Giáo sư Toán học trẻ tuổi nhất Việt Nam

Anh Lê Minh Triết, ngụ TP HCM, là một trong bốn người sinh năm 1987 được công nhận Phó giáo sư năm 2020. Anh vừa đón sinh nhật 33 hồi giữa tháng 12, nhận quyết định bổ nhiệm Phó giáo sư tại trường Đại học Sài Gòn hôm 30/12.

PGS Triết nghiên cứu chuyên ngành Toán giải tích, chuyên ngành hẹp là phương trình đạo hàm riêng, bài toán ngược.

PGS Lê Minh Triết, người trẻ nhất được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 2020. Ảnh: Mạnh Tùng.

Ba mẹ đều là giáo viên, Triết từ nhỏ đã mê Toán, thường thích tự đọc sách và giải bài tập. Giống như nhiều đứa trẻ, Triết ham chơi, thích đạp xe dạo phố cùng chúng bạn. Muốn được sớm đi chơi thì phải làm xong bài tập, do đó anh thường tìm cách giải bài toán một cách nhanh nhất.

Quảng cáo

Khác với nhiều bạn giỏi Toán cùng trang lứa, anh không lựa chọn vào trường chuyên, lớp chọn hoặc tham gia các kỳ thi học sinh giỏi mà chọn cách tự học ở nhà. Anh cũng không tốn nhiều thời gian để làm các bài toán quá khó hoặc tìm nhiều lời giải cho một bài toán bởi quan niệm "chỉ cần tìm ra cách giải là được, nên đơn giản hoá mọi thứ".

Giữ niềm say mê Toán, Triết thi vào ngành Toán, trường Đại học Khoa học Tự nhiên [Đại học Quốc gia TP HCM]. Thành quả sau 4 năm là tấm bằng cử nhân loại giỏi, một bài báo khoa học được đăng tạp chí quốc tế, một bài đăng tạp chí trong nước. Với mong muốn làm nghề giáo như ba mẹ, anh chọn học lên cao.

Năm 2010, ít tháng sau khi tốt nghiệp, anh thi đậu nghiên cứu sinh Đại học Khoa học Tự nhiên và bắt đầu công tác tại Đại học Sài Gòn với vị trí giảng viên. Trong 5 năm học và làm luận án tiến sĩ, anh có thêm 4 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế, trong đó 2 bài đăng trên tạp chí Q1 [tạp chí chiếm vị trí cao nhất về chỉ số trích dẫn IF].

Tốt nghiệp tiến sĩ, anh được bổ nhiệm Trưởng bộ môn Toán giải tích rồi sau đó kiêm nhiệm Phó trưởng khoa Toán - Ứng dụng, Đại học Sài Gòn. Từ đó đến nay, TS Triết có thêm 9 bài báo trên tạp chí quốc tế, phần lớn anh là tác giả chính; biên soạn một số giáo trình và tham gia vào nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ.

Quảng cáo

PGS Triết quan niệm, nghiên cứu khoa học là một sự đánh dấu những mốc trên con đường tìm tri thức mới. Khi công bố một công trình khoa học tức nhà nghiên cứu đó đã cắm một lá cờ đánh dấu những quãng đường họ đã qua, đã gặt hái được thành quả. "Có người đi được một đoạn ngắn đã cắm cờ đánh dấu, có người thì đi chặng đường dài hơn, đủ độ xa mới cắm cờ. Đó là tuỳ lựa chọn con đường nghiên cứu của mỗi người", PGS Triết chia sẻ.

Anh tự nhận, con số 14 bài báo khoa học sau 10 năm đi dạy chỉ ở mức bình thường như nhiều giảng viên khác. Nhưng anh không sốt ruột số lượng mà chú trọng vào chất lượng của từng sản phẩm nghiên cứu, khi nào tích luỹ hàm lượng khoa học đủ anh mới cho công bố.

Vinh dự khi được công nhận Phó giáo sư nhưng TS Triết quan niệm khá đơn giản về học hàm [Giáo sư, Phó giáo sư]. "Đó đơn thuần là một vị trí nghề nghiệp của người làm giảng dạy và nghiên cứu, là sự ghi nhận thành quả đóng góp với khoa học. Khi đi dạy, được gọi là thầy là một sự đánh giá cao quý nhất rồi", anh nói.

Sắp tới, PGS Triết dự tính vẫn theo hướng nghiên cứu chuyên ngành giải tích, đồng thời có tính đến mở rộng chuyên ngành khác, sau những kiến thức mới góp nhặt trong quá trình đi dạy.

Ngày 6/11, Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách 39 ứng viên giáo sư và 300 ứng viên phó giáo sư đạt đủ phiếu tín nhiệm.

3 giáo sư "thế hệ 8X" gồm: Lê Anh Vinh [1983, ngành Toán học, công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam]; Nguyễn Đức Toàn [1980, Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội]; Lê Anh Tuấn [1980, Cơ khí, Đại học Hàng hải Việt Nam].

Trong số 300 Phó giáo sư, có 4 người sinh năm 1987, ngoài PGS Lê Minh Triết còn có Võ Hoàng Hưng [Khoa Toán - Ứng dụng, Đại học Sài Gòn]; Trần Đức Học [Khoa Kỹ thuật xây dựng, Đại học Bách khoa TP HCM]; Phạm Chiến Thắng [Khoa Hoá học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội].

Lê Anh Vinh là ứng viên Giáo sư trẻ nhất Việt Nam 2020 sinh năm 1983.

Ứng viên giáo sư trẻ nhất đạt tiêu chuẩn giáo sư năm 2020 là PGS. TS. Lê Anh Vinh, 37 tuổi, là cựu học sinh chuyên toán Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên.

Lê Anh Vinh là Tiến sĩ Đại học Harvard, hiện phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. PGS. Vinh từng đảm nhiệm nhiều chức vụ tại Trường THPT Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Năm 2001 khi đang học lớp 12, Lê Anh Vinh đã giành Huy chương Bạc Toán quốc tế và Huy chương Vàng Toán châu Á - Thái Bình Dương. Được tuyển thẳng vào Khoa Toán - Cơ - Tin học [ĐH Khoa học Tự nhiên] với thành tích học tập xuất sắc.

Năm 2003, anh đã được Chính phủ Australia cấp học bổng toàn phần sang du học ngành Công nghệ Thông tin tại ĐH New SouthWales. Chỉ sau 3 năm học tập, anh đã có trong tay hai bằng cử nhân chuyên ngành Toán và Công nghệ thông tin với điểm tốt nghiệp gần như tuyệt đối được xem là thành tích cao nhất trong suốt 15 năm trở lại của trường đại học này.

Với kết quả tốt nghiệp đại học ấn tượng trên, cùng một lúc, anh đã nhận được học bổng tiến sĩ toàn phần của rất nhiều trường đại học danh giá hàng đầu thế giới như: MIT, Stanford, Yale, Harvard, Cambridge, Oxford… và anh đã chọn nơi đặt chân là Đại học Harvard [Hoa Kỳ].

Tháng 5/2010, Lê Anh Vinh nhận bằng tiến sĩ của Đại học Harvard khi mới 27 tuổi.

Những thành công nối tiếp khi Lê Anh Vinh được công nhận tại Viện nghiên cứu Toán - Lý Erwin Schrodinger [Vienna, Áo] và khoa Toán ĐH Rochester [Mỹ] trở thành những cơ hội để anh ở lại Mỹ làm việc.

Năm 2013, anh là người trẻ nhất Việt Nam được công nhận chức danh phó giáo sư khi mới tròn 30 tuổi.

Trong năm 2017, với vị trí trưởng đoàn Olympic Toán quốc tế [IMO] Việt Nam, PGS.TS. Lê Anh Vinh đã dẫn dắt đội tuyển Việt Nam và ghi danh tài năng Toán học Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Cũng trong năm 2017, PGS.TS Lê Anh Vinh được bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

Bắt đầu từ ngày 1/11/2020, PGS.TS Lê Anh Vinh được Bộ GD&ĐT giao phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Hội đồng Giáo sư Nhà nước [Hội đồng GSNN] vừa công bố danh sách ứng viên giáo sư [GS], phó giáo sư [PGS] năm 2020 đạt đủ số phiếu tín nhiệm gồm 339 người, trong đó có ứng viên giáo sư trẻ nhất Việt Nam sinh năm 1983.

Theo báo cáo của Văn phòng Hội đồng GSNN, năm 2020, có 87 Hội đồng GS cơ sở có ứng viên đăng ký và nộp hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS với 542 hồ sơ ứng viên, trong đó có 77 hồ sơ ứng viên GS, 465 hồ sơ ứng viên PGS.

Tại phiên họp lần thứ VI, Hội đồng GSNN đã thảo luận công khai hồ sơ từng ứng viên, bầu ban kiểm phiếu và tiến hành bỏ phiếu đối với kết quả xét của Hội đồng GS ngành, liên ngành và danh sách ứng viên đủ điều kiện được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Đối với những trường hợp có đơn thư, Hội đồng xem xét rất kỹ lưỡng và biểu quyết đưa vào bỏ phiếu cho từng trường hợp.

Kết quả, số ứng viên đạt đủ số phiếu tín nhiệm theo quy định là 339 ứng viên, trong đó 39 ứng viên GS, 300 ứng viên PGS. Tỷ lệ đạt so với tổng số ứng viên đăng ký nộp hồ sơ tại các Hội đồng GS cơ sở cho đến thời điểm này là 62,55% [trong đó tỉ lệ đạt của ứng viên GS là 50,65%, ứng viên PGS là 64,52%].

- Với quyết định bổ nhiệm mới đây của Viện trưởng Viện toán học, Phạm Hoàng Hiệp trở thành giáo sư [GS] trẻ nhất của Việt Nam và là người duy nhất của ngành Toán học đủ tiêu chuẩn được công nhận GS năm 2017.

Không tính trường hợp nhà toán học Ngô Bảo Châu và Vũ Hà Văn [làm việc tại Mỹ và Pháp] được Hội đồng chức danh GS Nhà nước "công nhận đặc cách" ở tuổi mới ngoài 30, tính đến hiện nay, Phạm Hoàng Hiệp là người trẻ nhất được công nhận đủ tiêu chuẩn chức danh GS ở tuổi 36. Cách đây 7 năm, anh cũng từng được công nhận chức danh PGS.

Tân Giáo sư Phạm Hoàng Hiệp sinh năm 1982, quê Hải Dương. Ảnh: Thanh Hùng.

Phạm Hoàng Hiệp [sinh năm 1982, quê Hải Dương] tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2004; bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Umea, Thụy Điển năm 2008, và luận án tiến sĩ khoa học tại Đại học Aix-Marseille, Pháp năm 2013.

Từ năm 2005 đến năm 2014, anh là cán bộ giảng dạy tại khoa Toán- Tin của Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội. Từ năm 2015, anh là cán bộ Viện Toán học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

GS Hiệp là nhà toán học Việt Nam ở trong nước đầu tiên có bài đăng trên tạp chí Acta Mathematica - tạp chí được xếp hạng cao nhất theo chỉ số ảnh hưởng và chỉ số trích dẫn năm năm trong danh mục 302 tạp chí ngành toán lý thuyết của cơ sở dữ liệu ISI.

Tính tới nay, anh và các đồng nghiệp đã có 38 bài báo khoa học xuất bản trên các tạp chí khoa học chuyên ngành và một quyển sách chuyên khảo. Hiện, GS Hiệp đang tham gia như là một thành viên trong Ban biên tập của tạp chí Acta Mathematica Vietnamica.

GS Hiệp đã được tặng nhiều danh hiệu và giải thưởng như: Gương mặt trẻ Việt nam tiêu biểu năm 2011, Giải nhất giải thưởng khoa học của Trường đại học sư phạm Hà Nội năm 2013, Giải thưởng Viện Toán học năm 2013, Giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho nhà khoa học trẻ năm 2015, thành viên trẻ của Viện Hàn lâm khoa học Thế giới thứ ba [2016-2020].

GS Phạm Hoàng Hiệp cũng vừa được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam bổ nhiệm làm giám đốc Trung tâm quốc tế đào tạo và nghiên cứu toán học, còn gọi là Trung tâm toán học UNESCO.

Theo anh Hiệp, trung tâm này ra đời dựa trên thỏa thuận giữa Chính phủ và UNESCO là nhằm đào tạo các tài năng toán học của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á cùng một số nước ở châu Phi. Trung tâm này sẽ phối hợp Học viện Khoa học và Công nghệ đào tạo sau đại học.

Định hướng của trung tâm cũng giống với tâm huyết của tôi. Sau quãng thời gian giảng dạy ở trường sư phạm hơn 10 năm tôi rất tâm huyết và thích thú với việc đào tạo các tài năng toán học và đó cũng là lý do mà tôi nhận lời với vị trí này”, GS Hiệp chia sẻ.

Ảnh: Thanh Hùng.

- Anh kỳ vọng mình sẽ mang lại được điều những gì cho trung tâm?

Tôi kỳ vọng sẽ xây dựng được chương trình thật tốt để đào tạo những người giỏi toán, có trình độ, sau này có thể góp phần tạo ra đội ngũ giảng viên cho các trường đại học, hoặc có thể làm cho các công ty về ứng dụng toán học. Hiện, ở Việt Nam lĩnh vực ứng dụng toán học chưa thực sự phát triển nên chúng ta phải học hỏi kinh nghiệm thế giới.

- Chương trình này anh sẽ xây dựng với một số người hay chỉ một mình?

Sẽ có nhiều người và có thể có cả hội đồng khoa học. Mình chỉ là người tìm hiểu và rồi đề xuất, sau đó phải hỏi ý kiến của hội đồng khoa học tập thể và lựa chọn theo những góp ý. Trên thế giới có nhiều chương trình, như vậy sẽ nhiều người tham gia vào chứ không phải chỉ mình tôi. Tức khi có một ý tưởng như vậy, đầu tiên mỗi người phải đi tìm những chương trình của các nước, xong đem về nghiên cứu xem như thế nào, có phù hợp ở Việt Nam, có người dạy được môn đó hay không,…

- Trung tâm sẽ có mối liên hệ gì với Viện Nghiên cứu cao cấp về toán [VIASM] như thế nào?

Với Viện Nghiên cứu cao cấp về toán thì chủ yếu hỗ trợ nghiên cứu khoa học, tức giảng viên các trường đại học, các viện nghiên cứu đến VIASM làm việc trong thời gian ngắn và thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Còn trung tâm của chúng tôi thiên về đào tạo các bạn trẻ, tất nhiên cũng có cả nghiên cứu khoa học.

Trung tâm sẽ có chương trình học tốt và sẽ tìm những người dạy tốt để dạy cho các bạn đó. Việc đào tạo, chúng tôi sẽ phối hợp với Học viện Khoa học và Công nghệ [đơn vị có chức năng đào tạo] để đào tạo sau đại học.

- Được biết, anh từng quyết định rời Trường ĐH Sư phạm Hà Nội về với Viện Toán học để có thể chuyên tâm hơn với việc nghiên cứu khoa học. Giờ phải quay lại công việc đào tạo, bản thân anh có sợ lại rơi vào trạng thái cũ?

Viện nghiên cứu là cơ quan thuần túy nghiên cứu nên có tất cả các bộ phận chuyên nghiệp tập trung, hỗ trợ cho việc nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu khoa học.

Trường đại học cũng có nghiên cứu nhưng thực hiện công tác giảng dạy là chính và khi thực hiện 2 nhiệm vụ cùng lúc nên không thể nào chuyên nghiệp.

Ở trường sư phạm, tôi từng được phân dạy hệ chất lượng cao thì công việc giảng dạy rất tốt, nhưng đôi khi mình không được thực hiện theo ý muốn của mình, rằng xây dựng một chương trình khoa học và mình có thể đi nghiên cứu các chương trình giảng dạy các nước, đem về xem độ phù hợp với tình hình Việt Nam. Kia là giảng dạy theo nghĩa là có chương trình rồi và giờ dạy cái đó. Còn giờ đây, trung tâm sẽ nghiên cứu xem chương trình nào tốt nhất, tức là mình có thể vận dụng tri thức hiểu biết của mình để giúp có những chương trình đào tạo tốt nhất. Việc này sẽ được chủ động hơn.

GS Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện Toán học trao quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư cho ông Phạm Hoàng Hiệp. Ảnh: Thanh Hùng.

- Giờ đây phải trở thành người tổ chức nghiên cứu khoa học, anh có lo ngại điều này sẽ tác động đến năng suất và hiệu suất nghiên cứu khoa học của bản thân?

Tất nhiên công việc này là việc tổ chức nghiên cứu, quản lý nhưng vẫn thuộc về khoa học nên tôi nghĩ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bản thân.

Song tất nhiên là sẽ mất thời gian hơn, nhưng điều này không đáng lo vì giờ đây chúng ta làm việc theo nhóm.

- Việc quản lý ở nước ta thường mất nhiều thời gian và thủ tục cho những việc “nặng” hành chính. Anh có sợ bản thân sẽ bị sa lầy vào các công tác hành chính đó?

Tôi nghĩ vị trí hẹp thì không sao. Nhưng tôi cũng nghĩ thực ra nếu làm việc đó mà cảm thấy thiết thực và mang lại điều tốt cho mọi người, giúp được nhiều người khác thì cũng là việc tốt chứ không có vấn đề gì.

Tôi nghĩ ở cương vị nào mình cũng cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Xin cảm ơn anh!

GS Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện Toán học cho rằng, chắc chắn rằng ở vị trí mới với công tác tổ chức nghiên cứu khoa học sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu suất nghiên cứu khoa học của GS Phạm Hoàng Hiệp. Tuy nhiên, GS Hải cho rằng đó là việc “phải chấp nhận hy sinh đánh đổi” để khỏa lấp lỗ hổng về mặt thế hệ kế nhiệm.

“Thế hệ 7X do nhiều lý do hiện rất mỏng ở Viện Toán học, và chúng tôi rất mừng là thế hệ 8X đông đảo hơn. Cũng vì thế mà các bạn thế hệ này phải bắt đầu sớm hơn để gánh vác công việc. Tôi từng nói chuyện trực tiếp với Hiệp là chắc chắn sẽ bị thiệt thòi về mặt nghiên cứu chứ không thể được như ngày trước. Nhưng biết làm sao được. Tất nhiên khi mới bắt đầu với công việc quản lý sẽ còn nhiều ngỡ ngàng, một cách nôm na là phải học việc. Nhưng với sự hỗ trợ của những thế hệ đi trước, tôi tin trong thời gian ngắn GS Hiệp sẽ nắm được công việc. Còn về mặt chuyên môn thì chúng tôi hoàn toàn tin tưởng bởi GS Hiệp là người rất quan tâm, đầu tư nhiều thời gian vào việc đào tạo. Vì thế chúng tôi tin rằng GS Hiệp sẽ thành công trong việc vận hành và quản lý trung tâm này”, GS Phùng Hồ Hải chia sẻ.

Theo thống kê của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, độ tuổi trung bình khi được phong/bổ nhiệm của giáo sư Việt Nam từ năm 1980 đến 2016 là 57,13 và của phó giáo sư là 50,14; già hơn so với các nước phát triển. Năm 2017, tuổi bình quân của ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư là 55.

Trong lịch sử hơn 40 năm kể từ đợt phong giáo sư, phó giáo sư đầu tiên đến nay, phần lớn những nhà khoa học khi được công nhận và bổ nhiệm chức danh giáo sư ở độ tuổi trên dưới 60. Một số trường hợp được công nhận và phong giáo sư khi đã ngoài 80 tuổi. Từ năm 2011 đến nay bắt đầu xuất hiện những nhà khoa học được công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư với độ tuổi trên dưới 40.

 Thanh Hùng

Ngày 2/5, Viện Toán học đã tổ chức lễ trao quyết định bổ nhiệm cho các cá nhân đủ tiêu chuẩn được phong giáo sư, phó giáo sư năm 2017.

Ông Trương Nguyện Thành được 16/18 thành viên HĐQT Trường ĐH Hoa Sen đề cử giữ chức hiệu trưởng nhiệm kỳ 2017-2022.

Những kinh nghiệm sau đợt xét công nhận GS, PGS năm 2017 sẽ được đưa vào văn bản quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm chức danh GS, PGS mới. Từ năm 2018 cũng sẽ công khai hồ sơ của các ứng viên.

Có thể tạm hình dung ra bức tranh lớn hơn của ngành giáo dục xét ở góc độ chất lượng đào tạo, tuyển dụng và đạo đức của các nhà giáo và các nhà quản lý giáo dục.

Chủ Đề