Giải bài tập Ngữ văn 8 bài miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Soạn bài miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự lớp 8 hay nhất là tâm huyết biên soạn của đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn văn trên toàn quốc. Đảm bảo ngắn gọn mà đủ ý, giúp các em dễ hiểu, dễ soạn miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

Bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự lớp 8 thuộc: Bài 6 SGK Ngữ văn 8

I. Hướng dẫn soạn bài miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Câu 1 [trang 73 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:

- Yếu tố miêu tả:

+ Xe chạy chầm chậm…Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.

+ Mẹ tôi không còm cõi xơ xác.

+ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

- Yếu tố biểu cảm:

+ Diễn tả sự suy nghĩ : Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc.

+ Bộc lộ sự cảm nhận : Những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

+ Phát biểu cảm tưởng : Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ… để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

→ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm không đứng riêng mà đan xen vào yếu tố tự sự.

Câu 2 [trang 73 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:

Nếu bỏ đi các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì sự liên kết các yếu tố tự sự trở nên khô khan, thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc.

Câu 3 [trang 73 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:

Nếu bỏ hết các yếu tố kể, chỉ còn lại các câu văn miểu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ không có các sự việc, khi ấy đó không còn là "chuyện" nữa.

II. Luyện tập bài miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Câu 1 [trang 74 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]: Một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản:

- Tôi đi học [Thanh Tịnh]:

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng…

- Tức nước vỡ bờ [Ngô Tất Tố]:

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

- Lão Hạc [Nam Cao]:

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.

Câu 2 [trang 74 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:

Đoạn văn tham khảo:

Tôi nhìn dòng người đông đúc giữa sân bay rộng lớn này, lòng tự hỏi liệu bà còn nhận ra tôi không. Khi mẹ đưa tôi sang Mĩ sinh sống, rời xa Hà Nội, tôi khi ấy chỉ là cô bé 10 tuổi. Tôi trở về sau 9 năm, khi biết tin bà đang mắc bệnh u não. Hôm nay tôi về, bà nói sẽ ra đón tôi, nhưng tôi vẫn chưa nhìn thấy ai quen thuộc cả. Một nhóm người già trẻ. A bác tôi! Người ngồi xe lăn kia, không lẽ, đó là bà tôi! Tôi vội vã chạy đến, bà tôi đã già hơn trước. Những nếp nhăn hằn sâu hơn, màu tóc bạc nhiều hơn, nhưng khuôn mặt bà vẫn hiền hậu như thế. Bà khóc rồi. Bà ơi! Đứa cháu bao năm xa cách nay đã về bên bà rồi. Cháu nhớ bà lắm. Tôi vừa nhìn khuôn mặt hiền từ của bà vừa thốt lên nức nở như một đứa trẻ, càng khóc to hơn khi nghĩ đến căn bệnh bà đang phải chịu. Bà nở nụ cười hạnh phúc, vòng tay ôm lấy tôi: "Cháu gái ngốc của bà".

Soạn bài miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự lớp 8 hay nhất được đăng ở chuyên mục soạn văn 8 và biên soạn theo sách ngữ văn lớp 8. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Ngữ Văn tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

Câu 1 [trang 59 VBT Ngữ văn 8, tập 1]

Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm trong các tác phẩm đã học như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Tôi đi học của Thanh Tịnh, Lão Hạc của Nam Cao.

Lời giải

* Tôi đi học: 

- Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều.

- Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng…

* Tức nước vỡ bờ:

- Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp xoàn xoạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.

- Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

- Rồi chị đón lấu cải Tỉu ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không.

*Lão Hạc:

- Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài thở khói…

- Sau một điếu thuốc lào, óc người ta tê dại đi trong nỗi đê mê nhẹ nhõm. Lão Hạc ngồi lặng lẽ, hưởng chút khoái lạc cỏn con ấy.

=> Các đoạn văn trên có yếu tố miêu tả làm hiện ra trước mắt người đọc cảnh vật, sự việc và có tác động đến những câu văn biểu cảm, làm cho đoạn văn bật ra được ý nghĩa sâu sắc đầy hình tượng.

Câu 2 [trang 60 VBT Ngữ văn 8, tập 1]

Hãy viết một đoạn văn kể về giây phút đầu tiên khi em gặp lại người thân sau một thời gian xa cách.

Lời giải

      Khác với mọi ngày, chiều nay em đi học về thấy cánh cửa nhà mở thật rộng. Qua hàng rào hoa dâm bụt em thấy trong nhà có một bóng người cao lớn đang đi lại… Em thắc mắc tự hỏi “Ai đây nhỉ?” và đi vội về…Vừa bước đến cửa thì một gương mặt thương nhớ hơn hai năm nay đối với em hiện ra làm em xúc động lặng người. Em vứt cặp xuống, chạy ào đến ôm thân hình vạm vỡ đầy sương gió và kêu lên: “Ôi! Bố!”. Em hỏi bố trong lời nghẹn ngào, “Bố về bao giờ thế?” và đôi dòng nước mắt trào ra. Bố em vừa cốc nhẹ lên đầu em, vừa nói: “Con gái bố lớn quá rồi!”. Em vừa xoa đôi má rám nắng, vừa hôn lên nước da ngăm đen mặn mòi mùi biển cả ấy, thế rồi hai bố con bỗng nhiên cười rất to…  

- Chú thích:

+ Miêu tả: phần in đậm.

+ Biểu cảm: phần gạch chân.

a. Đọc đoạn văn sau và nhận xét về những phần chữ in nghiêng:
Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.

[Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu]

Yêu cầu:1. Tìm và chỉ ra các yếu tố miêu tả và các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên. [Chú ý chí ra các từ ngữ, câu văn, hình ảnh, chi tiết thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm]. Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự ?2. Bỏ hết các yếu tố miêu tà và biểu cảm trong đoạn văn trên, sau đó chép lại các câu văn kể người và việc thành một đoạn. Đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn trên để rút ra nhân xét: nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyên trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào ? Từ đó rút ra kết luận vể vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong việc kể chuyện.3. Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao ? [Nó có thành “chuyện" không? Vì sao?] Tự rút ra nhận xét vể vai trò của yếu tố kê người và việc trong văn bản tự sự.

Trả lời:

1. Các yếu tố miêu tả trong đoạn trích:

Sự việc được diễn ra bằng các chi tiết như sau :

  • Mẹ tôi vẫy tôi.
  • Khi tôi trèo lên xe, , mẹ kéo tôi lên xe.
  • Tôi òa lên khóc.
  • Mẹ tôi cũng sụt sùi theo, mẹ thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe.
  • Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt của mẹ.

Các yếu tố miêu tả có trong những câu :

  • Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.
  • Mẹ tôi không còm cõi.
  • Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước dan mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

Các yếu tố biểu cảm có trong đoạn trích là :

  • Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tỏi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?
  •  Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.
  • Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mật vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đứng đan xen với yếu tố tự sự trong đoạn văn.
2. Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chỉ chép lại câu văn kể người và sự việc thành một đoạn.

  • “Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi òa khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu và cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ”.
  • Nếu bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chỉ còn lại yếu tố tự sự thì việc kể chuyện trong đoạn văn sẽ trở nên rất khô khan, thiếu sinh động, tình cảm, và tính cách của nhân vật cũng không được thể hiện cụ thể rõ nét.

3. Nếu chúng ta bỏ hết yếu tố kể trong đoạn văn trên chỉ còn lại câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ không thành truyện, người đọc sẽ không hiểu được tác giả muốn viết điều gì. Bởi “chuyện” phái được tạo nên từ cốt truyện, từ sự việc và hành động của nhân vật.  Từ đó người đọc mới hiểu điều tác giả muốn diễn đạt.

2. Ghi nhớ

  • Trong văn tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc [kể chuyện] mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
  • Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.

Page 2

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1


[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Trong văn tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc [kể chuyện] mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
  • Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.

B. Nội dung chính cụ thể

1. Sự kết hợp giữa kể, tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

  • Miêu tả là tái hiện sự vật, làm cho sự vật hiện lên sinh động với những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh... như nó vốn có trong cuộc sống để người đọc [người nghe] như được nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động.
  • Biểu cảm là biểu lộ cảm xúc, tư tưởng, tình cảm, thái độ... trước một đối tượng nhất định [cảnh vật, con người, những vấn đề trong cuộc sống, những hình tượng nghệ thuật].
  • Trong văn tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc [kể chuyện] mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm:
    • Miêu tả trong văn bản tự sự là yếu tố phụ, là phương tiện giúp cho câu chuyện diễn ra sinh động, miêu tả không phải là mục đích chính của văn bản tự sự.
    • Biểu cảm trong văn tự sự cũng là yếu tố phụ, không phải mục đích chính, tuy nhiên nó là phương tiện giúp cho văn bản tự sự có được chiều sâu của cảm xúc.

2. Ví dụ minh họa:

Cô bé bán diêm - An-đéc-xen

  • Thật là dễ chịu! [yếu tố biểu cảm]. Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên [yếu tố tả]. Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao! [yếu tố kể và biểu cảm]”.


Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Video liên quan

Chủ Đề