Học luật kinh tế có làm kiểm sát viên được không

Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?

Học Luật ra trường không phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước mà có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề và đơn vị khác nhau

Nhiều bạn trẻ nghĩ học Luật chỉ ra làm luật sư là không đúng!

Không phải học Luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta có thể công tác trong ngành công an. Hiện nay rất nhiều cựu sinh viên luật đang công tác ở các vị trí quan trọng trong ngành công an. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước, sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo... Nhu cầu về ngành luật hiện nay là rất lớn. Khi trúng tuyển vào ĐH luật thí sinh có thể lựa chọn những ngành học phù hợp: Luật thương mại, Luật dân sự, Luật quốc tế, Luật hình sự…

1. Ngành Luật thương mại

Trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường.
Sinh viên tốt nghiệp Khoa Luật thương mại có thể làm cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Sở Thương mại, Cục hải quan, Sở kế hoạch - Đầu tư…Hoặc làm chuyên viên ơ các cơ quan cấp huyện như Ủy ban Nhân dân, Phòng Kinh tế, Phòng thuế. Hoặc cũng có thể công tác ở các Toà án kinh tế, Viên Kiểm sát hoặc trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực kinh tế thương mại.

2. Ngành Luật dân sự

Trang bị cho sinh viên những kiến thức về chuyên ngành Luật Dân sự như: Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp . . .
Tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật, Toà dân sự, Viện kiểm sát nhân dân, hoặc trở thành luật sư chuyên về dân sự như trang chấp nợ, đất đai, tranh chấp tài sản, hôn nhân gia đình...; làm ở các Phòng, Sở tư Pháp, cơ quan Công an, các Trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình, các đơn vị kinh doanh bất động sản, bộ phận pháp luật ở ngân hàng.

3. Ngành Luật hành chính

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, kiến thức về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo ...
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm chuyên viên ở các Ủy ban nhân dân phường xã, các Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc cấp tỉnh, hoặc cơ quan khác như: Hải quan, cơ quan thuế, các cửa khẩu, sân bay. Bạn cũng có thể làm ở các Toà hành chính, Viện kiểm sát nhân dân, trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực hành chính hoặc làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật

4. Ngành Luật quốc tế

Ðào tạo 3 khối kiến thức cơ bản: Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế; Khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế và Khối kiến thức về Luật so sánh và Luật Thương mại quốc tế. Mục tiêu đào tạo là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài...
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ quan nhà nước như Bộ, Sở Tư Pháp, cơ quan ngoại giao, các sứ quán Việt Nam tại nước ngoài; hoặc có thể làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt nam, các cơ quan quốc tế, các công ty tư vấn pháp luật.

5. Ngành Luật hình sự

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tim viec ở Toà án, Viện kiểm sát nhân dân, các Phòng, Sở Tư Pháp, cơ quan Công an, hoặc trở thành luật sư, chuyên viên tư vấn trong lãnh vực hình sự. Một số cơ quan khác cũng cần sinh viên ngành này như: các trung tâm hỗ trợ pháp lý, các chi cục phòng chống tệ nạn...

6. Ngành Quản trị - luật 

Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức hiện đại về kinh doanh, quản trị và luật làm nền tảng nghề nghiệp cho nhà quản trị và nhà tư vấn. Sinh viên ngành này có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu biết các vấn đề quản trị và các vấn đề có liên quan đến các yếu tố pháp lý. Đây là ngành học mới được đào tạo duy nhất tại ĐH Luật TP.HCM. Sinh viên ngành này ra trường có thể làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi kiến thức tổng hợp quản trị và luật như: dịch vụ công, thương mại quốc tế, quản trị doanh nghiệp, tài chính, tư vấn quản trị, tư vấn kinh doanh... Ngành Quản trị - Luật không tuyển khối C. Khối A: 17, khối D: 15,5 điểm [2009].

Sinh viên trúng tuyển vào trường ĐH Luật TPHCM thuộc khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn sẽ được miễn học phí theo qui định. Ngoài ra nếu gia đình sinh viên thuộc diện hộ nghèo được giảm 50% học phí và hộ đói được miễn học phí 100%. Sinh viên thuộc diện khó khăn vượt khó học tập được hưởng học bổng chính sách theo qui định của Nhà nước. Ngoài ra sinh viên thuộc diện này nếu có kết quả học tập loại giỏi sẽ được xét hưởng học bổng do các tổ chức, cá nhân ngoài trường tài trợ. 

7. Ngành Luật kinh doanh   

Đào tạo cử nhân luật có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý; có kỹ năng chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, đồng thời có kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị kinh doanh, đủ khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế của Việt Nam.

Sinh viên được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp như: tư vấn, phát triển doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, thực hiện chức năng của chuyên viên pháp lý tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; có thể độc lập đưa ra các đề xuất giải quyết các tình huống pháp lý trong kinh doanh, nắm vững các thao tác nghiệp vụ khi doanh nghiệp tham gia vào các vụ tố tụng phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các Toà kinh tế thuộc hệ thống Toà án nhân dân, các Trung tâm trọng tài thương mại, các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý.  

Nguồn: Internet

Kiểm sát viên là người thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, họ được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, Việt Nam có 4 ngạch kiểm sát viên, bao gồm:

  • Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Kiểm sát viên cao cấp;
  • Kiểm sát viên trung cấp;
  • Kiểm sát viên sơ cấp.

Căn cứ vào các tiêu chuẩn được quy định trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Kiểm sát viên sẽ được bổ nhiệm làm việc tại các Viện kiểm sát các cấp, bao gồm:

  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
  • Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh];
  • Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương [Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện];
  • Viện kiểm sát quân sự các cấp.

Kiểm sát viên là người thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố tại phiên tòa

Các công việc của nghề kiểm sát viên

Dưới sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát của từng cấp viện mà kiểm sát viên sẽ thực hành quyền công tố của mình cũng như kiểm sát các hoạt động tư pháp. Nếu trong tố tụng hình sự, kiểm sát viên sẽ thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thì trong tố tụng dân sự, kiểm sát viên chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật.

Trong hoạt động tố tụng hình sự, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm sát viên được quy định tại Điều 42 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ được giao trong quyền hạn của mình, kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát về hành vi, quyết định của mình.

Trong hoạt động tố tụng dân sự, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm sát viên được quy định tại Điều 58 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Điều kiện để trở thành kiểm sát viên

Tiêu chuẩn để trở thành kiểm sát viên được quy định tại Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, cụ thể là tại Điều 75. Theo đó:

Người muốn trở thành kiểm sát viên là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng và có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

  • Phải có trình độ cử nhân luật trở lên.
  • Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
  • Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
  • Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Quy trình để trở thành kiểm sát viên

Sinh viên muốn trở thành một kiểm sát viên tại Việt Nam thì phải trải qua 5 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Phải lấy bằng Cử nhân Luật

Cũng như các ngành nghề khác thuộc lĩnh vực pháp luật, sinh viên phải tốt nghiệp Đại học ngành Luật. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp từ trường Đại học kiểm sát cũng được xem là một lợi thế lớn. Hiện nay, Việt Nam có khá nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành Luật chất lượng như:

+ Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

+ Đại học Luật Hà Nội

+ Đại học Kinh tế Luật TP. Hồ Chí Minh

+ Đại học Luật Huế

+ Đại học Kiểm sát Hà Nội

Bước 2: Tham gia kỳ thi tuyển công chức ngành Kiểm sát

Quy trình cũng như thông tin thi tuyển công chức ngành kiểm sát sẽ được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Bước 3: Tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát viên

Cử nhân Luật phải trải qua khóa đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát viên trong 9 tháng.

Bước 4: Tham gia kỳ thi tuyển Kiểm sát viên các cấp

Sau khi hoàn thành khóa đạo tạo nghiệp vụ, Cử nhân Luật sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi tuyển Kiểm sát viên các cấp. Nếu đậu kỳ thi này, chức danh được bổ nhiệm vào ngành sẽ là Chuyên viên.

Bước 5: Được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên

Sau khi công tác một thời gian, bạn sẽ phải đi học và thi. Nếu thi đậu sẽ được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp. Kế đó, bạn phải tiếp tục công tác với thời gian 5 năm ở ngạch Kiểm sát viên sơ cấp. Sau đó tiếp tục thi, và nếu thi đậu sẽ được bổ nhiệm lên Kiểm sát viên trung cấp. Tương tự với việc bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp và Kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Triển vọng và khó khăn của nghề

Làm việc trong ngành Kiểm sát sẽ giúp cho cử nhân luật có cơ hội tiếp cận thực tế các vụ án trong lĩnh vực luật dân sự và hình sự. Là một công việc nhà nước nên tính ổn định của nghề sẽ khá cao. Tuy nhiên, Kiểm sát viên là một nghề yêu cầu nghiệp vụ cao. Vì thế, sinh viên phải nỗ lực rất nhiều để có thể làm việc trong hệ thống Viện kiểm sát.

Ngoài ra, tỉ lệ cạnh tranh giữa các sinh viên tốt nghiệp hiện nay là rất cao. Nếu trước đây, các trường đại học chuyên về Luật như Đại học Luật Hà Nội hay Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh là những cơ sở chuyên đào tạo Cử nhân Luật trong nước, thì hiện nay, sự xuất hiện của Đại học Kiểm sát – một cơ sở đào tạo Luật nhưng đi kèm với chuyên môn nghiệp vụ cao hơn, sẽ làm tăng tính cạnh tranh lên cao hơn rất nhiều. Trong những năm sắp tới, khả năng cao các Viện kiểm sát ở các cấp sẽ chỉ tuyển Cử nhân Luật cùng ngành, tức là sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Kiểm sát. Điều này phần nào sẽ làm giảm cơ hội về việc làm đối với các bạn Cử nhân Luật không phải chuyên ngành Kiểm sát.

Video liên quan

Chủ Đề