Hàm if có thể lồng được bao nhiêu lần

Có nên sử dụng nhiều hàm IF lồng vào nhau hay không? Chúng có cần thiết không? Có cách vận dụng hàm nào đơn giản hơn hay không? Ở bài viết chuyên sâu này, chúng ta sẽ cùng nhau đi khám phá các công thức IF lồng nhau một cách chi tiết với nhiều mẹo, kiến thức và những tùy biến thay thế cực thú vị.

Hàm IF là một trong những hàm được sử dụng nhiều nhất trong Excel. IF là một hàm đơn giản và được mọi người yêu thích sử dụng

  • Xử lý Dữ liệu nhanh chóng, phân tích và điền dữ liệu mong muốn nhập vào bảng tính
  • IF làm cho bảng tính của bạn sống động

Và còn rất nhiều vấn đề xoay quanh hàm IF mà chúng ta sẽ cùng nhau đi khám phá chi tiết ở bài viết này.

Chúng ta cùng đọc và tìm hiểu chi tiết nhé

I. IF cơ bản

Trước khi chúng ta đi tìm hiểu chuyên sâu về hàm IF lồng nhau, hãy nhanh chóng xem lại cấu trúc hàm IF cơ bản

💡 = IF [Biểu thức kiểm tra, [Giá trị trả về nếu biểu thức kiểm tra Đúng], [Giá trị trả về nếu Biểu thức kiểm tra Sai]]

Hàm IF khởi chạy cho một vài thao tác kiểm tra dữ liệu và trả về các kết quả khác nhau tùy thuộc vào Kết quả kiểm tra là Đúng hay Sai

Lưu ý: Dấu ngoặc vuông [ ] có nghĩa là các đối số này là đối số tùy chọn, có hoặc không có cũng được. Tuy nhiên, ở hàm IF bạn phải cung cấp một giá trị khi kết quả Đúng hoặc một giá trị khi kết quả Sai.

Ví dụ, tôi sẽ sử dụng hàm IF để kiểm tra Điểm của sinh viên và trả về kết quả Đạt hay Không đạt điền ào cột D

Ở ô D5, tôi gõ công thức:

💡 =IF[C5>=70,"Đạt","Không đạt"]

Có thể hiểu đơn giản thế này, sinh viên nào có số điểm lớn hơn hoặc bằng 70 điểm thì Đạt, còn lại là Không đạt

Ghi chú: Bạn có thể click vào đây để đọc chi tiết hơn về Bản chất hàm IF

II. Lồng ghép hàm nghĩa trong Excel là gì?

Lồng ghép hàm trong Excel đơn giản là kết hợp hàm “Con” bên trong hàm “Mẹ” để xử lý một tình huống nào đó trong thực tế.

Trong tình huống này, hàm con sẽ là một đối số của hàm mẹ ….

Ví dụ: Tôi sử dụng hàm TODAY là hàm con của hàm MONTH để xác định Tháng của Ngày hôm nay là Tháng mấy

💡 =MONTH [TODAY[]]

Hàm TODAY trả về ngày hiện tại bên trong hàm MONTH. Hàm MONTH sử dụng đối số đó để trả về tháng hiện tại của ngày hôm nay.

Việc lồng ghép nhiều hàm, nhiều công thức trong Excel là tình huống thường xuyên sẽ xảy ra khi bạn làm việc trên Excel, bạn sẽ gặp mọi lúc, mọi nơi.

3. Hai hàm IF lồng nhau đơn giản

Hàm IF lồng nhau là trong một biểu thức sẽ có hai hàm IF, trong đó một hàm IF lồng bên trong một hàm IF khác, đóng vai trò là một đối số của hàm IF mẹ

Ví dụ bên dưới, để xác định Sinh viên thuộc đội một hay đội hai và kiểm tra luôn sinh viên đó đã đăng ký môn thi hay chưa thì

  • Kiểm tra ô nào không có dữ liệu thì điền “Chưa đăng ký”
  • Ô nào chứ “Toán” điền Đội 1, còn lại thì điền Đội 2

💡 =IF[C5="","Chưa đăng ký",IF[C5="Toán",1,2]]

  • Hàm IF mẹ chạy trước và kiểm tra ô C5 có dữ liệu không. Nếu trống thì trả về kết quả “Chưa đăng ký” và IF con sẽ không chạy nữa
  • Nếu ô không trống thì IF bên ngoài trả về kết quả FALSE và hàm IF con bên trong sẽ khởi chạy, kiểm tra Môn đăng ký và trả về kết quả Đội tương ứng

4. Hàm IF lồng nhau xử lý các khoảng độ lớn theo cấp độ

Trong thực tế, bạn thường thấy các hàm IF lồng nhau được thiết lập để xử lý kiểm tra số liệu nằm trong các khoảng độ lớn rồi trả về kết quả tương ứng … chẳng hạn như kiểm tra thang điểm, cự ly để tính chi phí vận chuyển, thuế má hay các giá trị thay đổi trên thang độ lớn. Để xử lý tình huống này, bạn cần phải xử lý các IF lồng nhau sao cho khoa học, có tổ chức, nếu không sẽ rất khó đọc

Mẹo để xử lý là bạn hãy xử lý kiểm tra số liệu theo tuần tự [thấp đến cao hoặc cao đến thấp], và trả về kết quả cho phù hợp.

Ở bảng ví dụ dưới, tôi sẽ minh họa việc sắp xếp dữ liệu xử lý tình huống từ thấp đến cao để các bạn dễ hình dung

ĐiểmDanh hiệuĐối số hàm IF0-60Yếu

Chủ Đề