Giá vàng ngày 7 tháng 1 năm 2022

Giá vàng thế giới ngày 7/1, tính đến đầu giờ sáng [giờ Việt Nam] đang giao dịch quanh ngưỡng 1.790 USD/ounce - giảm 20 USD/ounce so với chốt phiên giao dịch hôm qua.

Giá vàng ngày 7/1/2022: Tiếp tục lao dốc không phanh. Ảnh: Reuters 

Theo Kitco News, giá vàng tiếp tục giảm mạnh do lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh, sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ [Fed] công bố biên bản phiên họp gần nhất cho thấy cơ quan này có thể cần nâng lãi sớm hơn dự báo để kiềm chế lạm phát. Trước đó, vàng vốn đã chịu sức ép vì dự báo Fed sẽ sớm thắt chặt chính sách tài chính. Vàng nhạy cảm với lãi suất, do kim loại quý không trả lãi cố định.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2021. Chỉ số USDX cũng lấy lại phần nào mức giảm, làm tăng chi phí cơ hội của người năm giữ tài sản không sinh lời như vàng.

Biên bản cuộc họp tháng 12/2021 của Fed vừa cho thấy, các nhà hoạch định chính sách của họ nhận định một thị trường việc làm bị thắt chặt và lạm phát tăng cao có thể buộc Fed tăng lãi suất sớm hơn dự kiến, cũng như bắt đầu giảm lượng tài sản nắm giữ. Theo đó, Fed nhận định, họ có thể không những phải nâng lãi suất sớm hơn dự báo, mà còn phải giảm bảng cân đối kế toán nhanh chóng. Thị trường hiện đánh giá khả năng Fed nâng lãi suất vào tháng 3 là 80%.

Chính sách tiền tệ của Fed được cho là chìa khóa quan trọng trong việc hướng dẫn hành động giá vàng vào năm 2022, đặc biệt là sau sự "thay đổi diều hâu" này.

Sau khi kết thúc năm 2021 - giảm 3,7% - năm tồi tệ nhất của vàng kể từ năm 2015 - các nhà phân tích hiện đang chia rẽ về việc liệu một Fed quyết liệt hơn có thể làm giá kim loại quý giảm vào năm 2022 hay không. Một số chuyên gia cảnh báo khả năng ​​giảm xuống còn 1.600 USD/ounce, trong khi những người khác không loại trừ giá vàng trở lại mức cao kỷ lục.

Chiến lược gia hàng hóa cao cấp của ANZ, Daniel Hynes, cho biết các điều kiện hoàn hảo cho một đợt tăng giá của vàng phần lớn nằm ở phía sau, bao gồm chính sách tiền tệ nới lỏng, tỷ giá thấp, lạm phát cao và hỗ trợ tài chính lớn. Vào giữa năm tới, vàng sẽ bắt đầu giảm trở lại mức 1.600 USD/ounce khi Fed bắt đầu tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.

“Mục tiêu cuối năm là 1.600 USD/ounce đối với vàng. Thật khó để thấy điều gì có thể thực sự châm ngòi cho một đợt phục hồi khác, ít nhất là trong ngắn hạn. Fed sẽ giảm bớt việc mua vào tài sản. Các thị trường đang định giá sẽ tăng lãi suất trong tương lai không xa. Triển vọng đối với USD đang đi ngang. Những điều kiện này không gây ra sự phục hồi. Ngoài câu chuyện lạm phát tiếp tục tăng cao này, có lẽ đây sẽ là một thời kỳ giá cả tương đối ổn định", Daniel Hynes phân tích.

Chuyên gia Stephen Innes, đối tác quản lý của SPI Asset Management, cho rằng điều mà thị trường phải quan tâm là Fed sẽ gây bất ngờ như thế nào trong tương lai. Nếu ngân hàng trung ương Mỹ tăng lãi suất thêm một lần, điều đó sẽ thực sự tiêu cực đối với vàng.

David Meger - Giám đốc Giao dịch Kim loại quý tại High Ridge Futures cho biết, "Lợi suất trái phiếu tăng rõ ràng đang gây sức ép lên thị trường vàng. Tuy nhiên, yếu tố hỗ trợ nền tảng hiện tại là áp lực lạm phát và mối lo về đại dịch".

Chuyên gia Kunal Shah, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại trung tâm Nirmal Bang Commodities, cho biết, với sự xuất hiện của các loại virus mới, tăng trưởng có khả năng bị ảnh hưởng nên sau quý II/2022 giá vàng có thể sẽ đi lên.

Trên thị trường trong nước, Tập đoàn Vàng Bạc Đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 60,800 triệu đồng/lượng [mua vào] và 61,400 triệu đồng/lượng [bán ra]. 

Giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 60,860 triệu đồng/lượng [mua vào] và 61,390 triệu đồng/lượng [bán ra]. 

Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 60,750 triệu đồng/lượng [mua vào] và 61,470 triệu đồng/lượng [bán ra]. 

Công ty Phú Quý niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 60,850 triệu đồng/lượng [mua vào] và 61,400 triệu đồng/lượng [bán ra].

Giá vàng hôm nay 6/1/2022: Giá vàng thị trường thế giới có những diễn biến tích cực trong bối cảnh đồng USD hạ nhiệt và nỗi lo về lạm phát, dịch bệnh vẫn tăng cao.

Giá vàng hôm nay 7/1 là bao nhiêu? Giá vàng Kitco, Giá vàng SJC, Doji, Rồng Vàng Thăng Long, NPQ, 9999, cập nhật mới và chính xác nhất dưới đây:

Giá vàng trong nước

Mở cửa phiên sáng nay, giá vàng trong nước tiếp tục giảm phiên thứ hai.

Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM lúc 9h sáng nay tiếp tục giảm phiên thứ hai liên tiếp thêm 30 nghìn đồng hai chiều còn 60,72-61,42 triệu đồng/lượng.

Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội giảm mạnh hơn với 100 nghìn đồng hai chiều còn 60,70-61,30 triệu đồng/lượng. Hai phiên gần đây, vàng Doji đã giảm 300 nghìn đồng.

Vàng trong nước giảm mạnh. Ảnh minh hoạ

Cùng chiều, lúc 9h sáng nay, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng giảm 130 nghìn đồng hai chiều về 52,21-52,86 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ cũng giảm thêm 100 nghìn đồng hai chiều về 52,05-52,75 triệu đồng/lượng mua vào bán ra…

Giá vàng thế giới

Sau khi giảm mạnh phiên đêm qua và chốt phiên ở ngưỡng 1.790 USD/ounce, giá vàng thế giới sáng nay tiếp tục đi ngang quanh ngưỡng này.

Lúc 9h sáng nay, giá vàng thế giới tại châu Á là 1.791,80 USD/ounce, giảm nhẹ 0,01%.

Trước đó, giá vàng đã lao dốc từ ngưỡng 1.810 USD qua ngưỡng tâm lý quan trọng 1.800 USD xuống ngưỡng 1.790 USD/ounce. Lúc 22h đêm qua theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giảm mạnh 22,30 USD [1,23%] còn 1.789,20 USD/ounce.

Mức giá thấp nhất tính tới thời điểm này là 1.786,20 USD/ounce.

Giá vàng kỳ hạn tháng 2 cũng giảm mạnh 36,50 USD xuống 1.788,50 USD và giá bạc Comex tháng 3 cũng giảm 1,05 USD về 22,11 USD/ounce.

Thị trường kim loại giảm mạnh sau khi biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 12/2021 được Uỷ ban Thị trường mở [FOMC], cơ quan hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed], công bố vào chiều thứ Tư theo giờ địa phương.

Biên bản cho thấy, thị trường việc làm và lạm phát gia tăng tại Mỹ có thể yêu cầu ngân hàng trung ương nước này tăng lãi suất sớm hơn dự kiến ​​và bắt đầu giảm bảng cân đối tài sản.

Biên bản cũng cho thấy lo ngại về lạm phát thậm chí còn lớn hơn rủi ro kinh tế do biến thể Omicron gây ra.

Trên cơ sở đó, xác suất Fed tăng lãi suất trong tháng 3 đã tăng lên hơn 70%.

Thực tế, dự báo trước xu hướng lãi suất đồng USD, lợi suất trái phiếu kho bạc nước này đã tăng liên tục 3 tuần qua và tăng nhanh hơn kể từ đầu tuần này.

Đêm qua, lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã vọt lên 1,732%.

Một dữ liệu kinh tế khác được công bố trong phiên đêm qua là Chỉ số nhà quản lý mua hàng phi sản xuất của Mỹ tháng 12 chỉ ở mức 62%, giảm so với 69,1% của tháng 11. Mức giảm 7,1% đã gây ngạc nhiên cho thị trường khi các dự báo đồng thuận kêu gọi là 66,9%.

Phiên hôm nay [7/1], thị trường sẽ chú ý đến báo cáo tình hình việc làm của Hoa Kỳ được công bố cùng ngày theo giờ địa phương. Dự kiến, số việc làm phi nông nghiệp chủ chốt của Mỹ tháng 12 được tạo thêm là 425.000 việc làm, sau khi đã tăng thêm 210.000 việc làm trong báo cáo tháng 11.

Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của nước này là 4,1% trong tháng 12, giảm nhẹ so với 4,2% được báo cáo trong báo cáo tháng 11 trước đó.

Nhận định xu hướng

Đêm qua, ​​giá dầu thô kỳ hạn trên sàn Nymex tăng mạnh lên mức cao nhất trong 7 tuần là 79,25 USD/thùng; Còn chỉ số đô la Mỹ tăng nhẹ.

Về mặt kỹ thuật, các nhà đầu cơ giá vàng kỳ hạn tháng 2 đã mất đi lợi thế kỹ thuật tổng thể trong ngắn hạn do xu hướng tăng giá kéo dài 3 tuần trên biểu đồ ngày đã bị phủ nhận.

Mục tiêu tăng giá tiếp theo là tạo ra giá đóng cửa trên mức kháng cự vững chắc ở mức cao nhất trong tuần này là 1.833,00 USD/ounce.

Mục tiêu giá giảm trong ngắn hạn tiếp theo đẩy giá vàng xuống dưới hỗ trợ kỹ thuật vững chắc cùng là mức thấp nhất trong tháng 12 là 1.753,00 USD/ounce.

Sáng 7.1, giá vàng miếng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC được mua vào là 60,72 triệu đồng/lượng và bán ra 61,42 triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng so với hôm qua. Tương tự, Eximbank giảm 20.000 đồng, xuống còn mua vào là 60,8 triệu đồng/lượng và bán ra là 61,2 triệu đồng/lượng…

Vàng miếng trong nước lại cao hơn thế giới 12 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới đã lao dốc rớt khỏi mốc 1.800 USD/ounce vào cuối ngày 6.1. Đầu ngày 7.1, kim loại quý tiếp tục đi xuống và còn 1.791 USD/ounce, giảm hơn 20 USD so với sáng hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá của ngân hàng Vietcombank, giá vàng thế giới hiện tương đương gần 49,4 triệu đồng/lượng [chưa bao gồm thuế, phí]. Như vậy mỗi lượng vàng SJC đang cao hơn thế giới ở mức kỷ lục là 12 triệu đồng.

Biên bản cuộc họp tháng 12.2021 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] công bố hôm qua cho thấy ngân hàng trung ương đang sẵn sàng loại bỏ các biện pháp trợ lực kinh tế nhanh hơn dự kiến. Điều này thúc đẩy lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tiến lên mức cao 1,75% sau khi kết thúc năm 2021 ở mức 1,51%. Đồng thời, đồng USD tiếp tục leo lên mức cao nhất trong 14 tháng gần đây và đã đẩy giá vàng đi xuống.

Theo Nikkei Asian Review, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang tăng nắm giữ vàng, nâng tổng số vàng trong kho dự trữ ngoại hối lên mức cao nhất trong vòng 31 năm. Theo Hội đồng Vàng Thế giới, trong thập kỷ qua, các ngân hàng trung ương dự trữ hơn 4.500 tấn vàng. Tính đến tháng 9.2021, tổng dự trữ đạt khoảng 36.000 tấn, lớn nhất kể từ năm 1990 và tăng 15% so với một thập kỷ trước đó. Giá trị của đồng USD đã sụt giảm mạnh so với vàng trong 10 năm qua đã khiến nhiều quốc gia chuyển sang dự trữ bằng kim loại quý. Nguyên nhân là các chính sách nới lỏng tiền tệ trên quy mô lớn đã thúc đẩy nguồn cung tiền của Mỹ. Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] tuyên bố sẽ chấm dứt các chính sách nới lỏng tiền tệ và dự kiến bắt đầu tăng lãi suất vào năm 2022. Nhưng ngân hàng trung ương của những nền kinh tế mới nổi cũng đang cố gắng hạn chế hoặc giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD và có khả năng tiếp tục chuyển từ dự trữ đồng USD sang vàng...

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề