Em học được gì quà nội dung bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu

[QK7 Online] 

Mùa hoa Lê-ki-ma nở
Ở quê ta miền Đất đỏ
Sông núi đất nước ơn người anh hùng
Đã chết cho mùa hoa Lê-ki-ma nở
Ở quê ta miền Đất đỏ
Sông núi đất nước ơn người anh hùng
Đã chết cho đời sau  

Người thiếu nữ ấy như mùa xuân


Chị đã dâng cả cuộc đời
Để chiến đấu với bao niềm tin
Dù chết vẫn không lùi bước  

Chị Sáu đã hi sinh rồi


Giọng hát vẫn như còn vang dội
Vào trái tim những người đang sống
Giục đi lên không bao giờ lùi!  

Dù hoa Lê-ki-ma nở


Mồ xanh vẫn còn nức nở
Khi đất nước vẫn chia làm hai miền
Đêm đến bao giờ sáng
Cho hoa kia nở
Mùa xuân lan tràn xứ sở
Tôi đến hát trước nấm mồ chôn sâu
Người nữ anh hùng

Nguyễn Đức Toàn
Nguồn: Gió, NXB Văn học, 2008.

Một huyền thoại đẹp về người con gái Việt Nam
 

“Có những phút làm nên lịch sử/ Có cái chết hóa thành bất tử/ Có những lời hay hơn mọi lời ca?Có những con người như chân lí sinh ra” [ Tố Hữu]. Quả đúng vậy, cái chết của chị Võ Thị Sáu là một cái chết như thế. Người nữ anh hùng ấy đã hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Nhưng tên tuổi chị còn sống mãi cùng với nước non. Sự hi sinh của chị đã khơi nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn viết nên bài thơ Biết ơn Võ Thị Sáu và do chính ông phổ nhạc bài thơ này. Bài thơ- bài hát đã trở thành một huyền thoại về một người con gái bất khuất kiên trung “đã chết cho mùa hoa lê-ki-ma nở”.

Tên thật của chị Võ Thị Sáu là Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933, trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng ở xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, chứng kiến cảnh thực dân Pháp cướp giết dân ta, Võ Thị Sáu đã cùng anh trai tham gia cách mạng từ khi 14 tuổi. Làm công việc liên lạc, tiếp tế cho các tổ chức cách mạng và sau đó được kết nạp vào Đội công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1948, Võ Thị Sáu tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tòng, rồi cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỉ niệm quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức, đã diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu. Tại phiên chợ Tết Đất Đỏ năm 1950 chị đã bị bắt vì ném lựu đạn vào tốp lính Ngụy. Bị chuyển qua nhiều nhà giam ở Bà Rịa, khám Sài Gòn, Chí Hòa. Bị tra tấn vô cùng dã man chết đi sống lại nhiều lần. Nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người công an cách mạng, Pháp không khai thác được thông tin gì từ chị và đã kết án tử hình- vụ án này đã từng gây chấn động dư luận lúc bấy giờ. Ngày 21/1/1952 chị bị đưa lên tàu đày ra Côn Đảo và bị bắn ngày 23/1/1952. Sau cuộc hành hình chị, một người lính lê dương đã bỏ ăn ba ngày, anh ta luôn khóc than và sám hối với những người tù chính trị ở Côn Đảo: “Cô ta tin vào chính nghĩa của dân tộc, bình thản đến lạ lùng, yêu đời đến phút chót, dũng khí tỏa ra cả khi ngã xuống. Đó mới chính là anh hùng”.
Cuộc đời cách mạng và cái chết bất khuất kiên trung ở tuổi đôi mươi của người con gái ấy đã trở thành một huyền thoại đẹp: “Người thiếu nữ ấy như mùa xuân/ Chị đã dâng cả cuộc đời/ Để chiến đấu với bao niềm tin/ Dù chết vẫn không lùi bước”. Ngay trước họng súng của kẻ thù người con gái ấy vẫn cất cao lời hát khiến kẻ thù cũng phải khiếp sợ. Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu trở thành biểu tượng hiên ngang, lạc quan cách mạng, tỏ rõ được khí phách của người yêu nước, yêu cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cuộc cách mạng. “Chị Sáu đã hi sinh rồi/ Giọng hát vẫn như còn vang dội/ Vào trái tim những người đang sống/ Giục đi lên không bao giờ lui”. Lời thơ chân thành mà sâu lắng thể hiện lòng thành kính và biết ơn. Giai điệu của lời thơ cứ ngân lên nức nở nghẹn ngào về “cái chết khơi nguồn sự sống”, khơi lên lòng căm thù, tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho những người đang chiến đấu vì lí tưởng. Chị mãi là tấm gương sáng cho bao thế hệ Việt Nam noi theo.
Khi viết bài thơ này - đại tá Nguyễn Đức Toàn chưa từng một lần được đến nghĩa trang Hàng Dương để thắp cho chị Sáu một nén hương như lời thơ của ông viết: “Tôi đến hát trước nấm mồ chôn sâu/ Người nữ anh hùng”. Vậy điều gì khiến nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn lại có thể viết nên những vần thơ xúc động lòng người đến thế! Chỉ có thể lí giải điều này bởi tấm lòng tri ân đồng điệu của người nhạc sĩ tài hoa với sự hi sinh quả cảm anh hùng của chị Võ Thị Sáu. Lời thơ ngân lên theo giai điệu, hòa vào sự ngọt ngào sâu lắng, cay cay khóe mắt như một lời tri ân của lớp lớp người hậu thế, đang vun trồng cho cuộc sống hôm nay. Lời thơ thâm trầm nhưng không buồn bã, thống thiết nhưng không bi lụy cứ thế đi vào lòng người và lưu dấu ấn không phai.

            Như Mai

"Mùa hoa lê ki ma nở, ở quê ta miền đất đỏ, thôn xóm vẫn nhắc tên...". Đây là câu hát trong bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu - một trong những ca khúc trữ tình cách mạng hay, được nhiều thế hệ thanh thiếu niên cùng người dân Việt Nam yêu thích. Trong bài viết này, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu lời bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu và cùng lắng nghe giai điệu đầy tự hào về người con gái đất đỏ kiên cường, bất khuất này nhé.

Hoàn cảnh ra đời bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu

Năm 1958, hưởng ứng cuộc thi sáng tác đề tài về người con gái miền Nam, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn tình cờ đọc được câu chuyện về Võ Thị Sáu trong tác phẩm Vượt Côn Đảo của nhà văn Phùng Quán. Trong đó có chi tiết: "Thời thơ bé chị Sáu rất thích chơi hoa lêkima". Chính vì vậy, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn đã suy nghĩ và nhận thấy có thể lấy hoa lêkima làm hình tượng cho Võ Thị Sáu. Và từ đó, ca khúc Biết ơn chị Võ Thị Sáu ra đời.

Lời bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu

Mùa hoa lê ki ma nởỞ quê ta miền đất đỏThôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùngĐã chết cho mùa... hoa lê ki ma nởĐời sau vẫn còn nhắc nhởSông núi đất nước ơn người anh hùngĐã chết cho đời sauNgười thiếu nữ ấy như mùa xuânChị đã dâng trọn cuộc đờiĐể chiến đấu với bao niềm tinDù chết vẫn không lùi bướcChị Sáu đã hy sinh rồiGiọng hát vẫn như còn vang dộiVào trái tim những người đang sốngGiục đi lên không bao giờ luiKìa hoa lê ki ma nởĐẹp thêm quê miền đất đỏNơi đó sáng mãi tên người anh hùngBình minh đang rực sáng cho hoa kia nởMùa xuân lan tràn xứ sởTôi đến hát trước nấm mồ chôn sâu

Người nữ anh hùng.

>> Tham khảo: 

  • Lời bài hát Đội ca
  • Lời bài hát Quốc tế ca

Link tải beat Biết ơn chị Võ Thị Sáu & Biết ơn chị Võ Thị Sáu MP3

Video bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu - Thanh Thúy

Link bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu karaoke

Link bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu karaoke tone nữ

Link bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu karaoke tone nam

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về lời bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu, karaoke, beat và link tải MP3. Hi vọng rằng những gợi ý này sẽ hữu ích với bạn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nếu có nhu cầu trang bị loa nghe nhạc, amply, tai nghe nhạc hay các sản phẩm thiết bị số khác, bạn vui lòng tham khảo và đặt mua tại website META.vn hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới nhé.

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

Tham khảo thêm:

Gửi bình luận

Xem thêm: biết ơn chị võ thị sáu

Biết ơn chị Võ Thị Sáu là một bài hát thuộc thể loại nhạc trữ tình cách mạng do nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sáng tác vào năm 1958 đây là một trong những bài hát viết về đề tài Cách mạng, đề tài người lính.[1]

"Biết ơn chị Võ Thị Sáu"Bài hát của Thanh ThúyThể loạiSáng tácLờiThông tin bài hát ở Việt NamNăm sáng tácNhạc sĩ
Trữ tình cách mạng
Nguyễn Đức Toàn
Nguyễn Đức Toàn
1958
Nguyễn Đức Toàn

Mục lục

  • 1 Hoàn cảnh sáng tác
  • 2 Ca sĩ trình bày
  • 3 Bài hát
  • 4 Chú thích

Hoàn cảnh sáng tácSửa đổi

Năm 1958, hưởng ứng cuộc thi sáng tác đề tài về người con gái miền Nam. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn tình cờ đọc được câu chuyện về Võ Thị Sáu trong tác phẩm Vượt Côn Đảo của nhà văn Phùng Quán, trong đó có chi tiết: thời thơ bé chị Sáu rất thích chơi hoa Lêkima. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn thấy có thể lấy Lêkima làm hình tượng cho Võ Thị Sáu.[2][3]

Ca sĩ trình bàySửa đổi

Kể từ khi ra đời, bài hát từng được khá nhiều ca sĩ trình bày nhưng thành công nhất có thể kể đến ca sĩ Thanh Thúy. Bài hát từng giúp Thanh Thúy đoạt giải tạiTiếng hát Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh năm 1994. Chính vì việc này, cô được đạo diễnLê Dânmời đóng vai nhân vậtVõ Thị Sáutrong phim "Người con gái đất đỏ" vào năm 1995.

Bài hátSửa đổi

Bài hát có 3 đoạn, trong đó, đoạn 1 và đoạn 3 âm nhạc giống nhau. Giai điệu bài hát lúc thiết tha trìu mến, lúc vút cao xáo động, trên một nét nhạc chủ đạo được tác giả phát triển một cách tinh tế, khéo léo.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Cái bi trong ca khúc Biết ơn chị Võ Thị Sáu”.
  2. ^ “Hồi ức nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn”.
  3. ^ “Tác giả "Biết ơn chị Võ Thị Sáu" trải lòng về nghề”.

Video liên quan

Chủ Đề