Hoàng Tùng, Chủ tịch Nhà bè là còn ai

Ông Hoàng Tùng, 41 tuổi, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè được kỳ họp thứ nhất HĐND TP Thủ Đức bầu làm Chủ tịch UBND TP Thủ Đức, sáng 22/1.

Ông Hoàng Tùng quê Quảng Ngãi; trình độ kiến trúc sư, thạc sĩ quy hoạch đô thị và quy hoạch vùng. Trước khi giữ chức Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè vào tháng 10/2019, ông công tác tại Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP HCM và làm phó giám đốc sở này từ tháng 3/2017.

HĐND TP Thủ Đức cũng bầu các ông Nguyễn Bạch Hoàng Phụng [43 tuổi, Phó chủ tịch UBND quận 2], Nguyễn Kỳ Phùng [55 tuổi, Phó giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ], Nguyễn Hữu Anh Tứ [Phó chủ tịch UBND quận Thủ Đức] giữ chức Phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức.

Theo phương án trước đó, nhân sự 13 phòng ban thuộc UBND TP Thủ Đức có 657 người, sau năm 2025 giảm còn 459 người.

Kỳ họp sáng nay cũng bầu ông Nguyễn Phước Hưng [53 tuổi, Bí thư Quận uỷ quận 2] làm Chủ tịch HĐND TP Thủ Đức và bà Thái Mỹ Diện [43 tuổi, Phó chủ tịch HĐND quận Thủ Đức] làm Phó chủ tịch HĐND TP Thủ Đức.

Dự kiến chiều nay, Thành ủy TP HCM trao quyết định chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, các Phó bí thư TP Thủ Đức.

Ông Hoàng Tùng tại kỳ họp thứ nhất HĐND TP Thủ Đức sáng nay. Ảnh: Hữu Công/VnExpress

Trước đó, TP HCM đã nhập Chi cục Thi hành án dân sự [THADS] của ba quận thành Chi cục THADS TP Thủ Đức. TAND Tối cao cũng có quyết định bổ nhiệm chánh án, Phó chánh án TAND TP Thủ Đức...

Liên quan bộ máy TP Thủ Đức, tại cuộc họp giao ban báo chí sáng nay, Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết, TP Thủ Đức sẽ được điều hành theo hướng phân công phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực kết hợp nắm khu vực [quận 2 là khu vực 1, quận 9 là khu vực 2 và quận Thủ Đức là khu vực 3]. Với những việc thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND và UBND TP Thủ Đức thì các khu vực báo cáo, xin ý kiến.

Về các phòng ban chuyên môn, ông Hoan cho biết TP Thủ Đức vẫn giữ nguyên bộ máy, tổ chức, sử dụng các trụ sở cũ và thực hiện nhiệm vụ như trước đây. Các trưởng phòng sẽ phân công, ủy quyền cho các phó phòng phụ trách khu vực được phép sử dụng cán bộ, công chức, cơ sở vật chất để điều hành công việc.

Ông Hoan khẳng định việc giải quyết giấy tờ, thủ tục cho người dân vẫn thực hiện bình thường, không có vướng mắc. "Các cơ quan, đơn vị không được từ chối những yêu cầu, đề nghị giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Công việc có thể gặp khó khăn nhưng không để người dân hụt hẫng", ông Hoan nói và cho biết UBND TP.Thủ Đức cần sớm ban hành quy chế để hoạt động xuyên suốt.

Về sử dụng con dấu, Phó chủ tịch Võ Văn Hoan thông tin trong hôm nay, UBND TP Thủ Đức và các phường trực thuộc, Văn phòng HĐND và UBND, chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Văn phòng Tiếp công dân sẽ có con dấu mới. Con dấu phòng ban còn lại sẽ cố gắng có vào ngày mai [23/1] khi các trưởng phòng được bổ nhiệm.

TP Thủ Đức được thành lập theo Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội [hiệu lực từ ngày 1/1/2021] trên cơ sở sáp nhập ba quận 2, 9 và Thủ Đức, rộng khoảng 211 km2 và một triệu người. Sau 60 ngày, thành phố mới phải hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy, không làm ảnh hưởng người dân, doanh nghiệp.

Trụ sở UBND quận 2 [số 168 Trương Văn Bang, phường Thạnh Mỹ Lợi] dự kiến là nơi làm việc của UBND - HĐND TP Thủ Đức

Việc lập TP Thủ Đức được kỳ vọng góp phần tinh gọn bộ máy, phát huy nguồn lực phát triển kinh tế xã hội địa phương. Thành phố mới dự kiến đóng góp 30% tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP] TP HCM và 7% tổng sản phẩm nội địa [GDP] cả nước. Đây cũng được cho sẽ là động lực tăng trưởng mới cho thành phố và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.

Trụ sở UBND quận 2 [số 168 Trương Văn Bang, phường Thạnh Mỹ Lợi] dự kiến là nơi làm việc của UBND - HĐND TP Thủ Đức; trụ sở UBND quận 9 [số 2/304 xa lộ Hà Nội, phường Hiệp Phú] là nơi làm việc của Thành ủy TP Thủ Đức; trụ sở UBND quận Thủ Đức [số 43 Nguyễn Văn Bá] là nơi làm việc của MTTQ và các đoàn thể TP Thủ Đức.

34 PHƯỜNG CỦA TP THỦ ĐỨC

An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Tân Phú, Thảo Điền, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.

Theo Hữu Công/VnExpress

TP HCM: Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè làm Chủ tịch UBND TP Thủ Đức

[NLĐO] - Ông Hoàng Tùng [41 tuổi], Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè, TP HCM vừa được HĐND TP Thủ Đức bầu làm Chủ tịch UBND TP Thủ Đức.

  • Từ hôm nay, chính quyền TP Thủ Đức chính thức hoạt động

  • Diện mạo TP Thủ Đức trong 15 năm tới khi vừa được UBND TP HCM duyệt

  • Lên TP Thủ Đức, chuyển đổi giấy tờ ra sao?

  • Dấu ấn Đoàn ĐBQH TP HCM được thể hiện qua việc thành lập TP Thủ Đức

Sáng 22-1, tại kỳ họp HĐND TP Thủ Đức, TP HCM nhiệm kỳ 2016-2021, ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã được bầu làm Chủ tịch UBNDTP Thủ Đức.

HĐND TP Thủ Đức cũng bầu các ông Nguyễn Bạch Hoàng Phụng [43 tuổi, Phó Chủ tịch UBND quận 2], Nguyễn Kỳ Phùng [55 tuổi, Phó giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ], Nguyễn Hữu Anh Tứ [Phó Chủ tịch UBND quận Thủ Đức] giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức.

Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về TP Thủ Đức, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết trong thời qua, TP HCM đang "chạy đua" với thời gian để thực hiện các đầu việc thành lập TP Thủ Đức, đưa các cơ quan đảng, mặt trận, chính quyền đi vào hoạt động đúng theo quy định pháp luật.

"Việc thành lập TP không chỉ dừng lại việc thành lập bình thường mà phải cho đúng quy định của luật bầu cử nên buộc TP phải khẩn trương hơn bao giờ hết" – Phó Chủ tịch UBND TP HCM nói.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM cũng thông tin hôm nay, chính quyền TP Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động. Tất cả các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sẽ do chính quyền địa phương TP Thủ Đức thực hiện.

Theo phương án nhân sự mà TP HCM tính toán, UBND TP Thủ Đức có 657 người, gồm: Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch và thủ trưởng các đơn vị. Sau năm 2025, nhân sự của khối này giảm còn 459 người.

Đối với nhân sự Thành ủy TP Thủ Đức, dự kiến vào ngày 23-1, Thành ủy TP HCM sẽ công bố và trao quyết định Bí thư và các Phó Bí thư.

Thời gian qua, chức danh TAND cũng được kiện toàn. Theo đó, ông Nguyễn Thành Vinh, Chánh án TAND quận 1 được bổ nhiệm làm Chánh án TAND TP Thủ Đức; ông Nguyễn Xuân Tùng-Chánh án TAND quận 9, ông Vũ Thanh Lâm-Chánh án TAND quận Thủ Đức và bà Nguyễn Thu Sương-Chánh án TAND quận 7 được bổ nhiệm làm Phó Chánh án TAND TP Thủ Đức.

TP Thủ Đức được thành lập theo Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của ba quận: 2, 9 và Thủ Đức. Sau khi thành lập, TP Thủ Đức có 211,56 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 1.013.795 người. TP Thủ Đức giáp quận 1, quận 4, quận 7, quận 12, quận Bình Thạnh; tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai.

TP Thủ Đức có 34 phường: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Tân Phú, Thảo Điền, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết việc thành lập TP Thủ Đức sẽ góp phần tinh gọn bộ máy, phát huy nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội của địa phương. TP Thủ Đức không chỉ là động lực phát triển kinh tế mà còn là đòn bẩy nâng cao đời sống người dân. Dự kiến, TP Thủ Đức sẽ đóng góp 30% GDP TP HCM và 7% GDP cả nước.

Tin: Phan Anh; đồ họa: Tấn Nguyên

Video liên quan

Chủ Đề