Học Vật lý kỹ thuật Bách khoa có dễ xin việc không

Chính vì vậy trong thời gian gần đây, khi các công ty công nghệ cao đang ngày phát triển và đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam, ngành Vật lý kỹ thuật đang trở thành một ngành có nhu cầu nhân lực lớn.

Đây cũng là lí do mà ngày càng nhiều học sinh, sinh viên có đam mê khám phá và phát triển các lĩnh vực công nghệ mới đăng ký ngành Vật lý kỹ thuật.

PGS.TS Dương Ngọc Huyền, trường ĐH Bách khoa Hà Nội đang tiến hành đo trên máy phổ huỳnh quang tia X [XPS] tại Viện Vật lý kỹ thuật.

Chương trình học nhiều sự lựa chọn

Ngành Vật lý kỹ thuật hiện nay chỉ có ở một số trường đại học Việt Nam đào tạo. Cụ thể như trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Trong các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 mà Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra, có tới 10 công nghệ liên quan đến ngành Vật lý kỹ thuật đào tạo ở Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Hiện nay ở Viện Vật lý kỹ thuật Trường ĐHBK Hà Nội có năm định hướng phát triển chính đó là: Quang học và Quang điện tử, Công nghệ nano và vật liệu điện tử, Kỹ thuật hạt nhân, Vật lý y sinh, và Vật lý tin học.

– Quang học và quang điện tử: Là lĩnh vực liên quan đến quang học, laser, LED, plasma, hệ thống truyền tín hiệu quang, vật liệu biến đối năng lượng quang như pin mặt trời. Đặc biệt gần đây là các màn hình hiển thị, pin mặt trời và các ứng dụng mới của laser, plasma và LED.

– Vật liệu Điện tử và công nghệ nano: Bên cạnh cung cấp các kiến thức cơ bản và cơ sở về điện – điện tử học, các công nghệ điện tử, vi điện tử và linh kiện bán dẫn [transitor, đi ốt, vi mạch – chip, ….], phát triển các linh kiện, ứng dụng dựa trên vật liệu mới như cảm biến sinh học, vật liệu biến đổi và tích trữ năng lượng là các hướng đang có nhu cầu nhân lực chất lượng cao lớn.

– Vật lý Tin học: Là lĩnh vực liên quan đến mô phỏng, tính toán các hiệu ứng, hiện tượng vật lý, về các hệ thống điều khiển, mạng máy tính và các ứng dụng kỹ thuật của máy tính, ghép nối các thiết bị đo với máy tính …

– Kỹ thuật hạt nhân: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và các ứng dụng mới nhất của vật lí hạt nhân như thế hệ nhà máy điện mới, thế hệ lò phản ứng mới, và đặc biệt nổi bật trong thời gian gần đây là ứng dụng của vật lý hạt nhân trong nông, công nghiệp, sinh học, y học, khảo cổ, quốc phòng và trong môi trường.

– Vật lý y sinh: Là lĩnh vực nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị bệnh bằng các kỹ thuật hạt nhân, các phương pháp xạ trị và các kỹ thuật chuẩn đoán hình ảnh mới.

Do tầm quan trọng và thời sự của ngành nên ngành Vật lý kỹ thuật được chọn là một trong bảy ngành học có đào tạo chương trình Đào tạo Tài năng [thuộc chương trình ELITECH] của Trường ĐHBK Hà Nội để phát hiện, đào tạo và nuôi dưỡng những sinh viên ưu tú trở thành nhà sáng chế, nhà khoa học giỏi.

Đo đặc trưng nguồn sáng bằng quả cầu tích phân trong nghiên cứu Vật lý kỹ thuật

Cơ hội việc làm lớn

Với các kiến thức, kỹ năng được học, các kỹ sư ngành Vật lý kỹ thuật thường nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp như trở thành kỹ sư tại các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo; nhà nghiên cứu; chuyên gia viết dự án, chính sách khoa học công nghệ tại các cơ quản quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, các bạn còn có thể lựa chọn hướng đi khác là tiếp tục học tập sau đại học tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn, Pháp, Thụy Điển, Bỉ, Hà Lan…

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, với sự đầu tư ngày càng mạnh của các công ty công nghệ cao vào Việt Nam và các công ty công nghệ cao trong nước, cơ hội việc làm của sinh viên ngành VLKT đang ngày càng lớn và hấp dẫn. Một số bạn đã đảm nhận các vị trí về quản lý kỹ thuật, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới cho các tập đoàn, công ty công nghệ cao chỉ sau khi tốt nghiệp chưa đến 5 năm.

Sinh viên Viện Vật lý kỹ thuật thí nghiệm đo đạc đặc trưng quang, điện của chip LED.

Riêng sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật hạt nhân – ngành đặc thù và truyền thống của riêng ĐHBK Hà Nội - là nguồn nhân lực mạnh có cơ hội làm việc ở các lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn cao như:

các công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật chụp ảnh phóng xạ và kiểm tra không phá hủy mẫu tại các sân bay, nhà máy nhiệt điện, nhà máy lọc dầu…; tại các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình …;

Đặc biệt là tại các cơ sở xạ trị như các cơ sở xử lý chế biến nông sản, các cơ sở y tế sử dụng kỹ thuật hạt nhân trong nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị bệnh ở các bệnh viện lớn... Hơn nữa, hiện nay các kỹ sư vận hành các thiết bị chiếu xạ chỉ duy nhất được đào tạo tại Viện VLKT, trường ĐHBK Hà Nội.

Lĩnh vực Vật lý y sinh sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ do yêu cầu về các phương pháp xạ trị cũng như các kỹ thuật chuẩn đoán hình ảnh mới.

Lĩnh vực vật liệu biến đổi và tích trữ năng lượng sẽ là điểm mấu chốt trong việc phát triển các phương tiện chạy bằng điện và chúng ta sẽ thấy rõ sự đột phá đó chỉ trong vòng 10 năm tới.

Chính vì vậy, cơ hội công việc trong các lĩnh vực công nghệ cao của các kỹ sư vật lý kỹ thuật và kỹ thuật hạt nhân sẽ ngày càng nhiều và hấp dẫn.

Trong tương lai không xa, các ngành nghề sẽ có xu hướng phát triển liên ngành, chính vì vậy Vật lý kỹ thuật được coi là chìa khóa để thành công cho mỗi cá nhân bằng việc cung cấp không chỉ cái nhìn bao quát phổ rộng về các ngành kĩ thuật, mà lại luôn cập nhật các phát kiến mới nhất như: Công nghệ nano, các phương pháp tính toán mới, các thành tựu về công nghệ thông tin, và đặc biệt phát triển các lĩnh vực hoàn toàn mới như Lý-Sinh, Vật lý – Y học.

Hồng Hạnh

Ngành Vật lý kỹ thuật có tầm quan trọng đối với đời sống của con người

Vật lý kỹ thuật là một trong những ngành đang thu hút sự quan tâm đông đảo của các bạn trẻ, đặc biệt là tại Đại học Bách Khoa Hà Nội – cái nôi đào tạo kỹ thuật công nghệ của Việt Nam. Hôm nay, các bạn hãy cùng //huongnghiep.hocmai.vn/ review “cặn kẽ” ngành Vật lý kỹ thuật của ĐHBK HN để hiểu rõ hơn và có sự lựa chọn phù hợp nhé!

1. Ngành vật lý kỹ thuật là gì?

Nghe cái tên “vật lý kỹ thuật” đã đủ thấy đây là một ngành liên quan nhiều đến máy móc. Ngành này không đào sâu về nghiên cứu khoa học mà thiên về nghiên cứu kỹ thuật nhiều hơn. Ngày nay, vật lý kỹ thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

Ngành Vật lý kỹ thuật có tên tiếng Anh là Engineering Physics, chuyên đào tạo sinh viên trong việc ứng dụng các nguyên lý toán học, vật lý,…để phân tích và giải thích những vấn đề liên quan đến vật lý kỹ thuật. Sinh viên sẽ có khả năng đưa ra các sáng chế, ý kiến trong việc nghiên cứu phục vụ cuộc sống con người, giảm nhẹ được khối lượng công việc hàng ngày.

Sinh viên ngành vật lý kỹ thuật sẽ được cung cấp kiến thức cơ bản về vật lý, khoa học kỹ thuật và kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tế. Một số môn học chuyên ngành tiêu biểu là: Vật lý và công nghệ nano, vật liệu điện tử, vật lý và kỹ thuật ánh sáng, vật lý tin học, phân tích và đo lường vật lý, năng lượng tái tạo,…

2. Ngành Vật lý kỹ thuật Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì?

Ngành Vật lý kỹ thuật Đại học Bách Khoa Hà Nội hướng đến cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý thuyết và ứng dụng, giúp bạn có khả năng giải quyết trọn vặn các vấn đề liên quan đến vật lý, các hiện tượng về môi trường tự nhiên và môi trường sống. Ngoài ra sinh viên còn có khả năng tiếp cận và nghiên cứu những ứng dụng mới, sử dụng và nghiên cứu các cơ chế của thiết bị hiện đại.

Tại khoa Vật lý kỹ thuật Đại học Bách Khoa Hà Nội, bạn sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn cần thiết của kỹ sư vật lý, bao gồm:

        Các khối kiến thức Toán học và Khoa học cơ bản

Đây là khối kiến thức bắt buộc của tất cả sinh viên khối ngành kỹ thuật của ĐHBK HN, gồm 32 tín chỉ chủ yếu là các môn toán học [như Đại số, Xác suất thống kê, Giải tích], các môn Khoa học cơ bản [Như Hóa học, Vật lý, Tin học đại cương,…]

        Các khối kiến thức Cơ sở và cốt lõi ngành

Gồm 40 tín chỉ với các môn liên quan đến Vật lý lượng tử, toán, Trường lượng tử, Hệ điều Hạt; các kiến thức về Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Tính toán lượng tử; Các môn học bổ sung kiến thức về Vật lý cơ sở.

        Khối kiến thức tự chọn

Đây chính là phần định hướng chuyên ngành cho sinh viên, gồm có 16 tín chỉ sự chọn. Bạn sẽ chọn 2 trong 6 Modun: Năng lượng tái tạo; Quang học, quan điện tử và quang tử; Vật lý tin học; Phân tích và đo lường; Vật liệu điện tử và công nghệ nano; Modun tự thiết kế [Tự chọn theo định hướng của mình]

        Khối kiến thức tự chọn dành cho hệ kỹ sư

Nếu muốn lấy bằng kỹ sư Vật lý kỹ Thuật, bạn sẽ lựa chọn học thêm 10 tín chỉ từ một trong ba modun: Quang học, quang điện tử và quang tử; Vật lý tin học và lập trình ứng dụng; Vật liệu điện tử và công nghệ nano. Bên cạnh đó là 6 tín chỉ bổ sung kiến thức từ khối tự chọn kỹ sư.

        Thực tập và đồ án

Sinh viên Vật lý kỹ thuật của trường ĐHBK HN sẽ được giới thiệu đi thực tập tại một số đơn vị liên quan, số tín chỉ thực tập cho cử nhân là 2 và cho kỹ sư là 9.  Đồ án cũng có sự khác biệt giữa cử nhân [6 tín chỉ] và kỹ sư [12 tín chỉ]. Ngoài ra bạn sẽ có 2 đồ án môn học cho cử nhân và 2 đồ án môn học + 1 đồ án thiết kế cho kỹ sư.

Với đồ án, sinh viên sẽ được giảng viên hướng dẫn riêng để có thể theo đuổi các lĩnh vực thế mạnh của viện Vật lý kỹ thuật như: Công nghệ vật liệu mới, Công nghệ mô phỏng và mô hình hóa, Công nghệ nano, Công nghệ in 3D, Vật lý y sinh, Công nghệ quang tử,…

[Nội dung đào tạo ngành Vật lý Kỹ thuật Đại học Bách Khoa Hà Nội]

Với kiến thức và kỹ năng thực hành thành thạo, sinh viên ngành Vật lý kỹ thuật tại ĐHBK HN luôn được các doanh nghiệp chào đón. Có thể nói đây là một trong những ngành dễ tìm việc nhất với mức lương hấp dẫn.

3. Điểm chuẩn ngành Vật lý kỹ thuật Đại học Bách Khoa Hà Nội

4. Cơ hội việc làm ngành Vật lý kỹ thuật

Ngành Vật lý kỹ thuật có cơ hội việc làm rộng mở

Vật lý kỹ thuật là ngành có cơ hội việc làm rất đa dạng, từ các doanh nghiệp tự nhấn, cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp vừa và nhỏ,…Một số vị trí việc làm bạn có thể đảm nhận:

        Chuyên gia viết dự án, chính sách khoa học công nghệ, kỹ sư phân tích, quản lý dự án,…tại sở KH-CN địa phương hoặc các cơ quan nhà nước khác

        Kỹ sư phát triển sản phẩm tại các công ty, tập đoàn trong nước và nước ngoài

        Kỹ sư vận hành các thiết bị trong bệnh viện, cơ sở y tế

        Kỹ sư phần mềm tại các doanh nghiệp về phần mềm

        Tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu liên quan đến vật lý kỹ thuật

        Startup với các lĩnh vực: thiết bị khoa học kỹ thuật, thiết kế máy trong nông nghiệp, sản phẩm phục vụ cuộc sống,…

Theo khảo sát, 100% sinh viên Vật lý kỹ thuật của Đại học Bách Khoa Hà Nội có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp, mức lương khởi điểm trung bình từ 8-10 triệu đồng/tháng.

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những kiến thức cần thiết về ngành Vật lý kỹ thuật của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Chúc các bạn lựa chọn được ngành nghề phù hợp và thực hiện được ước mơ của mình nhé!

Video liên quan

Chủ Đề