Giáo an phép cộng trong phạm vi 10 sách Chân trời sáng tạo

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 1 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây





A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV cho cả lớp hát bài: “1 với 1 là 2, 2 thêm 2 là 4, 4 với 1 là 5, 5 với 5 là 10”.

- GV đặt câu hỏi: 5 + 5 = 10, còn phép cộng nào có tổng là 10?

- GV từ câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài mới.

B. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để ôn tập các kiến thức về phép cộng trong phạm vi 10

Cách tiến hành:

Bước 1: Tái hiện bảng cộng có tổng bằng 10

- GV cho HS thảo luận theo nhóm 3 tái hiện cac phép cộng trong bảng 10:

+ HS 1 tách 10 khối lập phương thành 2 nhóm bất kì

+ HS 2 viết sơ đồ tách – gộp số theo cách tách của HS 1.

+ HS 3 viết hai phép cộng theo sơ đồ tách – gộp số

- GV tổng hợp rồi viết các phép tính tổng bằng 10 lên bảng:

- GV che kết quả, số hạng, gọi HS khôi phục lại bảng cộng

Bước 2: Luyện tập: Các phép cộng bằng 10 và phép cộng không qua 10 trong phạm vi 20

* Nhiệm vụ 1:  Hoạt động cá nhân hoàn thành BT1

- GV cho HS tìm hiểu bài, nhận biết mỗi bảng đều có 10 ô vuông, số chấm tròn cần thêm chính là số ô còn trống.

- GV sửa bài, gọi 4 HS nói kết quả theo mẫu: “Đã có … chấm tròn, cần thêm … chấm tròn cho đủ 10 chấm tròn ”

- GV nhận xét, tuyên dương các bạn nói đúng, to và rõ ràng

Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2

- GV hướng dẫn HS dựa vào bảng hoặc mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ để điền số vào dấu ?

- GV yêu cầu HS điền số, viết vào bảng con

- GV sửa bài, gọi 4 HS lên bảng viết số cần điền

- GV nhận xét phần trình bày của HS

Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3

- GV cho HS đọc đề, nhận biết cách làm: tính từ trái sang phải

- GV yêu cầu HS tính các phép tính và viết vào bảng con.

- GV sửa bài, gọi 4 HS lên bảng tính các phép tính, lưu ý HS nói theo hai cách.

Ví dụ: 9 + 1 = ?

          10 + 8 = ? hay có 1 chục và 8 đơn vị, ta có số mấy?

- GV nhận xét kết quả và tuyên dương HS có kết quả chính xác nhất

Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT4

- GV yêu cầu HS bắt cặp theo bàn, tự tìm hiểu bài và thực hiện

- GV gọi các nhóm trình bày kết quả, khuyến khích HS giải thích cách làm:

Ví dụ:

+ Bắt đầu từ hàng trên, chọn hình A và hình K vì:

Hình A có 4 con chó, hình K có 6 con chó, 4 + 6 = 10.

+ Bắt đầu từ hàng dưới, chọn hình E và hình C vì:

Hình E có 7 con chó, hình C có 3 con chó, 7 + 3 = 10.

- GV nhận xét kết quả và tuyên dương các nhóm HS thực hiện tốt

- HS cả lớp hát theo GV

- HS lắng nghe câu hỏi của GV

- HS nhóm 3 thảo luận, các HS lần lượt thực hiện theo hướng dẫn của GV

- HS quan sát GV viết

- HS đọc các số đã bị GV che để khôi phục lại bảng cộng

- HS tìm hiểu, nhận biết

- HS nói kết quả theo mẫu

- HS lắng nghe nhận xét

- HS lắng nghe

- HS viết số cần điền vào bảng con

- HS lên bảng thực hiện:

7 + 3 = 10            10 = 8  + 2

9 + 1 = 10            10 = 6 + 4

- HS lắng nghe

- HS đọc đề và nhận biết

- HS tính và viết vào bảng con

- Hs trình bày kết quả:

9 + 1 + 7 = 10 + 7 = 17

6 + 4 + 2 = 10 + 2 = 12

7 + 3 + 6 = 10 + 6 = 16

8 + 2 + 5 = 10 + 5 = 15

- HS lắng nghe nhận xét

- HS thảo luận cặp đôi

- HS các nhóm trình bày và giải thích kết quả

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

TUẦN 12                                 MÔN TOÁN

CHỦ ĐỀ 3: Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10

BÀI :Phép cộng trong phạm vi 10

[3Tiết ]

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức, kĩ năng:

–              Thực hiện được phép cộng bằng cách sử dụng sơ đồ tách – gộp số.

Thành lập các bảng cộng trừ trong phạm vi 5, 6, 7, 8, 9, 10.

–              Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xảy ra phép cộng, lập sơ đồ phù hợp, viết phép tính liên quan.

–              Làm quen tính chất giao hoán của phép cộng qua các trường hợp cụ thể.

2.            Phẩm chất

–              Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học và làm bài tập.

–              Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

–              Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

3.            Năng lực chung:

–              Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

–              Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

–              Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

4.            Năng lực đặc thù:

–              Giao tiếp toán học: HS nghe hiểu và trình bày được nội dung toán học, các vấn đề GV yêu cầu.

–              Tư duy và lập luận toán học: HS quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt  động học.

–              Năng lực giải quyết vấn đề toán học: : HS nhận biết và trình bày được cách thức giải quyết vấn đề thông qua các tình huống mà GV đưa ra hoặc trong thực tiễn.

–              Mô hình hóa toán học: lập được sơ đồ tách – gộp 7 từ khối lập phương để trình bày và diễn đạt nội dung, ý tưởng.

–              Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Nhận biết và sử dụng sơ đồ tách – gộp, khối lập phương để thực hiện nhiệm vụ học tập.

II.CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: các loại thẻ từ [sơ đồ tách gộp, giỏ – trái cây, toa xe lửa,…].

2.Học sinh: SGK, bảng con.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN     HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1.            Hoạt động 1: Khởi động. [2 phút]

–              Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”.

–              Giáo viên nêu yêu cầu: HS thảo luận nhóm 4 điền sơ đồ tách gộp đã học.

2.Hoạt động 2: Giới thiệu cách dung sơ đồ tách – gộp số để thực hiện phép cộng. [13 phút]

•             TRANH 1:

–              GV cho HS quan sát tranh thảo luận nhóm 4 nêu “câu chuyện”  xảy ra. Lưu ý câu chuyện phải có từ:

  + Có…

  + Và…

  + Có tất cả …

– GV hỏi:

   + Vậy có tất cả bao nhiêu con ếch con làm sao?

   + 4 + 3 = ?

   + Làm sao con biết 4 + 3 = 7?

–              GV chốt, chuyển ý: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn cả lớp thực hiện phép tính cộng bằng sơ đồ tách gộp.

–              GV vừa nói, vừa viết vào sơ đồ tách – gôp.

+ Có 4 chú ếch màu vàng [viết 4]

+ Có 3 chú ếch xanh [viết 3]

+ Gộp 4 và 3 được 7 [viết 7]

–              GV cho HS thảo luận nhóm đôi viết sơ đồ tách – gộp và phép tính cộng vào bảng con.

–              GV nhận xét và cho HS nêu lại sơ đồ và phép tính

•             TRANH 2:

– GV hướng dẫn HS thực hiện như tranh 1.

– GV cho HS quan sát tranh và xác định nhiệm vụ cần làm.

– GV yêu cầu HS xem tranh, nói “câu chuyện” xảy ra phép cộng.

– GV hướng dẫn HS lập sơ đồ tách – gộp.

+ Có 7 con gà đang ăn [viết 7]

+ Có 3 con gà đi đến [viết 3]

+ Gộp 7 và 3 được 10 [viết 10]

–              GV chốt ý: Để thực hiện phép toán cộng: Đầu tiên các con quan sát tranh, nêu câu chuyện, lập sơ đồ tách gộp và cuối cùng là thực hiện phép tính cộng.

Qua hoạt động 2:

*Thông qua việc quan sát tranh, sơ đồ tách – gộp và phép tính cộng học sinh phát triển năng lực mô hình hoá toán học, tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học và sáng tạo.

-Thông qua việc trình bày cách tách – gộp số, học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học.

NGHỈ GIỮA TIẾT: Hát, múa [1 phút]

3.Hoạt động 3: Thực hành dùng sơ đồ tách – gộp số để thực hiện phép cộng [13 phút]

•             TRANH 3

– GV kể cho HS nghe về những chú ong chăm chỉ hằng ngày đi tìm hoa hút mật. Các chú đều có sự phân công công việc rõ ràng.

– GV hỏi: Hôm nay có mấy chú ong làm việc và phân công như thế nào, các con hãy quan sát lên màn hình cùng cô nhé!

– GV yêu cầu HS xem tranh, nói “câu chuyện” xảy ra phép cộng.

– GV hỏi: Để biết có bao nhiêu con ong ta làm phép tính gì?

– GV yêu cầu HS nêu nhiệm vụ theo tranh?

– GV yêu cầu HS lập sơ đồ tách – gộp và viết phép tính.

–              GV nhận xét.

•             TRANH 4

–              GV chiếu tranh và hỏi đây là tranh gì?

–              GV yêu cầu HS nêu nhiệm vụ qua tranh.

– GV yêu cầu HS lập sơ đồ tách – gộp và viết phép tính.

–              GV nhận xét.

–              GV yêu cầu HS lập sơ đồ tách – gộp và viết phép tính.

Qua hoạt động 3:

*Thông qua việc quan sát tranh, sơ đồ tách – gộp và phép tính cộng học sinh phát triển năng lực mô hình hoá toán học, tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học và sáng tạo.

*Thông qua việc trình bày cách tách – gộp số, học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học.

4. Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò [5 phút]

– GV hướng dẫn cách chơi.

-Nhận xét –Tuyên dương

-GDHS

-Nhận xét tiết học

-Dặn HS về xem lại bài và xem trước bài tập trang 57       

–              HS làm theo yêu cầu của GV.

–              HS trình bày và đọc các sơ đồ tách gộp.

  -Quan sát tranh

– HS thảo luận và nêu lại câu chuyện.

– HS trả lời: 4 + 3

– 4 + 3 = 7

– HS trả lời: đếm tranh, đếm ngón tay, dùng sơ đồ tách gộp,…

– HS lắng nghe và quan sát.

– HS thực hiện.

– HS nói:

* Gộp 4 và 3 được 7

* Bốn cộng ba bằng bảy.

– HS trả lời: 7 + 3 = ?

 HS quan sát và trả lời.

-HS lắng nghe.

– HS nêu phép tính: 7 + 3 = 10

– HS nêu lại:

* Gộp 7 và 3 được 10

* Bảy cộng ba bằng mười.

– HS lắng nghe.

-HS nêu: 4 + 4 =?

– HS thảo luận nhóm đôi.

– Đại diện nhóm trả lời

– HS nêu lại:

* Gộp 4 và 4 được 8.

* Bốn cộng bốn bằng tám.

– HS trả lời: Đây là tranh các chấm tròn.

– HS nêu: 2 + 7 = ?

– HS thảo luận nhóm đôi

– Đại diện nhóm trình bày.

– HS nêu lại:

* Gộp 2 và 7 được 9

* Hai cộng bảy bằng 9.

-HS tự chọn trái cây có phép tính thích hợp với giỏ đựng có sơ đồ tách gộp tương ứng.

Video liên quan

Chủ Đề