Học trực tiếp kết hợp trực tuyến là sao

Các trường học bố trí giáo viên trực ban ngay tại cổng để kiểm tra thân nhiệt, nhắc nhở các em học sinh đeo khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi vào lớp. [Ảnh: Thanh Vân/TTXVN]

Từ ngày 14/2, tất cả các trường học trong tỉnh Quảng Ninh mở cửa đón học sinh trở lại trường sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2022. Trước đó các học sinh được khuyến khích tầm soát, tự test nhanh COVID-19 tại nhà.

Để các học sinh đảm bảo được chương trình, kiến thức… ngành giáo dục tỉnh đã kết hợp dạy trực tiếp và trực tuyến trong cùng thời điểm, giúp các học sinh đang thuộc trường hợp F0, F1 được học tập và cảm nhận không khí trường, lớp học.

Sau kỳ nghỉ Tết các học sinh lớp 7A5 trường trung học cơ sở Kim Đồng [thành phố Hạ Long] vẫn lên lớp học tập bình thường, chỉ có điều khác là cô giáo bộ môn Văn của các em hiện đang là F1 phải cách ly y tế, dạy học tại nhà.

Nên thay vì các em phải học trực tuyến tại nhà, thì hiện nay các em được đến trường cùng nhau và được cô giáo giảng bài trực tuyến. Các bộ môn khác các em vẫn được học tập trực tiếp.

[Hà Nội: Không làm gián đoạn việc dạy và học khi phát hiện F0, F1]

Nhiệm vụ quản lý tiết học giao cho cán bộ, giáo viên khác và một học sinh của lớp. Do đã được thích ứng các hình thức học tập trong thời gian bùng phát dịch COVID-19 nên các học sinh giữ nề nếp, tập trung học tập.

Em Nguyễn Xuân Bảo Minh học sinh lớp 7A5 chia sẻ em được giao nhiệm vụ kết nối đường truyền với cô giáo đang cách ly và một số bạn học sinh là F0, F1 của lớp, của khối 7 trong trường.

Minh cho biết trước đây nếu lớp và trường có các bạn bị mắc COVID-19 thì cả lớp phải nghỉ để học trực tuyến, còn bây giờ với hình thức học này tốt hơn nhiều vì vẫn được đến trường, khi có bài tập khó có thể trao đổi với các bạn, các môn học khác vẫn được học tập bình thường, được gặp gỡ các bạn, các giáo viên, được cảm nhận không khí trường lớp, học sinh có không khí học tập tốt hơn.

Em Phạm Minh Ánh học sinh lớp 7A5 trường trung học cơ sở Kim Đồng là F0 hiện đang được cách ly, điều trị tại nhà và học trực tuyến. Nếu như trước đây các trường hợp F0 phải vào cơ sở y tế để điều trị, thì hiện tại em đang được theo dõi, điều trị tại nhà, em được học tập cùng các bạn, được giáo viên, các bạn hỏi thăm, động viên mỗi ngày em thấy tinh thần lạc quan hơn để điều trị bệnh.

Học sinh chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang trong lớp học. [Ảnh: Thanh Vân/TTXVN]

Cũng trong tâm trạng của một giáo viên đang phải cách ly tại nhà, cô Đỗ Thị Thu Hà, giáo viên trường trung học cơ sở Kim Đồng chia sẻ trong hai năm học qua các học sinh đã làm quen với việc học trực tuyến.

Năm nay thích ứng linh hoạt thì vừa kết hợp dạy và học trực tiếp, trực tuyến nên cô, trò vẫn tương tác để học tập, giảng dạy đảm bảo.

Cô Hà bày tỏ “Dù cách ly y tế tại nhà nhưng tôi vẫn soạn giáo án và lên lớp online. Nhìn không khí quang cảnh lớp học tôi cũng phấn khởi và đặc biệt trong quá trình học các con cũng hợp tác, chuẩn bị bào tốt, có trao đổi, tương tác và giơ tay phát biểu, giúp cô xóa đi cảm giác mình đang cách ly tại nhà."

Trong ngày 14/2  tỷ lệ học sinh đến trường của các cấp học mầm non đạt từ 44-90%. Trong đó tỷ lệ trẻ mầm non học trực tiếp đạt 44.56%, tiểu học và trung học cơ sở đạt trên 80%, giáo dục thường xuyên chiếm 70%, cao nhất là trung học phổ thông chiếm 90%.

Trong số học sinh, trẻ mầm non chưa đến trường tham gia học trực tiếp có những trường hợp do lý do cá nhân và lý do liên quan đến COVID-19.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, trong ngày 14/2 ghi nhận 23 giáo viên, 359 học sinh là F0, 1.445 là F1. Phần lớn các trường hợp này vẫn đảm bảo sức khỏe để tham gia  giảng dạy và học tập trực tuyến.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Lương, Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Kim Đồng cho biết với việc thích ứng như hiện nay các em được đến trường học tập, các trường hợp là F0, F1 cũng được kết nối để học tập nên vẫn đảm bảo kiến thức, thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh.

Nhà trường ghép các học sinh cùng khối đang cách ly học trực tuyến vào một nhóm của một lớp để tiện cho việc kết nối công nghệ thông tin phục vụ cho học tập.

Cô Lương mong muốn tỷ lệ học sinh tiêm vaccine sẽ ngày càng nhiều để tạo được hàng rào bảo vệ, giúp các em có kháng thể bảo vệ bản thân, như thế sẽ có nhiều hơn nữa các học sinh được học tập trực tiếp.

Học tập trực tiếp là phương pháp mang lại kết quả cao nhất, được đánh giá toàn diện về kiến thức, kỹ năng, thể chất… Tuy nhiên trong bối cảnh dịch COVID-19 cần phải thích ứng linh hoạt, an toàn.

Tại thời điểm hiện tại lồng ghép học trực tiếp và trực tuyến là phương án phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các học sinh được đến trường và các học sinh đang cách ly được đảm bảo kiến thức, không bị bỏ lại phía sau.

Bà Nguyễn Thị Thúy, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh thông tin đối với các học sinh đang là trường hợp F0, trường hợp F1 khi đi học trở lại sẽ có hoạt động kiểm tra để đánh giá kiến thức và có kế hoạch để các em được phụ đạo, bồi dưỡng, theo kịp kiến thức của các bạn học trực tiếp.

Bà Thúy cho rằng việc dạy học trực tiếp là cách tốt nhất để mang lại kết quả học tập cao nhất, giúp học sinh nắm được kiến thức kỹ năng.

Vì phần kiến thức thì tiếp thu qua trực tuyến được, nhưng kỹ năng phải thực hành nhiều lần mới đạt được kết quả. Mặt khác việc học sinh đến trường học tập giúp các phụ huynh yên tâm hơn, công tác ổn định, đóng góp nhiều hơn cho xã hội./.

[TTXVN/Vietnam+]

Sáng 18/2, cô giáo Nguyễn Thị Hường, Trường THCS Phú La phải dạy trực tuyến, trực tiếp cùng lúc trong giờ học Toán. Tiết học chỉ có 45 phút, nhà trường yêu cầu cô dành ra 1-2 phút để hỏi han sức khỏe học sinh sau đó mới vào giảng bài. Lớp học trực tiếp thời COVID-19 khác hẳn ngày thường khi bàn ghế trống vắng hơn. Ở giữa lớp học kê thêm một bàn để camera và máy tính kết nối phòng học trực tuyến để những học sinh là F0, F1 ở nhà theo dõi giáo viên dạy trên lớp.

“Căng thẳng, áp lực là tâm trạng của giáo viên đứng lớp vì cùng lúc phải làm nhiều việc. Vừa dạy kiến thức, tương tác với học sinh trên lớp, lo học sinh trong phòng học Zoom có nghe, hiểu bài cô giảng đồng thời phải quan sát các em có biểu hiện mệt mỏi, bất thường gì không. Bởi nhiều em do lo học, mệt mỏi không dám nói với cô giáo”, cô Hường nói.

Lớp 9A7 do cô Hường chủ nhiệm có 45 học sinh, sau gần 2 tuần học trực tiếp đã có 3 F0, 21 F1. Hơn nửa học sinh phải học trực tuyến ở nhà, lòng cô như lửa đốt vì thương, lo lắng. Năm nay cuối cấp rồi, các em rất muốn được đến trường học trực tiếp. Nhiều em khi được thông báo là F0 cứ hỏi đi hỏi lại bao giờ em mới được đến trường.

Nguyễn Bá Bách, lớp trưởng 9A8 cho biết, lớp có 39 học sinh đến nay vắng 16 vì liên quan COVID-19. Tuy nhiên, em cũng như các bạn không quá hoang mang, lo lắng vì đã tiêm phòng. Ngoài ra, tất cả các bạn đều được nhắc nhở không cởi khẩu trang, hạn chế nói chuyện, uống bình nước riêng, không la cà sau giờ học… “Được đến trường học trực tiếp, em sẽ tận dụng thời gian để học, trao đổi thật nhiều với giáo viên vì học online rất vất vả”, Bách nói.

Lớp vơi dần học sinh cũng là tình trạng chung của nhiều trường học tại Hà Nội. Có trường THCS tại quận Cầu Giấy, cả F0 và F1 gần hết lớp do đó nhà trường cho cả lớp chuyển sang học trực tuyến. Tuy nhiên, cũng có lớp chỉ xuất hiện 1-2 F0 nhưng phụ huynh cũng lo lắng xin cho con học trực tuyến tại nhà.

Khó đảm bảo chất lượng trực tuyến

Bà Trần Thị Lệ Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Phú La cho biết, trường có 1.700 học sinh, đến nay có khoảng 50 F0 và 150 học sinh F1. Dù chuẩn bị rất kỹ càng nhưng tổ chức dạy học trong giai đoạn này phát sinh nhiều tình huống khiến Ban giám hiệu, giáo viên rất vất vả ứng phó. Nan giải nhất là giáo viên cũng trở thành F0, học sinh lên lớp buộc phải vào phòng học Zoom để cô ở nhà dạy trực tuyến. Hay như, các em vừa đến trường háo hức học trực tiếp nhưng bạn bên cạnh là F0, bỗng dưng thành F1 phải ở nhà cũng khiến các em rất buồn. Cách đây 1 ngày, nhân viên y tế cũng bị sốt. Có ngày, giáo viên có yếu tố dịch tễ phải kiểm tra. Cũng may, phụ huynh học sinh đều đã có sự chuẩn bị tâm lý cũng như biểu hiện của các trường hợp F0 rất nhẹ nên đến nay khi hay tin ở lớp này, lớp nọ có thêm F0, các em cũng không hoang mang.

Bà Hà khẳng định, việc dạy học trực tiếp, trực tuyến kết hợp chỉ là giải pháp tạm thời vì trong thời gian ngắn ngủi, giáo viên tập trung bài giảng, tương tác chủ yếu học sinh trên lớp, khó đảm bảo cho chất lượng học sinh trực tuyến. Trường đã mua camera chất lượng và kiểm tra thử đường truyền âm thanh, hình ảnh đảm bảo. Với những học sinh F0, F1 là đối tượng thiệt thòi, nhà trường giao giáo viên bộ môn phải gửi thêm video bài dạy, hỗ trợ học sinh.

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, hiện nay các trường đều được yêu cầu có kịch bản ứng phó với dịch bệnh kỹ càng, đảm bảo an toàn đồng thời chuẩn bị điều kiện để dạy trực tiếp và trực tuyến song song. Do đó, học sinh ở nhà vẫn có thể học trực tuyến, tiếp thu bài học một cách bình thường. Tuy nhiên, Sở GD&ĐT cũng đã yêu cầu các nhà trường tuyên truyền, phân tích rõ cho phụ huynh hiểu được lợi ích của việc trẻ đến trường, các con được giao tiếp, tương tác với bạn, với cô, học tập hiệu quả hơn.

Bộ GD&ĐT vừa có kiến nghị Bộ Y tế điều chỉnh quy định về thời gian cách ly y tế và số lần xét nghiệm cho trường hợp F1 theo hướng rút gọn thời gian cách ly và số lần xét nghiệm đối với F1 để thuận lợi mở cửa trường học.

Video liên quan

Chủ Đề