Đại học Công nghệ thực phẩm gồm những ngành nào

Rất nhiều câu hỏi băn khoăn tư vấn ngành công nghệ thực phẩm. Ngành công nghệ thực phẩm thi khối gì? Môn nào? Trường nào tuyển sinh và học xong ra trường làm gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây...

Công nghệ thực phẩm là ngành được xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2016-2025. Công nghệ thực phẩm dần định hình vị thế của mình trong đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam.

Xem thêm:

>> Công nghệ thực phẩm – Ngành hứa hẹn cho tương lai


Ngành công nghệ thực phẩm thi khối nào? Môn gì?

Ngành công nghệ thực phẩm thi khối A, A1, B, D1. Điểm tuyển sinh hàng năm chỉ ở mức khá. Học sinh có lực học 3 môn khoảng 6,5 điểm là có thể thi và đỗ đạt vào các trường đào tạo ngành công nghệ thực phẩm.

- Ở khối A các em sẽ thi và xét tuyển môn: Toán - Lý - Hóa.


- Khối A1 thi môn: Toán - Vật Lý - Anh.
- Khối B: Toán - Hóa - Sinh.
- Khối D1: Toán - Văn - Tiếng Anh

Những trường nào dạy học ngành công nghệ thực phẩm?

1. Đại Học Cần Thơ
2. Đại Học Sư Phạm kỹ thuật TPHCM
3. Đại Học Bách Khoa – Đại Học quốc gia TPHCM
4. Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
5. Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
6. Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TPHCM
7. Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
8. Đại Học Công Nghiệp TPHCM
9. Đại Học Nông Lâm TPHCM
10. Đại Học Bách Khoa Hà Nội
11. Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long
12. Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
13. Đại Học Nông Lâm – Đại Học Huế
14. Đại học Công Nghệ TPHCM
15. Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu
16. Cao Đẳng Công Thương TPHCM
17. Đại Học Công Nghệ Sài Gòn

Và một số trường tuyển sinh ngành công nghệ thực phẩm khối D1 thấp như:


1. Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
2. Đại Học Nông Lâm – Đại Học Thái Nguyên
3. Đại học Sao Đỏ
4. Cao Đẳng Lương Thực Thực Phẩm
5. Cao Đẳng Bách Việt

Ngành công nghệ thực phẩm ra trường làm gì? có dễ xin việc?

Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm sau khi tốt nghiệp có thể làm việc chuyên môn tại:
+ Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm [Chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp...],
+ Các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm,
+ Làm cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến,
+ Bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu
+ Có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng…

Tổng hợp

Trước sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy sản và nông sản, công nghệ thực phẩm đang là một ngành học hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Vậy ngành Công nghệ thực phẩm là gì? Triển vọng việc làm như thế nào?   

Thị trường lao động tiềm năng của ngành Công nghệ thực phẩm

Với thị trường quy mô hơn 96 triệu dân, trong bối cảnh thu nhập đầu người tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ và thân thiện với môi trường, và sẵn sàng chi trả khoản tiền cao hơn để đảm bảo cho sức khỏe. Theo Vietnam Report, Việt Nam là một trong những thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm - đồ uống rất tiềm năng, chiếm tỷ lệ cao nhất [35%] trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng, đạt 15% GDP và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. Trong khi đó, với thế mạnh về nguồn nguyên liệu phong phú đặc sắc về các nhóm hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, rau quả cùng nhiều chính sách ưu đãi và môi trường kinh doanh thuận lợi,  Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với hoạt động đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm. 

Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm USTH trong buổi thực hành tại phòng thí nghiệm

Bên cạnh đó, việc Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam [EVFTA] được thông qua vào đầu tháng 2/2020 tiếp tục mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thâm nhập vào các thị trường tiềm năng tại nước ngoài.  Công nghệ chế biến thực phẩm được Chính phủ lựa chọn là một trong những nhóm ngành công nghiệp chính ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035. Do đó, công nghệ thực phẩm đang là một ngành học hấp dẫn với triển vọng việc làm rộng mở tại các doanh nghiệp nội địa lẫn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 

Ngành Công nghệ thực phẩm học gì và được đào tạo ra sao? 

Công nghệ thực phẩm trang bị cho người học những kiến thức về bảo quản, chế biến, đánh giá, kiểm định chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; vận hành dây chuyền sản xuất. Ngành học này đào tạo ra đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên gia và các nhà nghiên cứu, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời là nguồn nhân lực cốt lõi trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Trong bối cảnh hội  nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực cho ngành này ngày càng nâng cao, trong đó có nhu cầu gia tăng về nhân lực chất lượng cao.  Nắm bắt được xu hướng đó, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội [USTH, Đại học Việt Pháp] xây dựng chương trình Khoa học và Công nghệ thực phẩm theo chuẩn quốc tế, trang bị cho sinh viên những kiến thức cập nhật, đón đầu xu hướng nền công nghiệp chế biến thực phẩm thế giới.  Các môn học tập trung vào 3 mảng chính: công nghệ chế biến thực phẩm, an toàn chất lượng thực phẩm và  quản lý đổi mới công nghệ thực phẩm. Sinh viên được học lý thuyết gắn liền với thực hành trong phòng thí nghiệm hiện đại, cũng như tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn thông qua các chuyến đi trải nghiệm thực tế tại các nhà máy, khu công nghiệp; các dự án nghiên cứu và kỳ thực tập từ 3-6 tháng trong nước và các nước có nền công nghệ chế biến thực phẩm phát triển như Pháp, Nhật Bản, Thái Lan,..

Với chương trình giảng dạy 100% bằng tiếng Anh, sinh viên được trau dồi kỹ năng ngoại ngữ chuyên môn và giao tiếp thành thạo, bên cạnh các kỹ năng mềm như thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý dự án… để sẵn sàng gia nhập môi trường làm việc quốc tế trong và ngoài nước. 

Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm?

Tốt nghiệp ngành Khoa học và Công nghệ thực phẩm, sinh viên có thể làm ở các vị trí:

  • Nhân viên phụ trách kỹ thuật dây chuyền chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm
  • Nhân viên nghiên cứu nâng cao chất lượng, cải thiện kỹ thuật chế biến thực phẩm trong các phòng Nghiên cứu-Phát triển sản phẩm
  • Nhân viên phụ trách  kỹ thuật trong hệ thống phân phối và tiếp thị sản phẩm thực phẩm
  • Nhân viên tư vấn về quy định và luật thực phẩm 
  • Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan kiểm nghiệm, trung tâm dinh dưỡng
  • Nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm của Việt Nam và nước ngoài
  • Tiếp tục theo học Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên sâu về Khoa học và Công nghệ thực phẩm

Ngành công nghệ thực phẩm là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu? Thi khối gì? Điểm chuẩn các năm trước? Mức học phí….Tất cả những thông tin cần thiết nhất về ngành công nghệ thực phẩm các bạn hãy xem bài viết này.

Ngành công nghệ thực phẩm là ngành học được ứng dụng rất nhiều rất nhiều trong đời sống của chúng ta, với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến thủy hải sản… thì trong tương lai gần nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ thực phẩm sẽ tăng rất cao.

 Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mọi thông tin cần thiết nhất như: Ngành công nghệ thực phẩm là gì? Ra trường làm gì? Mức lương? Khối thi? Điểm chuẩn? Mức học phí….

Ngành công nghệ thực phẩm là gì

Thuộc nhóm ngành chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống có tên tiếng Anh là Food Technology và mã ngành là 7540101, ngành công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản, thủy sản, hải sản… thực hiện các công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trước, trong và sau quá trình chế biến sản xuất xuất thực phẩm, ngoài ra còn thực hiện các công việc khác như nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, tạo ra những nguyên liệu mới phục vụ trong các lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm…Mọi vấn đề liên quan đến lĩnh vực lương thực, thực phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm đểu có thể sử dụng kiến thức của ngành công nghệ thực phẩm.

Không chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà ngành công nghệ thực phẩm còn có những đóng góp rất lớn cho các ngành khác như: đưa ra những kết quả nghiên cứu tác động của dinh dưỡng với cơ thể con người, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý , xây dựng phương pháp an toàn vệ sinh thực phẩm… hỗ trợ cho ngành y dược. Giúp nghiên cứu phát triển và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất trong các khâu bảo quản và chế biến món ăn giúp các trường dạy nấu ăn xây dựng giáo trình giảng dạy khoa học, hiệu quả. Ngoài ra còn rất nhiều ứng dụng hỗ trợ các ngành nghề khác.

Học ngành công nghề thực phẩm sẽ được trang bị những kiến thức gì

-Sinh viên theo học ngành công nghệ thực phẩm sẽ được trang bị những kiến thức về bảo quản, chế biến, kiểm tra đánh giá chất lượng thực phẩm, đồ uống và vệ sinh an toàn thực phẩm.

-Được đào tạo chuyên sâu về hóa học, sinh học thực hiện các nghiên cứu nhằm tạo ra các phưng pháp chế biến thưc phẩm tối ưu hóa dinh dưỡng phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng.

-Được học những kiến thức về nghiên cứu, thiết kế vận hành dây chuyền sản xuất thực phẩm, đánh giá chất lượng nguyên liệu, điều hành sản xuất và kinh doanh lĩnh vực thực phẩm …

-Được học những kiến thức chuyên sâu về chế biến thịt cá, công nghệ bảo quản đông lạnh thủy hải sản, chế biến các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa, chất béo… 

Ngành công nghệ thực phẩm ra làm gì

Ngành công nghệ thực phẩm được ứng dụng rất rộng trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm chính vì vậy việc làm của ngành này rất đa dạng, sinh viên ra trường có thể lựa chọn làm việc tại các cơ quan, viện nghiên cứu nhà nước hoặc các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh lương thực, thực phẩm với các công việc cụ thể như:

-Làm việc tại các viện trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm dinh dưỡng tại Việt Nam hoặc nước ngoài.

-Làm việc tại các phòng ban nghiên cứu, thí nghiệm quản lý chất lượng sản phẩm của các công ty nhà máy hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, đổ uống.

-Làm chuyên gia tư vấn dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm y tế dự phòng, bệnh viện …

-Làm cán bộ kỹ thuật trình độ cao hoặc công việc chuyên môn, điều hành quản lý dây chuyền sản xuất các loại thực phẩm đóng hộp, đông lạnh, sấy…

-Làm công tác bảo quản, kiểm tra và nâng cao chất lượng sản phẩm trong các linh vực xuất khẩu.

-Tự mở công ty sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm.

-Làm giảng viên tại các viện hoặc trường đại học có chuyên ngành công nghệ thưc phẩm, các trường cao đẳng nấu ăn hoặc các lớp dạy nghề đầu bếp.

Ngành công nghệ thực phẩm lương bao nhiêu

Ngành công nghệ thực phẩm cũng là ngành có mức lương rất khá, sinh viên khi mới ra trường làm việc mức lương sẽ khoảng 6 - 8 triệu, sau 1 hoặc 2 năm kinh nghiệm thu nhập sẽ khoảng 10 - 12 triệu. Khi đã có kinh nghiệm tay nghề vững chắc và nắm giữ các vị trí cao như giám đốc trung tâm nghiên cứu, kỹ sư công nghệ cao, quản lý dây chuyền sản xuất thì mức thu nhập có thể lên tới 40 - 50 triệu.

XEM THÊM:

🚩Ngành Công Nghệ Chế Biến Thủy Hải Sản.

🚩Ngành Công Nghệ Sau Thu Hoạch.

Ngành công nghệ thực phẩm học những môn nào

-Chương trình đào tạo được lấy nguồn từ Đại học quốc tế - ĐHQG TPHCM.

HỌC KỲ I HỌC KỲ VI
Toán cao cấp Quá trình & Thiết bị thực phẩm 2
Vật lý 1 Các hệ thống đảm bảo chất lượng TP
Sinh học đại cương Phụ gia TP
Hóa học đại cương Phân tích vi sinh thực phẩm
Anh văn chuyên ngành 1 Kỹ năng viết luận văn tốt nghiệp
HỌC KỲ II Phương pháp nghiên cứu khoa học
Vật lý 2 Thực tập ngành nghề 2*
Tư duy phân tích HỌC KỲ VII
Vi sinh vật đại cương [Tự chọn 2/6 môn học chuyên ngành]
Hóa hữu cơ Môn chuyên ngành tự chọn [Nhóm 2]
Anh văn chuyên ngành 2 Môn chuyên ngành tự chọn [Nhóm 2]
HỌC KỲ III Phân tích cảm quan thực phẩm
Nhập môn Khoa học & Công nghệ thực phẩm Phát triển sản phẩm thực phẩm và tiếp thị
Hóa sinh HỌC KỲ VIII
Hóa lý Luận văn tốt nghiệp**
Hóa thực phẩm Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm sữa
Thống kê sinh học Công nghệ đồ uống
Môn tự chọn [nhóm 1] Công nghệ chế  biến lương thực
HỌC KỲ IV Công nghệ chế biến hải sản
Các nguyên lý Kỹ thuật thực phẩm Công nghệ chế biến các sản phẩm thịt
Vi sinh thực phẩm Công nghệ chế biến chè, cà phê, ca cao
Dinh dưỡng và thực phẩm chức năng Quản lý sản xuất và quản lý chất lượng
Enzyme và lên men thực phẩm Các môn học khoa học chính trị
Bao bì thực phẩm - Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lê Nin
Thực tập ngành nghề 1 - Đường lối CM của Đảng CS Việt Nam
HỌC KỲ V - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Quá trình & Thiết bị thực phẩm 1  
Phân tích thực phẩm  
Độc tố học và an toàn TP  
Xử lý nước và nước thải  
Môn tự chọn [Nhóm 1]  

Các trường đại học ngành công nghệ thực phẩm

+Miền Bắc:

-Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp [Cơ sở Hà Nội, Nam Định].

-Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

-Trường Đại Học Sao Đỏ.

+Hà Nội:

-Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

-Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

+ Miền Trung:

-Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.

-Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Huế.

+ Miền Nam:

-Trường Đại học Cần Thơ.

-Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu.

-Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.

-Trường Đại Học Trà Vinh.

+TPHCM:

+Đại học Hoa Sen.

-Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.

-Đại học Bách Khoa TPHCM.

-Đại học Công nghệ TP.HCM.

-Đại học Công nghệ Sài Gòn.

-Đại học Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM.

-Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM.

-Đại học Công nghiệp TP. HCM.

-Đại học Nông Lâm TP. HCM.

Ngành công nghệ thực phẩm lấy bao nhiêu điểm

-Năm 2020 điểm chuẩn ngành công nghệ thực phẩm dao động từ 15 - 25 điểm tùy vào hình thức tuyển sinh, môn xét tuyển của từng trường Đại học.

Ngành công nghệ thực phẩm thi khối nào

Dưới đây là  các khối thi đại học ngành công nghệ thực phẩm gồm 13 khối và tổ hợp môn xét tuyển.

-Khối A00: Toán, Vật lí, Hóa học.

-Khối A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh.

-Khối A02: Toán, Vật lí, Sinh học.

-Khối B00: Toán, Hóa học, Sinh học.

-Khối B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.

-Khối C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí.

-Khối C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học.

-Khối C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí.

-Khối C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh.

-Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh.

-Khối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh.

-Khối D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.

-Khối D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.

Học phí ngành công nghệ thưc phẩm

Tùy thuộc vào chất lượng đào tạo cũng như chương trình đào tạo, số lượng tín chỉ mà mỗi trường đều có mức học phí khác, nếu như các bạn có dự định theo ngành công nghệ thực phẩm hãy xem kỹ thông tin tuyển sinh đại học để biết rõ học phí của từng trường.

Dưới đây là học phí của một số trường, lưu ý mức học phí dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm viết bài. Mức học phí có thể đã thay đổi theo năm hoặc theo quy định của nhà nước.

-Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp [Hà Nội và Nam Định] có mức: 16.000.000 đ/ năm.

-Đại học quốc tế - ĐHQG TPHCM có mức 42.000.000 đ/ năm.

-Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM 10.440.000 đ/ năm.

Tố chất phù hợp với ngành công nghệ thực phẩm

-Là người có tư duy sáng tạo, đam mê lĩnh vực nghiên cứu và công nghệ.

-Có tính cẩn thận, tỉ mỉ, khả năng phân tích tốt, có tinh thần trách nhiệm cao.

-Có khả năng phân tích và năm bắt tâm lý cũng như nhu cầu của thị trường và khách hàng.

-Có sự quan tâm đặc biệt đến các lĩnh vực ăn uống, lương thực, thực phẩm.

-Học tốt các môn Hóa, Sinh, Ngoại Ngữ, Tin học là một lợi thế lớn.

-Có khả năng làm việc nhóm hoặc làm việc độc lập tốt.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết nhất về ngành công nghệ thực phẩm, qua bài viết này diễn đàn tuyển sinh mong rằng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành học này, từ đó có thể đưa ra sự lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp với bản thân mình. Chúc các bạn thành công.

PL.

XEM THÊM: 

🚩Ngành Kỹ Thuật Thực Phẩm.

🚩Ngành Đảm Bảo Chất Lượng Và An Toàn Thực Phẩm.

Video liên quan

Chủ Đề