Giải pháp để đảm bảo chất lượng dạy và học trong tình hình hiện nay

Dịch COVID-19: Vĩnh Long nỗ lực đảm bảo chất lượng dạy và học

Vĩnh Long [TTXVN 23/12]

Ngày 23/12, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long tổ chức đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và Lễ khai giảng năm học mới 2021-2022. Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho nhà trường.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long ghi nhận những nỗ lực của tập thể nhà trường trong thời gian qua, nhất là luôn đảm bảo chất lượng dạy và học trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Đồng thời lưu ý, trong tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp, trường cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng kế hoạch dạy và học linh hoạt, thích ứng với tình hình dịch bệnh, chuẩn bị những điều cần thiết để sinh viên đến trường an toàn. Nhà trường cần phát huy thế mạnh trong thu hút đội ngũ giảng viên, nhà khoa học có tâm huyết, có trình độ và năng lực nghiên cứu khoa học cao, qua đó tạo đột phá trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, hướng đến nâng chất lượng sinh viên khi ra trường có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mang tầm quốc gia, khu vực.

Song song đó, nhà trường cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng đào tạo đại học, sau đại học để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của học sinh, công chức, viên chức trong tỉnh Vĩnh Long và trong khu vực. Trường tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, đánh giá sinh viên ra trường đáp ứng nhu cầu của xã hội, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời quan tâm khảo sát nhu cầu việc làm và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo để sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.  

Theo Phó Giáo sư, Tiến Sỹ Cao Hùng Phi, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, năm học mới 2021-2022, trường tiếp nhận 2.000 tân sinh viên trúng tuyển. Trong tình hình dịch bệnh còn phức tạp như hiện nay, nhà trường sẽ tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo vừa “dạy tốt, học tốt”, vừa phòng, chống dịch tốt. Trường tập trung đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp thi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng trắc nghiệm khách quan; trang bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, xây dựng hệ thống học liệu số và phương tiện dạy học đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và thi trực tuyến bảo đảm trung thực trong đánh giá.

Năm học 2020-2021, để đảm bảo chất lượng dạy và học trực tuyến, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long đã tăng cường tập huấn cho giảng viên và cán bộ quản lý, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, hệ thống siêu máy tính, trang bị phần mền dạy học hiện đại để giảng viên và sinh viên áp dụng. Nhiều bộ môn, khoa đã nghiên cứu, chuẩn bị các vật liệu, phương tiện và áp dụng dạy học trực tuyến một số học phần thực hành, đảm bảo chất lượng dạy và học trực tuyến tốt nhất. Đến ngày 1/10, hầu hết kế hoạch đào tạo năm học đã hoàn thành, hơn 6.000 sinh viên đã hoàn thành kế hoạch năm học, hơn 1.000 sinh viên năm cuối đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

Đặc biệt, trong năm học, trường đã tổ chức thành công Cuộc thi Olympic Vật Lý sinh viên toàn quốc lần thứ 23 năm 2021. Đoàn thí sinh của Trường đạt giải Nhất toàn đoàn. Nhà trường cũng tổ chức thành công Kỳ thi kỹ năng nghề Quốc gia lần thứ 12 năm 2021. Sinh viên của trường đạt 6 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng và 1 giải Khuyến khích.

Song song với các hoạt động dạy và học trực tuyến, trường đã động viên hơn 200 giảng viên, sinh viên tham gia các hoạt động phòng, chống dịch như trực chốt kiểm dịch, hỗ trợ nấu cơm cho khu cách ly, tuyến đầu chống dịch và hỗ trợ nông dân vùng dịch tiêu thụ nông sản...góp phần vào công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương./.

Lê Thúy Hằng

“Phóng viên: Thưa ông, vừa qua tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phức tạp, đặc biệt dịch đã xâm nhập vào trường học. Vậy ông hãy cho biết thực trạng công tác phòng, chống dịch [PCD] trong trường học hiện nay và ngành Giáo dục tỉnh đã triển khai các giải pháp gì để kiểm soát tình hình dịch và cho học sinh đi học trở lại?

Giám đốc Sở GD&ĐT Tạ Việt Hùng: Hơn 2 năm qua, công tác PCD Covid-19 trong trường học được ngành Giáo dục tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn cho cán bộ, giáo viên và học sinh để duy trì hoạt động dạy học và chất lượng giáo dục.

Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19 xâm nhập vào trường học, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, Sở GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc các quy định về PCD Covid-19 của Trung ương, của tỉnh tại nơi làm việc, học tập và địa phương nơi cư trú, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục xác định cấp độ dịch ở địa phương để tổ chức hình thức dạy học phù hợp; đảm bảo các điều kiện an toàn PCD Covid-19 tại trường học; xây dựng kịch bản phương án xử trí khi có trường hợp nghi mắc Covid-19 tại trường học, các công việc cần làm khi có ca F0, F1, F2 tại trường học. Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đủ từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi trong các trường học. Đến nay đã có trên 54% học sinh tiêm mũi 2; 33% học sinh đã tiêm mũi 1; có khoảng 50% giáo viên đã tiêm mũi 3; 45% giáo viên đã tiêm mũi 2; còn 2% chưa tiêm.

Ông Tạ Việt Hùng – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang

Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục quản lý y tế chặt chẽ đối với khách, phụ huynh học sinh đến giao dịch, công tác, đưa đón học sinh tại đơn vị; lập điểm quét mã QR-Code tại mỗi điểm trường để khách đến liên hệ công việc thực hiện quét mã và khai báo y tế. Các nhà trường chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh cài đặt và sử dụng App PC-Covid để thực hiện khai báo y tế, quét mã QR-Code. Quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên, người lao động, học sinh thực hiện nghiêm việc khai báo y tế theo quy định; không đi/đến các tỉnh, thành phố có dịch khi không có việc thật sự cần thiết. Các trường hợp trở về từ vùng có dịch Covid-19 phải thực hiện khai báo y tế bắt buộc tại trạm y tế địa phương nơi cư trú; yêu cầu người làm việc trong các cơ sở giáo dục cam kết tuân thủ các quy định, hướng dẫn về PCD; từng nhà trường xây dựng kế hoạch, phương án lấy mẫu xét nghiệm tầm soát và tiêm chủng vắc xin phòng bệnh Covid-19 cho giáo viên, học sinh.

Tuy nhiên, cuối tháng 12/2021, dịch bệnh vẫn bùng phát và xâm nhập vào trường học khi phát hiện chùm ca bệnh tại Trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên [thành phố Bắc Giang], đến nay toàn thành phố vẫn còn hơn 200 học sinh và 6 giáo viên F0, trong đó riêng Trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên có hơn 100 học sinh F0. Đây là sự việc rất đáng tiếc vì dịch xâm nhập vào học đường và liên quan đến các cháu học sinh tiểu học, ảnh hưởng đến quá trình học tập và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Khi sự việc xảy ra, ngành Giáo dục tỉnh đã tích cực triển khai các giải pháp để kiểm soát tình hình dịch nhanh nhất và cho học sinh đi học trở lại.

Một là, chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn PCD Covid-19; kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp PCD của giáo viên người nước ngoài tham gia giảng dạy tại trường. Trước mắt các nhà trường tạm thời dừng việc tổ chức dạy học tiếng Anh tăng cường với giáo viên người nước ngoài bắt đầu từ ngày 03/01/2022 đến khi có thông báo mới. Phối hợp với UBND thành phố Bắc Giang thống nhất chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố tạm dừng đến trường từ 04/01/2022 để thực hiện công tác PCD và tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.

Hai là, chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông nhanh chóng chuyển trạng thái sang dạy học trực tuyến để bảo đảm chương trình môn học. Sau một tuần, dịch cơ bản được kiểm soát, từ ngày 10/01/2022 các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đã từng bước cho học sinh trở lại trường học, song phải chuẩn bị tuyệt đối an toàn trước khi đón học sinh trở lại trường.

Ba là, ban hành văn bản chấn chỉnh dạy tiếng Anh với giáo viên nước ngoài trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Rà soát, quản lý chặt chẽ lịch trình di chuyển của giáo viên người nước ngoài, giáo viên trợ giảng, yêu cầu thực hiện nghiêm công tác PCD. Tổ chức xét nghiệm tầm soát Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR cho giáo viên và trợ giảng theo quy định.

Bốn là, ban hành văn bản chấn chỉnh công tác PCD trong các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh. Yêu cầu các cơ sở giáo dục quản lý y tế chặt chẽ đối với khách [người ngoài cơ sở giáo dục], phụ huynh học sinh đến làm việc, dạy học, giao dịch, đưa đón học sinh [khai báo y tế, quét mã QR-Code]. Riêng đối với khách đến làm việc, giao dịch, liên hệ công tác, dạy học tại cơ sở giáo dục phải trình giấy xét nghiệm kết quả âm tính với SARS-COV-2 [còn thời hạn] trước khi làm việc.

Năm là, đề nghị Ban chỉ đạo, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố quan tâm chỉ đạo, kiểm tra công tác PCD đối với tất các các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thành phố tham mưu cho Ban chỉ đạo huyện văn bản chỉ đạo, kiểm tra công tác PCD phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tạ Việt Hùng cùng đoàn công tác động viên thầy và trò Trường THCS Tân Tiến.

Phóng viên: Vậy ngành GD&ĐT tỉnh có giải pháp nào để vừa triển khai có hiệu quả nhiệm vụ dạy và học, vừa đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch, thưa ông?

Giám đốc Sở GD&ĐT Tạ Việt Hùng: Ngay từ đầu năm học, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường rà soát, bổ sung, xây dựng 3 kịch bản, 3 phương án tổ chức dạy học để sẵn sàng, chủ động, linh hoạt ứng phó trước mọi tình huống của dịch: Dạy học trực tiếp khi dịch được kiểm soát tốt; Dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến khi có học sinh và giáo viên không thể đến trường; Dạy học hoàn toàn trực tuyến khi học sinh hoặc giáo viên không thể đến trường.

Tức là khi dịch bệnh được kiểm soát thì ưu tiên việc tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh [tận dụng thời gian vàng], đồng thời thực hiện tinh giảm chương trình, lựa chọn các nội dung cốt lõi theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Khi dịch bùng phát, chuyển sang trạng thái dạy học trực tuyến. Đặc biệt, mô hình kết hợp dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến – chúng tôi gọi là mô hình “lớp học 2 trong 1” được Bắc Giang chỉ đạo rất sáng tạo và khá hiệu quả.

Cụ thể, mỗi nhà trường xây dựng ít nhất 01 phòng học trực tuyến/01 khối lớp để kết hợp với dạy trực tiếp nhằm giúp những học sinh bị cách ly vẫn được học đảm bảo đúng tiến độ của chương trình; thậm chí có thể diễn ra tình huống đảo ngược: Giáo viên bị cách ly không thể đến trường sẽ tổ chức dạy học trực tuyến - học sinh vẫn đến lớp học. Đối với cấp tiểu học, hiện có trên 1.200 phòng học trực tuyến được lắp đặt tại 243 trường. Đến ngày 14/01/2022, toàn tỉnh còn 10 trường tổ chức dạy học trực tuyến và 167 trường tổ chức dạy học kết hợp. Với cách làm sáng tạo này, trong tình huống nào ngành Giáo dục vẫn có thể duy trì hoạt động dạy học, không bị gián đoạn, ứng phó với dịch trong mọi tình huống. Mô hình này được Bộ GD&ĐT đánh giá rất cao và nhân rộng ra một số địa phương khác.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tạ Việt Hùng thăm, động viên các em học sinh Trường Tiểu học Dĩnh Kế đang học trực tuyến và học trực tiếp.

Phóng viên: Hiện nay, các phụ huynh lo ngại khó đảm bảo chất lượng khi dạy và học online, ngành GD&ĐT tỉnh có giải pháp gì để bảo đảm chất lượng giáo dục thưa ông?

Giám đốc Sở GD&ĐT Tạ Việt Hùng: Việc lo ngại của phụ huynh khi học sinh học online là đúng. Tuy nhiên, đây là hình thức tổ chức dạy học để ứng phó với dịch Covid-19, cũng là xu thế chung của thế giới nhằm bảo đảm phương châm “tạm dừng đến trường - không dừng việc học”.

Để bảo đảm chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT đã hướng dẫn các nhà trường thực hiện tốt chương trình tinh giảm, tận dụng thời gian học trực tiếp để giảng dạy các nội dung cốt lõi, chủ động hoàn thành chương trình sớm, phòng ngừa diễn biến xấu của dịch bệnh. Khi tình huống có dịch thì chuyển sang dạy học trực tuyến song phải sẵn sàng phương án củng cố, bổ sung kiến thức khi học sinh quay trở lại trường học trực tiếp.

Mặt khác, tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp công nghệ để sẵn sàng tổ chức dạy học trực tuyến ứng phó với tình hình dịch; các nhà trường tiếp tục đầu tư, bổ sung phòng học trực tuyến, các thiết bị cần thiết để tổ chức dạy học trực tuyến và dạy học kết hợp. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học trực tuyến [với các tình huống xảy ra]; hướng dẫn học sinh phương pháp học tập trực tuyến an toàn, hiệu quả; khai thác học liệu để chủ động cập nhật kiến thức. Thời gian tới Sở GD&ĐT sẽ từng bước xây dựng kho học liệu điện tử để chủ động, sẵn sàng trước mọi tình huống của dịch bệnh, bảo đảm hoàn thành nội dung, chương trình và phù hợp với xu thế chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay.

Phóng viên: Xin chân thành cảm ơn ông về cuộc trao đổi này”.

BBT

Video liên quan

Chủ Đề