Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Bài 16

Câu 1, 2, 3 trang 34, câu 4, 5, 6 trang 35, câu 7, 8, 9 trang 36 Vở bài tập [VBT] Tiếng Việt 2 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 16: Tạm biệt cánh cam.

Câu 1 trang 34 VBT Tiếng Việt 2 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Vì sao bạn Bống trong bài đọc thả cánh cam đi?

Phương pháp:

Em đọc lại bài đọc trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.

Trả lời:

Vì Bống cảm thấy cánh cam vẫn có vẻ ngơ ngác không vui, chắc chú nhớ nhà và nhớ bạn bè.

Câu 2 trang 34 VBT Tiếng Việt 2 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Tô màu vào những chiếc lá chứa từ ngữ được dùng để miêu tả cánh cam trong bài đọc.

Phương pháp:

Tìm những từ dùng để miêu tả cánh cam trong bài đọc.

Trả lời:

Những từ dùng để miêu tả cánh cam trong bài đọc là: xanh biếc, khệ nệ, tròn lẳn, óng ánh.

Câu 3 trang 34 VBT Tiếng Việt 2 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Thay bạn Bống, em hãy viết lời động viên, an ủi cánh cam khi bị thương.

Phương pháp:

Em hãy nói lời an ủi cánh cam.

Trả lời:

Em bị thương rồi. Chị sẽ đưa em về nhà, đựng em trong một chiếc lọ nhỏ đầy cỏ xanh non và chúng mình sẽ trở thành bạn của nhau.

Câu 4 trang 35 VBT Tiếng Việt 2 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Điền oanh hoặc oach vào chỗ trống.

thu h… 

chim …

mới t……

l… quanh

Phương pháp:

Em đọc kĩ các từ ngữ để điền vần thích hợp.

Trả lời:

thu hoạch

chim oanh

mới toanh

loanh quanh

Câu 5 trang 35 VBT Tiếng Việt 2 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Chọn a hoặc b.

a. Điền hoặc x vào chỗ trống.

b. Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm.

- Nhát như tho.

Khoe như trâu.

Dư như hổ.

Phương pháp:

Em quan sát các bức tranh và chữ in đậm để điền chữ và dấu thích hợp.

Trả lời:

a. Điền s hoặc x

con sâu, cây xấu hổ, củ su hào.

b. Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã

- Nhát như thỏ.

Khỏe như trâu.

Dữ như hổ.

Câu 6 trang 35 VBT Tiếng Việt 2 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Gạch dưới các từ ngữ chỉ loài vật trong đoạn sau:

Rền rĩ kéo đàn

Đúng là anh dế

Suốt đời chậm trễ

Là họ nhà sên

Đêm thắp đèn lên

Là cô đom đóm

Gọi người dậy sớm

Chú gà trống choai

Đánh hơi rất tài

Anh em chú chó

Mặt hay nhăn nhó

Là khỉ trên rừng

Đồng thanh hát cùng

Ve sầu mùa hạ

Cho tơ óng ả

Chị em nhà tằm

Tắm nước quanh năm

Giống nòi tôm cá.

[Về loài vật]

Phương pháp:

Em đọc kĩ đoạn thơ, tìm những từ ngữ chỉ các con vật và gạch dưới từ ngữ đó.

Trả lời:

Rền rĩ kéo đàn

Đúng là anh dế

Suốt đời chậm trễ

Là họ nhà sên

Đêm thắp đèn lên

Là cô đom đóm

Gọi người dậy sớm

Chú gà trống choai

Đánh hơi rất tài

Anh em chú chó

Mặt hay nhăn nhó

Là khỉ trên rừng

Đồng thanh hát cùng

Ve sầu mùa hạ

Cho tơ óng ả

Chị em nhà tằm

Tắm nước quanh năm

Giống nòi tôm cá.

[Về loài vật]

Câu 7 trang 36 VBT Tiếng Việt 2 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ phù hợp ở cột B để tạo câu.

Phương pháp:

Em đọc kĩ các từ ngữ ở cột A và cột B để nối cho phù hợp.

Trả lời:

Câu 8 trang 36 VBT Tiếng Việt 2 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Viết câu hỏi và câu trả lời cho mỗi tranh theo mẫu.

M: - Chuột sống ở đâu?

      - Chuột sống trong hang

Phương pháp:

Em quan sát tranh trong vở bài tập và dựa vào mẫu để hoàn thành bài tập.

Trả lời:

M: - Chuột sống ở đâu?

      - Chuột sống trong hang.

- Ốc sên ăn gì?

- Ốc sên ăn lá.

- Con nhện đang làm gì? 

- Con nhện đang giăng tơ.

Câu 9 trang 36 VBT Tiếng Việt 2 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Viết 4 – 5 câu kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường.

G:

- Em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường?

- Em đã làm việc đó lúc nào? Ở đâu? Em làm như thế nào?

- Ích lợi của việc làm đó là gì?

- Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?

Phương pháp:

Em tự liên hệ bản thân và dựa vào mẫu để hoàn thành bài tập.

Trả lời:

Thứ hai đầu tuần, trường em tổ chức buổi lao động dọn vệ sinh toàn trường. Hôm đó, tổ em được phân công nhỏ cỏ trước phòng hiệu trưởng, mọi người làm việc rất tích cực. Em với Hoa cùng khiêng thùng rác ra tận cuối vườn trường để đổ. Đi ngang qua sân bóng của trường, thấy có rất nhiều vỏ kẹo và vỏ chai nước ngọt. Em và Hoa đã cùng đứng lại và nhặt sạch rác tại sân bóng. Tuy rất mệt nhưng chúng em đều cảm thấy rất vui vì mình đã góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.  

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Xem thêm tại đây: Bài 16. Tạm biệt cánh cam - Tuần 26

Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống. Gạch chân các từ ngữ chỉ sự vật trong hai khổ thơ. Câu thơ Trang sách không nói được/ Sao em nghe điều gì có nghĩa là. Viết tên 2 tác giả của những cuốn sách em đã đọc. Điền l hoặc n, chọn tiếng trong ngoặc điền vào chỗ trống. Nối từ ngữ với nhóm thích hợp. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ tương ứng ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống. Viết 3 – 4 câu tả một đồ dùng học tập.

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6
  • Câu 7
  • Câu 8
  • Câu 9

Câu 5

Chọn a hoặc b.

a. Điền l hoặc n vào chỗ trống.

- Dao có mài mới sắc, người có học mới …ên.

- Hay học thì sang, hay …àm thì có.

- …ật từng trang từng trang

Giấy trắng sờ mát rượi

Thơm tho mùi giấy mới

…ắn …ót bàn tay xinh.

[Theo Nguyễn Quang Huy]

b. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.

- [gắn/gắng]: ……… bó, cố ……….., …………. sức

- [nắn/nắng]: ánh ……….., uốn ……….., ………. nót

- [vần/vầng]: ………… thơ, ……… trăng, ………. trán

- [vân/vâng]: ……… gỗ, ……… lời, ………. tay

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ yêu cầu của đề bài và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

a. Điền l hoặc n vào chỗ trống.

- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.

- Hay học thì sang, hay làm thì có.

- Lật từng trang từng trang

Giấy trắng sờ mát rượi

Thơm tho mùi giấy mới

Nắn nót bàn tay xinh.

[Theo Nguyễn Quang Huy]

b. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.

- [gắn/gắng]: gắn bó, cố gắng, gắng sức

- [nắn/nắng]: ánh nắng, uốn nắn, nắn nót

- [vần/vầng]: vần thơ, vầng trăng, vầng trán

- [vân/vâng]: vân gỗ, vâng lời, vân tay

Câu 9

Viết 3 – 4 câu tả một đồ dùng học tập dựa trên các gợi ý sau:

G:

- Em chọn tả đồ dùng học tập nào?

- Nó có những đặc điểm gì? [về hình dạng, màu sắc]

- Nói giúp ích gì cho em trong học tập?

- Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng học tập đó?

Phương pháp giải:

Em lựa chọn một đồ dùng học tập và dựa vào các gợi ý để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

* Bài tham khảo 1:

Chiếc cặp sách là đồ dùng học tập mà em thích nhất. Cặp sách của em có màu hồng. Phía ngoài có hình của nhiều công chúa. Em dùng cặp sách để đựng những đồ dùng học tập khác như sách vở, bút, tẩy, thước kẻ,… Chiếc cặp sách giống như người bạn thân thiết của em.

* Bài tham khảo 2:

Chiếc hộp bút là món quà sinh nhật bố tặng em. Nó có hình chiếc ô tô màu xanh nước biển. Bên trong có hai ngăn để đựng bút. Chiếc hộp bút là đồ vật dùng để đựng bút, tẩy và gọt bút chì. Hộp bút giúp em sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp hơn.

Logiaihay.com

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề