Việc tiếp nhận văn học trong đời sống hiện nay diễn ra như thế nào

1 DẪN NHẬP Từ xa xưa tới nay hoạt động văn học đều vận hành qua các khâu hiện thực: Tác giả- Tác phẩm- Bạn đọc. Cho nên cũng từ rất lâu, ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp người ta đã chú ý đến mối quan hệ giữa Tác phẩm và bạn đọc. Tức là kể từ đó người ta đã quan tâm đến sự tiếp nhận văn học của bạn đọc rồi. Chúng ta thấy rõ điều này trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh Kí” của đại thi hào Nguyễn Du, trong bài thơ ông đã gửi niềm ưu tư, mong muốn tìm người tri âm ở hậu thế nên ông viết một câu hỏi lớn: “Bất tri tam bách dư niên hậu.Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”. Điều này cho thấy rằng vai trò của người đọc và sự tiếp nhận của họ là quan trọng như thế nào! Khẳng định vai trò của người đọc không chỉ là một khâu tất yếu mà là một phương diện hữu cơ trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật, hay nói cách khác vai trò của người đọc không phải chỉ thể hiện sau khi đã xuất hiện văn bản của tác phẩm mà nó đã thể hiện ngay trong qua trình sáng tác của nhà văn. Từ khâu viết, sữa chữa tác phẩm của mình tác giả đều đối thoại với bạn đọc trong trí tưởng tượng, trọng tâm tưởng của mình. Chính vì vậy người đọc đóng một vai trò không hề nhỏ trong tiến trình phát triển của một nền văn học. Người đọc là những người tiếp nhận,cảm thụ, đồng thời là những người thẩm định chính xác và công bằng nhất giá trị của một tác phẩm văn học.Vị trí, vai trò và mối quan hệ của người đọc với đời sống văn học là một vấn đề trung tâm của lí thuyết tiếp nhận văn học. Từ đó xuất hiện một nghành khoa học nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên nó vẫn còn rất mới ở Việt Nam và cả trên Thế Giới. Một đời sống văn học được gọi là toàn diện khi đặc biệt lưu ý đến vai trò của người đọc với tư cách là chủ thể tiếp nhận. “Nếu nhà văn là người chiếm lĩnh nghệ thuật về hiện thực thì độc giả là người chiếm lĩnh thẩm mỹ về văn bản”. Vai trò của người đọc trong văn chương nó chỉ hiện diện một cách thầm lặng nhưng lại hết sức liên tục và không bao giờ đứt quãng. Sau đây chúng ta sẽ đi vào khai thác sâu hơn ở phần nội dung để có thể hiểu và khái quát hơn được tầm quan trọng của độc giả đối với đời sống văn học nước ta nói riêng và văn học nói chung. 2 1. VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC 1.1 Văn học 1.1.1 Khái niệm văn học Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ. Khái niệm văn học đôi khi có nghĩa tương tự như khái niệm văn chương và thường bị dùng lẫn lộn. Tuy nhiên, về mặt tổng quát, khái niệm văn học thường có nghĩa rộng hơn khái niệm văn chương, văn chương thường chỉ nhấn mạnh vào tính thẩm mĩ, sự sáng tạo của văn học về phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ. Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Văn học có các thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch bản, lí luận phê bình. Văn học có lịch sử phát triển từ lâu đời, là sự phát triển của văn học dân gian [hay văn học truyền miệng] và văn học viết. Văn học là 1 bộ phận quan trọng của văn nghệ. Văn học theo nghĩa rộng là thuật ngữ gọi chung mọi hành vi ngôn ngữ nói - viết và các tác phẩm ngôn ngữ. Nó bao gồm các tác phẩm mà ngày nay có thể xếp vào loại chính trị, triết học, tôn giáo . Với nghĩa rộng, văn học đồng nghĩa với văn hóa. Văn học theo nghiã hẹp chỉ khái niệm văn hóa - nghệ thuật mà ta quen dùng hiện nay. Nó bao gồm các tác phẩm ngôn từ có tính chất được sáng tác bằng hư cấu, tưởng tượng. Như vậy khi hiểu văn học theo nghĩa hẹp chúng ta đã loại ra ngoài các tác phẩm chính trị, triết học, tôn giáo. Văn học theo nghĩa hẹp chính là văn chương. Văn học là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ, nó bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống, bày tỏ một quan điểm, lập trường đối với đời sống . Nhưng văn học không phản ánh hiện thực trong ý nghĩa khách quan , phổ quát của chủng loại , của sự vật như cái giếng, con đường, cái ao.. mà nó quan tâm là một hệ người kết tinh trong sự vật. VD: Nói đến mây, văn học không phản ánh nó giống như 1 hiện tượng địa lí mà nói đến nó như 1 bộ phận của cuộc sống con người, của thế giới người, mang nội dung quan hệ con người. "Vì mây cho núi lên trời/ Vì chưng gió thổi, hoa cười với trăng" [Ca dao] VD: Văn học nói đến hoa không phải với tư cách 1 bộ phận sinh sản của cây mà nhìn hoa như 1 người thường, coi hoa là hiện thân của cái đẹp, của sự nảy nở tươi tắn. 3 1.1.2 Chức năng văn học Nói đến chức năng của văn học là nói đến mục đích sáng tác của văn chương, đến vấn đề viết để làm gì, đến ý nghĩa xã hội của nó. Văn học là 1 hoạt động tinh thần không chỉ của người sáng tạo mà của cả người tiếp nhận, thưởng thức. Nó mang những chức năng có ý nghĩa xã hội rộng lớn bởi "chức năng là sự biểu hiện ra bên ngoài các đặc tính của một khách thể nào đó trong một hệ thống các quan hệ nhất định" . Tác phẩm văn học là sự biểu hiện về năng lực, trình độ, phẩm chất tinh thần của chủ thể trong sự sáng tạo , phản ánh hiện thực đời sống khách quan , xã hội , con người, dựng nên "hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan", qua đó ta nhận thấy van học có chức năng phản ánh hiện thực. Văn học là biểu hiện cái quan hệ mang tính người của con người trong quá trình chiếm lĩnh, đồng hóa hiện thực bên ngoài và bên trong nó dưới hình thức nghệ thuật của ngôn từ. Cái quan hệ người ấy trong cuộc sống nhân loại thật phong phú , nhiều cung bậc, hình thái khó đếm bởi sự vận động không ngừng, bất tận. Văn học giúp người đọc hiểu biết cái nội dung, cái hình thức, cái hay,cái đẹp; giúp họ thư giãn tâm hồn, tạo trạng thái cân bằng tâm lí, tinh thần. Thể hiện chức năng thưởng thức, thư giãn, giải trí. Văn học giúp người đọc hiểu biết nhiều mặt về đời sống, chịu sự tác động nhiều cung bậc, đa diện vào nhận thức , tư tưởng, tâm lí, tình cảm. Qua đó thể hiện chức năng văn học trau dồi mặt tình cảm, hiểu biết cho con người. Văn học có vô vàn chức năng: "văn dĩ tải đạo", văn thơ làm vũ khí chiến đấu chống lại cường quyền, chức năng "mua vui", chức năng nhận thức, giáo dục, chức năng thẩm mĩ....Chức năng văn học chỉ là cái biểu hiện ra bên ngoài của chỉnh thể và giá trị toàn vẹn thuộc thế giới nghệ thuật trong những sự tiếp nhận nghệ thuật khác nhau. Số lượng các chức năng của văn học có bao nhiêu tùy thuộc vào cách nhìn, cách lí giải của từng người nhưng đại thể nó qui về các chức năng sau:  Nhận thức [gồm cả tự nhận thức]  Giao tiếp  Thông tin  Giải trí  Thẩm mĩ  Sự báo 4 Ngoài ra người ta còn nói đến các chức nang như: chức năng thi ca, chức năng tự nhận thức, chức năng văn hóa, định hướng tư tưởng, đánh giá, phân loại đạo đức, kích thích khoái cảm, , tổ chức tập trung , bổ sung tinh thần , nếm trải, minh họa.... Chính vì vậy bắt đầu có những xu hướng tìm một chức năng cơ bản có ý nghĩa khía quát, sâu xa nhất như ý kiến cho rằng chức năng văn học là "giữ gìn, phát triển, truyền đạt sự sống, chất người cho con người". . 1.1.3 Đặc điểm văn học Nói về đặc điểm của văn học được xem như một loại hình đặc biệt của nghệ thuật, một môn nghệ thuật dùng ngôn từ làm phương tiện biểu đạt, là nghệ thuật ngôn từ, lâu nay giới nghiên cứu thường lưu ý các điểm sau đây:  Đối tượng nhận thức và nội dung của văn chương là cuộc sống muôn màu muôn vẻ, trong đó chủ yếu là cuộc sống của con người, là tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của con người. Dù nhà văn có quan tâm, có miêu tả hiện tượng nào của cuộc sống đi nữa, một ngôi nhà, một ngọn núi, dòng sông,… thì điều mà nhà văn tìm hiểu, đều làm cho họ ngạc nhiên, xúc động và muốn nói lên để những người khác cũng quan tâm, ngạc nhiên, xúc động như mình, không phải là bản thân các hiện tượng đó, mà là mối liên hệ của chúng với con người, tính chất người, ý nghĩa cuộc sống của con người mà những hiện tượng đó thể hiện, cách nhìn, sự rung động của con người trước những hiện tượng cụ thể đó và trước cuộc sống. Nhà văn Gorki khẳng định: “ Văn học là nhân học” tức văn học là một môn học về con người, văn học tìm hiểu và hướng dẫn con người. Cho nên, từ lâu người ta đã nhấn mạnh tính chất nhân bản của văn học, coi chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn là linh hồn của văn học. Văn học giữ gìn và bồi dưỡng chất nhân văn, chất người cho con người, làm cho con người luôn luôn là con người, giúp con người hiểu biết mình hơn, thông cảm với người khác, có một cuộc sống phong phú, tinh tế, có ý nghĩa, xứng đáng với con người.  Trong văn chương, nhà văn không chỉ phản ánh, tái hiện cuộc sống, nêu lên những hiểu biết về thế giới, nhận thức thế giới, mà còn bày tỏ thái độ chủ quan của mình, nói lên ước mơ, khát vọng của mình về thế giới, về cuộc sống. Chúng ta thường nói “tác phẩm nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” là vì vậy.  Văn học nhận thức và tái hiện cuộc sống bằng hình tượng , tức là một cách sinh động, cụ thể - cảm tính, có hình khối, đường nét, màu sắc, âm thanh, chứ không 5 phải một cách trừu tường, bằng khái niệm, như trong khoa học. Belinski quả quyết: “Ai không được phú cho trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng biến tư tưởng thành hình tượng, thì người đó không gì có thể giúp đỡ để trở thành nhà thơ, dù là có trí tuệ, tình cảm, sức mạnh thuyết phục và niềm tin, hiểu biết phong phú và sáng suốt về nội dung lịch sử và hiện đại”.  Một số nhà sáng tác và nghiên cứu cho rằng tính đặc trưng của văn học là tính biểu cảm, tính xúc động, cho rằng văn học là tiếng nói của tình cảm, tình yêu. Quan niệm này đặc biệt phổ biến ở phương Đông vốn rất quan tâm tới những vấn đề nhân sinh, đến cuộc sống tình cảm và tâm linh, phân biệt hoạt động trái tim và khối óc. Bạch Cư Dị, nhà thơ Trung Quốc lớn đời nhà Đường, nhìn thấy nhiều động lực và biểu hiện của nhà thơ, nhưng cái gốc của thơ vẫn là tình cảm. Ông nói: “ cảm động lòng người, trước hết không gì bằng tình, đầu tiên không gì bằng lời, tha thiết không gì bằng thanh, sâu xa không gì bằng nghĩa. Vậy đối với thơ: tình là gốc, lời là cành, thanh là hoa, nghĩa là quả” Không phải ngẫu nhiên mà các nhà văn, nhà thơ cảm nhận cuộc sống một cách có hình ảnh, sinh động, là người rất nhạy cảm, dễ xúc động, và khi những năng lực này yếu kém, khô mòn thì cũng khó lòng tiếp tục sáng tác được.  Một đặc điểm của văn học thường được nêu ra là tính mới mẻ, độc đáo. Một tác phẩm văn học bao giờ cũng được sản sinh ra trong những hoàn cảnh cụ thể, trong những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định, “một đi không trở lại”, và gắn liền với tài năng và cá tính độc đáo của từng nghệ sĩ. Văn học luôn tìm tòi cái mới. Cái mới và cái độc đáo gắn với nhau. Nhà văn Nam cao phát biểu: “ Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”.  Văn học là nghệ thuật dùng ngôn từ làm phương tiện biểu đạt. với chất liệu ngôn từ, những đặc trưng của nghệ thuật nói trên đây như chất văn, khuynh hướng gắn liền với lí tưởng, tính hình tượng, sự xúc động, vẻ độc đáo, có những sắc thái riêng. 6 2.1 Tiếp nhận văn học 2.1.1 Khái niệm tiếp nhận văn học Trong bài viết “Tiếp nhận - bình diện mới của Lý luận văn học” trong công trình “Lý luận và phê bình văn học” [giải thưởng văn học hội nhà văn Việt Nam năm 1977], Trần Đình Sử đưa ra định nghĩa Tiếp nhận văn học là “một lĩnh vực rộng lớn của lý luận văn học đang còn để ngỏ. Nếu xem hoạt động của văn học bao gồm hai lĩnh vực lớn: sáng tác và tiếp nhận, thì bản thân sự tiếp nhận văn học đã hàm chứa một nửa lý luận văn học. Nếu lịch sử sáng tác tác phẩm chỉ tính hằng năm, chục năm, thì lịch sử tiếp nhận phải tính đến thế kỷ hoặc lâu hơn nữa, thậm chí suốt thời gian tồn tại của loài người”. Trong định nghĩa này, điều quan trọng mà chúng ta có thể nhận thấy đó là chính là tác giả đã nhấn mạnh đến yếu tố thời gian trong quá trình tiếp nhận văn học, đồng nghĩa với việc xem nó như một quá trình gắn với lịch sử. Ở đó, tác giả chia hoạt động của nhà văn thành hai bộ phận lớn là sáng tác và tiếp nhận. Đối với sáng tác, thời gian hoàn thành tác phẩm có thể kéo dài nhưng vẫn có điểm giới hạn của nó. Còn tiếp nhận thì ngược lại, đó có thể là một quá trình dài vô hạn gắn liền với sự biến đổi của xã hội loài người. Nhìn chung, nội hàm của định nghĩa này vẫn mang tính bao quát, chưachỉ rõ về đối tượng và các đặc trưng chuyển hóa giữa các đối tượng trong quá trình tiếp nhận. Song, nó cho thấy vai trò quan trọng của tiếp nhận trong đời sống của bất kì nền văn họcnào. Từ đó, chúng ta cần ý thức bổ sung nó qua mỗi chặng đường phát triển của khoa học. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, “Tiếp nhận văn học” được định nghĩa là: “Hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan điểm nghệ thuật, tài nghệ của tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyển thể… Qua tiếp nhận văn học, nhờ được tri giác, liên tưởng, cắt nghĩa, tưởng tượng của người đọc mà tác phẩm trở nên đầy đặn, sống động, hoàn chỉnh; ngược lại, người đọc nhờ tác phẩm mà được mở rộng vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, tư tưởng và tình cảm cũng như năng lực thụ cảm, tư duy” . Qua định nghĩa này, tiếp nhận văn học có thể xem là quá trình tiếp xúc tác phẩm của người đọc. Định nghĩa nêu rõ mục đích của quá trình tiếp nhận cũng như những yêu cầu giúp người đọc có thể đạt đến mục đích của quá trình đó.Đồng thời, nó còn cho thấy vai trò của tác phẩm văn học như một điều kiện tiên quyết để quá trình tiếp nhận có thể diễn ra, gồm các yếu tố cấu thành giá trị và sức hấp dẫn của tác phẩm.Điều này cho thấy, mọi đánh giá, nhìn nhận từ độc giả có khả năng quyết định đến việc sống còn của tác phẩm. Trong hai khái niệm đó, mỗi khái niệm đều có nội hàm khác nhau gắn liền với cách nhìn của từng tác giả. Điểm chungcủa hai khái niệm này là đã chỉ ra vai trò của tiếp nhận văn 7 học trong đời sống văn học cá nhân cũng như đời sống văn học cộng đồng. Nó nhắc nhở chúng ta trong việc nghiên cứu cần lưu ý để tránh thiếu sót và chủ quan khi đánh giá một tác phẩm hoặc cả giai đoạn, thời kì văn học. Bên cạnh khái niệm Tiếp nhận văn học còn có khái niệm Tiếp nhận thẩm mỹ thay thế cho khái niệm Tiếp nhận văn học. Điều này hoàn toàn không có gì sai, chỉ có điều phạm vi sử dụng khái niệm “Tiếp nhận thẩm mỹ” vẫn hẹp hơn khi chỉ nhắc đến mộtbộ phận độc giả tiếp nhận ở một mức cao, với ý thức nghệ thuật thật sự nhằm đạt đến thấu suốt các giá trị của tác phẩm. Trong đó, “đồng sáng tạo” là kết quả cao nhất của quá trình tiếp nhận này. 2.1.2 Mục đích tiếp nhận văn học Nếu tiếp nhận là quá trình giao tiếp và thu nhận những thông tin nói chung thì tiếp nhận văn học là quá trình người đọc giao tiếp với văn bản để đạt đến khoái cảm thẩm mỹ nhất định. Ở đây, khoái cảm thẩm mỹ được hiểu theo nghĩa đó là sự thấu suốt, thỏa mãn của người đọc trong việc tiếp thu những giá trị mà tác phẩm phản ánh. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng có thể đạt đến khoái cảm thẩm mỹ trong quá trình tiếp nhận. Nguyên nhân bắt nguồn từ chính chủ thể tiếp nhận, bằng năng lực và nhu cầu tiếp xúc tác phẩm của riêng mỗi người, họ có cho mình sự thụ cảm khác nhau về tác phẩm.Trong đó, chúng ta cần suy xét về các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến chủ thể tiếp nhận.Về các yếu tố bên trong, ta cần lưu ý các vấn đề về kiến thức, kinh nghiệm sống, khả năng rung cảm, sự đồng điệu… có ảnh hưởng rất nhiều đến sự tiếp nhận của người đọc. Các yếu tố này càng “chín” thì khoảng cách đạt đến khoái cảm thẩm mỹ càng thu hẹp. Bên cạnh đó, quá trình tiếp nhận của họ diễn ra trong một môi trường thuận lợi; tức là một môi trường tiếp nhận cân bằng về mặt tâm lí, tránh các tác động tư tưởng cùng một tinh thần nghệ thuật nghiêm túc thì việc tiếp nhận sẽ đạt hiệu quả cao. Trong đó, người đọc có thể dễ nhận thấy những rung cảm chân thành, sâu sắc cũng như dễ dàng giao tiếp gián tiếp cùng tác giả thông qua những nội dung và hình thức mà tác phẩm biểu hiện. Khác với lớp người đọc với mục đích như trên, những lớp người đọc khác tìm đến tác phẩm với mục đích giải trí hoặc chỉ đơn giản muốn đọc để quên đi thời gian... thì trong những trường hợp này, ta vẫn thấy có sự giao tiếp với tác phẩm nhưng việc thu nhận các giá trị của nó có thể suy giảm rất nhiều. Bên cạnh đó, việc tiếp nhận của họ có thể không nghiêm túc, hời hợt dẫn đến hệ quả là việc đánh giá sai lệch về giá trị của tác phẩm. Bên cạnh việc tiếp nhận văn học của mỗi cá nhân, đối với lịch sử văn học lại mang một ý nghĩa khác. Trong công trình nổi tiếng Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học, Hans Robert Jauss có viết: “Cái phương thức thực hiện, thực hiện quá mức hoặc không làm thỏa mãn hay đánh lừa những mong đợi của công chúng đầu tiên 8 trong giây phút lịch sử mà một tác phẩm văn học xuất hiện, sẽ đưa ra những tiêu chí rõ ràng cho việc xác định giá trị thẩm mỹ [tức quyết định tính chất nghệ thuật của tác phẩm]” .Ở nhận định trên, ta thấy H. Jauss nhấn mạnh đến vai trò lịch sử của người đọc. Đồng thời, ông cũng chỉ ra rằng vai trò đó phụ thuộc vào cộng đồng, tức số đông sự ủng hộ của công chúng, đây là một luận điểm quan trọng của lý thuyết tiếp nhận văn chương hiện đại. Với quan điểm trên, H. Jauss đưa ra một cách nhìn toàn diện, nếu tác phẩm không mang đến sự “thỏa mãn” hay “đánh lừa những mong đợi” của công chúng thì nó sẽ chết đi ngay lập tức hoặc tồn tại chỉ trong một thời điểm. Ngược lại, chỉ có những tác phẩm đủ “tiêu chí” của người đọc, tức đảm bảo “tính nghệ thuật” thì mới có thể bền bỉ với thời gian. Ở đây, thuật ngữ “công chúng” của H. Jauss có thể hiểu đó là chỉ toàn bộ các chủ thể tiếp nhận văn học bao gồm người sáng tác, nhà nghiên cứu, nhà lý luận phê bình, người giảng dạy, người đọc bình dân… Qua đó, mục đích của tiếp nhận văn học không đơn thuần chỉ đi tìm và lý giải những đặc trưng tiếp nhận trong từng cá nhân mà đó còn là quá trình nhằm đạt đến sự thống nhất, tiếng nói chung của cộng đồng. Ngoài ra, với chức năng trao đổi, tiếp nhận văn học còn có vai trò như một cầu nối giữa các nền văn hóa với nhau thông qua việc tiếp nhận qua lại giữa những tác phẩm của văn hóa truyền thống này với một xã hội, truyền thống văn hóa khác. Đây cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn học nhân loại. 2.1.3 Tính chất tiếp nhận văn học Ngôn ngữ văn học không phải là loại ngôn ngữ bình thường mà là ngôn ngữ nghệ thuật được trau chuốt cẩn thận qua quá trình sáng tạo nghiêm túc của nhà văn. Chính loại ngôn ngữ ấy mang trong nó rất nhiều hàm ý, đòi hỏi người tiếp nhận phải bắt đầu quá trình tưởng tượng, suy luận, trực giác... thì mới có thể hiểu được tác phẩm.Qua đó, người đọc có thể đi đến kết luận cho riêng mình về việc đồng tình hoặc phản đối về những gì tác phẩm biểu hiện.Tuy nhiên, do năng lực ở mỗi người là khác nhau nên sự hiểu về tác phẩm cũng khác nhau, thậm chí đôi khi người đọc rút ra kết luận hoàn toàn sai lệch. Trong trường hợp này, chúng ta cần phải suy xét về tính chất của tiếp nhận văn học để có nhận định đúng mực. Đầu tiên là về tính khách quan của tiếp nhận văn học. Trong một thời gian dài, tiếp nhận văn học được xem như một hoạt động cá nhân, chủ quan thuần túy. Luận điểm này xuất phát từ quan điểm người ta cho rằng việc tiếp nhận chỉ dừng lại ở số ít cá nhân mang tính đặc thù,có khả năng hiểu được ý nghĩa của tác phẩm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không căn cứ nào để khẳng định được điều đó. Hơn nữa, việc thu hẹp đối tượng tiếp nhận trong những cá nhân đặc thù mà quên đi ngôn ngữ là phương tiện sáng tác mang tính phổ biến cho những ai có khả năng tiếp xúc với nó là cách nhận định phiến diện, cực đoan. Bởi vì, nhà văn sáng tác tác phẩm bao giờ cũng dựa trên hiện thực đời sống và dùng ngôn ngữ để 9 biểu đạt tư duy. Do vậy, bất kì ai tồn tại trong xã hội, đều có thể bằng cách nhìn khách quan của xã hội ấy để tiếp cận với tác phẩm. Về mặt văn bản, tác giả M. Epstein trong Giản yếu bách khoa văn học [1978] viết: “Sự cắt nghĩa dựa trên tính “mở”, tính nhiều nghĩa của hình tượng nghệ thuật, là cái đòi hỏi phải có nhiều vô hạn cách cắt nghĩa để bộc lộ bản chất của nó và đảm bảo khả năng về một đời sống lịch sử lâu dài, được phát triển thêm các ý nghĩa mới”. Trong nhận định này, tác giả nhấn mạnh văn bản nghệ thuật bao giờ cũng tồn tại những lớp nghĩa cần được khám phá và nó hoàn toàn có thể được bổ sung qua thời gian. Điều này cho thấy, văn bản bao giờ cũng mang tính gợi mở, nó không phải là khuôn khổ chỉ cho vài người nhận ra ý nghĩa của nó. Hơn nữa, mọi sự cắt nghĩa trong văn bản đều bị cái được cắt nghĩa qui định: ngôn từ, thể loại, cấu trúc, bộ phận và chỉnh thể... Suy cho cùng, văn bản chính là nơi giúp người đọc đào sâu thêm những tầng nghĩa mới mà đôi khi chính bản thân người sáng tác ra nó trước đó cũng không nhận thấy được. Thứ hai, tiếp nhận văn học mang tính xã hội. Điều này dường như quá rõ ràng khi những vấn đề mà văn học đề cập phần nhiều gắn liền với thực tế, phản ánh tinh thần chung của xã hội. Sự phản ánh đó dẫn đến sự đồng cảm giữa những cá nhân trong xã hội khi tiếp xúc với cùng một tác phẩm. Ngay cả những người sáng tác, sự đồng cảm này có thể nhận thấy được khi những các sáng tác của họ có dấu hiệu tương đồng, dù cho chúng ra đời rất khác nhau về mặt không gian lẫn thời gian. Một đặc tính xã hội nữa trong tiếp nhận văn học mà ta có thể kể đến, đó chính là quyền tự do lựa chọn tác phẩm mà họ yêu thích. Dù sự hiểu lúc đó của họ với tác phẩm được lựa chọn chưa thật sự đầy đủ, nhưng nhờ vào thời gian, sự trưởng thành cùng kinh nghiệm tích lũy qua những thay đổi trong đời sống xã hội, đến lúc nào đó, họ sẽ có hiểu ra ý nghĩa của tác phẩm. Từ đây, ta có thể khẳng định môi trường xã hội và tính cách cá nhân sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn tác phẩm. Vì vậy, khi đánh giá tác phẩm phải căn cứ trên đối tượng tiếp nhận gắn liền với hoàn cảnh xã hội. Nếu tiếp nhận mà bỏ qua yếu tố này thì đôi khi tác phẩm sẽ bị phán xét một cách vô căn cứ. Do vậy, có những tác phẩm ra đời từ lâu nhưng vẫn được tiếp nhận từ mọi người, chính vì nó vẫn mang một ý nghĩa xã hội nhất định. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu tính xã hội này trở nên quá ràng buộc, gay gắt thì chính nó cũng gây nên một lực cản nhất định đối với việc phổ biến tác phẩm; giống như việc một số tác phẩm được phép tiếp nhận trong môi trường xã hội này nhưng không được phép tiếp nhận trong môi trường xã hội khác, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu “đón đợi” của người đọc. Còn riêng với người viết, 10 dù sự chi phối của nó có tồn tại thế nào thì chung quy, nó mang một sứ mệnh quan trọng hơn là duy trì hoặc thiết lập các mối quan hệ xã hội bình thường, phổ biến giữa con người với con người thông qua một đối tượng văn chương xác định. Ở đó, giá trị tác phẩm như sợi dây liên kết để phát triển nhân cách con người. Do vậy, chỉ có những tác phẩm có tinh thần, có nội dung đẹp và hình thức mới mẻ thì mới tồn tại. Ngược lại, sáng tác không phù hợp, đi ngược lại với tinh thần xã hội, trái với thuần phong mỹ tục thì tự nó sẽ đào thải. Thứ ba là tính sáng tạo. Sáng tạo trước hết có thể hiểu đó là quá trình tìm ra cái mới nhưng cái mới đó phải là cái mang lại giá trị hữu ích. Trong đó, người đọc với danh nghĩa là người “đồng sáng tạo”. Theo công trình Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên, khái niệm “đồng sáng tạo” được định nghĩa “là hoạt động cùng sản xuất sản phẩm tinh thần với tác giả, hoàn thành chu trình sản xuất mà tác giả đã khởi đầu, và chủ yếu là nói sự đồng thể nghiệm, đồng cảm, cùng biểu diễn để làm sống dậy cái điều nhà văn muốn nói”. Ở định nghĩa này, vai trò của người đọc được đề cao ngang bằng với quá trình sáng tác ban đầu của nhà văn. Trong đó, đồng sáng tạo được xem như một công việc thực thụ, một điểm chốt quan trọng trong toàn bộ chu trình sản xuất một tác phẩm. Điều đó nói lên rằng, nếu như không có sự đón nhận, khai mở của độc giả đối với tác phẩm thì mọi ý nghĩa từ tác phẩm dường như bị khước từ. Theo đó, sự đồng sáng tạo rất cần một thái độ nghiêm túc và khách quan, mà theo cách nói của Roman Ingarden thì: “Người đọc là người đồng sáng tạo nên họ cũng phải nỗ lực ngang bằng với nhà văn”. Ngoài ra, quá trình đồng sáng tạo có thể đạt đến nhiều cấp độ khác nhau tùy theo năng lực của mỗi người. Tuy nhiên, nói cho đúng thì “sáng tạo” là hiểu tác phẩm chứ không phải sáng tạo ra một tác phẩm mới. Người đọc có thể là công chúng bình dân với những cách cảm mới mẻ từ tác phẩm, cũng có thể là các nhà lý luận phê bình với nhiều sự lí giải trên nền tảng khoa học để tìm ra điểm hạn chế và nổi trội của tác phẩm hay chính bản thân những người sáng tác, họ vẫn tiếp nhận tác phẩm lẫn nhau để mở mang tầm nhìn, để đồng cảm, để học hỏi, phóng tác… Do vậy: “Văn bản văn học như là lá thư bỏ vào cái chai nút kín, sau khi tác giả thả cái chai xuống nước thì anh ta hiểu rằng từ phút đó sự cắt nghĩa thông điệp của anh ta không còn tuỳ thuộc vào ý đồ của anh ta nữa, cũng như không phụ thuộc vào ý đồ của cá nhân người nhận nào đó. Văn bản từ đây như là khả năng mời gọi đối với một cộng đồng người đọc”. Vậy nên, người đọc phải luôn tỉnh táo trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, tránh làm giảm đi giá trị vốn có của nó. Cuối cùng, Tiếp nhận văn học mang tính lịch sử. Đây là một tính chất hiển nhiên khi tiếp nhận văn học vận động theo quy luật khách quan của lịch sử, tồn tại trong các thời kì lịch sử khác nhau, mang bản chất xã hội và bị định đoạt thông qua quá trình tiếp nhận của người đọc. Chính điều này đã làm cho “tác phẩm văn học có một đời sống lịch sử và số phận lịch sử của nó.Có những tác phẩm hiển hách một thời, rồi sau bị lãng quên, trong số 11 đó có tác phẩm sẽ được nhớ lại vào lúc khác, còn phần khác sẽ bị chìm đi mãi mãi. Có tác phẩm được tiếp nhận lúc đầu khó khăn, nhưng sau lại có vị trí vững vàng”. Do vậy, có thể nói, khi tác phẩm ra đời, bản thân nó chỉ là một nửa được công nhận, phần còn lại chính là đời sống lịch sử mà nó phải trải qua. Đó là khoảng thời gian rất dài, thông qua sự tiếp nhận từ nhiều phía, vượt lên những biến cố lịch sử, nó mới được vinh danh như là một kiệt tác thực sự. Do vậy, tính lịch sử của tiếp nhận văn học thực chất như một quá trình “chọn lọc tự nhiên” của vô số tác phẩm. Điều này cho thấy, chỉ có những tác phẩm thật sự có gía trị thì mới tồn tại, ngược lại những tác phẩm hời hợt, sáo rỗng sẽ bị lãng quên. Điều đó như một bài học được báo trước cho những ai dấn thân trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Đồng thời, qua hành trình lịch sử lâu dài này, sáng tác văn học mới bộc lộ hết những giá trị tiềm tàng của nó. 3.1 Đối tượng và mối tương quan giữa các đối tượng trong tiếp nhận văn học 3.1.1 Tác giả, tác phẩm  Tác giả Tác giả là một đối tượng quan trọng, mở đầu cho quá trình tiếp nhận.Nếu không có tác giả thì sẽ không có tác phẩm, mà không có tác phẩm thì điều kiện cho tiếp nhận cũng không thể diễn ra.Vì vậy, việc nhận thức về tác giả và vai trò của họ trong lý luận văn học từ trước đến giờ vẫn luôn được đề cao. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học và những thay đổi mang tính xã hội, cách hiểu về “tác giả” có phần được bổ sung để ngày càng hoàn thiện. Nói như vậy, để thấy rằng, tác giả đã là một khái niệm vô cùng phổ biến, nhất là với những người đang hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ. Theo nghĩa rộng, tác giả được hiểu là người sáng tác nên tác phẩm nghệ thuật mang tính sáng tạo và độc đáo. Theo Từ điển thuật ngữ văn học [Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi [chủ biên], NXB Giáo dục, 2010] định nghĩa tác giả văn học “là những người làm ra văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài báo, tác phẩm văn học. Về thực chất, tác giả văn học là người làm ra cái mới, người sáng tạo ra các giá trị văn học mới. Sự bắt chước, mô phỏng, theo đuôi thời thượng hoặc sáng tác không có bản sắc, không làm nên tác giả văn học đích thực”. Với cách định nghĩa này, ta có thể thấy tác giả văn học chính là người sáng tác ra tác phẩm ngôn từ có giá trị. Trong đó, vai trò của việc sáng tạo được đề cao và là yếu tố chính giúp xác định năng lực của tác giả cũng như giá trị tiềm ẩn của tác phẩm. Đồng thời, định nghĩa này còn nêu lên phần nào quan điểm về tác giả văn học chân chính, rằng người đó phải được thẩm định qua tài năng và hành vi sáng tác. 12 Còn trong Từ điển văn học [bộ mới] do Đỗ Đức Hiểu chủ biên [NXB Thế giới, 2004], chúng ta lại được tiếp cận với một cách định nghĩa khác về tác giả văn học, đó là “người sáng tạo ra các giá trị văn học mới; bằng cách đó và bằng bản sắc sáng tạo của mình, tác giả văn học là một đơn vị, một bộ phận hợp thành quá trình văn học, một “gương mặt” không thể thay thế, tạo nên “diện mạo” chung một thời kì hoặc một thời đại văn học” [ ]. Ở đây, Từ điển văn học cũng định nghĩa tác giả văn học gắn liền với công việc sáng tạo ra “giá trị văn học mới”. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy tác giả văn học ở đây đã được nâng lên tầm cao hơn. Trong đó, định nghĩa tập trung nhấn mạnh vai trò lịch sử của họ trong tiến trình văn học; rằng mỗi cá nhân tác giả dù mang một phong cách khác nhau nhưng đó là điểm nổi giúp xác định sự vận động của văn học trên mỗi chặng thời gian, là yếu tố góp nên sự đa dạng và phong phú cho mỗi nền văn học. Bên cạnh hai định nghĩa vừa nêu ở trên còn có một định nghĩa khác về tác giả văn học mà nó có phần phù hợp hơn trong thời đại ngày nay. Trong cuốn từ điển nước ngoài A Glossary of literary terms [seventh edition] [M.H. Abrams, Harcourt college publishers], tác giả văn học được định nghĩa “là những cá nhân sử dụng năng lực trí tuệ và trí tưởng tượng của mình, dựa vào kinh nghiệm sống để sáng tạo một tác phẩm văn học đặc sắc của riêng họ. Các tác phẩm này, dù là bản thảo viết tay hay đánh máy, vẫn chỉ duy nhất một văn bản được thừa nhận là tác giả - người đã sáng tạo ra nó, ngay cả khi họ nhượng quyền xuất bản và lợi nhuận từ các bản in của tác phẩm cho người khác. Và nếu như tác phẩm văn học đó trở nên vĩ đại thì tác giả, người đã sáng tạo ra nó sẽ được dành cho một địa vị văn hóa xứng đáng và đạt được danh tiếng lâu dài”. Ở định nghĩa này, ngoài việc khẳng định tác giả là người có khả năng sáng tạo thì nó còn đề cập đến một vấn đề quan trọng đó là quyền tác giả [Copyright]. Đây có thể được xem là yếu tố quan trọng trong việc thừa nhận và bảo hộ công sức sáng tạo miệt mài mà tác giả đã bỏ ra. Nhất là khi thị trường xuất bản, học thuật ở nhiều nơi có dấu hiệu như sao chép, in lậu tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của tác giả. Qua đó, định nghĩa này thể hiện được tính hai chiều, rằng việc thừa nhận phải đi đôi với bảo hộ, điều đó không chỉ giúp văn học có thể phát triển trong môi trường nghệ thuật lành mạnh mà còn góp phần thúc đẩy xã hội ý thức hơn về vấn đề sở hữu trí tuệ [Intellectual property].  Tác phẩm Trong lý luận văn học, tác phẩm cũng là một trong những đối tượng được quan tâm nghiên cứu. Với tư cách là một chỉnh thể phức tạp bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, tác phẩm văn học cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Trong Từ điển thuật ngữ văn học [Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi [chủ biên], NXB Giáo dục, 2010], tác phẩm văn học được định nghĩa “là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc tập thể sáng tác nhằm thể hiện những khái quát bằng hình 13 tượng về cuộc sống con người, biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại. Tác phẩm văn học có thể tồn tại dưới hình thức truyền miệng hay hình thức văn bản nghệ thuật được ghi giữ qua văn tự, có thể được viết bằng văn vần hay văn xuôi”. Ở định nghĩa này, tác phẩm văn học được nhận diện qua hai đặc điểm chính là đặc trưng và phương thức tồn tại của nó. Về đặc trưng, nó phải là sáng tác nghệ thuật về ngôn từ chứa đựng một nội dung thẩm mỹ nhất định, về phương thức nó có thể là truyền miệng hoặc văn bản được ghi lại. Trong Từ điển văn học [bộ mới] Đỗ Đức Hiểu chủ biên, NXB Thế giới, 2004], tác phẩm văn học còn được hiểu “là phát ngôn phức hợp của người sáng tác ra nó; là sự phản ánh, khúc xạ, vang hưởng, dự cảm… của đời sống hiện thực; là đối tượng tích cực của sự tiếp nhận [cảm thụ] văn học”. Ở đây, tác phẩm văn học được hiểu với tư cách như một đại diện phát ngôn cho người sáng tác, đồng thời là một chỉnh thể đưa đến sự tiếp nhận ở người đọc. Trong đó, tác phẩm thể hiện vai trò trung gian của mình, là cầu nối giữa người sáng tác với người đọc. Ngoài hai khái niệm trong hai quyển Từ điển quen thuộc vừa nêu, Giáo trình Lí luận văn học tâp 2 [Tác phẩm và thể loại văn học] do Trần Đình Sử chủ biên, NXB Đại học Sư phạm, 2010 cũng đưa ra một cách hiểu về tác phẩm văn học mà chúng tôi cho là bao quát hơn “đó là sản phẩm sáng tạo vừa tinh thần, vừa vật chất, vừa là sáng tác của nghệ sĩ, nhưng đồng thời vừa có sự đồng sáng tạo của người hưởng thụ, tiếp nhận” [ ]. Ở đây, tác phẩm văn học được đặt trong mối quan hệ nhiều mặt, với chu trình chuyển tiếp từ sáng tác đến tiếp nhận, nó được sinh ra từ tác giả nhưng chịu sự tác động của độc giả. Có thể nói, dù được hiểu theo cách nào thì tác phẩm văn học bao giờ cũng là một thực thể hoàn chỉnh và phức tạp. Đồng thời, nó phải có sự thống nhất chặt chẽ giữa hai yếu tố là nội dung thẩm mỹ và hình thức nghệ thuật. Ở đó, bằng sự sáng tạo của riêng mình, tác giả là người làm ra tác phẩm văn học với nhiều giá trị. Qua đó, nó có khả năng đem đến cho con người những nhận thức mới, những tình cảm mới giúp con người cân bằng cảm xúc, biết cảm thụ cái đẹp và sống có ích. 3.1.2 Người đọc So với tác giả văn học và tác phẩm văn học, người đọc là một đối tượng quan trọng được nghiên cứu kĩ lưỡng trong tiếp nhận văn học. Tuy nhiên, do đặc trưng đa dạng, đông đảo và chịu ảnh hưởng của bối cảnh, tư tưởng, văn hóa, xã hội… Người đọc cũng là một đối tượng phức tạp rất khó định nghĩa. Trong một thời gian dài, người ta chỉ hiểu người đọc đơn thuần là một cá nhân có “hành vi đọc”. Điều này làm cho vai trò người đọc trở nên 14 mờ nhạt hoặc tách rời mối quan hệ với tác giả và tác phẩm.Cho đến khi phân ngành Mỹ học tiếp nhận ra đời, nó đã làm thay đổi nhận thức của giới nghiên cứu về vấn đề này. Khi nhắc đến Mỹ học tiếp nhận, ta không thể không đề cập đến hai đại diện tiêu biểu của học thuyết này là Hans Robert Jauss và Wolfgang Iser. Ở H. Jauss, hai vấn đề chính mà ông đưa ra được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đó là các vấn đề xoay quanh khái niệm “tầm đón đợi” và việc đề xuất viết lại lịch sử văn học từ phía người tiếp nhận. Trong đó, việc hiểu rõ khái niệm tầm đón đợi là một mấu chốt quan trọng để có thể giải thích vì sao H. Jauss lại quan tâm đến người đọc và xem họ như một cơ sở viết lại lịch sử văn học. Tuy nhiên, việc thống nhất trong cách hiểu về khái niệm này là không dễ dàng. Trong thực tế có rất nhiều cách hiểu và triển khai khác nhau từ các nhà nghiên cứu. Có người cho đó là khả năng người đọc có thể thích ứng cùng tác phẩm trong suốt quá trình tiếp nhận, nói theo cách hiểu của Nguyễn Văn Dân, tầm đón đợi là khái niệm dùng để chỉ “một tầm hiểu biết của mình [độc giả] về mặt văn học và tầm hiểu biết đó sẽ luôn luôn thay đổi theo lịch sử và tùy thuộc vào tác động của tác phẩm được tiếp nhận”. Còn theo Hoàng Phong Tuấn, tầm đón đợi là “nơi chủ thể tiếp nhận thể hiện mình qua những quan hệ tương tác trong quá trình tiếp nhận: tương tác giữa kinh nghiệm văn học và kinh nghiệm sống; tương tác giữa văn bản và người đọc tạo nên sự vận động và sự tự hiệu chỉnh nó trong quá trình đối thoại với những chỉ dẫn mà văn bản văn học gợi ra. Hai quan hệ tương tác này diễn ra đồng thời, thẩm thấu vào nhau”. Ở cách hiểu này, Hoàng Phong Tuấn đã cho ta thấy một sự tiên tiến, gợi mở, một chiều kích mới trong khái niệm tầm đón đợi của H. Jauss. Mà trong đó, độc giả là người đặt mình vào mối quan hệ với những đối tượng khác trong quá trình tiếp nhận, là người có khả năng khám phá các tầng nghĩa của tác phẩm cũng như tác động lại chúng, đồng thời là một sự kiểm nghiệm giữa giá trị của tác phẩm cũng như kinh nghiệm sống của chính họ. Từ đó, khái niệm người đọc không còn là một khái niệm đơn thần như một “hành vi đọc” mà đó thật sự là một phương thức thẩm mỹ mở ra chiều hướng nghiên cứu mới - sự tương giao giữa lý luận tiếp nhận và mỹ học. Ngoài khái niệm tầm đón đợi của H. Jauss, W. Iser cũng đưa ra những khái niệm quan trọng khi nói về Mỹ học tiếp nhận đó là “kết cấu vẫy gọi” và “điểm trắng”. Hai khái niệm này tuy tách rời nhau nhưng thực chất giữa chúng có mối quan hệ nhất định. Trong đó, “điểm trắng” được hiểu đơn giản để chỉ những chỗ trống, những chỗ mở mà tác giả tạo ra trên văn bản của mình để kích thích sự tìm tòi, buộc người đọc phải suy ngẫm, liên tưởng mới có thể khám phá được tác phẩm.Và những “điểm trắng” này là đem đến cho tác phẩm một “kết cấu vẫy gọi”. Điều này cho thấy, tác phẩm văn học bản thân nó phải có khả năng đem đến sự hứng thú, phải chứa đựng nhiều tầng nghĩa mà khả năng khai mở tâm trí người đọc. Khi người đọc tham gia vào quá trình tiếp nhận, họ sẽ dần dần lấp 15 được những “điểm trắng” trong tác phẩm.Tuy nhiên, sự lấp đầy “điểm trắng” này có thể chính độc giả đưa họ đến một “điểm trắng” mới. Do vậy, một tác phẩm văn học bao giờ cũng có vô số “điểm trắng” và không thể chỉ một ngày, hai ngày mà người đọc hiểu hết tác phẩm. Mà đó là một quá trình dầy công khám phá, hòa quyện vào tác phẩm với một thái độ nghiêm túc, kiên trì. Có thể nói, những khái niệm mà H. Jauss và W. Iser đưa ra cùng những thành quả của các nhà nghiên cứu về nó đã mở đường cho một nhận thức mới về người đọc và vấn đề Mỹ học tiếp nhận. Từ đây, chúng tôi xin đưa ra một định nghĩa về người đọc qua sự đúc kết từ các nội dung trên: Người đọc là cá nhân thông qua hành vi đọc để tiếp cận với tác phẩm văn học. Trong đó, mọi giá trị của tác phẩm sẽ dần được khám quá thông qua quá trình tiếp nhận thẩm mỹ nhất định. Đồng thời, trong cuộc gặp gỡ gián tiếp với tác giả cũng như tiếp xúc trực tiếp với văn bản, người đọc ngoài việc tiếp thu những giá trị được tìm thấy, họ còn có khả năng tác động ngược lại. Điều này cho thấy, người đọc có một vai trò quan trọng trong tiếp nhận văn học, là đích đến của mọi hoạt động sáng tác cũng như kiểm định chất lượng văn chương. 3.1.3 Mối tương quan giữa các đối tượng Khi nhắc đến tiếp nhận văn học, người ta thường cho nó như một quá trình gắn liền với người đọc. Tuy nhiên, nói một cách khách quan, dù trực tiếp hay gián tiếp, tác giả và tác phẩm vẫn đóng một vai trò nhất định trong quá này. Hơn nữa, nếu xem sáng tác và tiếp nhận là một chu trình tiếp nối và mang tính tương tác thì giữa ba đối tượng tác giả - tác phẩm - người đọc luôn có sự chuyển hóa và nhận thức lẫn nhau để góp nên sự tiến bộ cho văn học, đồng thời loại trừ những giá trị tầm thường ra khỏi khuôn viên của nghệ thuật chân chính. Với tác giả, quá trình tiếp nhận có một ý nghĩa nhất định đối với sự nghiệp văn học của họ. Điều này xuất phát từ mục đích của sáng tác văn học là để phổ biến đến độc giả. Do đó, độc giả hoàn toàn có quyền quyết định đến sự tồn tại của tác phẩm. Tuy nhiên, sự quyết định này không căn cứ vào độc giả duy nhất mà căn cứ vào số đông độc giả với nhiều lực lượng tiếp nhận khác nhau. Bao gồm người đọc bình dân, các siêu người đọc là người sáng tác, nhà phê bình, lí luận… Trong đó, siêu người đọc là lực lượng mang tính quyết định nhất; họ đại diện cho lớp người đọc hội tụ nhiều ưu điểm về chuyên môn, được đào tạo, có năng lực khoa học và có tiếng nói trong cộng đồng… Đối với người sáng tác, việc tiếp nhận từ độc giả đôi khi sẽ gây ra một áp lực nhất định về dư luận. Chính điều này đã đòi hỏi những người sáng tác phải luôn cho mình một tâm thế, một 16 trách nhiệm, một sự cân nhắc trước khi đặt bút sáng tác. Ngoài ra, sự đánh giá, phê bình từ nhiều lực lượng tiếp nhận sẽ giúp cho tác phẩm bộc lộ ra những cái hay cũng như những điều còn thiếu sót. Để rồi, tác giả có thể điều chỉnh hoặc định hướng lại trong các sáng tác của mình về sau. Do vậy, bản thân tác giả cũng cần hình dung trước về nhóm đối tượng tiếp nhận mà tác giả hướng tới. Bởi vì, tác phẩm làm ra nếu không phù hợp với lực lượng tiếp nhận, với bối cảnh xã hội cần thiết cũng như các quy luật cơ bản của nghệ thuật có thể dẫn đến sự khó khăn hoặc thất bại ngay khi tác phẩm vừa mới ra đời. Ở đây, ta cũng nên chú ý về vai trò của tác phẩm trong tiếp nhận văn học. Nếu tác giả là người làm nên tác phẩm để tạo cơ hội cho quá trình tiếp nhận diễn ra thì tác phẩm là cầu nối gián tiếp cho cuộc đối thoại giữa tác giả và người đọc.Tuy nhiên, cuộc đối thoại này là một cuộc đối thoại đặc biệt khi mọi sự giao tiếp giữa tác giả và người đọc đều thông qua tác phẩm - văn bản nghệ thuật ngôn từ. Trong đó, mọi thông điệp tác giả gửi gắm được thể hiện dưới một thế giới ngôn ngữ đầy gợi mở, có sự tồn tại của các nhân vật, hình tượng văn học, những yếu tố về vần điệu, những tình huống, xung đột… buộc người đọc phải thật am hiểu, thật tinh tế thì mới có thể phát hiện ra. Chính điều này làm cho sự tiếp nhận của độc giả trở nên phong phú và không ai thống nhất với ai được.Ở đó, mọi ý nghĩa tác phẩm được khám phá thông qua trí tưởng tượng và trải nghiệm của chính độc giả. Và không ai có quyền khẳng định một tác phẩm chỉ được hiểu theo một cách mà phải phụ thuộc nên nhiều yếu tố để xác định giá trị đích thực của tác phẩm. Ngoài ra, ta cũng cần lưu ý “tác phẩm văn học là tấm gương khách quan về tầm vóc tiếng nói nghệ thuật, chiều sâu phản ánh, trình độ nghệ thuật, tài năng sáng tạo”. Do vậy, việc đánh giá chủ quan về tác phẩm mà không căn cứ vào những điều kiện khách quan để kiểm chứng sẽ ảnh hưởng đến tác phẩm cũng như người sáng tác ra nó. Đồng thời, trong cuộc giao tiếp gián tiếp giữa tác giả và người đọc, “tác phẩm tuy phải hiện diện thành văn bản, quyển sách nhưng không giản đơn chỉ là quyển sách, là văn bản ngôn từ, mà là sự kết tinh của một quan hệ xã hội nhiều mặt”. Nó không phải là một chỉnh thể chết lặng mà bản thân luôn vận động thông qua người tiếp nhận để có thể tồn tại. Theo đó, quá trình tiếp nhận là một quá trình có thể không bao giờ kết thúc khi tác phẩm đó được lưu truyền thông qua nhiều thế hệ người đọc. Từ đây, ta có thể thấy tác phẩm văn học bao giờ cũng được nhìn nhận qua góc nhìn độc giả, thậm chí họ là những người có khả năng chi phối, tác động lại các giá trị của tác phẩm. Do vậy, trong lý luận văn học hiện đại ngày nay, khái niệm tác phẩm văn học không còn được hiểu đơn giản như trước kia, mà nó là sự kết tinh của văn bản và sự hiểu của người đọc. Bằng việc đặt tác giả và tác phẩm trong quan hệ với người đọc như những gì đã trình bày ở trên.Một mặt, chúng tôi muốn khẳng định sự gắn bó mật thiết giữa ba đối tượng đó.Mặt khác, chúng tôi cũng nhấn mạnh vai trò trung tâm của độc giả trong quá trình tiếp nhận.Ở 17 đó, mối quan hệ giữa chúng tuy khác nhau về vai trò nhưng không xung đột để loại trừ nhau, đó là “mối quan hệ tương tác có tính chất đối thoại, mang tính bình đẳng, không phải là một quan hệ phụ thuộc, áp đặt quyền uy lên nhau”. Từ đó, bản thân các đối tượng tạo nên một quy luật trong sáng tác và tiếp nhận, rằng “Sự hiện hữu của tác phẩm văn học sẽ trở thành hư vô, nếu không có sự tham dự của người đọc. Bởi lẽ, vai trò của người đọc không chỉ được xác lập khi văn bản mới ra đời, thoát li khỏi nhà văn để bước vào hành trình của hoạt động tiếp nhận, mà sự tham dự của người đọc đã có ngay từ khi bắt đầu hành trình sáng tạo của nhà văn”.  Khái niệm “Chân trời chờ đợi”: Nghiên cứu khoa học tiếp nhận chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa chân trời chờ đợi của tác phầm và chân trời chờ đợi của độc giả. Khái niệm “chân trời chờ đợi” là thuật ngữ được Karl Mannheim, nhà triết học và xã hội học người Đức đề xuất trong “Con người và xã hội trong thời đại tái cấu trúc” [1940]. Khái niệm chân trời chờ đợi được hiểu là khoảng cách và sự đứt quãng trong mối quan hệ giữa người đọc với tác phẩm. Hay đó còn là sự va chạm giữa người đọc với tác phẩm, từ đó sinh ra nhiều vấn đề như: giữa hai chân trời có sự nhượng bộ, chấp nhận hay sự phản ứng cho sự khác biệt, mâu thuẫn không hóa giải được. Khái niệm này đã được nhiều tác giả áp dụng trong công trình của mình, như Karl Popper sử dụng khái niệm chân trời chờ đợi trong tiểu luận“Quy luật tự nhiên và hệ thống lí luận” [1949]. Hans Robert Jauss vận dụng khái niệm vào nghiên cứu văn học, theo Jauss thì khái niệm này được hiểu là: hệ thống những chuẩn mực và hệ quy chiếu của công chúng văn học vào một thời điểm lịch sử nhất định, từ đó mà việc bình luận, đánh giá tác phẩm ra đời. Bao gồm ba nhân tố chính: kinh nghiệm thưởng thức; hình thức và chủ đề tác phẩm; sự đối lập giữa ngôn ngữ thi ca với ngôn ngữ thực tiễn, giữa thế giới tưởng tượng với thế giới thực hằng ngày.Còn đối với Wener Bauer trong “Văn bản và tiếp nhận” thì chân trời chờ đợi được tạo ra bởi sự trải nghiệm ngôn từ, kinh nghiệm xử lí văn bản, đặc biệt là các văn bản văn chương và sự trải nghiệm cá nhân, có thể xem đây là sự tương quan biện chứng: người đọc chờ đợi tác phẩm và tác phẩm chờ đợi người đọc. Một điều đáng nói ở đây là khoảng cách giữa chân trời chờ đợi có sẵn với tác phầm mới xuất hiện, bởi hệ quả của chúng là sự chênh lệch ở trình độ tiếp nhận cũng như quan điểm thẩm mỹ. Dẫn đến việc người đọc quy chiếu chân trời chờ đợi của tác phẩm vào những giá trị thẩm mỹ cũ, không còn phù hợp và không đón nhận những chuẩn mực nghệ thuật mới, sáng tạo. Jauss đã giải thích: “Khả năng tái lập chân trời chờ đợi của một tác phẩm cũng chính là xác định tư cách tác phẩm nghệ thuật của nó qua việc thể hiện bản chất và tác động mạnh mẽ đối với một công chúng nhất định. Chúng ta gọi “khoảng cách thẩm mỹ” là khoảng cách chân trời chờ đợi có sẵn với một tác phẩm mới là sự tiếp nhận có thể 18 kéo theo một sự thay đổi chân trời đưa đến xung đột với những kinh nghiệm quen thuộc hay làm cho những kinh nghiệm khác lần đầu tiên xuất hiện, chiếm lĩnh ý thức người đọc. Chính khoảng cách thẩm mỹ được đo lường bằng những cung bậc phản ứng của công chúng và phán xét của giới phê bình [đạt thành công tức thì, bị bác bỏ hay bị mang tai tiếng, được tán thưởng bởi những cá nhân riêng lẻ, được thấu hiểu từng bước hay muộn màng] có thể trở thành một tiêu chí của sự phân tích lịch sử”. Như vậy, chúng ta phải nâng cao chân trời chờ đợi của người đọc hay chính là nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của công chúng theo chiều hướng tiến bộ nhằm nâng cao trình độ sáng tạo của chính nền văn học. Định hướng chân trời chờ đợi, giúp cho người đọc hiều được và hưởng thụ các giá trị tư tưởng của các tác phẩm lớn. Phẩm chất nội tạ của nghệ thuật chính là tính nâng cao, là sự tinh lọc và là tinh thần sáng tạo. 2. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐỌC 2.1.Chủ thể tiếp nhận văn học 2.1.1 Khái niệm chủ thể tiếp nhận văn học Người đọc chính là chủ thể tiếp nhận văn học.Theo Yuri Borev: “Người đọc không chỉ đơn thuần là người có nhu cầu về các sản phẩm nghê ê thuâ êt, không chỉ là đối tượng của sự tác đô ng tư tưởng – nghê ê thuâ êt của tác phẩm. Người đọc là người cùng tham gia vào ê tiến trình sáng tạo để xây dựng ý nghĩa của tác phẩm nghê thuâ êt, là người đồng sáng tạo, là chủ thể thực hiê ên quá trình đọc như mô êt hành sáng tạo có tính chất xây dựng.” Người đọc cũng là hiện thân cho động lực thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút.Nói một cách hình ảnh thì nếu xem một tác phẩm văn học là một sinh thể thì những dòng chữ trên trang viết kia chỉ là phần Xác,còn sự tiếp nhận của người đọc mới thực sự làm nên phần Hồn của tác phẩm.Mất đi phần hồn,tác phẩm chỉ còn lại văn bản,dòng chữ kia chỉ còn là " những vết đen trên tờ giấy trắng " vô nghĩa. Người đọc chủ động tiếp nhận,mở rộng giới hạn ngữ nghĩa cho văn bản,chính họ - chủ thể tiếp nhận là người giải mã " bảy phần chìm của một tảng băng trôi" ,họ đối thoại bằng những cảm xúc thẩm mỹ trong hoạt động giao tiếp mà người phát là tác giả. 2.1.2 Phân loại chủ thể tiếp nhận văn học-người đọc - Đứng về phía người tiếp nhận, người ta chia người đọc ra làm 4 loại: 19 +Thứ nhất là người đọc tiêu thụ. Ðây thường là loại người đọc đọc ngấu nghiến cốt truyện, ham thích tình huống éo le gay cấn, nhiều khúc mắc cạm bẫy. Loại này đọc lướt nhanh vào giờ nhàn rỗi, tìm thú giải trí, có những đánh giá dễ dãi. +Thứ hai là, loại đọc điểm sách. Loại người này có ý thức tìm ở văn chương những thông tin mới về cuộc sống, đạo đức … để thông báo cho độc giả của các báo. + Thứ ba là loại người đọc chuyên nghiệp - những người giảng dạy nghiên cứu phê bình ở các trung tâm nghiên cứu. +Thứ tư là những người sáng tác - nhà văn, nhà thơ đọc theo cảm hứng bất chợt hoặc để tham gia viết những trang phê bình ngẫu hứng. -Đứng ở góc độ sáng tác,người ta chia người đọc ra làm 3 loại: +Thứ nhất là người đọc thực tế. Tức là những người đọc, người tiếp nhận sáng tác tồn tại một cách cụ thể, cá thể.Họ tiếp nhận văn chương theo nhu cầu , theo cá tính, theo sở thích cá nhân.Tuy nhiên nhà văn cũng không thể nào đáp ứng được từng đối tượng một, sáng tác dành riêng cho đối tượng nào đó mà chỉ có thể sáng tác cho một bộ phận người tiếp nhận có thị hiếu tương đồng. +Thứ hai là người đọc giả thiết. Ðây là loại độc giả của từng tác giả. Loại này tồn tại trong tác giả suốt quá trình sáng tác từ nảy sinh ý đồ cho đến kết thúc. Nhà văn có chủ đích hướng tới họ là chủ yếu. Thứ ba ,người đọc hữu hình là loại người đọc tồn tại bên trong tác phẩm như một nhân vật luôn đối diện và đối thoại với nhà văn. -Đứng ở góc độ thời guan,người ta chia người đọc ra làm 3 loại: +Thứ nhất,người đọc hiện tại – người đọc đang sống đồng thời cùng tác giả,thực sự tiếp nhận tác phẩm và lên tiếng khen chê trực tiếp với tác giả. +Thứ hai,người đọc quá khứ,loại người đọc không thể và không bao giờ tiếp nhận tác phẩn.Ví như Tố Hữu viết “ Kính gửi cụ Nguyễn Du” thì đây không phải là bức thư gửi cụ Nguyễn Du sống ở nơi nào đó mà là gửi cho linh hồn cụ Nguyễn Du. +Thứ ba,người đọc tương lai.Loại người đọc này chưa tồn tại thực tế có thể,hoặc không thực sự đọc tác phẩm nhưng vẫn xuất hiện trong quá trình làm tác phẩm của tác giả và có khi là chủ đích hướng tới của nhà văn. 20 Thưởng thức văn học của người đọc muôn màu muôn vẻ và có những tiếp nhâ n tích cực ê nhưng cũng có những cảm nhâ n tiêu cực, phiến diê ên, tiêu cực. Nếu trong sáng tác có vấn ê đề phong cách, thì trong cảm nhâ n, thưởng thức tác phẩm cũng sẽ phụ thuô êc vào những ê yếu tố như nghề nghiê êp, giới tính, lứa tuổi và cá tính của từng chủ thể tiếp nhâ n. Về mă t ê ê nô êi dung tư tưởng thì chỉ có những chủ thể tiếp nhâ n thuô êc vào xã hô êi tiên tiến trong ê từng thời kỳ, mới phát hiê ên ra giá trị khách quan của tác phẩm văn học. Khi tác phẩm văn học bước vào đời sống tinh thần của mô êt lớp công chúng cùng thời với nhà văn. Tác giả có thể nhâ n được sự cô êng hưởng từ lớp đô êc giả này mà không bị gián ê cách quá nhiều qua không gian và thời gian. Những tác phẩm có cuô êc sống dài lâu không chỉ đối diê ên với người đọc đương thời mà còn đối với người đọc của các thế hê ê tương lai.Như Nguyễn Du đã nghĩ đến tác phẩm về sau này khi viết: “Bất tri tam bách dư niên hâ u. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như [ Đô êc Tiểu Thanh Ký ]. ê 2.1.3 Mối quan hệ giữa tác phẩm văn học - chủ thể tiếp nhận Như đã trình bày ở chương I,trong quá trình hình thành và phát triển của văn học, đời sống hoạt đô êng văn học từ xưa tới nay đều trải qua các giai đoạn hiê ên thực thẩm mỹ khách quan – nhà văn – tác phẩm – bạn đọc. Giữa chúng có những mối quan hê ê hết sức mâ t thiết, liên kết với nhau. Nghệ thuật là một trong những dạng sản xuất của cải tinh ê thần của con người. Quá trình sản xuất ra của cải tinh thần - tác phẩm nghệ thuật diễn ra như thế nào? Hiểu một cách đúng đắn và nghiêm ngặt thì, xong khâu sửa chữa, việc sáng tạo nghệ thuật mới chỉ hoàn thành được một công đoạn trong cả một quá trình sản xuất. Ðó là công đoạn hoàn thành văn bản tác phẩm. Những đứa con tinh thần được sản sinh ra dưới ngòi bút và cái nhìn nghệ thuật của nhà văn, tác giả sẽ được định đoạt như thế nào là tùy thuộc vào nó và xã hội chung quanh. Số phận của tác phẩm nghệ thuật như thế nào là tùy thuộc vào nó và người tiếp nhận nó. Chỉ đến khi được người đọc tiếp nhận thì hoạt động sáng tạo nghệ thuật mới hoàn tất. Nhưng trong mô êt cơ chế hoạt đô ng văn học thì ê mọi giai đoạn đều cực kì quan trọng và phải đúng với vị thế của nó và phải có sự tương tác qua lại giữa các giai đoạn trong dây chuyền hoạt đô êng chung.Chẳng hạn nếu cho rằng người đọc mới tạo ra nghĩa cho tác phẩm thì sẽ dễ dẫn đến viê êc nhà văn chỉ viết ra mô t ê văn bản không cảm xúc, vô nghĩa.Vì vâ êy các giai đoạn trong hoạt đô ng đời sống văn học ê cần được cân bằng,nhà văn luôn vinh dự và hiểu được trách nhiê êm của mình trong viê êc sáng tác ra những văn bản tác phẩm vốn đã hàm chứa nô êi dung, ý nghĩa mà còn vô cùng giá trị để cho người đọc tiếp nhâ n. Tác giả Nguyễn Minh Châu đã từng nhâ n xét về tiểu ê ê thuyết” Chiến tranh và hòa bình” : “ Hình như cái “ ông già nhà văn” Nga ấy – mà có khi người ta đã ví với tạo hóa – đã đạt tới mô êt mối giao hòa nào đấy đến mức đô ê bí ẩn với cái “ tâm hồn Nga” đã đi đến kiê êt cùng những giá trị tinh thần đẹp đẽ của dân tô êc mình,

Video liên quan

Chủ Đề