Học kế toán nhưng không muốn làm kế toán

Bạn đang tìm hiểu về nghề kế toán và mong muốn trở thành một nhân viên kế toán trong tương lai? Vậy với bạn, nghề kế toán là như thế nào? Dù quan niệm ra sao nhưng bạn đừng mắc phải 6 suy nghĩ sai lầm mà VietnamBankers chia sẻ sau đây nhé…

► Nghề kế toán nhàn hạ

Nếu bạn nghĩ rằng nghề kế toán nhàn hạ, mỗi ngày đi làm chỉ cần xử lý vài cái hóa đơn, cuối tháng thì chỉ cần làm báo cáo tài chính là xong việc – thì đó là quan niệm sai lầm. Thực tế thì vẫn có những nhân viên kế toán được làm việc trong điều kiện an nhàn như vậy – do làm trong những công ty quy mô nhỏ, “được người quen giới thiệu”. Tuy nhiên điều này không đúng với số đông còn lại.

Hầu hết các vị trí kế toán viên trong doanh nghiệp: kế toán kho, kế toán doanh thu, kế toán công nợ, kế toán thuế… và đặc biệt là kế toán tổng hợp, kế toán trưởng sẽ luôn trong tình trạng “đầu nghĩ, tay làm”. Nếu như làm kế toán thanh toán hay công nợ, hàng ngày phải nhận hàng trăm cuộc gọi từ khách hàng để tư vấn, giao dịch, giải quyết các vấn đề phát sinh trong hợp đồng hay phải gọi để đối chiếu công nợ với khách.

Cuối tháng, nhân viên kế toán phải thực hiện việc tổng hợp rất nhiều loại giấy tờ, chứng từ khác nhau, lập báo cáo tài chính – nhiều khi phải đem sổ sách về nhà để làm đêm chẳng khác nào ôn thi đại học. Rồi 3 tháng phải đối soát với kiểm toán; 6 tháng làm việc với ban kiểm soát; mỗi năm làm việc với cơ quan thuế một lần. Công việc nghề kế toán kể ra đây, bạn có thể nghĩ rằng nó vất vả – tuy nhiên nếu có sự tỉ mỉ, cẩn thận – bạn sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Vậy bạn có còn nghĩ rằng nghề kế toán nhàn hạ không?

► Nghề kế toán khô khan, nhàm chán

Công việc kế toán luôn gắn liền với những con số, số liệu và giấy tờ – cho nên xét về một phương diện nào đó, nếu nói rằng nghề kế toán khô khan, nhàm chán thì vẫn đúng. Tuy nhiên đây chỉ là tính chất công việc chung. Quy trình làm việc có thể lặp lại các thao tác giống nhau, nhưng những con số thì luôn biến thiên thay đổi cho nên bản thân số liệu đã chứa đựng những yếu tố mới mẻ. Bên cạnh đó, nhân viên kế toán không chỉ làm việc với giấy tờ mà còn giao tiếp với khách hàng hay các vị trí công việc khác trong doanh nghiệp. Bạn phải liên hệ với khách hàng để đối chiếu các chứng từ, hóa đơn – phối hợp làm việc với nhân viên kinh doanh về vấn đề hợp đồng, với nhân viên nhân sự về vấn đề tiền lương… Khi có phát sinh sự giao tiếp, phối hợp trong công việc thì không thể “quy chụp” suy nghĩ rằng nghề kế toán khô khan, nhàm chán.

► Nghề kế toán lương thấp

Mức lương kế toán viên hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: vị trí làm việc, năng lực – kinh nghiệm làm việc, quy mô doanh nghiệp, mặt bằng lương của địa phương… Theo ghi nhận của Tuyencongnhan.vn, mức lương nhân viên kế toán mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc hiện vào khoảng 3 – 5 triệu đồng/ tháng, kế toán viên đã có kinh nghiệm 1 – 2 năm nhận mức lương tháng 5 – 8 triệu, kế toán tổng hợp lương 8 – 12 triệu, kế toán trưởng từ 12 triệu đồng trở lên… Có không ít kế toán trưởng giỏi nhận mức lương hàng chục triệu đồng mỗi tháng.

Cũng như nhiều ngành nghề khác, mức lương nhân viên kế toán sẽ có sự phân hóa từ thấp lên cao tùy thuộc vào các nhân tố trên cho nên nếu mặc định rằng “Nghề kế toán lương thấp” là không đúng.

Kế toán trưởng giỏi có thể nhận mức lương tháng hàng chục triệu đồng

► Nghề kế toán cũng giống kiểm toán

Trong nhiều trường đại học – cao đẳng, ngành kế toán – kiểm toán được ghép chung lại với nhau nên nhiều người thường nhầm tưởng rằng nghề kế toán cũng giống kiểm toán. Thực tế, tính chất công việc của hai nghề này hoàn toàn khác nhau. Nếu như nhân viên kế toán đảm nhận nhiệm vụ tổng hợp, thống kê, kiểm soát, quản lý nguồn vốn – tài sản – tài chính của doanh nghiệp thì kiểm toán viên sẽ là người chịu trách nhiệm phân tích – kiểm tra hoạt động kế toán của doanh nghiệp đó thông qua việc kiểm tra tính chính xác – trung thực của các báo cáo tài chính. Cho nên có thể khẳng định rằng nghề kế toán và kiểm toán không giống nhau.

Vậy thì vì sao hai nghề kế toán và kiểm toán khác nhau nhưng lại được nhiều trường gộp chung thành một ngành học? Bởi xét về bản chất, nhân viên kế toán phải hiểu được công việc của kiểm toán viên là gì để thực hiện đúng các quy định của việc thanh – kiểm tra, có kiến thức để không mắc phải những sai phạm trong việc làm các báo cáo tài chính, trả lời tất cả các câu hỏi của chuyên gia kiểm toán, thanh tra thuế.

Ngược lại, kiểm toán viên sẽ không thể thực hiện được việc kiểm tra tính chính xác trong hoạt động kế toán của doanh nghiệp nếu không nắm được nguyên tắc trình bày bảng cân đối kế toán… Do đó mà 2 nghề này được gộp chung vào một ngành học nhưng sẽ có sự phân bổ lượng kiến thức khác nhau theo nghề mà học viên lựa chọn. Với học viên kế toán, bạn sẽ được đào tạo 80% kiến thức về kế toán và 20% kiến thức về phân tích, kiểm tra kiểm toán.

Kế toán và kiểm toán là 2 nghề khác nhau nhưng kiến thức cần phải bổ sung cho nhau

► Nhân viên kế toán giỏi phải biết làm “ảo thuật” với những con số

Chung quy lại thì vai trò quan trọng nhất của nhân viên kế toán là bảo vệ doanh nghiệp tránh khỏi các rủi ro tài chính cũng như những hình thức phạt theo pháp lý của cơ quan thuế nhà nước. Cho nên, nhân viên kế toán không thể chấp pháp luật, làm “ảo thuật” với những khoản tiền “đen” của doanh nghiệp mà cần phải tìm giải pháp cân đối, hạch toán rõ ràng để doanh nghiệp không phải gánh chịu những “hậu họa về sau”.

► Ứng viên kế toán không có kinh nghiệm khó xin việc

Không thể phủ nhận rằng nhiều doanh nghiệp hiện nay ưu tiên tuyển dụng những ứng viên kế toán có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên nếu nhận định “Ứng viên kế toán không có kinh nghiệm khó xin việc” là đúng thì lượng sinh viên kế toán ra trường hàng năm sẽ làm công việc gì?

Chuyện ứng viên kế toán xin được việc hay không sẽ phụ thuộc vào chính ứng viên đó. Bạn có thể tìm và ứng tuyển vào những doanh nghiệp không yêu cầu kinh nghiệm, dùng kiến thức nghiệp vụ đã được học cộng với sự cẩn thận, tỉ mẩn của bản thân để hoàn thành tốt từng công việc được giao – hoặc có thể chủ động gửi hồ sơ xin học việc kế toán để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, giúp CV xin việc của bạn chất lượng hơn…

Bên cạnh đó, chuyện khó hay dễ xin việc còn phụ thuộc bạn muốn làm việc ở đâu. Nếu xin việc tại các trung tâm việc làm lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương… chắc chắn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm dành cho bạn.

Nguồn: tuyencongnhan.vn

Học kế toán có khó không, làm kế toán có nhanh giàu là câu hỏi thường gặp của những manh chiếu mới đang manh nha muốn học và làm trong ngành kế toán. Thực hư câu chuyện này thế nào, cùng chúng mình vén màn đáp án nhé! 

1, Vì sao nên học kế toán?

Kế toán là ngành học xu hướng, cơ hội rộng mở

kẾ TOÁN LÀ VỊ TRÍ  DOANH NGHIỆP NÀO CŨNG CẦN, HỌC KẾ TOÁN KHÔNG LO THẤT NGHIỆP

Có thể nói kế toán là một trong ít những ngành nghề mà bất kỳ công ty, tổ chức cũng như doanh nghiệp, cơ quan nhà nước đều cần đến. Dù là công ty lớn hay nhỏ, dù là làm ngân hàng, khách sạn hay nông sản, dệt may; dù làm trực tiếp hay làm online thì đều cần sử dụng kế toán. Đơn giản là vì mọi hoạt động kinh doanh, nghề nghiệp sản xuất đều cần quản lý tiền, đều cần chi tiêu, tính toán. Mà kế toán chính là “sinh ra” để làm đầu việc này. Quản lý giao dịch, kê khai tài chính, quyết toán thuế, lương đều cần chuyên môn của nghề kế toán. 

Bán hàng có thể dùng đến kỹ năng để lành nghề nhưng kế toán muốn chuẩn chỉnh không sai sót, không thâm hụt thì bắt buộc cần có chuyên môn ngành nghề. Do đó nhu cầu tuyển kế toán rất cao mở ra cơ hội ngành nghề rộng mở. Vậy nhưng, như đã nói đây là ngành nghề cần chuyên môn đúng tuyệt đối. Do đó doanh nghiệp cần nguồn lực có chất lượng tốt, đảm bảo được công việc và còn phải đúng cả chuyên môn. Bởi chỉ cần sai sót trong báo cáo, quyết toán rất dễ liên quan đến vấn đề pháp luật. 

Trả lời cho vế đầu tiên của câu hỏi Học kế toán có khó không, làm kế toán có nhanh giàu thì đương nhiên học kế toán khó. Và không chỉ kế toán bất cứ ngành nghề nào muốn học để làm tốt được công việc thì đều khó. 

2, Học kế toán xong làm gì? 

Tốt nghiệp khóa học kế toán bạn sẽ làm được những công việc gì?

Theo Bộ Lao động, hàng năm sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán có 50% làm kế toán việc tại doanh nghiệp. Trong số này có 90% là phụ trách các mảng riêng biệt hoặc vừa và nhỏ trong lĩnh vực kế toán. 10% còn lại làm quản lý, kế toán trưởng, trưởng phòng tài chính… 50% còn lại làm việc liên quan đến chuyên ngành trong các phòng ban khác của doanh nghiệp. Như vây: các công việc trong lĩnh vực kế toán rất dạng để bạn lựa chọn, tính tới thời điểm hiện tại có hơn 20 đầu việc liên quan tới nghành nghề kế toán bạn có thể tham khảo khi hoàn thành khóa học kế toán có chuyên môn tốt bạn sẽ có cơ hội tốt với những câu việc hấp dẫn dưới đây: 

  • Tốt nghiệp ra trường, còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm bạn có thể làm chuyên viên phụ trách kế toán, kế toán bán hàng hay kế toán kho.
  • Bên cạnh đó  kế toán công nợ,, kế toán quyết toán thuế,  kế toán xây dựng cũng rất đa dạng 
  • Sở hữu 1 – 2 năm kinh nghiệm bạn có thể trở thành kế toán tổng hợp
  • Khi đã có kinh nghiệm tốt và chuyên môn nâng cao hơn bạn có thể trở thành kế toán trưởng hoặc là  trưởng phòng phòng kế toán hay phụ trách quản ký tài chính của cả công ty. 
  • Ngoài ra bạn có thể làm đa dạng lĩnh vực như giao dịch ngân hàng, tư vấn tài chính hay là kiểm soát viên, thủ quỹ đều được 
  • Với những bạn đi theo hướng nhà nước có thể trở thành nhân viên thuế, thanh tra kinh tế, nội vụ tính lương…
  • Nếu muốn học lên cao và theo hướng nghiên cứu giảng dạy thì có thể làm nghiên cứu tài chính, giảng viên ngành kế toán.

3, Làm kế toán có nhanh giàu? 

Trả lời cho vế thứ 2 của câu hỏi Học kế toán có khó không, làm kế toán có nhanh giàu chính là việc phải thạo nghề rồi mới đến làm giàu. Nghề nào cũng có thể làm giàu nhưng nhanh hay chậm thì phụ thuộc vào chính các bạn. Với nghề kế toán mức lương khởi điểm sau khi ra trường không thấp. Nhưng để lên có mức lương cao hay là muốn “nhanh giàu” thì bạn phải có những yếu tố dưới đây: 

Muốn làm giàu từ kế toán phải sở hữu 3 yếu tố dưới đây 

Kiến thức chuyên ngành

Kiến thức chuyên ngành sẽ có được trong quá trình học tập tại trường lớp. Kiến thức nền tảng cần vững chắc, những lý thuyết trong ngành kế toán quan trọng nhưng việc thực hành quan trọng hơn nhiều. Có lý thuyết mà không biết áp dụng thì đến khi làm thực tế rất dễ sai sót. Tuy nhiên việc thực hành ở các trường đại học, cao đẳng còn hạn chế, dẫn đến việc nhiều bạn trẻ học thêm phần thực hành ở các trung tâm. Điều này sẽ bổ trợ cho khả năng làm việc thực tế rất tốt. 

Với những bạn muốn hướng đến vị trí kế toán trưởng thì kiến thức nền tảng là không thể thiếu, thậm chí bạn còn phải kinh qua các vị trí như chuyên viên kế toán, kế toán lương, kế toán thuế, kế toán quyết toán rồi đến kế toán tổng hợp. Bởi chỉ khi nắm được tất cả các mắt xích trong lĩnh vực kế toán thì bạn mới có thể làm tốt vai trò của người đứng đầu. Am hiểu chuyên môn, kinh nghiệm trong các đầu mục công việc sẽ giúp bạn xử lý thấu đáo và quản lý tốt đội ngũ nhân sự phía dưới. 

Thông thạo tin học văn phòng và  phần mềm kế toán

Bản thân một người kế toán đều cần thành thạo word, excel và các phần mềm chuyên dụng cho kế toán. Bạn sẽ được học điều này trên trường nhưng nếu không thực hành thường xuyên thì đi làm bạn sẽ quên hết thôi. Đặc biệt là phần tin học văn phòng thì hiếm có trường đào tạo chuyên sâu. Phần lớn sinh viên kế toán sẽ tự mày mò hoặc học thêm bên ngoài. 

Làm về kế toán thì phần mềm như Misa hay Fast bạn phải thành thạo các thao tác và cách sử dụng. Nếu không có phần mềm thì cho bạn gấp đôi thời gian cũng không hoàn thành xong việc của người kế toán được. Excel là một công cụ thông minh hỗ trợ cực lớn cho dân kế toán. Nếu bạn sở hữu chứng chỉ excel hay chứng chỉ tin học văn phòng thì rất dễ apply được mức lương cao khi đi xin việc. 

Ngoại ngữ

Đừng nghĩ rằng làm kế toán thì không cần biết đến ngoại ngữ. Vì nếu bạn muốn giàu nhanh với nghề kế toán bạn nên gia nhập vào những công ty nước ngoài như Mỹ, Nhật, Hàn, Trung Quốc… Đây là những nước đang đặt rất nhiều công ty kinh tế ở nước ta và trả lương rất cao cho kế toán. 

Không chỉ cần ngoại ngữ cho các công ty nước ngoài mà hiện nay các công ty trong nước có liên kết với nước ngoài hoặc những tập đoàn lớn đều yêu cầu nhân sự phải biết tiếng Anh. 

Thường xuyên cập nhật kiến thức mới

Ngoài ra để trở thành người giỏi trong ngành nghề bạn nên cập nhập các thông tư, nghị định thường xuyên, tích lũy chuyên ngành của những lĩnh vực công ty mà bạn đang làm việc. Và cần rèn luyện sức khỏe thật tốt để có thể chịu đựng áp lực công việc. Bởi kế toán là ngành nghề thường “vắt chân lên chạy” vào những giai đoạn chốt báo cáo, quyết toán…

Tạm kết:  

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề Học kế toán có khó không, làm kế toán có nhanh giàu”.

Với người mới bắt đầu hoặc làm trái nghành để theo được nghề kế toán bạn không cần phải đăng ký chuyên nghành đào tạo kế toán chính quy tại trường đại học. Hiện nay, các trung tâm dạy nghề kế toán với chương trình dạy học thực tế từ 2 tháng -3 tháng bạn có thể hiểu bản chất kế toán là gì và làm được việc.
Đừng quá lo lắng, không có bằng cấp chuyên nghành khó xin việc,doanh nghiệp rất thực tế chỉ cần bạn có năng lực sẽ được tiếp nhận với cơ chế đãi ngộ phù hợp. 

Chúc các bạn sớm thành công với ngành học này nhé! 

Biên tập: Lily

Video liên quan

Chủ Đề