích một số cơ quan tạo ra yếu tố tăng trưởng

Từ các vai trò này, hormone tăng trưởng GH còn được sử dụng để chữa bệnh. Hormone tăng trưởng GH được tổng hợp giống như GH tự nhiên, bao gồm somatotropin có 191 và somatrem có 192 axit amin [thêm methionin].

Bên cạnh hormone tăng trưởng GH thì chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính di truyền, ảnh hưởng của các hormone tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục, chế độ ăn uống, sự hấp thụ các khoáng chất như canxi, vitamin D3, kẽm...

Trường hợp trẻ bị thiếu hormone GH, trẻ sẽ có tốc độ tăng trưởng kém hơn so với bạn bè cùng trang lứa, độ lệch chuẩn chênh khoảng 3 lần. Việc sử dụng hormone GH để điều trị trong năm đầu có thể giảm độ lệch chuẩn xuống còn 1,4 lần. Nếu trẻ có tuyến giáp bình thường thì việc điều trị sớm kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ có thể giúp trẻ sớm đạt được chiều cao bình thường.

Dư thừa hormone tăng trưởng GH có thể là do u tuyến yên gây ra. Hầu hết các trường hợp này đều là u lành tính. U tuyến yên do dư thừa GH có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, bằng thuốc hoặc xạ trị. Do đó, bệnh nhân không nên quá lo lắng khi kết quả xét nghiệm cho thấy đang bị dư thừa hormone tăng trưởng.

Ở trẻ em, dư thừa hormone tăng trưởng có thể khiến xương của trẻ tiếp tục dài ra ngay cả khi đã hết tuổi dậy thì. Một số trường hợp hiếm gặp có thể mắc chứng khổng lồ, chiều cao lên tới hơn 2m. Việc dư thừa hormone tăng trưởng cũng có thể dẫn đến yếu cơ, đau đầu, mặt bì bì...

Dấu hiệu dư thừa hormone tăng trưởng GH

Ở người lớn, dư thừa hormone tăng trưởng có thể dẫn đến bệnh to đầu chi. Tuy nhiên, trường hợp này cũng rất hiếm gặp. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện da dày, đổ nhiều mồ hôi, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức khớp... Khi đó, xương của bệnh nhân sẽ không phát triển theo chiều dài mà to lên theo chiều dày khiến bàn chân, bàn tay to ra.

Nếu không được điều trị kịp thời thì các bệnh lý do dư thừa hormone tăng trưởng GH rất nguy hiểm, có thể dẫn đến biến chứng như: tiểu đường, bệnh tim mạch, viêm khớp, huyết áp cao...

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề