Hệ số lương cơ bản 2023

Tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và hỗ trợ thêm các đối tượng nghỉ hưu trước 1995.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày các vấn đề về tài chính – NSNN trước Quốc hội chiều 20-10.

Chiều 20-10, tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa ủy quyền của Thủ tướng, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước [NSNN] năm 2022, dự toán NSNN, phân bổ NS Trung ương 2023 và Kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm 2023-2025.

Điều chỉnh trợ cấp ưu đãi nghề cho cán bộ y tế dự phòng, cơ sở

Sau khi lược qua tình hình thực hiện NSNN năm 2022, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trình bày dự toán NSNN và phân bổ NS Trung ương năm 2023.

Theo đó, dự toán thu NSNN năm 2023 là trên 1,62 triệu tỉ đồng, trong đó, thu từ thuế, phí khoảng 13,3% GDP. “Mức dự toán thu NSNN nêu trên là tích cực trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước ở một số ngành, lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn, thách thức”, Bộ trưởng Phớc nói.

Trong dự toán chi NSNN, đáng chú ý, Chính phủ bố trí kinh phí tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức; tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do NSNN đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chế độ an sinh xã hội đang gắn với tiền lương cơ sở.

Đồng thời, điều chỉnh phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở; điều chỉnh chuẩn nghèo giai đoạn 2021 – 2025; thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo phê duyệt; các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế – xã hội. Bố trí hợp lý dự phòng, dự trữ quốc gia theo quy định để bảo đảm xử lý kịp thời các nhiệm vụ cấp bách phát sinh.

Dự toán tổng chi cân đối NSNN năm 2023 là trên 2,076 triệu đồng. Đáng chú ý, dự toán chi cải cách tiền lương, lương hưu, điều chỉnh một số chế độ trợ cấp, phụ cấp, các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở… chiếm khoảng 12.500 tỉ đồng.

Chưa cải cách tiền lương, nhưng tăng lương cơ sở

Trình bày về kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm 2023-2025, Bộ trưởng Phớc làm rõ các cơ sở tính toán và nêu một số chỉ tiêu về tổng thu NSNN, tổng chi NSNN trong giai đoạn này. Việc cân đối NSNN tiếp tục bám theo mục tiêu tại Kế hoạch tài chính 5 năm 2021-2025, bội chi trong các năm 2024, 2025 cũng theo kế hoạch nói trên và kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết 43/2022 của Quốc hội.

Chính phủ trình Quốc hội xem xét 14 vấn đề. Trong đó, đáng chú ý Chính phủ đề nghị chưa thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2023, nhưng tăng lương cơ sở từ ngày 1-7-2023 cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu/tháng. Đồng thời, tăng chi lương hưu, trợ cấp BXHN đối tượng do NSNN bảo đảm và hỗ trợ thêm các đối tượng nghỉ hưu trước 1995…

Riêng đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù thì tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương. Để thu hẹp dần khoảng cách tiền lương của cán bộ, công chức các đơn vị này so với các cơ quan nhà nước khác thì các đơn vị đặc thù nói trên được đề nghị giữ nguyên mức lương cơ sở là 1,49 triệu/tháng.

Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ trong điều hành NSNN năm 2023 bổ sung dự toán cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện các chế độ, chính sách, các nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phát triển kinh tế – xã hội và các nhiệm vụ chi khác khi đầy đủ điều kiện, thủ tục theo quy định.

Nếu lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng thì lương công chức 2023 cũng tăng theo. Do đó, nếu dự kiến lương cơ sở tăng từ ngày 1.7.2023 thì lương công chức cũng sẽ tăng từ ngày 1.7.2023.

Theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018 của Bộ Chính trị nên lương công chức vẫn được tính theo công thức:

Lương = Hệ số x Lương cơ sở + Phụ cấp - tiền đóng bảo hiểm xã hội, công đoàn.

Trong đó: Hệ số lương của công chức vẫn đang thực hiện theo phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP với các ngạch công chức loại A3 [gồm hai nhóm là A3.1, A3.2]; công chức loại A2, công chức loại A1, công chức loại A0, công chức loại B và công chức loại C [gồm C1, C2 và C3].

Với các ngạch nêu trên, hệ số lương cao nhất là 8,0 thuộc về công chức loại A3 nhóm 1 [Công chức A3.1] và hệ số lương thấp nhất là 1,35 thuộc về công chức loại C nhóm 3 [C3].

Hiện nay, mức lương cơ sở đang áp dụng từ 1.7.2019 là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên, theo đề xuất mới nhất thì lương cơ sở mới từ 1.7.2023 dự kiến là 1,8 triệu đồng/tháng.

Do đó, nếu tăng lương cơ sở thì mức lương cao nhất của công chức sẽ là 14,4 triệu đồng/tháng [hiện nay mức lương cao nhất của công chức đang áp dụng là 11,92 triệu đồng/tháng]; lương thấp nhất của công chức sẽ là 2,43 triệu đồng/tháng [hiện nay, mức lương thấp nhất của công chức là khoảng 2,01 triệu đồng/tháng].

Đồng thời, công chức hiện đang hưởng phụ cấp theo hai cách tính. 

Cách tính thứ nhất phụ cấp tính theo lương cơ sở thông qua công thức:  Phụ cấp = Lương cơ sở x hệ số phụ cấp được hưởng.

Cách tính thứ hai phụ cấp tính theo tỷ lệ % thông qua công thức: Phụ cấp = [Lương + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung] x tỷ lệ % phụ cấp được hưởng.

Dù phụ cấp được tính theo công thức nào thì khi lương cơ sở tăng cũng đồng thời kéo theo mức phụ cấp tăng. Do đó, nếu lương cơ sở tăng thì phụ cấp tăng và mức lương cơ bản [chưa tính phụ cấp và trừ đi các khoản đóng góp như bảo hiểm xã hội, công đoàn…] cũng được tăng theo.

//laodong.vn/ban-doc/bang-luong-cong-chuc-2023-khi-luong-co-so-tang-1106717.ldo

Chủ Đề