Giáo dục đạo đức học sinh qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm

TG

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1: TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP TRONG TUẦN QUA

15

MC tuyên bố lý do, giới thiệu khách mời tham dự.

a- Báo cáo của 4 tổ trưởng: [8]

  • Ưu điểm khuyết điểm của các thành viên trong tổ mình về các mặt học tập, kỉ luật, phong trào, vệ sinh, CSVC,
  • Điểm thi đua của từng thành viên, của tổ.

    b- Báo cáo của các LP: [5]

    • Lớp phó học tập
    • Lớp phó kỉ luật
    • Lớp phó phong trào CSVC
      • Ưu điểm khuyết điểm của lớp về mặt mình phụ trách.

c- Báo cáo của LT: [2]

Nhận xét tình hình chung của lớp trong tuần qua.

- Chú ý quan sát và lắng nghe, ghi nhận

- Quan sát 4 tổ trưởng tổng kết điểm thi đua tuần.

- Lắng nghe và ghi nhận để nhận xét.

- Lắng nghe và ghi nhận để nhận xét.

- Lắng nghe và ghi nhận để nhận xét.

- Lắng nghe và ghi nhận để nhận xét.

- Lớp trưởng lần lượt mời 4 tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ về các mặt : thi đua cá nhân, tuyên dương, phê bình, chuyên cần, trật tự - kỉ luật, học tập, phong trào, vệ sinh, điểm trung bình, tổng cộng điểm của tổ trong tuần qua

- Tổ trưởng nhận xét về ưu khuyết điểm của tổ để rút kinh nghiệm.

- Lớp trưởng lần lượt mời các lớp phó báo cáo và nhận xét về các mặt hoạt động mà mình được phân công phụ trách.

- Lớp phó học tập báo cáo, nhận xét.

- Lớp kỉ luật báo cáo, nhận xét.

- Lớp phó phong trào báo cáo, nhận xét.

Sau phần báo cáo của cán bộ lớp, các thành viên nêu ý kiến [nếu có]

- Lớp trưởng tổng kết xếp hạng các tổ. Nhận xét ưu điểm, hạn chế của lớp trong tuần.

- Ban cán sự lớp giải đáp thắc mắc.

Hoạt động 2: TUYÊN DƯƠNG PHÊ BÌNH

6

1- Tuyên dương cá nhân và tập thể đạt thành tích trong tuần :

- Tổ xuất sắc: ..

- Cán bộ lớp xuất sắc :

- Cá nhân xuất sắc: .

- Cá nhân tiến bộ:

2- Thực hiện phê bình và tự phê bình:

- Phê bình cá nhân vi phạm thường xuyên.

- Cá nhân vi phạm thực hiện tự phê bình.

_____________________

_____________________

_____________________

_____________________

- Biện pháp khắc phục :

_______________________

_______________________

GVCN phát thưởng cho các cá nhân và tập thể đạt thành tích.

- Lắng nghe và ghi nhận để nhận xét.

  • Dẫn chương trình yêu cầu ban cán sự lớp đề cử :

    + Cán bộ lớp xuất sắc nhất /

    + Cá nhân tiến bộ nhất /

    + Cá nhân tham gia phong trào tích cực nhất /

  • Tập thể lớp biểu quyết các nội dung trên.
  • Lớp trưởng phê bình những bạn thường xuyên vi phạm nội quy trong tuần qua và đưa ra biện pháp khắc phục.
  • Cá nhân vi phạm thực hiện tự phê bình.

Hoạt động 3: THẢO LUẬN PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC TUẦN NÀY

10

3- Lớp phó phụ trách các mặt kỉ luật, học tập, phong trào, lao động đề xuất phương hướng công tác tuần này.

- Lắng nghe và ghi nhận để nhận xét.

  • Lớp trưởng điều hành
  • Các tổ thảo luận ý kiến và thống nhất các nội dung hoạt động, đề ra chỉ tiêu phấn đấu của tổ của mình.

STT

CÁC MẶT

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

CHỈ TIÊU

PHÂN CÔNG

1

HỌC TẬP

- Học bài, làm bài đầy đủ.

- Tích cực xây dựng bài trong các giờ học.

100%

2

KỈ LUẬT

- Đảm bảo chuyên cần, tác phong, xếp hàng, trật tự.

- Không ăn quà trước cổng trường.

- Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy.

- Hạn chế nói chuyện trong các tiết học.

100%

3

PHONG TRÀO

- Tham gia báo Lê Quý Đôn.

- Thực hiện tốt theo kế hoạch của nhà trường và Đoàn Đội.

10 bài

Hoạt động 4: NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GVCN

5

4- GVCN tổng hợp nhận xét của ban cán sự lớp và đưa ra nhận xét, đánh giá tình hình lớp trong tuần qua.

- Tuyên dương, khen ngợi những ưu điểm trong tuần qua của tập thể và cá nhân.

- Phê bình những khuyết điểm của lớp trong tuần [nếu có].

- Đặc biệt nhắc nhở phê bình những HS vi phạm nhiều lần [nếu có].

5- Triển khai công tác tuần này

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc nề nếp.

- Trật tự xếp hàng, không đùa giỡn, xô đẩy nhau khi di chuyển.

- Thực hiện tốt nội quy của nhà trường.

- Thực hiện tốt các vấn đề vệ sinh lớp học và hành lang của lớp, giữ vệ sinh chung

- Tham gia tốt các phong trào do trường đề ra.

- GVCN khen thưởng các tổ và cá nhân xuất sắc.

- Mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét.

- Lắng nghe và rút kinh nghiệm cho tuần tới.

- Lắng nghe và thực hiện theo đúng yêu cầu.

Hoạt động 5: VUI HỌC HỌC VUI

7

6- Vui học Học vui:

a. Thanh niên học tập gương Bác Hồ:

Thế kỷ XX đầy giông bão mà vĩ đại này đã sản sinh ra những con người vĩ đại.Có một con người mà với tài năng và đức độ đã trở thành một biểu tượng hoàn thiện tuyệt vời về cả sức mạnh chiến thắng lẫn lòng nhân ái mênh mông mà ngay cả kẻ thù cũng không thể không tỏ lòng khâm phục. Người đó ai cũng biết đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu của chúng ta.

Nếu trong tâm lý học, lý tưởng được định nghĩa như là một mục tiêu cao cả, đẹp đẽ được phản ánh vào đầu óc con người dưới hình thức một hình tượng hoàn chỉnh, mẫu mực về một con người, một sự vật nào đó và có tác dụng lôi cuốn toàn bộ cuộc sống cá nhân vào hoạt động để vươn tới trong một thời gian lâu dài, thì Bác Hồ của chúng ta là một hình tượng như thế - một đối tượng của lý tưởng về con người.

Thật vậy, Bác Hồ đã trở thành con người lý tưởng, một mục tiêu cao đẹp lôi cuốn sự phấn đấu vươn tới của mấy thế hệ từ Cách mạng Tháng Tám đến nay những thế hệ Hồ Chí Minh.

Là lứa tuổi đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, thanh niên luôn luôn có một nhu cầu bức thiết là xác định hướng đi cả cuộc đời mình, tìm hướng phát triển của bản thân trong tương lai. Có một trình độ văn hóa và phát triển trí tuệ nhất định, họ thường xây dựng lý tưởng để đeo đuổi, xác định mục tiêu để vươn tới, bằng lý trí, thông qua sự tìm hiểu thực tiễn cũng như thông qua sách vở.

Thanh niên ngày nay có cái may mắn là được sinh ra trong chế độ mới, lớn lên trong một hiện thực cách mạng lớn lao và sôi động được soi mình vào bao tấm gương sáng chói của biết bao anh hùng, chiến sĩ mà ngay từ buổi thanh xuân của cuộc đời đã hết lòng vì nền độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, tạo nên những hình tượng cao quý, đẹp đẽ, thu hút sự khâm phục, chiêm ngưỡng và noi theo của tất cả mọi người. Tấm gương sáng chói nhất, cao đẹp nhất là Bác Hồ của chúng ta. Họ cũng có cái may mắn là được hưởng sự giáo dục của nhà trường, của Đoàn, của Đảng một cách có hệ thống liên tục từ thuở còn ấu thơ. Tuyệt đại đa số trong họ nhận thức được những yêu cầu của xã hội đối với thanh niên và hiểu được ý nghĩa của những yêu cầu ấy đối với sự phát triển của xã hội cũng như bản thân. Nhận thức đó đã cảm giúp họ sớm định hướng được con đường họ phải đi, cái đích họ phải tới, con người họ phải trở thành... tránh được những trăn trở của suy tư, những dằn vặt bế tắc mà nhiều thế hệ cách mạng đã phải trải qua. Bác Hồ cũng đã nhận xét về điểm này trong Đại hội đại biểu toàn quốc "Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam" họp ngày 15/6/1956: Nếu so với thanh niên lớp trước, trong đó có cả Bác, thì thanh niên ngày nay tiến bộ hơn, sung sướng hơn nhiều. Đó cũng là thành tích đáng tự hào của công tác giáo dục thanh niên.

Tuổi trẻ là tuổi giàu mơ ước, đầy khát vọng vươn lên và luôn luôn muốn tự khẳng định mình. Đồng thời tuổi trẻ cũng là tuổi tràn trề sinh lực, có nhu cầu hoạt động cao, coi thường khó khăn gian khổ, đúng như lời Bác đã đánh giá trong di chúc của Người: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Giáo dục lý tưởng cho thanh niên, phải biết giúp đỡ họ nuôi dưỡng những ước mơ đẹp đẽ, đáp ứng những khát vọng chính đáng của họ bằng cách tạo nên những môi trường hoạt động phong phú, tập hợp họ lại trong một tổ chức chặt chẽ, đặt mỗi người vào một vị trí nhất định trong sự nghiệp cách mạng chung của toàn xã hội, tạo những điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết để họ có thể đứng vững trên vị trí ấy mà xây dựng, củng cố và thực hiện lý tưởng.

Trong cuộc đấu tranh cách mạng trước đây, trong các cuộc kháng chiến chống giặc giữ nước vừa qua, chúng ta đã có biết bao nhiêu thanh niên đã sống xứng đáng với tấm gương của Bác, với lý tưởng của mình. Nhưngphải lấy làm buồn khi thấy còn nhiều thanh niên chưa có việc làm, còn nhiều thanh niên đang sống không xứng đáng với tuổi trẻ đẹp đẽ của họ và thật là đau lòng khi thấy tình hình thanh niên sa vào các tệ nạn xã hội và phạm pháp đang gia tăng cả về số lượng và mức độ.

Có biết bao người trong số họ cách đây không bao nhiêu lâu đã từng là những cậu học sinh phơi phới yêu đời, là những đoàn viên Đoàn Thanh niên mang tên Bác, là những anh bộ đội đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Tất cả đã từng có nguyện vọng, có mơ ước trở nên người hữu ích. Những nhà giáo dục không thể không suy nghĩ, những người có trách nhiệm quản lý xã hội không thể không tự hỏi mình đã làm gì để giúp thế hệ trẻ có việc làm, có những điều kiện cần thiết để họ có thể phấn đấu cho lý tưởng mà hàng ngày mình khuyên dạy, giáo dục.

Tóm lại, thanh niên học tập gương Bác Hồ là một quá trình giáo dục lý tưởng - lý tưởng về một con người. Đó là một quá trình rèn luyện gian khổ của bản thân thanh niên. Đó là một quá trình giáo dục lâu dài phức tạp và có những quy luật của nó, đòi hỏi những nhà giáo dục phải hiểu biết để vận dụng cho đúng, cho tốt. Đó là một sự nghiệp to lớn của cách mạng cần phải quan tâm đặc biệt và cần phải đầu tư thích đáng.

b. Đăng ký Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy

HS thảo luận, cùng đưa ra các công trình gợi ý như:

  1. Chăm sóc, bảo quản vườn hoa lớp.
  2. Giữ gìn vệ sinh, trang trí lớp học.
  3. Đôi bạn cùng tiến, giúp nhau học tập.
  4. Xây dựng một tiểu phẩm dự thi Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
  5. Giúp một bạn có hoàn cảnh khó khăn vui Tết.
  6. Công trình khác

- HS lắng nghe bài thuyết trình của tổ 1.

Bảng đăng ký

Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy

Tổ

Sỉ số

Chỉ tiêu

Công trình

1

2

3

4

* Nhận xét các tiết mục văn nghệ, đánh giá.

* Dặn dò:

- Phân công chuẩn bị cho tiết sinh hoạt tuần sau.

- GVCN nhận xét tiết sinh hoạt.

- Phân công tổ chuẩn bị hoạt động Vui học Học vui tuần sau: Tổ 2.

- Tổ trưởng tổ 1: Phân công trực lớp tuần 09.

- Văn nghệ: Hát bài Hành khúc trường Huỳnh Văn Nghệ.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề