Hoa hồng thường được nhân giống bằng những phương pháp nào?

Hồng là loài hoa đẹp, được trồng rất nhiều tại Việt Nam. Có rất nhiều phương pháp để nhân giống hoa hồng như giâm cành, chiết cành, gieo hạt, … nhưng được áp dụng phổ biến nhất là giâm cành. Giâm cành không chỉ mang đến hiệu quả nhanh, mà cây hồng con sau khi trồng rất khỏe, dễ thích nghi. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách nhân giống hoa hồng bằng phương pháp giâm cành đơn giản nhất.

Một số đặc tính của cây hồng

Mặc dù có nhiều chủng loại khác nhau nhưng nhìn chung cây hoa hồng có những điểm chung như:

Thân cây hồng là thân gỗ, chủ yếu mọc theo bụi. Cả cành và thân hồng đều có rất nhiều gai nhọn, độ cứng và to của gai phụ thuộc vào mỗi giống cây.

Thân hoa hồng có nhiều gai nhọn bao bọc

Lá hoa hồng mọc theo dạng kép và mỗi lá lớn có khoảng 3 đến 9 lá con. Tùy vào từng giống hồng mà gai lá hồng dày hay khít, nhỏ hay to.

Hoa hồng thường mọc đầu cành, có thể là mọc đơn hoặc mọc theo cụm. Mỗi hoa hồng được ghép lại từ nhiều cánh nhỏ. Màu sắc hoa hồng rất đa dạng, mỗi giống hoa sẽ có màu sắc, hình dạng, hương thơm, … khác nhau.

Quả hoa hồng thường tụ trong đế hoa và bắt đầu dày dần lên để hình thành quả. Trong mỗi quả hoa hồng có rất nhiều hạt nhỏ.

Những giống nào có thể thực hiện nhân giống hoa hồng bằng cách giâm cành?

Không phải giống hồng nào cũng có thể nhân giống theo phương pháp giâm cành. Phương pháp này thích hợp nhất cho các giống hồng có sức sống cao. Những loại hồng khác cũng có thể thực hiện nhưng tỷ lệ sống khá thấp.

Nên chọn giống hoa hồng sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh

Những cây hồng có hàm lượng tinh bột càng ít thì càng khó giâm cành. Vì những giống hồng này không có khả năng tự tạo rễ.

Để giâm cành cây hồng, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Trên thực tế, bất cứ thời điểm nào bạn cũng có thể tiến hành giâm cành hồng. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên thực hiện giâm cành vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 hoặc tháng 8 đến tháng 10. Đây được cho là thời điểm tốt nhất để giâm cành hồng vì cây có tỷ lên sống cao và ít bệnh.

Để tạo điều kiện tốt nhất cho cành hồng được giâm phát triển, bạn nên sử dụng hỗn hợp đất trấu hun và ít phân hữu cơ. Có thể chọn phân bò ủ hoai hoặc phân trùn quế đều được.

Chuẩn bị đất màu mỡ, ủ phân chuồng

Đất trước khi giâm hồng cần được xới và tưới nước. Cách làm này sẽ giúp đất vừa tơi xốp vừa có độ ẩm vừa phải.

Chọn cành là bước rất quan trọng trong quá trình giâm cành. Cành giâm tốt sẽ giúp khả năng sống của cây cao hơn.

Phần giữa của những cành gần gốc hoặc ngọn đều là lựa chọn lý tưởng nhất dành cho bạn. Ưu tiên dùng những cành trong thời kỳ trổ hoa và là cành bánh tẻ. Những cành quá già hay quá non đều không đạt chuẩn.

Chiều dài cành giâm phù hợp nhất là khoảng 20cm. Bạn có thể sử dụng một cái kéo hoặc dao sắc để cắt cành theo góc 45 độ. Lưu ý: kéo và dao phải mới và đủ sắc để không làm cành bị dập.

Cắt cành gọn gàng, không bị giập nát để cây bén rễ

Sau khi cắt cành xong bạn cần tỉa những nụ hoa tàn và tất cả gai ở phía dưới.

Cành sau khi đã được cắt và tỉa gai cần được ngâm ngay vào nước có chứa dung dịch kích rễ. Để tránh các loại vi khuẩn xâm nhập vào cây, bạn cần mang cành đi giâm ngay.

Kỹ thuật giâm cành cũng khá dễ thực hiện. Trước tiên bạn cần tạo một hố có kích thước vừa phải. Sau đó tưới nước vào đất cho đủ độ ẩm rồi cắm cành hồng vào đất theo góc 90 độ [cành hồng nằm thẳng đứng]. Độ sâu phù hợp khoảng 1, 5cm đến 2cm. Khi vun đất bạn cần nén đủ chặt, đảm bảo cành hồng được cắm không thể di chuyển.

Cành sau khi giâm thường cần một lượng nước và dưỡng chất nhất định để kích thích mọc rễ. Phân bón lót trong đất là vừa đủ trong giai đoạn này, tuy nhiên bạn cần lưu ý chỉ tưới nước một lượng vừa đủ để không làm cành bị ngập úng.

Thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây

Đến lúc cành ra lá lần đầu bạn có thể sử dụng thêm một vào loại phân và thuốc kích thích tạo rễ cũng như giúp cành phát triển tốt hơn. Những loại phân thuốc thích hợp trong giai đoạn này như IAA, NAA, Super Roo, …

Những điều cần lưu ý khi nhân giống hoa hồng bằng cách giâm cành

Để việc giâm cành đạt hiệu quả mong muốn bạn cần lưu ý những điều sau:

– Tìm hiểu về đặc tính của giống hồng mà bạn muốn nhân giống trước khi tiến hành giâm cành. Vì không phải giống hồng nào cũng có thể giâm cành được.

– Vệ sinh dụng cụ cắt cành để vết cắt được mịn nhất có thể.

– Cần giâm cành xuống đất ngay sau khi cắt. Có thể ngâm vào dung dịch kích thích tạo rễ nhưng cần thực hiện thật nhanh.

– Vị trí giâm cành cần được che mát, tránh ánh nắng gắt chiếu trực tiếp.

– Không cắm cành hồng quá sâu, vì nếu sâu quá rễ sẽ khó mọc.

– Thường xuyên bổ sung nước và dinh dưỡng, tránh cành được giâm bị khô hay thiếu chất.

Giâm cành là cách nhân giống hoa hồng được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Chỉ cần giống hồng có đủ tinh bột để tự tạo rễ và thực hiện đúng kỹ thuật là bạn sẽ dễ dàng nhân giống hồng thành công bằng phương pháp này.

Cùng viết bởi Monique Capanelli

Tham khảo

X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Monique Capanelli. Monique Campanelli là chuyên gia về cây xanh, chủ sở hữu và chuyên viên thiết kế của Articulture Designs, một công ty thiết kế sáng tạo tại Austin, Texas. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, Monique chuyên thiết kế nội thất bằng thực vật, thiết kế tường, trang trí sự kiện và thiết kế cảnh quan bền vững. Cô theo học Đại học Texas tại Austin. Monique là nhà thiết kế nông nghiệp bền vững. Cô cung cấp dịch vụ thiết kế cây xanh và thực vật, từ các món quà nhỏ cho tới dự án chuyển đổi lớn, cho khách hàng cá nhân lẫn thương mại, trong đó có Whole Foods Market và The Four Seasons.

Có 9 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 7.982 lần.

Hoa hồng là loài cây lưu niên được nhiều người ưa chuộng vì những đóa hoa tuyệt đẹp với những cánh hoa thanh tú xếp thành nhiều lớp. Một trong những cách tốt nhất để nhân giống hoa hồng là lấy cành từ cây đang mọc để trồng thành một bụi hồng mới. Nếu muốn trồng hoa hồng từ cành, bạn hãy chọn một cành từ cây khỏe mạnh và cắm vào đất trồng cây để nó tự mọc lên. Bạn cũng có thể nhân giống hoa hồng bằng cách tách cây đang mọc, nhưng cách này đòi hỏi nhiều công sức hơn. Để nhân giống bằng cách tách cây, bạn phải đào toàn bộ bụi hồng lên, cắt bộ rễ làm đôi và trồng lại hai nửa thành hai bụi hồng riêng biệt.

Các bước

Phương pháp 1

Phương pháp 1 của 3:

Trồng hoa hồng từ cành

  1. 1

    Chọn đúng thời điểm. Giâm cành là một trong những phương pháp phổ biến nhất để nhân giống hoa hồng. Thời điểm thích hợp nhất để cắt cành là khi nhiệt độ ngoài trời ấm áp nhưng không quá nóng. Bạn nên chọn lúc bụi hoa hồng đang phát triển khỏe mạnh. Thời gian lý tưởng trong năm để làm việc này là cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè.

    • Hoa hồng cũng có thể trồng khi thời tiết lạnh hơn, nhưng quá trình sẽ kéo dài hơn và cơ hội thành công cũng thấp hơn.[1]
    • Nếu nhà không có bụi hoa hồng để cắt cành, bạn hãy thử hỏi xin bạn bè hoặc hàng xóm.
    • Bạn có thể tìm những bụi hồng dại để cắt cành đem về nhân giống.
    • Hỏi vườn ươm hoặc trung tâm làm vườn xem họ có cho cung cấp cành không.

  2. 2

    Tập trung vật liệu. Để nhân giống hoa hồng bằng phương pháp này, bạn cần chọn một cây hoa hồng khỏe mạnh và cắt lấy một cành. Dự án này đòi hỏi bạn có một số dụng cụ và vật liệu làm vườn như:

    • Chậu cây rộng 5 cm
    • Đất trồng cây
    • Dụng cụ cắt sắc và vô trùng
    • Hoóc môn kích thích ra rễ
    • Túi ni lông trong hoặc lọ thủy tinh

  3. 3

    Chuẩn bị chậu. Đổ đất trồng cây vào chiếc chậu nhỏ. Để có kết quả tốt nhất, bạn hãy thay thế ¼ lượng đất trồng cây bằng đá trân châu, rêu bùn, đá vermiculite hoặc hỗn hợp các loại. Điều này giúp tăng khả năng lưu thông không khí và thoát nước, tạo điều kiện cho cành đâm rễ tốt hơn.[2] Tưới nước nếu thấy đất khô, và nhớ để nước thoát ra ngoài sao cho đất có độ ẩm đồng đều.

    • Thay vì trồng trong chậu, bạn cũng có thể trồng trong lọ hoặc nửa dưới của chai nhựa lớn [cắt bỏ phần đầu chai].

  4. 4

    Chọn một cành cây để cắt. Chọn cây đã trưởng thành và khỏe mạnh để cắt cành. Cành cây được cắt phải là cành ngọn ở phía ngoài và có ít nhất 3 chiếc lá, tốt nhất là một cành vừa ra hoa gần đây. Bạn hãy tìm cành non nhưng đã trưởng thành và cứng cáp, có độ dài khoảng 15 cm.

    • Tốt hơn là bạn nên cắt các cành ngọn và ở bên ngoài, vì những cành này dường như mọc rễ tốt hơn các cành ở giữa và dưới gốc.[3]
    • Cành cây đang có nụ hoặc hoa cũng dùng được, nhưng bạn nên tìm cành nào có hoa đã bắt đầu tàn, cho thấy là cành đã ra hoa.

  5. 5

    Cắt một đoạn cành. Dụng cụ tốt nhất để cắt cành là kéo tỉa cây sắc hoặc lưỡi dao cạo. Cắt chéo cành cây một góc 45 độ, ngay bên dưới nút lá thấp nhất [chỗ lá gắn vào cành].[4]

    • Nhớ khử trùng dụng cụ cắt để ngăn ngừa lây lan mầm bệnh.
    • Để khử trùng, bạn có thể hơ dụng cụ trên lửa cho đến khi nóng đỏ hoặc đun sôi trong nước khoảng 30 phút.

  6. 6

    Loại bỏ hoa, nụ và một số lá. Vẫn dùng dụng cụ cắt cành để cắt bỏ những bông hoa héo và các nụ tại điểm nối liền với cành. Các quả hoa hồng nếu có trên cành cũng cần phải cắt bỏ.[5]

    • Cắt hết mọi chiếc lá mọc ở nửa dưới đoạn cành.
    • Chừa lại 2-3 lá bên trên để giúp cành cây quang hợp. Cắt những chiếc lá còn lại sao cho mỗi lá chỉ còn một nửa để đỡ mất đi độ ẩm.

  7. 7

    Khía cành. Khía cành là thao tác rạch vài nhát vào phần dưới cành để kích thích ra rễ. Dùng dụng cụ vừa cắt cành để rạch vài vết dài khoảng 2,5 cm trên vỏ cây ở đoạn dưới của cành.

    • Khía 3-4 nhát trên vỏ cây để giúp rễ mọc ra.[6]

  8. 8

    Nhúng cành cây vào bột hoóc môn kích thích ra rễ. Nhúng khoảng 5 cm phần dưới đoạn cành vào bột hoóc môn ra rễ sao cho bột bao phủ đầu cắt và các khía vừa rạch trên cành cây. Lắc nhẹ để lượng bột thừa rơi bớt.[7]

    • Hoóc môn kich thích ra rễ không bắt buộc phải có trong việc cắt cành và nhân giống hoa hồng, nhưng nó giúp tăng cơ hội cho cành cây mọc lên.

  9. 9

    Giâm cành và tưới nước. Dùng bút chì hoặc ngón tay chọc một lỗ sâu khoảng 5 cm ở giữa chậu trồng cây. Đắp đất xung quanh đoạn cành và dùng tay nén đất cho chặt.

    • Tưới nước sao cho đất thật ẩm.[8]

  10. 10

    Phủ bao ni lông hoặc chụp lọ thủy tinh lên đoạn cành. Nếu dùng bao ni lông, bạn hãy cắm 2 chiếc que cao khoảng 20 cm vào đất ở hai bên cành để chống bao ni lông lên. Trùm túi ni lông trong lên chậu cây và cành cây, buộc cố định túi ni lông vào chậu cây bằng dây chun hoặc dây thừng. Nếu dùng lọ thủy tinh, bạn chỉ cần chụp một chiếc lọ to bên trên cành cây.

    • Bao ni lông hoặc lọ thủy tinh đóng vai trò như một nhà kính tí hon, giúp giữ nhiệt, độ ẩm và các tia cực tím cần thiết để giúp cành cây ra rễ và phát triển.[9]

  11. 11

    Cung cấp nhiều ánh nắng mặt trời và độ ẩm cho cành cây trong thời gian cây mọc. Cây hoa hồng cần nhiều ánh nắng mỗi ngày, nhưng bạn đừng để cây bị quá nóng. Hãy đặt cây ở nơi sáng với nhiều ánh nắng gián tiếp, nhất là vào giữa ngày.[10]

    • Lọ thủy tinh và bao ni lông sẽ giúp giữ độ ẩm trong đất và cành cây, nhưng bạn cần tưới nước mỗi khi thấy cành cây và đất bị khô.
    • Một tấm sưởi đặt dưới chậu cây có thể giúp kích thích rễ mọc.

Phương pháp 2

Phương pháp 2 của 3:

Tách bụi hoa hồng

  1. 1

    Chọn đúng thời điểm. Thời điểm lý tưởng để tách cây lưu niên là vào đầu mùa xuân hoặc cuối mùa thu. Khoảng thời gian này là lúc cây đang ngủ đông, Điều này sẽ giúp cây đỡ bị sốc và cải thiện khả năng phát triển rễ.[11]

    • Tách cây lưu niên trong thời kỳ ngủ đông là điều quan trọng vì chắc chắn cây không ra hoa trong thời gian này. Tránh tách bụi hoa hồng khi cây đang nở hoa.
    • Phương pháp tách bụi cây không phổ biến như giâm cành vì khó hơn và tốn thời gian hơn. Bạn sẽ phải đào rễ cây trưởng thành, cắt làm đôi và trồng lại hai nửa bụi cây.

  2. 2

    Tập trung dụng cụ và vật liệu. Để nhân giống hoa hồng bằng cách tách cây, bạn cần một cây hoa hồng trưởng thành và khỏe mạnh cùng với một số công cụ làm vườn như:

    • Dao sắc hoặc dao cạo đã khử trùng
    • Xẻng hoặc thuổng
    • Găng tay làm vườn
    • Hai xô lớn
    • Giấy báo ẩm
    • Một khoảnh vườn đã chuẩn bị sẵn
    • Đất giàu chất dinh dưỡng

  3. 3

    Chọn một cây khỏe mạnh để tách. Bạn cần chọn cây khỏe mạnh để đảm bảo các bụi hoa hồng khi được tách ra sẽ sinh trưởng tốt và cho những bông hoa đẹp. Một cây khỏe mạnh sẽ có các đặc điểm sau: [12]

    • Có nhiều lá
    • Lá cây mọc đều trên toàn bộ cây
    • Cho nhiều hoa

  4. 4

    Tưới cây. Để giảm sốc cho bụi hoa hồng trước khi bạn đào cây lên và tách rễ, bạn cần tưới đẫm nước cho cây. Bước này còn khiến đất xung quanh rễ tơi ra, giúp bạn nhấc cây lên khỏi đất dễ hơn và không làm hư hại rễ.

  5. 5

    Cẩn thận đào bụi hoa hồng lên. Dùng xẻng đào xuống đất cách thân cây khoảng 1 mét. Bạn cần đào cây lên, nhưng phải tránh đào trúng rễ và làm hư hại rễ. Dùng tay gạt đất để rễ cây lộ ra.

    • Khi đã đào xung quanh bụi cây và bộ rễ đã lộ ra, bạn có thể cẩn thận nhấc cây lên khỏi mặt đất.

  6. 6

    Cắt cây hoa hồng thành hai nửa bằng nhau. Đặt bụi cây hoa hồng trên mặt đất hoặc trên xe cút kít. Dùng cưa cắt cây hoặc dao đã khử trùng tách cây thành hai nửa bằng nhau bằng cách cắt xuống từ giữa bụi cây qua bộ rễ.

    • Để khử trùng dụng cụ cắt, bạn có thể hơ lưỡi cưa hoặc dao trên lửa cho đến khi nóng rực hoặc đun sôi trong nước 30 phút.

  7. 7

    Giữ ẩm cho bộ rễ. Khi cây đã được tách ra, bạn hãy đặt cả hai nửa vào xô và đem vào nơi có bóng mát để bảo vệ cây trong lúc chuẩn bị luống đất. Che lại bằng giấy báo ẩm để giữ ẩm cho cây.

    • Tốt nhất là bạn nên duy trì độ ẩm khoảng 50% để giữ ẩm cho cây nhưng không quá ướt.[13]

  8. 8

    Chuẩn bị đất trồng cây. Bổ sung đất màu mỡ hoặc chất hữu cơ vào vị trí bụi hoa hồng vừa đào lên để đảm bảo có nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho những cây mới trồng. Dùng xẻng hoặc tay để trộn đất mới và rải xung quanh khoảnh đất.

    • Các chất hữu cơ thích hợp để bổ sung vào đất bao gồm phân trộn hoặc phân chuồng đã hoại kỹ.

  9. 9

    Trồng lại hai nửa bụi cây. Đào hai hố đất sâu tương đương độ sâu của cây cũ trong khoảnh đất mà bạn vừa chuẩn bị. Hai hố đất nên cách nhau khoảng 60 cm. Trồng mỗi bụi cây vào một hố và lấp đất lên rễ cây. Dùng tay nén đất xung quanh bộ rễ.

    • Tưới đẫm nước cho cây.
    • Giữ ẩm cho bụi hoa hồng trong suốt năm đầu tiên khi cây đang trong quá trình bén rễ.[14]

Phương pháp 3

Phương pháp 3 của 3:

Chăm sóc cho cây phát triển khỏe mạnh

  1. 1

    Đảm bảo cây nhận được nhiều ánh sáng. Cây hoa hồng cần ánh nắng mặt trời mỗi ngày 6-8 tiếng. Khi chọn vị trí trồng hoa hồng, bạn hãy tìm nơi có nhiều ánh nắng trực tiếp.

    • Ở những vùng khí hậu nóng, bạn nên chọn vị trí có thể nhận được ánh nắng gián tiếp khi mặt trời gay gắt nhất [từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều]. Vị trí gần cây thân gỗ cho bóng mát trong thời gian nóng nhất trong ngày cũng là nơi thích hợp.
    • Trong những vùng khí hậu mát hơn, bạn hãy trồng hoa hồng phía trước bức tường hoặc hàng rào hướng nam hoặc hướng tây để cây được che chắn và nhận được thêm nhiệt phản xạ.[15]

  2. 2

    Thường xuyên tưới cho cây. Cây hoa hồng cần được tưới sâu, nhất là trong năm đầu tiên và những tháng nóng suốt mùa hè. Bạn cần tưới đẫm nước cho cây mỗi tuần hai lần trong mùa hè để giữ độ ẩm liên tục.

    • Cách tốt nhất để tưới cây hoa hồng là sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc ống tưới thấm để tập trung nước vào gốc cây và rễ cây. Hoa hoặc lá cây có thể nhiễm bệnh, nấm hoặc thối rữa nếu bị ướt.[16]

  3. 3

    Điều chỉnh đất bằng phân bón. Ngoài nhu cầu nhận được nhiều nước và ánh sáng, cây hoa hồng còn cần được bón phân thường xuyên, đặc biệt là trước và trong thời gian cây nở hoa. Vào mùa xuân và mùa hè từ tháng tư đến tháng bảy, mỗi tháng bạn nên bổ sung dinh dưỡng cho cây, ví dụ như:

    • Phân bón dạng hạt 5-10-5 hoặc 5-10-10 [17]
    • Phân đạm cá
    • Chiết xuất rong biển
    • Phân trộn và phân chuồng hoại kỹ
    • Bột cỏ linh lăng

  4. 4

    Cắt tỉa cây thường xuyên. Hoa hồng sẽ sinh trưởng tốt khi được cắt tỉa thường xuyên, vì việc cắt tỉa giúp loại bỏ các cành, hoa và lá nhiễm bệnh, đồng thời tăng khả năng lưu thông không khí. Vào mùa xuân, bạn hãy dùng kéo hoặc kìm tỉa cây để loại bỏ hoa tàn, các cành bệnh và lá héo.[18]

    • Tiếp tục cắt bỏ hoa và lá chết trong suốt mùa xuân và mùa hè nếu cần thiết.

Lời khuyên

  • Nhân giống cây hoa hồng từ cành sẽ dễ hơn là trồng hoa hồng từ hạt.

Hiển thị thêm

Video liên quan

Chủ Đề