Huyệt ế phong nằm ở đâu

HUYỆT: Ế Phong

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

2 tai giống như 2 cái quạt [ế], 2 dái tai có thể gập ra vào như để quạt gió [phong], vì vậy gọi là Ế Phong [Trung Y Cương Mục].

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Phía sau trái tai, nơi chỗ lõm giữa góc hàm dưới và gai xương chũm, sau mỏm nhọn cao nhất của trái tai, sát bờ trước cơ ức đòn chũm.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 17 của kinh Tam Tiêu. • Huyệt giao hội với kinh Túc Thiếu Dương Đởm.

TÁC DỤNG

Thông nhĩ khiếu, minh mục, khu phong tiết nhiệt.

CHỦ TRỊ

Trị điếc, tai ù, tai lãng, tuyến mang tai viêm, thần kinh mặt liệt.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 0,5 – 1 thốn, hoặc hướng mũi kim về phía mắt đối diện. Cứu 1 – 3 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút. GIẢI PHẪU • Dưới da là phía trước bờ trước cơ ức–đòn–chũm, cơ trâm hầu, trâm móng, trâm lưỡi và cơ 2 thân, trên các cơ bậc thang. • Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI và XII, nhánh của dây cổ số 3, 4, 5.

• Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.


PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Hạ Quan [Vi.7] + Hội Tông [Ttu.7] trị tai điếc, khớp hàm dưới đau [Giáp Ất Kinh].


2.Phối Thông Lý [Tm.5] trị mất tiếng đột ngột [Tư Sinh Kinh].
3.Phối Thính Cung [Ttr.16] + Thính Hội [Đ.2] trị tai điếc do khí bế [Châm Cứu Đại Thành].
4.Phối Thính Hội [[Đ.2] trị tai ù [Bách Chứng Phú].
5.Phối Hợp Cốc [Đtr.4] + Nhĩ Môn [Ttu.21] + Thính Cung [Ttr.16] + Thính Hội [Đ.2] + Trung Chử [Ttu.3] trị tai ù điếc, tai chảy máu [Châm Cứu Học Giản Biên].
6.Phối Địa Thương [Vi.4] + Giáp Xa [Vi.6] + Hạ Quan [Vi.7] + Hợp Cốc [Đtr.4] + Nghênh Hương [Đtr.20] + Tứ Bạch [Vi.2] trị liệt mặt [Châm Cứu Học Giản Biên].
7.Phối Hạ Quan [Đtr.7] trị khớp hàm dưới đau [Châm Cứu Học Thượng Hải].
8.Phối Địa Thương [Vi.4] + Khiên Chính + Nghênh Hương [Đtr.20] trị liệt mặt [Châm Cứu Học Thượng Hải].
9.Phối Thính Cung [Ttr.16] + Thính Huyệt + Thính Thông trị tai ù [Châm Cứu Học Thượng Hải].
10.Phối Thiên Tỉnh [Ttu.10] + Túc Lâm Khấp [Đ.41] trị lao hạch [Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học].
10.Phối Giáp Xa [Vi.6] + Hợp Cốc [Đtr.4] trị tuyến mang tai viêm cấp [quai bị] [Châm Cứu Học Thượng Hải].

THAM KHẢO

• “Tai điếc do khí bế, đau khó nói: ắt phải châm Ế Phong mới khỏi” [Ngọc Long Ca].

• “Chỗ lõm sau tai không thể để cho bị tổn thương, nếu bị tổn thương sẽ làm cho người bệnh bị méo miệng” [Thánh Tế Tổng Lục].

  1. Ý nghĩa tên huyệt: 2 tai giống như 2 cái quạt [ế], 2 dái tai có thể gập ra vào như để quạt gió [phong], vì vậy gọi là Ế Phong
  2. Vị trí: Phía sau dái tai, nơi chỗ lõm giữa góc hàm dưới và gai xương chũm, sau mỏm nhọn cao nhất của dái tai, sát bờ trước cơ ức đòn chũm.
  3. Đường kinh: Huyệt 17 của kinh Tâm tiêu
  4. Xoa bóp bấm huyệt: Day bấm huyệt dùng ngón trỏ hoặc giữa, ấn thẳng vào huyệt cho đến khi thấy cảm giác tức tức giữ tầm 10 giây lặp lại nhiều lần cho đến khi có tác dụng. Có thể hơ bằng ngải cứu 5-10 phút. Có thể ấn huyệt giữ một lúc trong lúc đó hít sâu thở đều, như vậy huyệt sẽ được "tự động" day bấm vừa dễ lại vừa rất hiệu quả
  5. Tác dụng trị liệu:
    • Làm thông nhĩ: chữa các vấn đề ù tai, giảm thính giác trong thiếu máu não, mất ngủ, người già lão hoá
    • Giảm đau răng và viêm tuyến mang tai: những trường hợp đau răng từ nhẹ đến nặng đều có thể sử dụng được huyệt Ế phong nhằm thông kinh lạc, giảm viêm, giảm đau, giúp an thần
    • Tê bì mặt, méo miệng do trung gió sử dụng huyệt Ế phong rất tốt với tác dụng thông kinh mạch, trừ phong

!!! Một số hướng dẫn để thành công trong sử dụng xoa bóp bấm huyệt

!!! Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống

Huyệt Ế Phong là một trong những huyệt đạo quan trọng trên cơ thể con người, được sử dụng trong trị liệu, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh.

Vị trí huyệt Ế Phong

Tên huyệt: Ế dùng để chỉ quạt lông, có hình dạng gần giống hoa tai; Phong là gió. 

Huyệt nằm ở phần lõm sau tai, nơi mà gió không thể tác động trực tiếp. Để xác định chính xác vị trí của huyệt các bạn làm như sau: Giữ thẳng đầu và lưng, dùng tay tìm vị trí lõm ở phía sau của dái tai. Vị trí nào cho cảm giác đau thì đó chính là huyệt Ế Phong.

Ế Phong là huyệt thứ 17 trên đường kinh Tam Tiêu.

Tác dụng của huyệt Ế Phong

Tác dụng đơn huyệt

Huyệt Ế Phong được sử dụng trong trị các chứng ù tai, khí chịu khi có gió tác động. Ngoài ra tác động vào huyệt còn giúp máu lưu thông lên não tốt hơn, làm chậm tác động của quá trình lão hóa. Cụ thể:

- Hỗ trợ điều trị các chứng đau răng, sưng má, tê liệt cơ mặt, co giật.

- Kiểm soát những cơn đau ở vai gáy, tê cứng cỏ do bệnh lý.

- Giảm tình trạng nặng tai, đau ở tai, chóng mặt, say xe, buồn nôn,

- Huyệt có nhiều tác dụng trong trị liệu chứng bị đau dây thần kinh não số 5.

- Phục hồi thính lực.

- Ổn định huyết áp.

Kết hợp Ế Phong với các huyệt đạo khác

Ngoài tác dụng đơn huyệt thì Ế Phong còn có thể kết hợp với các huyệt đạo khác để tăng cường khả năng trị liệu.

- Kết hợp với các huyệt Hạ Quan, Hội Tông trị tai bị điếc, khớp hàm dưới bị đau.

- Kết hợp với huyệt Thông Lý trị mất tiếng đột ngột.

- Kết hợp với các huyệt Thính Cung, Thính Hội trị điếc tai.

- Kết hợp với huyệt Thính Hội trị ù tai.

- Kết hợp với các huyệt Giáp Xa, Hợp Cốc trị mang tai bị viêm cấp.

- Kết hợp với các huyệt Thiên Tỉnh, Túc Lâm Khấp trị lao hạch.

Cách châm cứu và bấm huyệt Ế Phong

Bấm huyệt Ế Phong

Sử dụng đầu ngón tay để tá động vào huyệt đạo, giúp đả thông kinh mạch, tăng cường lưu thông khí huyết bên tront cơ thể.

- Xác định chính xác huyệt vị.

- Sử dụng tay để ấn và giữ huyệt trong khoảng 10 giây cho đến khi có cảm giác bị đau tức.

- Tiến hành bấm hiện vài lần liên tục trong ngày để có hiệu quả trị liệu như ý.

- Để tăng cường tính hiệu quả các bạn có thể kết hợp sử dụng ngải cứu đã được hơ nóng để đắp lên vùng da phía trên huyệt trong khoảng thời gian 5 – 10 phút.

Châm cứu huyệt Ế Phong

- Vệ sinh tay và kim châm.

- Xác định huyệt vị.

- Châm kim xuống 0.5 – 1 thốn, hướng kim theo mặt đối diện.

- Thực hiện cứu từ 1 – 3 tráng, thời gian 5 – 10 phút tùy theo tình trạng bệnh lý.

Một số lưu ý khi tác động vào huyệt Ế Phong

- Việc kết hợp kĩ thuật bấm huyệt với day huyệt Ế Phong sẽ rất tốt.

- Khi châm cứu cũng như bấm huyệt cần xác định chính xác huyệt vị. Bên cạnh đó cần vệ sinh tay và kim sạch sẽ trước khi tác động để tránh vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào bên trong cơ thể.

- Lực bấm vừa đủ, không quá mạnh khiến tạo vết bầm tím dưới da.

- Khi châm cứu thì độ dài của kim châm và mức độ vào sâu nên 0,5 – 1, không nên vào quá sâu.

- Không nên châm cứu, bấm huyệt sau khi vừa uống rượu bia.

- Đối với châm cứu là kĩ thuật khó các bạn nên thực hiện tại các trung tâm trị liệu, bởi các chuyên gia có tay nghề, không nên tự thực hiện tại nhà.

Trên đây là một  số chia sẻ từ Ghế massage Okasa về huyệt Ế Phong: Vị trí, tác dụng, phương pháp bấm huyệt và châm cứu. Tin rằng qua các thông tin được chia sẻ các bạn có nhiều hơn các thông tin hữu ích về trị xoa bóp bấm huyệt trị liệu, từ đó chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống !

Video liên quan

Chủ Đề