Giới thiệu Trường Đại học Nội vụ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội [Hanoi University Of Home Affairs] là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Nội vụ, được thành lập ngày 14/11/2011 trên cơ sở nâng cấp từ trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.[1]

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Nội vụ, được thành lập ngày 14/11/2011, trước đây có tên gọi là Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Tiền thân là Trường Trung học văn thư Lưu trữ Trung ương I, được thành lập năm 1971 theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Năm 1996, Trường được đổi tên thành Trường Trung cấp Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng I.

Theo quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCT ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được đổi tên trường Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Ngày 21/4/2008. Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 2275/QĐ-BGDĐT đổi tên Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội đến năm 2011 đổi tên là Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trước đây trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước nhưng từ năm 2005 đến nay trực thuộc Bộ Nội vụ, địa chỉ của trường là Ngõ 36 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Trường đào tạo các ngành nghề như Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Quản lý công, Quản lý xã hội, Chính trị học, Chính sách công, Tổ chức và xây dựng chính quyền, Luật, Văn thư, Lưu trữ, Quản lý văn hoá, Hệ thống thông tin, Thư viện, Thư ký văn phòng...

Hiệu trưởng là PGS.TS.Nguyễn Bá Chiến. Cơ cấu tổ chức của trường gồm 4 đơn vị trực thuộc [bao gồm 2 Phân hiệu tại Quảng Nam và Thành phố Hồ Chí Minh]; 8 phòng chức năng, 8 khoa, 3 trung tâm.

Tầm nhìn

Đến năm 2025 trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực có uy tín trong nước, khu vực và quốc tế.

Tính đến tháng 11/2011, tổng số cán bộ viên chức, giảng viên, giáo viên của Trường là 224 người. Trong đó giảng viên, giáo viên cơ hữu là 147 người trong đó có 13 tiến sĩ [2 PGS; 11 tiến sĩ], 10 nghiên cứu sinh, 50 thạc sĩ, 28 học viên cao học và46 đại học. Ngoài ra Trường còn có 199 giảng viên thỉnh giảng, trong đó có 23 giáo sư, phó giáo sư,76 tiến sĩ, 10 nghiên cứu sinh, 90 thạc sĩ… đến từ các viện nghiên cứu, các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, một số trường đại học, học viện khác.

Ngành đào tạo

  1. Quản trị nhân lực
  2. Quản trị văn phòng
  3. Quản lý nhà nước
  4. Luật
  5. Lưu trữ học
  6. Chính trị học
  7. Thông tin - Thư viện
  8. Hệ thống thông tin
  9. Quản lý văn hóa
  10. Văn hóa học
  11. Văn hóa truyền thông
  12. Văn hóa doanh nghiệp
  13. Xây dựng Đảng
  14. Ngôn ngữ anh

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội [website: truongnoivu.edu.vn] là một trong những nơi đào tạo cán bộ, công chức có uy tín trong hệ thống giáo dục và đào tạo của cả nước.

Qua 45 năm hình thành và phát triển, trải qua bao nhiêu lần đổi tên, thay đổi chức năng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vẫn duy trì và tiếp tục phát huy truyền thống giảng dạy, đào tạo trước đây và mở thêm một số môn đào tạo mới.

Tiền thân trường Đại học Nội Vụ chính là Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ. Được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, với nhiệm vụ chính là đào tạo cán bộ trung học chuyên nghiệp của ngành Văn thư, Lưu trữ; Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ đang làm công tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan nhà nước

Năm 1977 là năm mở ra giai đoạn mới của Trường Trung học Văn thư Lưu trữ – giai đoạn vừa đào tạo cán bộ trung học Văn thư Lưu trữ ở miền Bắc [từ Quảng Bình trở ra] vừa đào tạo cán bộ ở Phân hiệu miền Nam.

Ngày 30/4/1992, trường Phân hiệu phía Nam được nâng cấp thành Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ II. Cho đến ngày 11/5/1994, theo Quyết định số 50/TCCB – VP của Bộ trưởng Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ [nay là Bộ Nội vụ], Trường Trung học Văn thư Lưu trữ được chuyển về Hà Nội để giảm bớt những khó khăn cho Nhà trường.

Ngày 25/4/1996, Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ chính thức được đổi tên thành Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I theo Quyết định số 72/TCCB – TC. Và đến 1/10/2003 trường được đổi tên thêm một lần nữa thành Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ Trung ương I.

Trước nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội, Quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCB được ban hành ngày 15/6/2005 về việc dựa trên cơ sở Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I tiến hành thành lập Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I.

Ngày 21/4/2008, Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I được đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội theo Quyết định số 2275/QĐ – BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường trở thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nội vụ vào ngày 12/6/2008.

Trải qua thời gian thông qua các gấy tờ, thủ tục thì vào ngày 14/11/2011 Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2016/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Giới thiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội [Nguồn: Youtube – ProMedia JSC]

Sứ mệnh

Mở rộng cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu học tập đa dạng với nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa cấp độ, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành nội vụ và cho xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.

Tầm nhìn

Đến năm 2025 trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực có uy tín trong nước, khu vực và quốc tế.

Hoạt động của sinh viên

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, nghe cái tên thật nghiêm túc nhưng các bạn sinh viên trong trường không phải là “thanh niên nghiêm túc” chỉ biết học thôi đâu. Điều đó được thể hiện qua những chương trình văn nghệ, cuộc thi giữa các lớp do Đoàn, Hội tổ chức như: chương trình Hội trại, các chương trình thiện nguyện,…


Hội trại “Thắp sáng ngọn lửa sinh viên Nội vụ”


Cuộc thi Miss HUHA 2016


Chương trình hiến máu “Lửa trong em”

Thông qua các CLB trong trường: CLB Nghệ thuật, CLB “Acoustic music”, CLB tiếng Anh, CLB IT – E, CLB võ thuật,… có thể thấy các bạn sinh viên trong ngôi trường này không khô khan chút nào.


CLB Sách Nội vụ


CLB tiếng Anh

Cơ cấu tổ chức

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội gồm 10 Khối phòng, 9 Khối khoa, Khối tổ chức Khoa học – Công nghệ và Dịch vụ, Khối cơ sở đào tạo trực thuộc và Khối Đoàn thể.


Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Cơ sở vật chất

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có 3 cơ sở nằm tại 3 miền của Tổ quốc:

– Cơ sở tại Hà Nội : số 36 đường Xuân La, Phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
– Cơ sở tại miền Trung: Khu Đô thị mới, Điện Nam – Điện Ngọc, Huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam.

– Cơ Sở tại TP. Hồ Chí Minh: số 176 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Trường có 1 ký túc xá cách trường khoảng 300m, được thành lập vào ngày 8/6/2012.

Ký túc xá gồm 56 phòng có diện tích từ 30 đến 50m2, đáp ứng đủ chỗ ở cho 566 bạn sinh viên. Trong 3 dãy nhà của ký túc xá có 1 dãy nhà 6 tầng được xây dựng rất đẹp, khang trang. Các phòng trong ký túc xá đều được trang bị trang thiết bị đầy đủ: tivi, internet, điện nước... để có thể đáp ứng được đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho sinh viên.


Ký túc xá

Hiện trường có 72 phòng học lý thuyết và thực hành, 9 phòng máy được lắp đặt đầy đủ trang thiết bị, phòng ốc rộng rãi, thoáng mát.

Phòng học tại trường

Đặc biệt, trường có thư viện với trên 10.000 đầu sách và hàng trăm loại báo, tạp chí liên quan đến các ngành nghề của trường, bên cạnh đó trung tâm thư viện còn có phòng xử lý nghiệp vụ, phòng giáo trình, kho sách tham khảo và 1 thư viện điện tử giúp kết nối và khai thác thư viện quốc gia, Hội liên hiệp Thư viện trường đại học các tỉnh phía Bắc.

Một góc thư viện

Thành tựu

Theo số liệu từ Trung tâm Thông tin thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, tính đến năm 2013, Trường đã có những thành tựu về Nghiên cứu khoa học như sau:

  • Đề tài nghiên cứu khoa học các cấp: 128 đề tài. Trong đó:

  • Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: 13 đề tài;

  • Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: 50 đề tài;

  • Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên: 65 đề tài.

Nguồn: Đại học Nội Vụ Hà Nội

Page 2

Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo cử nhân Luật có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về pháp luật nói chung, pháp luật trong lĩnh vực nội vụ nói riêng; cùng thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan; đặc biệt là có tư duy phản biện để phân tích, đánh giá, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật; có kỹ năng thực hành; có khả năng làm việc độc
lập, sáng tạo giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành góp phần vào sự nghiệp phát triển ngành Nội vụ và kinh tế – xã hội của đất nước.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

Kiến thức:

– Tích lũy được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội về Nhà nước và pháp luật để phát triển kiến thức mới khi nghiên cứu kiến thức ngành và tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn;

– Tích lũy được khối kiến thức pháp luật cơ bản của các nhóm ngành liên quan trực tiếp đến khối kiến thức ngành như: Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Tài chính, Lý luận và pháp luật về quyền con người, Pháp luật về quyền sử hữu trí tuệ.

Kỹ năng:

– Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau;

– Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo;

– Có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền phù hợp với vị trí việc làm;

Cơ hội nghề nghiệp:

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp tổ chức thực hiện công việc chuyên môn ở các vị trí:
– Công tác pháp chế tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương; đặc biệt trong các cơ quan, tổ chức của ngành nội vụ, chính quyền địa phương như: Vụ pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Ban/ Phòng pháp chế của cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức pháp chế ở Tổng cục, cục; Phòng pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Tỉnh...

– Chuyên viên của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp; công chức tư pháp – hộ tịch giúp Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng, thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; hộ tịch, chứng thực, hoà giải ở cơ sở...

Video liên quan

Chủ Đề