Hướng dẫn trò chơi đi du lịch

Một Vài Trò Chơi Khi đi Du Lịch

Trong những chuyến đi du lịch, vai trò của hướng dẫn viên là vô cùng quan trọng, là người đại diện quan trọng của công ty du lịch quyết định phần lớn sự thành công hay thất bại của một tour du lịch. Người hướng dẫn viên phải hội tụ rất nhiều những ký nẵng [ giao tiếp ứng xử, thuyết trình, hiểu biết về lịch sử văn hóa, phong tục tập quán, đặc sản… của địa phương có trong lịch trình , kỹ năng hoạt náo…] và tất cả đều hướng tới việc làm hài lòng khách, đảm bảo cho họ có chuyến đi thăm quan du lịch vui vẻ, thoải mái.

Mình cũng là một hướng dẫn viên du lịch và mình thấy rằng trong những chuyến đi xa, với khách đoàn đông ngoài khả năng thuyết trinh tuyến điểm, thì khả năng hoạt náo, tổ chức trò chơi, đố vui…. Là rất quan trọng, để cho khách có tâm lý vui vẻ, hứng thú và hài lòng trong chuyến đi.

Dưới đây mình xin chia sẻ một số trò chơi và những kỹ năng mình đã từng áp dụng và cũng khá thành công để có được 1 chuyến đi du lịch vui vẻ cho nhiều đoàn khách.

1] Trò Đá bóng.
Mục đích:
+ Giúp đối tượng chơi có được sự nhanh nhẹn, hoạt bát, khéo léo.
+ Giáo dục tinh thần đồng đội, kỷ luật.
+ Tạo không khí sôi nổi, vui vẻ, hào hứng trong học tập, sinh hoạt.
Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị: Còi, bóng bay, chỉ buộc. Quản trò chỉ định 02 trợ lý trọng tài. Mua số bóng bay bằng số lượng người chơi [có dự phòng], chọn bóng có hai màu dễ phân biệt với nhau, đã thổi sẵn để buộc vào cổ chân mỗi người chơi.
+ Số lượng: 20 – 30 người.
Cách chơi:
+ Quản trò phổ biến luật chơi, chia đoàn làm hai đội. Có thể dùng nước vôi vạch sẵn giới hạn cho sân chơi.
+ Khi có hiệu lệnh, các đội tìm cách giẫm nổ bóng của đội bạn.
+ Khi có hiệu lệnh dừng, đội nào còn nhiều bóng hơn sẽ thắng.
Luật chơi:
+ Cấm ôm bạn cho bạn khác dẫm bóng.
+ Cấm dùng tay đập bóng.
+ Cấm đá cao chân.
+ Cấm va chạm mạnh trong lúc chơi.

2] Trò Cõng bạn thổi bóng.
Mục đích:
+ Giúp đối tượng chơi có được sự nhanh nhẹn, hoạt bát, khéo léo.
+ Giáo dục tinh thần đồng đội, kỷ luật.
+ Tạo không khí sôi nổi, vui vẻ, hào hứng trong học tập, sinh hoạt.
+ Rèn luyện sức khoẻ.
Chuẩn bị:
+ Số lượng: 30 – 40 người.
+ Chuẩn bị: bóng bay chưa thổi, chọn loại bóng tốt, còi, chỉ để buộc bóng.
Cách chơi:
+ Quản trò phổ biến luật chơi, chia đoàn làm các đội, mỗi đội khoảng 6 – 10 người. Các đội chơi có số người chơi bằng nhau và số lượng người trong mỗi đội phải là số chẵn, các đội chơi xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Quy định vạch xuất phát, đích.
+ Khi có hiệu lệnh, các đội chơi từng lần lượt đôi một theo thứ tự vừa cõng nhau vừa thổi bóng bay. Bạn được cõng cầm bóng để vào miệng bạn cõng, bạn cõng thổi bóng đi về đích buộc vào dây, rồi quay về đích, đi về cuối hàng. Đôi thứ hai tiếp tục làm như đôi thứ nhất… cho đến đôi cuối cùng.
+ Đích đã buộc sẵn quả bóng mẫu và nhiều dây để các đội buộc bóng.
Luật chơi:
+ Nếu bóng bị nổ, buộc mảnh nổ vào dây cũng được tính như một quả bóng.
+ Nếu bị ngã, quay trở lại vạch xuất phát.
+ Bóng phải to ít nhất bằng quả bóng mẫu mới được tính.
+ Khi hết thời gian, đội nào có nhiều bóng hơn sẽ thắng cuộc.
+ Trò chơi này chỉ nên chơi sau giờ ăn ít nhất là 1h.

3] Trò Đua ếch.
Mục đích:
+ Giúp đối tượng chơi có được sự nhanh nhẹn, hoạt bát, khéo léo.
+ Giáo dục tinh thần đồng đội, kỷ luật.
+ Tạo không khí sôi nổi, vui vẻ, hào hứng trong học tập, sinh hoạt.
Chuẩn bị:
+ Đội hình: Xếp thành hàng dọc.
+ Số lượng: 30 – 40 người.
Cách chơi:
+ Quản trò phổ biến luật chơi, chia đoàn làm các đội, mỗi đội khoảng 8 – 10 người; quy định vạch xuất phát, đích.
+ Quản trò sắp xếp các đội ngồi theo hàng dọc, tay người nọ bám vào vai [hoặc eo, hoặc áo] người kia, người đầu ngồi ở vị trí vạch xuất phát. Khi quản trò ra hiệu lệnh, các đội chơi giữ nguyên tư thế ngồi tay người nọ bám vào vai người kia, cùng nhảy đến vạch đích.
+ Đội nào đến đích trước [có người cuối cùng về đến đích] mà không phạm luật sẽ thắng.
Luật chơi:
+ Không được để đứt dây giữa chừng.
+ Không được xuất phát trước hiệu lệnh của quản trò.
+ Trò chơi này chỉ nên chơi sau giờ ăn ít nhất là 1h.

4] Trò Bón cho bé.
Mục đích:
+ Giúp đối tượng chơi có được sự nhanh nhẹn, hoạt bát, khéo léo.
+ Rèn luyện khả năng phản xạ, cảm giác.
+ Giáo dục tinh thần đồng đội, kỷ luật.
+ Tạo không khí sôi nổi, vui vẻ, hào hứng trong học tập, sinh hoạt.
Chuẩn bị:
+Khăn bịt mắt [bằng số đội chơi], bỏng ngô [hoặc kẹo].
+Số lượng: 30 – 40 người.
Cách chơi:
+ Quản trò phổ biến luật chơi, chia đoàn làm các đội có số lượng người bằng nhau, mỗi đội khoảng 8 – 10 người xếp thành hàng dọc đứng vào vạch xuất phát.
+ Mỗi đội sẽ cử một người làm em bé, tách khỏi hàng và không bịt mắt, những người chơi còn lại sẽ đứng thành hàng cách em bé 3m.
+ Khi có lệnh của quản trò, người số 1 sẽ đi đến đút cho bé ăn, bé phải dùng mồm cắn bỏng [kẹo]. Đút xong người số 1 sẽ bỏ khăn bịt mắt, chạy về đập vào lưng người số 2, người số 2 sẽ cầm khăn do người số 1 đưa để bịt mắt và tiếp tục làm như người số 1.
Luật chơi:
+ Bé không được dùng tay để lấy thức ăn.
+ Người đút sẽ bị bịt mắt và đi theo sự điều khiển của bé [rẽ trái, rẽ phải, tiến, lùi, lên, xuống…].
+ Đội nào xong trước sẽ thắng.

5] Trò Lái tàu.
Mục đích:
+ Giúp đối tượng chơi có được sự nhanh nhẹn, hoạt bát, khéo léo.
+ Rèn luyện khả năng phản xạ, cảm giác.
+ Rèn luyện khả năng ghi nhớ chính xác.
+ Giáo dục tinh thần đồng đội, kỷ luật.
+ Tạo không khí sôi nổi, vui vẻ, hào hứng trong học tập, sinh hoạt.
Chuẩn bị:
+ Khăn bịt mắt [bằng số đội chơi], một số đồ vật [quả bóng nhựa, cái xô, quyển sách…].
+ Số lượng: 30 – 40 người.
Cách chơi:
+ Quản trò phổ biến luật chơi, chia đoàn làm các đội có số lượng người bằng nhau, mỗi đội khoảng 8 – 10 người đứng thành hàng dọc đứng vào vạch xuất phát.
+ Bịt mắt tất cả các thành viên trong đoàn, trừ người cuối cùng.
+ Cử một số bạn làm chướng ngại vật.
+ Quản trò ra hiệu lệnh cho các đội lấy đồ vật.
+ Các đội sẽ đi theo sự điều khiển của người cuối cùng do người cuối cùng phát lệnh [VD vỗ vai trái là rẽ trái, vai phải là rẽ phải, vỗ đầu là tiến thẳng, vỗ mông là lùi, vỗ đùi là cúi xuống…]. Người cuối cùng vỗ vào người đứng liền trước mình, cứ như thế cho đến người đầu tiên.
Luật chơi:
+ Không được đụng vào chướng ngại vật.
+ Chỉ được điều khiển bằng động tác, cấm dùng lời nói.
+ Lấy nhầm vật của đội khác.

6] Trò Bò vào chuồng.
Mục đích:
+ Giúp đối tượng chơi có được sự nhanh nhẹn, hoạt bát, khéo léo.
+ Rèn luyện khả năng phản xạ, cảm giác.
+ Giáo dục tinh thần đồng đội, kỷ luật.
+ Tạo không khí sôi nổi, vui vẻ, hào hứng trong học tập, sinh hoạt.
Chuẩn bị:
+ Khăn bịt mắt [số lượng bằng 1/2 số người chơi].
+ Số lượng: 30 – 40 người.
+ Vật cản: người, gạch…
Cách chơi:
+ Quản trò phổ biến luật chơi, chia đoàn làm các đội có số lượng người bằng nhau, mỗi đội khoảng 6 – 10 người [số chẵn], xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát.
+ Người thứ nhất bị bịt mắt, người thứ hai cầm que. Cứ như thế xếp thành các cặp cho đến hết hàng.
+ Khi có hiệu lệnh của quản trò, cặp đầu tiên của mỗi đội sẽ tiến về đích bằng cách: người đứng sau điều khiển người đứng trước bằng cách: một tay để lên vai người đi đầu, tay kia sẽ ra hiệu lệnh bằng động tác [theo quy định của quản trò. VD chạm vào đầu là tiến thẳng, vỗ vai trái là rẽ trái, vỗ vai phải là rẽ phải]. Trên đường đi phải tránh các vật cản, khi bò đã về chuồng thì đôi tiếp theo mới đưice tiếp tục.
Luật chơi:
+ Không được đi vướng vật cản.
+ Không được nói.
+ Hết thời gian [quản trò quy định], đội nào đã có số bò trong chuồng nhiều nhất sẽ thắng.

7] Trò Chạy vượt rào.
Mục đích:
+ Giúp đối tượng chơi có được sự nhanh nhẹn, hoạt bát, khéo léo.
+ Giáo dục tinh thần đồng đội, kỷ luật.
+ Tạo không khí sôi nổi, vui vẻ, hào hứng trong học tập, sinh hoạt.
Chuẩn bị:
+ Khăn bịt mắt [bằng số đội chơi].
+ Số lượng: 30 – 40 người.
+ Vật cản [người, đồ vật].
Cách chơi:
+ Quản trò phổ biến luật chơi, chia đoàn làm các đội có số lượng người bằng nhau, mỗi đội khoảng 8 – 10 người.
+ Các đội xếp hàng dọc, dùng khăn bịt mắt của các đội, trừ người đứng thứ nhất làm nhiệm vụ hoa tiêu.
+ Khi quản trò ra hiệu lệnh, hoa tiêu sẽ dùng lời điều khiển người chơi vượt qua các chướng ngại vật, sau đó quay lại điều khiển người tiếp theo.
Luật chơi:
+ Không được đi vướng vật cản.
+ Đội nào về đích sớm nhất. ít phạm quy nhất sẽ thắng.
+ Số lượng vật cản của mỗi đội như nhau.
+ Không đưice đi sang đường của đội bạn.

8] Trò Mèo đuổi chuột.
Mục đích:
+ Giúp đối tượng chơi có được sự nhanh nhẹn, hoạt bát, khéo léo.
+ Giáo dục tinh thần đồng đội, kỷ luật.
+ Rèn luyện khả năng suy đoán.
+ Tạo không khí sôi nổi, vui vẻ, hào hứng trong học tập, sinh hoạt.
Chuẩn bị:
+ Khăn bịt mắt [02 cái].
+ Số lượng: 20 – 30 người.
Cách chơi:
+ Quản trò phổ biến luật chơi, chỉ định hoặc có hình thức để chọn mèo, chuột.
+ Tập thể đứng thành vòng tròn, nắm chặt tay nhau làm nhà. Mèo và chuột bị bịt mắt, đứng xa nhau trong chuồng, khi có hiệu lệnh, mèo kêu meo meo, chuột kêu chít chít, mèo đi bắt chuột, chuột trốn mèo. Quản trò có thể yêu cầu mèo và chuột đổi vai cho nhau trong quá trình chơi.
Luật chơi:
+ Mèo và chuột không được đi ra khỏi nhà.
+ Những người làm nhà không được để rời tay người bên cạnh. Nếu bị rời ở chỗ nào sẽ bắt cả hai người vào thay cho mèo và chuột.

9] Trò Kéo co.
+ Quản trò chia đoàn thành hai đội có số lượng bằng nhau, tập hợp hai đội chơi thành hai hàng đứng đối diện nhau trên một trục thẳng. Hai người đứng đầu của hai đội đan hai bàn tay vào nhau và lồng vào nhau, những người còn lại ôm bụng của người đứng liền trước.
+ Khi có hiệu lệnh của quản trò, hai đội tìm cách kéo đội bạn ra khỏi vạch .
+ Đội nào bị kéo qua khỏi vạch sẽ bị thua cuộc, đội nào bị ngã, bị đứt sẽ bị thua cuộc.

10] Vượt trạm.
Mục đích:
+ Giúp đối tượng chơi có được sự nhanh nhẹn, hoạt bát, khéo léo.
+ Giáo dục tinh thần đồng đội, kỷ luật.
+ Kiểm tra các kiến thức lịch sử, địa lý, văn hoá, nghiệp vụ… cơ bản.
+ Tạo không khí sôi nổi, vui vẻ, hào hứng trong học tập, sinh hoạt.
Chuẩn bị:
+ Các câu hỏi.
+ Photocopy các bộ câu hỏi để chia cho các trạm.
+ Trạm trưởng.
+ Giấy thông hành và bàn ghế cho các trạm.
+ Số lượng: 20 – 30 người.
Cách chơi:
+ Quản trò phổ biến luật chơi, chỉ định hoặc có hình thức để chọn các trạm trưởng.
+ Quản trò chia đoàn thành các đội có số lượng người bằng nhau, xếỄNhàng dọc trước vạch xuất phát.
+ Khi có hiệu lệnh, người chơi số 1 của mỗi đội sẽ rời khỏi hàng, đi về trạm của đội mình bốc thăm, trả lời câu hỏi, nhận giấy thông hành tiếp tục đi đến các trạm tiếp theo cho đến trạm cuối cùng. Kết thúc trạm cuối cùng chạy về đưa giấy thông hunch cho bạn thứ hai. Bạn cuối cùng sẽ đưa giấy thông hành cho quản trò
Luật chơi:
+ Mỗi đội sẽ có một bộ câu hỏi giống nhau.
+ Hết thời gian quy định, đội nào có số điểm cao nhất sẽ thắng cuộc.
+ Mỗi đội chỉ sử dụng một giấy thông hành.
+ Mỗi đội có đường đi riêng, tránh chồng chéo.
+ Giấy thông hành phải có chữ ký của trạm trưởng, điểm số do trạm trưởng chấm. Nếu trả lời được câu hỏi sẽ đưice 1 đ, nếu không trả lời được sẽ được 0 điểm và được cho đi tiếp.

B – Một số hình thức phạt.

Sau mỗi trò chơi, sẽ có những cá nhân chơi sai hay đội chơi thua. Quản trò sẽ có hình thức phạt, thực chất đây là một trò chơi mới để làm thay đổi không khí. Sau đây là một số trò chơi làm hình thức phạt:

1] Nặn tượng.
Quản trò bắt những người bị phạt đứng thành hàng, sau đó cử một số bạn tương ứng với số người bị phạt lên điều khiển các bộ phận cơ thể của người bị phạt [tay, chân, mặt…], người bị phạt phải giữ nguyên tư thế đó cho đến lúc người quản trò cho phép nghỉ.

2] Soi gương.
Quản trò bắt những người bị phạt đứng thành hai hàng, quay mặt vào nhau từng đôi một: một người làm gương, một người soi gương. Người soi làm động tác nào thì gương cũng phải làm động tác đó.

3] Dàn đồng ca.
Quản trò bắt những người bị phạt đứng thành hàng, sau đó đặt cho mỗi người một tên loài vật [chó, gà, dê, chim, mèo, lợn, chuột…]. Khi có hiệu lệnh, những người bị phạt phải đồng thời kêu to như âm thanh của con vật đó trong khoảng 40 giây đến 1 phút.

4] Pha chanh đá.
Quản trò bắt những người bị phạt đứng thành hàng, sau đó cho ngồi xổm xuống, tượng trưng cho cái cốc. Quản trò sẽ quy định quy trình pha nước chanh: bỏ đường vào cốc, đổ nước vào cốc, đập đá, quấy… Người bị phạt làm theo lời nói của quản trò như:
+ Bỏ đường vào cốc: nhổm người lên
+ Cho đá vào cốc: nhổm cao hơn
+ Quấy: lắc mông, lắc đầu

5] Một số hình thức phạt khác.
+ Từng cặp một tay ôm eo nhau nhảy lò cò 01 vòng quanh đống lửa.
+ Từng cặp một dùng miệng ăn chuối, một người ngậm quả chuối, người còn lại dùng miệng bóc và ăn quả chuối, không được dùng tay.
+ Từng đôi một cặp quả bóng vào cổ chạy 01 vòng quanh đống lửa.

Chủ Đề