Giờ rước dâu được tính như thế nào

Từ bao đời nay, việc xem ngày, xem giờ rất được người dân Việt Nam xem trọng nhất là trong những dịp đặc biệt. Và đám cưới cũng không ngoại lệ với câu nói “đi hơn về kém” cho ta thấy được sự quan trọng của thời gian khi đi đón dâu. Để có một hôn lễ trọn vẹn niềm vui, mọi việc diễn ra suôn sẻ, thì việc sắp xếp thời gian, lộ trình cho đoàn xe cưới đi đón dâu cũng cần được chuẩn bị chu đáo. Vậy nên, trong bài viết ngày hôm nay, Hoa Cưới Vip sẽ gửi đến bạn những lưu ý “vàng” cho lịch trình đón dâu của nhà trai nhé.

Những lưu ý “vàng” cho lịch trình đón dâu của nhà trai

Nếu cả hai gia đình cô dâu và chú rể đều ở cùng trong một tỉnh, thành phố và không cách nhau quá xa thì lịch trình thông thường trong ngày đón dâu sẽ bao gồm:

– Nhà trai khởi hành đi đón cô dâu

– Gia đình chú rể đến nhà gái làm lễ đón dâu. Thông thường thủ tục đón dâu thường kéo dài từ 30 phút đến một tiếng tùy theo từng gia đình

– Cô dâu chú rể trở về nhà trai làm lễ gia tiên. Thủ tục này sẽ mất thường 30 – 45 phút.

– Sau đó cô dâu chú rể sẽ ra hội trường, khách sạn để đón khách tới dự tiệc cưới

Nếu gia đình đôi uyên ương cách xa trên 100 km thì trước ngày đón dâu, hai người cần lên lịch trình cụ thể, tùy theo sự tiện lợi khi di chuyển. Điều đặc biệt, với những gia đình ở xa việc lên trước lịch còn giúp các cặp đôi lựa chọn một mẫu xe cưới phù hợp nhất.

2. Xem trước thời gian xuất phát

Ở hầu hết các đám cưới, giờ nhà trai xuất phát khỏi nhà rất quan trọng. Vì vậy trước khi đón dâu, uyên ương cần biết giờ nào đẹp để khởi hành ra khỏi nhà. Theo Hoa Cưới Vip, cô dâu chú rể nên bàn bạc việc chọn giờ trước với hai bên gia đình để thống nhất trong buổi lễ ăn hỏi. Khi đã có khung giờ đẹp, bạn mới tính toán được cụ thể thời gian đi từ nhà trai tới nhà gái và lộ trình sau đó để tránh qua mất giờ lành đón dâu.

Xem trước thời gian xuất phát

3. Tính toán thời gian giữa các chặng đường

Để đảm bảo lịch trình diễn ra đúng như dự tính, cô dâu chú rể nên trải nghiệm trước bằng cách đi thực tế từ nhà trai tới nhà gái, xem thời gian di chuyển mất bao nhiêu lâu. Nếu ngày cưới vào ngày thường hoặc đường đông, đôi uyên ương nên tính toán tới yếu tố tắc đường để kế hoạch đón dâu không chậm trễ.

Tính toán thời gian chặng đường và khung đường đi còn giúp cho bạn có thể dễ dàng lựa chọn những mẫu hoa trang trí xe cưới phù hợp theo khung đường đó.

Có thể các bạn sẽ cảm thấy đây là những việc đơn giản nhưng thực chất nó lại vô cùng quan trọng trong việc lên lịch trình đón dâu. Vì vậy, nếu các bạn có thể lưu ý những việc trên thì hôn lễ sẽ diễn ra thuận lợi và thành công tốt đẹp. Ngoài ra, nếu bạn đang lo lắng trong thời gian diễn ra hôn lễ cần chuẩn bị những gì thì Hoa Cưới Vip sẽ là điểm đến của bạn. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được trải nghiệm hầu hết các dịch vụ chính của một đám cưới từ đám dạm ngõ, đám hỏi cho đến đám cưới.

Cách thuận tiện nhất là đón dâu vào sáng, sau đó về nhà trai và làm lễ gia tiên vào buổi chiều. Lịch trình này sẽ làm mọi người đỡ mệt mỏi, thời gian cũng thư thả hơn.

Em muốn chọn ngày tháng tốt để tổ chức lễ cưới trong năm 2015 cho nữ tuổi Mùi [sinh ngày 4/3/1991] và nam tuổi Hợi [sinh ngày 16/12/1983]. Em ở TP HCM, nhưng quê bạn em ở tận Tháp Chám [Ninh Thuận], đi ôtô sẽ mất khoảng 8 tiếng đồng hồ. Anh ấy muốn rước dâu thẳng về đó. Vậy nên làm lễ rước dâu sớm để kịp làm lễ tại nhà trai vào buổi sáng trước 12h luôn, hay là làm buổi sáng bình thường rồi đón dâu buổi chiều? [Mai Vy Anh].

Ảnh: Ido.

Tư vấn tham khảo:

- Nữ sinh 1991, tuổi Tân Mùi, mệnh Lộ Bàng Thổ, năm 2015 là 25 tuổi. Nam sinh 1983, tuổi Quý Hợi, mệnh Đại Hải Thủy, năm 2015 là 33 tuổi. Nếu dự định cưới năm 2015 [âm lịch] thì nên tham khảo một số ngày tốt sau:

- Ngày 10/1/2015 [Âm lịch] - là ngày 28/2/2015 [Dương lịch], ngày Ất Hợi [hành Hỏa], có nhiều sao tốt như: Thánh tâm, Ngũ phú, Lục hợp, Mẫu thương, Thiên quý...

Giờ hoàng đạo để làm đám hỏi: Giờ Thìn [7-9 giờ], giờ Ngọ [11-13 giờ], giờ Mùi [13-15 giờ].

- Ngày 22/1/2015 [Âm lịch] - là ngày 12/3/2015 [Dương lịch], ngày Đinh Hợi [hành Thổ], có nhiều sao tốt như: Thiên hỉ, Tam hợp, Mẫu thương, Nguyệt ân...

Giờ hoàng đạo để làm lễ cưới: Giờ Thìn [7-9 giờ], giờ Ngọ [11-13h], giờ Mùi [13-15h], giờ Tuất [19-21h].

Với điều kiện gia đình xa nhau như vậy, hai bạn không nhất thiết phải đón dâu từ sáng sớm để kịp về làm lễ tại ngày trai ngay trong buổi sáng. Cách thuận tiện nhất là đón dâu vào sáng, sau đó đi ôtô về nhà trai và làm lễ gia tiên vào buổi chiều. Lịch trình này sẽ làm mọi người đỡ mệt mỏi, thời gian cũng thư thả hơn.

Như vậy, trong lễ đón dâu, nhà trai có thể rước dâu tại nhà gái vào giờ Thìn [7-9h], sau đó về tới nhà trai vào giờ Mùi [13-15h] là tốt nhất. Còn nếu về không kịp, có thể làm lễ gia tiên tại nhà trai vào giờ Tuất [19-21h], tuy nhiên giờ này hơi muộn.

Chủ Đề