Hướng dẫn trò chơi về kỹ năng hợp tác

Trẻ biết và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác. Trẻ kể được một số hoạt động cần phải hợp tác cùng nhau ở lớp.[ cs 52]

- Kỹ năng: Rèn luyện cho trẻ kỹ năng phối hợp với các bạn bằng các cách khác nhau

- Thái độ: Vui vẻ thực hiện công việc chung

II. Chuẩn bị :

- Tranh truyện Nhổ củ cải

- Bóng : 20 quả

- Rổ đựng bóng: 4 cái

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC:

 

1. ỔN ĐINH:

- Chơi: "Trời tối trời sáng"

2. NỘI DUNG:

* Hoạt động 1: Nhận quà

- Có 2 thùng quà được gới tặng cho lớp mình, cô mời các bạn trai ra khiêng các thùng quà vào giúp cô [ Nhóm 4 cháu khiêng 1 thùng ]

- Cô mở quà [ Có một bộ tranh truyện và các quả bóng]

- Đây là hình ảnh của câu chuyện nào? [ Nhổ củ cải]

* Hoạt động 2: Dạy cháu biết phối hợp khi thực hiện nhiệm vụ chung

- Trò chuyện với cháu về nội dung chính của truyện: Nhổ củ cải

+ Ai đã nhổ củ cải đầu tiên?

+ Một Mình ông lão có nhổ được củ cải lên không? Tại sao?

+ Ông lão đã gọi ai? Ông và bà lão có nhổ được củ cải lên không? Vậy ông đã gọi những ai nữa?

+ Cuối cùng nhờ sự giúp sức của nhiều người chuyện gì đã xảy ra?

Một mình ông lão không thể nhổ được củ cải lên nhưng nhờ nhiều người cùng nhau hợp sức đã nhổ được củ cải lên.

* Chơi: Nhổ củ cải

- Các con cùng nhau nhổ củ cải có vui không?

- Khi cùng nhau làm chung một việc sẽ vui hơn và công việc mau chóng, dễ dàng hoàn thiện hơn đó các con

- Các con nghĩ xem, nếu thùng quà lúc nãy một bạn khiêng vào có được không? vì sao?

+ Các con có nhận xét gì về 2 hình ảnh này [ Cho xem hình ảnh góc xây dựng 1 cháu và góc xây dựng nhiều cháu để cháu nhận xét nhóm 1 bạn sẽ xây lâu hơn, nhiều bạn sẽ xây nhanh hơn....]

+ Hình nào thể hiện sự hợp tác?

- Vậy trong lớp các bạn đã cùng nhau hợp tác trong những hoạt động nào? [ Cháu kể: Phụ cô dọn bàn ăn, phòng ngủ. chuẩn bị giờ học, thu dọn góc chơi.....]

+ Cho xem một số hình ảnh trẻ cùng nhau làm việc

® Khi chúng ta cùng nhau làm một việc gì đó được gọi là hợp tác . Hợp tác là tạo nên sức mạnh để hoàn thành công việc chung đó các con.

- Hát " Lớp chúng mình đoàn kết"

* Chơi chuyền bóng

- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, khi nghe hiệu lệnh của cô 2 bạn sẽ kẹp bóng vào bụng và di chuyển bóng về đích, khi di chuyển 2 tay không được chạm vào bóng, đội nào chuyển bóng về đích trước thi đội đó là đội thắng cuộc

- Nhận xét sau khi chơi và hỏi cháu:

+ Vì sao đội này chuyền bóng nhanh hơn? [ Biết phối hợp với nhau, di chuyển nhanh, không làm rơi bóng]

+ Con cảm thấy thế nào khi được phối hợp cùng bạn?

- Vậy để hoàn thành nhiệm vụ 1 cách nhanh chóng các bạn hãy cùng nhau hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ của mình nhé.

* Chơi: Hai người ba chân

- Cách chơi: hai bạn 1cặp,cô dùng dây thun để buộc vào chân trái của trẻ này với cổ chân phải của trẻ kia, cả 2 phải cùng nhau đi trong sự hợp tác cả 2 cùng lấy bóng chơi mang về.

- Cô khen đội hợp tác tốt

* Hoạt động 3: Trò chơi: Chèo thuyền

- Chia lớp thành 3 đội thi đua chèo thuyền về đích

+ Cách chơi: Các bạn trong đội sẽ ngồi xuống sàn, bạn phái sau bắt chân lên đùi bạn phía trước. Khi chèo thuyền các con dùng tay chống đẩy về phía trước, đội nào phối hợp với nhau nhịp nhàng di chuyển đến đích trước sẽ thắng cuộc

Trẻ cần phải hiểu từ sớm rằng việc hợp tác với người khác sẽ mang lại những giá trị to lớn hơn trong bất kỳ một hoạt động nào, từ việc chơi trò chơi cho đến việc giải các bài tập, các vấn đề khó khăn trẻ gặp phải khi đi học. Bên cạnh đó, việc biết hợp tác với người khác còn giúp trẻ trở thành người giao tiếp tốt, biết tôn trọng người khác và có lòng trắc ẩn. Nhưng làm thế nào để dạy trẻ kỹ năng hợp tác là điều không phải cha mẹ nào cũng nắm được.

Dưới đây là một số cách đơn giản giúp cha mẹ luyện tập kỹ năng hợp tác cho con ngay hôm nay.

Lắng nghe một cách đầy đủ

Để trẻ có được kỹ năng hợp tác, trước hết phải dạy trẻ biết cách lắng nghe. Và để trẻ hiểu được giá trị của sự lắng nghe thì đầu tiên, cha mẹ hãy thấu hiểu chính con mình. Trong bất kỳ tình huống cụ thể nào mà con bạn gặp phải, bạn cũng hãy mở rộng trái tim, đôi mắt, đôi tai để có thể hiểu được con đang nghĩ gì, con đang có cảm giác như thế nào. Lắng nghe những chia sẻ của con, đồng cảm với con và bày tỏ sự tôn trọng với những suy nghĩ của con. Khi đã đạt được sự lắng nghe, trẻ sẽ biết trong một nhóm, mỗi ý kiến của mỗi người đều có những giá trị nhất định và cần được ghi nhận.

Dạy con biết chia sẻ

Chia sẻ là yếu tố tiếp theo để hợp tác hiệu quả. Cha mẹ hãy chứng minh cho trẻ thấy sự chia sẻ của mình đối với bất cứ ai, với những điều đơn giản như chia sẻ đồ ăn, chia sẻ thời gian, hay tình yêu. Giải thích cho trẻ hiểu vì sao bạn lại làm như vậy. Muốn nhận được những tín hiệu tích cực từ người khác thì trước hết mình cần biết cho đi trước khi nhận lại.

Chơi trò chơi

Đây là cách thức hiệu quả để dạy trẻ kỹ năng hợp tác. Lựa chọn những trò chơi mang tính đồng đội cho trẻ như chơi nhảy dây, đánh cầu lông, cùng giải câu đố… Nếu có nhiều trẻ, bạn có thể chia đội, và việc thắng thua sẽ cho trẻ biết rút kinh nghiệm cho những lần hợp tác tiếp theo như trẻ cần lắng nghe nhau hơn, cần nhanh tay hơn, cần bình tĩnh với nhau hơn…

Khuyến khích trẻ làm việc theo nhóm

Cha mẹ hoặc giáo viên hãy thiết lập các tình huống để trẻ cần phải tham gia nhóm mới có thể thực hiện được như chơi thể thao theo đội, thảo luận giải quyết một vấn đề khó nào đó, chơi các trò chơi kết hợp. Chú ý nên tạo ra những trò chơi mà trẻ có thể thấy rõ được rằng sự tôn trọng, biết cách giao tiếp, lắng nghe là chìa khóa của thành công.

Tráo đổi vai trò

Hãy để cho con được thử là người chỉ đạo trong một dịp nào đó như các hoạt động trong ngày, hoạt động cho ngày nghỉ cuối tuần, hay thậm chí là cả một kỳ nghỉ cho gia đình, tùy theo độ tuổi và ngân sách và cha mẹ hãy hướng dẫn cho trẻ.  Sẽ không bao giờ là quá sớm để trẻ bắt đầu vai trò lãnh đạo. Để trẻ biết được quy trình để đi đến thành công cho một việc cần những gì, cần làm ra sao và cần sự hỗ trợ từ ai. Như vậy, trẻ sẽ biết cách hợp tác với mọi người hơn trong các tình huống cụ thể khác.

Cha mẹ có thể thấy kỹ năng hợp tác rất quan trọng đối với trẻ trong học tập và công việc sau này. Biết hợp tác với người khác là trẻ tự tạo cho mình những cơ hội được học tập, lắng nghe, bản lĩnh lãnh đạo và khả năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng này học càng sớm, trẻ sẽ càng dễ thành công. Sẽ là quá muộn nếu cha mẹ không chú ý mà thời điểm học tập tốt nhất của trẻ [4-8 tuổi] – thời điểm mà mọi tiếp thu, mọi kiến thức được trẻ tiếp nhận một cách dễ dàng và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển về sau.

Chủ Đề