Hiện tượng an quà vặt của học sinh hiện nay

Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368LỜI NÓI ĐẦUXã hội ngày càng phát triển cuộc sống dần được cải thiện dịch vụ, hàng quán phục vụ nhu cầu con người ngay càng nhiều. Bên cạnh đó thì tình trạng sinh viên ăn quà vặt, hàng quán... ngày một gia tăng. Từ góc nhìn lý luận nhận thức của triết học cho ta thấy rõ được hiện trạng, những ảnh hưởng tiêu cực của lối sống, sinh hoạt và nhân cách của sinh viên. Hậu quả của thói quen ăn quà vặt không những ảnh hưởng đến tài chính trang trải cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ [vấn đề an toàn thực phẩm...]Tình trạng ăn quà vặt không chỉ phổ biến ở sinh viên mà nó đang là vấn đề nhức nhối của xã hội khi mà trong thời gian gần đây nhiều dịch bệnh xảy ra liên tiếp, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Đây không phải là chủ đề mới mẻ nhưng phản ánh hiện trạng thực tế của xã hội hiện nay. Chính vì vậy tôi đã quyết định viết đề tài này. Bài viết của tôi không tránh khỏi những sai sót mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. TÌNH TRẠNG SINH VIÊN ĂN QUÀ VẶT NHÌN TỪ QUÁ TRÌNH NHẬN THỨCĐinh Thị Tiến1Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG SINH VIÊN ĂN QUÀ VẶT HIỆN NAY1. Một số dẫn chứng về tình trạng sinh viên ăn quà vặt Ăn quà... . đỡ cơm Trước cổng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội sau giờ học chiều, sinh viên ngồi la liệt. Đây là hàng nước bầy bán trên vỉa hè, kia là quán cóc nho nhỏ với dăm ba loại hoa quả, bánh kẹo. Những quán này luôn chật ních sinh viên, có người thậm chí ngồi cả xuống đất để ngắm cảng phố phường vào những giờ tan tầm nhộn nhịp. Cứ khoảng 10 phút một lần, những chiếc xe bus lại tấp nhanh vào cổng trường, thả lại phía sau số người vừa xuống bên và làn bụi cuốn theo chiều gió. 6h tối các quán nước vẫn đông. Dường như càng về tôi mật độ sinh viên ngồi quán càng nhiều. Những câu chuyện rôm rả được bàn tán xoay quanh các chủ đề đông, tây, kim, cổ... Cứ có người này đứng lên có người khác ngồi ngay tức khắc. Các chủ quán cho biết ở những nơi đông đúc sinh viên thế này không bao giờ bị ế hàng cả. 7h tối. trời mùa đông tối sẫm, Những lúc này sinh viên đi ăn hàng quán nhiều nhất. Dọc đường vào nhà trọ sinh viên Kiến trúc, Bưu chính Viễn thông, cao đẳng nghệ thuật Trung Ương... các quán vỉa hè đông vui như... trẩy hội. Từ các quán cơm bình dân, bún, phở, cháo... những hàng quà vặt như:ốc, nem chua, nem nướng, chân gà, chè bánh khoai, bánh chuối, hoa quả dầm, sinh tố, ngô nứơng... đều toàn sinh viên ngồi ăn. Có những quán còn xanh một màu quân phục của các sinh viên Học Viện An Ninh ngồi ăn rất “xôm tụ”. Đinh Thị Tiến2Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368Nhìn cảnh sinh viên ngồi ăn hàng quán khiến tôi chợt nhớ cau ca dao vui:“ Ra chợ thì hay ăn quàChồng yêu chồng bảo: về nhà đỡ cơmCó lẽ anh chồng trong câu ca dao trên vì quá yêu vợ nên mới biện minh cho cái ‘nết’ hay ăn quà vặt của vợ mình như vậy. Còn đối với sinh viên thì liệu ăn qùa vặt có ‘đỡ cơm’thật khôngNhững cảnh tụ tập hàng quán như thế này không còn xa lạ trên các đường phố Hà Nội nữa:từ trường học đến các ngõ ngách đâu cũng có hàng quán và có lẽ sinh viên là khách thường ghé thăm nhiêu nhất. Các sinh viên thì thi nhau ăn quà vặt còn các quán “cóc” thì thi nhau mọc lên theo cách hiểu khi cắt nghĩa ngôn từ thì ta liên tưởng đến chạy chồm nay đây mai đó. Vài ba cái ghé nhựa, thậm chí vài ba viên ghạch là đủ, ấm nước chè, vài ba cai chen bân là đủ thế ma sinh viên nhà ta vẫn cho đó là nơi giao lưu bàn chuyện. Đinh Thị Tiến3Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368Đi dọc con đường vào các trường đại học chung ta không khỏi ngạc nhiên khi mà các bạn sinh viên ngồi chạy dài trong các hàng quán đó có phải là do thói quen ăn uống hay một phần do bạn bè lối kéo dù bất cứ là lý do gì thì chắc có lẽ phải nhìn nhận vấn đề nó là nhận thức của sinh viên chúng ta hay là còn lý do nào khác nữa, nhưng theo tôi đó chính là ý thức của sinh viên chúng ta. Lý luận nhận thức triết học Mác-Lênin dựa trên nguyên tác:“Thừa nhận sự tồn tại của thế giới bên ngoài và độc lập với ý thức. Nhận thức là hiện thực khách quan vào bộ óc con người và cải biến nó thành tri thức”Sinh viên là chủ thể nhận thức:phải ý thức được liệu ngồi ăn hàng quán có là “lối sống văn minh” hay không liệu nó có thể gặt sang một bên hay không? Văn minh nơi công cộng đó là vấn đề chúng ta cần phải cân nhắc?2. Tốn kém của việc ăn quà vặt“Tiền cá quá tiền cơm?” câu nói trên quả là không sai với những người hay la cà quán xá. 1000đồng/cốc trà đá. 700đồng/điếu thuốc, 3000đồng/quả xoài xanh, 7000-10000đồng/cốc sinh tố, 3000-5000đồng/cốc chè... Như vậy, nhẩm tính sơ mỗi lần đi ăn quà vặtmất ngót trên dưới vài chục nghìn đồng. Đấy là còn “nhẹ đô”, ”nặng đô”hơn có thể lên tới vài chục nghìn, thậm chí mất vài trăm nghìn khi khao. Mà sinh viên thì có rất nhiều lý do để khao nhau. Nhận được tiền bố mẹ gửi lên:khao, có người yêu:khao, có quần áo, giày dép mới:khao thậm chí chả có lý do gì cũng khao chỉ vì... hứng chí!Trong khi đó, thực phẩm hàng ngày càng trở nên đắt đỏ với sinh viên. Gía cả leo thang nên thịt, cá, rau quả cũng tăng giá chóng mặt. Nhiêu sinh viên cứ quanh đi quẩn lại trong chợ rồi cuối cùng cũng chỉ xách về đôi miếng Đinh Thị Tiến4Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368đậu phụ, mớ rau với một ít thức ăn cho cả ngày. Thế mà đến khi trời tối họ vẫn tụ tập ngồi ăn quà vặt với nhau các quán ăn đêm lại đông vui nhộn nhịp trở lại. Một số người là sinh viên tại chức đã đi làm và rủng rỉnh hơn về tiền bạc. Còn lại phần đông là sinh viên vẫn phụ thuộc vào gia đình về kinh tế. Có một số bạn sinh viên cho rằng không muốn đi hàng quán vì đối với họ quá tốn kém. Tính ra tiền ăn vặt còn tốn kém hơn tiền thức ăn hàng ngày. Nhưng vì bạn bè rủ rê cà nể nên đi, nếu không đi sẽ bị lạc loài. Rồi lúc nào được bạn “bánh bao” có lúc mình lại phải “bánh bao”lại bạn cho có qua có lại. theo tôi biết có rất nhiều sinh viên rơi vào trường hợp trên mặc dù không có tiền. Tôi tự đặt câu hỏi, liệu sinh viên có thể ‘xoay’kiểu gì để lấy tiền tiêu vì sinh hoạt phí bố mẹ gửi lên là hạn chế, trong khi đó nhu cầu của cuộc sống ngày càng tăng. Nào là tiền sách vở, đi lại, quần áo, sinh nhật, tiêu vặt và cả tiền... . quà vạt nữa. Giờ đây sinh viên chúng ta lại cho thêm một khoản chi tiêu không đáng có trong chi phí hàng ngày. Liệu rằng những đồng tiên bố mẹ chắt chiu cả tháng gửi lên cho con trang trải chuyện học tập mà chúng ta đôi khi đã không ý thức dành dụm tiết kiệm, mà một số sinh viên đã tiêu vào những chỗ xa đọa. Ăn hàng quán nó trở nêm không còn xa lạ với sinh viên nó trở nên phổ biến nó như là một căn bệnh vậy. 3. Nhận thức của sinh viên khi ăn quà vặtVới một số bài phỏng vấn về vấn đề sinh viên ăn quà vặt cũng được đề cập trên một số trang net rât rõ nét như:dantri. com, vietnam. net... Những lời bàn luận của người viết hay chính bản thân các bạn sinh viên đều có cùng một suy nghĩ đó là một thói quen rất xấu. Bạn có suy nghĩ gì khi bạn bắt gặp những sinh viên ngồi la liệt ngoài lòng đường hay từng ngõ của con phố nhỏ để ăn uống. Sinh viên những người hay là chủ thể của nhận thức cần phải biết được những việc làm củ minh có ảnh hưởng như thế nào đến thế giới khách quan bên ngoài ảnh hưởng tích cực hay ảnh hưởng tiêu cực để ý thức rõ hơn. Đinh Thị Tiến5

[GD&TĐ] - Hiện nay tình trạng học sinh sinh viên ăn quà vặt, hàng quán trước cổng trường đang xảy ra khá phổ biến. Sự việc tưởng nhỏ nhặt nhưng không chỉ trở thành  tật xấu mà còn gây ảnh hưởng tới nề nếp trật tự, vệ sinh môi trường và cả cho chính sức khỏe của bản thân người ăn vặt.

Hàng quán la liệt

Dạo quanh trước các cổng trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trước và sau giờ học, chúng tôi bắt gặp cảnh học sinh, sinh viên đứng ngồi la liệt tại các hàng quán khu vực xung quanh khu vực trường học. Từ những hàng nước bầy bán trên vỉa hè, các quán cóc nho nhỏ với dăm ba loại hoa quả, bánh kẹo… luôn chật ních học sinh, sinh viên. Thậm chí có những bạn trẻ ngồi bệt xuống đất để ngắm cảnh phố phường vào giờ tan tầm nhộn nhịp. 

Đi dọc các trục đường vào nhà trọ sinh viên hay khu vực có nhiều trường học, các quán vỉa hè mọc lên “như nấm sau mưa”, đông vui như trẩy hội. Từ những hàng bán đồ ăn vặt như: Thịt nướng, thịt rô ti, ốc, nem chua, nem nướng, chè, bánh tráng đập, hoa quả dầm, sinh tố… đến các quán chuyên kinh doanh đồ ăn vặt đều toàn thấy học sinh, sinh viên ngồi ăn. Các chủ quán cho biết ở những nơi đông đúc sinh viên thế này không bao giờ bị ế hàng cả. Những ngày thứ 7, chủ nhật hay những khi thời tiết xấu càng có nhiều khách đến ăn hàng quán. 

Một số nơi vỉa hè mất vệ sinh, mùi hôi thối từ cống rãnh bốc lên ô nhiễm nhưng chủ quán vẫn mở hàng bán một cách rất ngang nhiên. Với vài bộ bàn ghế nhựa cũ kỹ, cáu bẩn, cùng chiếc xe đẩy chất đầy nồi niêu đựng mỳ, bún, thịt, rau… Chén, đĩa vứt bừa bãi dưới lối đi, thức ăn dư thừa đổ tung tóe. Ấy vậy mà hàng quán lúc nào cũng tấp nập người ăn, bởi một lý do đơn giản là rẻ. Em T.A.H.M – học sinh Trường THCS Trưng Vương [Hải Châu, Đà Nẵng] cho hay: “Đã có lần em ăn phải miếng thịt hôi, vừa bỏ vào miệng là phải ói ra ngay. Từ đó, mỗi khi ăn ở mấy quán vỉa hè, em luôn có cảm giác ghê ghê. Nhưng mỗi khi thấy vui vui, bạn bè lại rủ nhau ra hàng quán “nhâm nhi” chút đồ ăn vặt”.

Thói quen ăn vặt của học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng, đặc biệt tại khu vực trường học

Hậu quả khó lường

Có thể nói thức ăn hàng quán xung quanh khu vực trường học, nhà trọ có giá khá bình dân nên đã thu hút được số lượng lớn khách hàng là học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, vệ sinh an toàn thực phẩm ở những nơi này thì lại là vấn đề đáng báo động. Không chỉ môi trường xung quanh khu vực bán bị ô nhiễm, thức ăn không được bảo quản tốt, thiếu nước sử dụng… mà người bán chưa được khám sức khỏe định kỳ và còn dùng tay không để bốc thức ăn. Một phụ huynh có con học tại Trường THCS Trưng Vương lo lắng: “Mỗi khi đến trường đưa đón cháu, thấy cháu cùng bàn bè ngồi ăn đồ vặt trước cổng trường cũng lo lắng lắm. Không biết các loại thức ăn, đồ uống các hàng quán có đảm bảo vệ sinh không, hay là thực phẩm ế ẩm, kém chất lượng bị “phù phép” rồi bán cho các cháu thì nguy hại quá. Nhiều lần nhắc nhở cháu, nhưng tính các cháu lại ham vui…!”. 

Qua thực tế tìm hiểu về công tác y tế học đường năm học 2012 -2013 tại các trường trên địa bàn Đà Nẵng và từ các con số thống kê, tổng hợp các loại bệnh mà học sinh, sinh viên thường mắc phải thì cho thấy các bệnh liên quan đến răng miệng, viêm dạ dày, đường ruột, rối loạn tiêu hóa… chiếm đa số. Từ đó, nhiều giáo viên các trường bày tỏ lo ngại trước thực trạng học sinh, sinh viên có thói quen ăn quà vặt. Thói quen đó không những đe dọa đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành nhân cách, phát triển tâm hồn, tạo thói quen không tốt cho học sinh, sinh viên.

Trong quá trình đi tìm hiểu tình hình thực tế tại các trường học, chúng tôi nhận thấy hầu hết lãnh đạo các trường học triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh, sinh viên ăn quà vặt trước cổng trường và trong lớp học. Tuy nhiên, vẫn còn đó những trường học còn thờ ơ, buông lỏng quản lý, giáo dục học sinh trong vấn đề này. Thậm chí có trường còn để cho người bán hàng rong, đồ ăn vặt xâm nhập, buôn bán trong sân trường trước giờ vào học và sau mỗi giờ tan học. Hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn cho biết: “Chúng tôi cảm thấy khó chịu, bức xúc trước việc một số người dân sống gần khu vực trường bày bán hàng rong gây ảnh hưởng đến cảnh quan nhà trường, tạo thói quen ăn vặt cho học sinh. Tuy nhiên, do họ buôn bán ngoài khu vực trường quản lý nên chúng tôi không thể ngăn cấm. Việc cho bán hay không phải có sự can thiệp của chính quyền địa phương. Về phía nhà trường, chúng tôi thường xuyên nhắc nhở học sinh không mua và ăn các loại thực phẩm bày bán trước cổng trường. Nhưng thú thật, tình trạng nhiều học sinh vẫn ăn hàng rong mỗi khi ra khỏi trường vẫn diễn ra phổ biến”.

Đại Thắng

Video liên quan

Chủ Đề