Hướng dẫn chơi đàn organ

Giai điệu âm nhạc phát ra từ đàn organ khiến người ta cảm thấy dễ chịu. Vì vậy, đàn organ là một trong những nhạc cụ khá phổ biến để học. 

Nhiều bạn không tự tin lựa chọn học organ vì nghĩ đây là bộ môn khó. Nhưng ngược lại học chơi organ không khó như bạn nghĩ, chỉ cần nắm chắc kiến thức và kỹ thuật thì mọi thứ sẽ đơn giản hơn. Hiểu được tâm lý của bạn, VietVocal hướng dẫn bạn học đàn organ cơ bản dưới dây nhé. 

Lựa chọn đàn organ 

Trong tất cả các loại nhạc cụ thì đàn organ được đánh giá là loại dễ chơi và dễ học bậc nhất, bởi các tính năng điện tử hỗ trợ người học được trang bị vô cùng đầy đủ. 

Hiện nay trên thị trường có vô vàn mẫu mã và chủng loại đàn organ, phục vụ phong phú nhu cầu người học và chơi nhạc. Mỗi mỗi thương hiệu, một dòng đàn lại có những thế mạnh và yếu điểm khác nhau.

Lựa chọn đàn organ

Những thương hiệu đàn organ danh tiếng nhất trên thị trường hiện nay có thể kể đến là: Yamaha, Casio, Korg, Roland, Kurtzman… 

Trong những thương hiệu kể trên thì Yamaha, Casio, Kurtzman là những thương hiệu sản xuất nhiều mẫu đàn organ cho người mới học hơn so với Korg hay Roland – 2 nhà sản xuất này chủ yếu tập trung vào phân khúc chuyên nghiệp phục vụ người chơi ở trình độ cao. 

Nắm chắc kiến thức nhạc lý

Trước khi chơi đàn organ, bạn cần nắm chắc kiến thức về nhạc lý cơ bản, hiểu về các nốt nhạc trên phím đàn và bản nhạc. Đơn giản hơn bạn có thể học từ phím trên piano: 

  • Bàn phím của đàn piano lặp lại các nốt của nó từ trên xuống dưới trong một số quãng tám. Điều này có nghĩa là các nốt thay đổi từ thấp [bên trái] lên cao [bên phải], nhưng không thay đổi về cao độ.
  • Có 12 nốt mà đàn piano có thể tạo ra: 7 nốt trắng [C, D, E, F, G, A, B] và 5 nốt đen [C#, D#, F#, Ab, và Bb].

Tập luyện nghe thật nhiều

Khi học đàn organ, bạn cần có đôi tay linh hoạt để cảm được âm thanh phát ra. Vì vậy, hãy luyện tập và lắng nghe nhiều sẽ giúp bạn giải mã hợp âm rất tốt. Khi biết cách lắng nghe và cảm nhận từng nốt nhạc bạn có thể nắm bắt được cảm xúc trong bản nhạc.

Các bước chơi đàn organ cơ bản

Bước 1: Chuẩn bị đàn organ

Tất nhiên, bạn muốn học organ, bạn cần có một cây đàn organ. Bạn có thể thuê hoặc mua đàn mới. 

Bước 2: Nắm chắc nguyên tắc cơ bản

Mỗi cây đàn sẽ có nguyên tắc chơi khác nhau và organ cũng vậy:

  • Nhớ được điệu đệm [Đàn Casio gọi là Rythm, Đàn Roland và Yamaha gọi là Style ]
  • Nhấn vào nút Rythm/style, sau đó sử dụng bảng số/vòng quay dữ liệu để chọn ra 1 điệu thích hợp cho bản nhạc cần chơi.
  • Điều chỉnh tốc độ của điệu đệm nhanh hoặc chậm.
Cách bước chơi đàn organ cơ bản

Cách chơi organ:

  • Trước tiên bạn nhấn vào nút tempo
  • Sử dụng các phím mũi tên lên xuống hoặc nút + – trên bảng số hoặc dùng vòng quay để chọn tốc độ thích hợp cho bản nhạc cần đàn.

Điều chỉnh các hiệu quả âm thanh:

  • Touch Reponser: Đây là chế độ “Phím sống”. Chế độ này nên bật thường xuyên khi sử dụng trong tất cả mọi trường hợp để tập cho ngón tay quen với sự tinh tế nhất.
  • Sustain: Đây là chế độ tạo tiếng vang ngân dài cho các nốt nhạc
  • Harmony: Đây là chế độ tạo hoà âm
  • SlitVoice: Đây là chế độ phân tiếng
  • Dual Voice: Đây là chế độ hoà tiếng, pha trộn các loại tiếng nhạc cụ khác nhau.

Đệm hợp âm tay trái: Trên đàn organ có nhiều chế độ hợp âm dành cho tay trái như normal, split [phân tiếng], finger [đệm ngón đơn] và fingered [đệm ngón kép].

Sau khi đã chỉnh xong điệu đệm, tốc độ, tiếng nhạc cụ, kiểu đệm, hiệu quả âm thanh …. chúng ta có thể ghi nhớ cài đặt vào bank tiếng để khai thác một cách dễ dàng.

Bước 3: Chơi đàn organ

Sau khi đã chuẩn bị và thực hiện được 2 bước trên, bạn có thể bắt đầu thực hiện chơi organ và chọn một bản nhạc để chơi. Có thể lựa chọn bản nhạc có đệm trong đàn và mở tempo phù hợp để chơi.

Một số lưu ý khi chơi đàn organ cơ bản

  • Đọc nhẩm giai điệu trước khi tập
  • Tập từ chậm đến nhanh và điều quan trọng là đúng nhịp.

Một số lưu ý khi chơi đàn organ cơ bản

  • Mắt luôn luôn nhìn bản nhạc, tai nghe, chân dậm nhịp.
  • Dành khoảng 15 phút chạy luyện ngón 2 tay, chạy rải
  • Ngồi đúng tư thế khi học đàn Organ
  • Chú ý đến ngón tay, các ký hiệu trên bản nhạc [luyến, ngắt,..].

Vừa rồi là một số bước cơ bản để học chơi organ. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hay đơn giản chỉ là muốn góp thêm ý kiến về cách chơi đàn organ, đừng ngần ngại hãy để lại bình luận bên dưới để chia sẻ cùng mọi người nhé. Rất mong nhận phản hồi từ bạn.

Xem thêm: Hướng dẫn tự học guitar tại nhà.

Có rất nhiều phương pháp tự học đàn organ cho người mới bắt đầu được hướng dẫn trên mạng internet có thể giúp bạn phần nào với mục đích tự học đàn organ tại nhà. Tuy nhiên không phải bất cứ phương pháp nào cũng có ích đối với bạn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một phương pháp tự học đàn organ cho người mới bắt đầu hiệu quả mà dễ hiểu giúp việc tự học organ của bạn dễ dàng hơn.

Cách tự học đàn organ cho người mới bắt đầu

Đầu tiên để có thể tự học đàn organ tại nhà bạn nên tìm hiểu kỹ về loại nhạc cụ này, hãy đến tham khảo tại các cửa hàng bán đàn hoặc người quen có đàn organ về các tính năng của đàn cũng như để làm quen với đàn organ, rồi xác định xem mình thực sự có khả năng với loại nhạc cụ này không rồi hãy bắt đầu.

Sau khi xác định rồi bạn bắt đầu theo cách sau:

1.1  Đầu tiên, bạn chuẩn bị 1 cây đàn organ, sách Nhạc lý căn bản [ có bán tại các nhà sách trên toàn quốc].

1.2 Khi tập một tác phẩm mới bạn làm theo thứ tự: Đọc nốt nhạc – Xác định tên nốt nhạc và vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc.

– Tiếp theo là xác định nhịp và luyện gõ nhịp. Bạn bắt buộc phải nắm vững bước học nhịp, nếu như bạn bỏ qua bước này thì khi học những phần sau bạn sẽ lúng túng rất nhiều và sẽ nhanh nản.

1.3 Bước tiếp theo là bạn tập tay phải, bạn nhớ là vừa đàn tay phải vừa đọc nốt và nhịp chân, với cách này bạn vừa nhanh nhớ nốt, nhớ nhịp và nhớ giai điệu của tác phẩm. Tập sao cho lưu loát, không vấp không khựng thì hoàn thành bài tập tay phải.

1.4 Tập hợp âm tay trái, bạn nên tập theo số ngón nhất định khi đàn hợp âm nào đó, như vậy sẽ tạo thành một thói quen quán tính cho hợp âm đó và khi gặp hợp âm này bạn có thể đàn theo phản xạ được. Bạn nên chuyển hợp âm trong một quãng 8 để dễ tập hơn.

1.5 Tập luyện ghép hai tay, đây là bước quan trọng và bạn sẽ gặp nhiều khó khăn ở bước này, nếu ở 2 bước trên bạn đã tập nhuần nhuyễn rồi thì ở bước này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Chú ý đàn thật chậm, vừa đàn vừa hát nốt để nhuần nhuyễn hơn.

1.6 Bước cuối cùng bạn đàn bản nhạc với nhạc đệm, hiệu quả nhất vẫn là tập từ chậm đến nhanh, khoảng tempo 50 trở đi, mỗi lần đàn được bạn tăng 5 số, nếu khó thì tăng ít hơn cho phù hợp với khả năng của bản thân.

Cách tự học đàn organ cho người mới bắt đầu này đã rất chi tiết cụ thể, bạn có thể dựa vào đây để tự học ở nhà và có thể mua thêm các loại sách hướng dẫn khác để học hỏi thêm, nâng cao khả năng tự học.

Sách tự học đàn organ

Trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu một vài đầu sách tự học đàn Organ của các giảng viên Organ tại Trung tâm dạy nhạc Việt Thương Music School. Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, các giảng viên đúc kết lại kinh nghiệm thực tiễn của mình để các bạn không có thời gian hoặc điều kiện tham gia các khóa học tại trung tâm tham khảo và tự học đàn organ một cách cơ bản.

Tài liệu Theory book từ tập 1 đến tập 6 – David Kraehenbuehl Keyboard Theory Books 1 6 [Tiếng Anh]

– Hướng Dẫn Dạy Và Học Đàn Organ 1 – Xuân Tứ

– Tự Đặt Hợp Âm Cho Đàn Guitar & Organ – Tập 1 Tác giả: Sơn Hồng Vỹ

– Tự Đặt Hợp Âm Cho Đàn Guitar & Organ – Tập 2 Tác giả: Sơn Hồng Vỹ

– Tự Đặt Hợp Âm Cho Đàn Guitar & Organ – Tập 3 Tác giả: Sơn Hồng Vỹ

– Phương pháp học đàn Organ Keyboard [Tập 2] Tác giả: Lê Vũ

– Phương pháp học đàn Organ Keyboard [Tập 1] Tác giả: Lê Vũ – Quang Hiển

Trên đây là phương pháp tự học đàn organ và một số đầu sách hỗ trợ bạn tự học đàn organ tại nhà, các bạn có thể tham khảo và thực hiện theo, chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

  • Các hợp âm cơ bản của organ
  • Vị trí các nốt nhạc trên đàn organ

Video liên quan

Chủ Đề