Giá trị và vai trò của mỗi loại tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc nhiều nhất vào

Bởi Nam H Nguyen

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Nam H Nguyen

Giới thiệu về cuốn sách này

Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bao gồm đa dạng các loại đất, nước, rừng, hệ thực vật, động vật, khoáng sản,... Cùng tìm hiểu chi tiết về chúng cũng như sự ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của quốc gia qua bài viết của chuyên mục Môi trường sau đây.

Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu hàng đầu của các quốc gia. Để đạt mục tiêu này, tốc độ tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo ổn định và nhanh chóng. Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khác nhau mà tiêu biểu là yếu tố tài nguyên thuộc về thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên là gì? Đó là những của cải vật chất có sẵn trong môi trường tự nhiên mà con người có thể khai thác được, có thể chế biến, sử dụng và phục vụ cho cuộc sống của con người như rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí,...

Tài nguyên ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

1. Các loại tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm đầu thập niên 90 đến nay tương đối nhanh. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam vẫn chưa có sự tương xứng. Nói cách quy mô nền kinh tế của Việt Nam còn hết sức khiêm tốn so với các quốc gia trong khu vực.

Để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trong 30 năm đổi mới, Việt Nam đứng trước khó khăn trong việc xác định những nhân tố quan trọng từ đó đề ra các giải pháp thiết thực để giải quyết vấn đề. Trong đó yếu tố tài nguyên thiên nhiên được đánh giá là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

1.1. Tài nguyên đất

Việt Nam có hơn 39 triệu ha đất tự nhiên. Vị trí và địa hình làm cho thổ nhưỡng Việt Nam có tính chất đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm. Đồng thời, cũng rất đa dạng và phân hóa rõ rệt từ vùng đồng bằng lên núi cao, từ Bắc chí Nam và cả từ Ðông sang Tây. 

  • Cồn cát và các loại cát ven biển.
  • Đất mặn, đất phèn, đất phù sa.
  • Đất lầy và than bùn, đất xám bạc màu, đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi.
  • Đất mùn trên núi cao, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đất xói mòn trơ sỏi đá
  • Các loại đất khác.

Việt Nam có đa dạng đất

1.2. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước mặt của Việt Nam tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng dòng chảy của các sông trên toàn thế giới. Tỉ trọng nước bên ngoài chảy vào Việt Nam tương đối lớn, tới 60% so với tổng lượng nước sông, riêng đối với sông Cửu Long chiếm 90%.

Việt Nam nổi tiếng với mạng lưới sông ngòi dày đặc từ Bắc vô Nam với 2.345 con sông có chiều dài trên 10 km. Cứ đi dọc bờ biển 20 km lại gặp một cửa sông. Tổng lượng dòng chảy của tất cả các con sông chảy qua lãnh thổ Việt Nam là 853 km3, trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh trên nước ta chỉ có 317 km3. 

Nước ta có trữ lượng nước ngầm cũng vô cùng phong phú, khoảng 130 triệu m3/ngày, đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu nước ngọt của toàn quốc gia.

1.3. Tài nguyên thiên nhiên biển

  • Việt Nam có 3260 km bờ biển, rộng tới 226000 km2. Trong đó, diện tích có thể nuôi trồng thuỷ sản là 2 triệu ha với 1 triệu ha nước ngọt; 0,62 triệu ha nước lợ, 0,38 triệu ha nước mặn. 
  • Biển Việt Nam còn có 2.028 loài cá biển, trong đó có 102 loài giá trị kinh tế cao, 650 loại rong biển, 300 loài cua, 90 loài tôm, 350 loài san hô, 300 loài thân mềm,…
  • Biển Việt Nam có trữ lượng cá khoảng 3,6 triệu tấn, tầng trên mặt biển có trữ lượng 1,9 triệu tấn. Còn tầng đáy có trữ lượng 1,7 triệu tấn.
  • Có 40.000 ha san hô ven bờ.
  • 250.000 ha rừng ngập mặn ven biển.
  • Có 3 khu sinh quyển tầm thế giới là: vườn quốc gia Xuân Thủy [thuộc tỉnh Nam Định], rừng Sác Cần Giờ [thuộc TP. Hồ Chí Minh] và vườn quốc gia Cát Bà [thuộc thành phố Hải Phòng]. 

Việt Nam có nhiều rặng san hô tuyệt đẹp

1.4. Tài nguyên rừng

Việt Nam có tới 3/4 diện tích quốc gia là đồi núi và rừng che phủ hơn 30% diện tích. Độ che phủ của rừng Việt Nam rất cao giúp giảm dòng chảy ngay sau mưa, làm chậm lũ lụt, điều hoà dòng chảy cho mùa mưa và mùa khô. Rừng Việt Nam là kho tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý gia. Bởi vậy, ông cha ta đã có câu "rừng vàng biển bạc" để chỉ những tài nguyên rừng như:

  • 8000 loài thực vật bậc cao
  • 800 loài rêu
  • 600 loài nấm
  • 275 loài thú. Trong đó, việc tìm ra 2 loài móng guốc lớn là loài Sao la và Mang lớn ở Việt Nam chứng tỏ sự phong phú và đa dạng của tài nguyên rừng Việt Nam.
  • 820 loài chim
  • 180 loài bò sát
  • Việt Nam có hơn 100 khu bảo tồn thiên nhiên. 

1.5. Tài nguyên sinh vật

  • Hệ thực vật: có nhiều loài thực vật vô cùng quý hiếm như gỗ đỏ, gụ mật, Hoàng Liên chân gà, hoàng đàn, cẩm lai, pơ mu…
  • Hệ động vật: có mức độ đặc hữu rất cao, 80 loài thú và phân loài thú, 100 loài và phụ loài chim, 7 loài linh trưởng. Một số loài quý hiếm được phát hiện tại Việt Nam như tê giác, bò rừng, bò tót, trâu rừng, sao la, mang lớn, culy, voọc vá, voọc mũi hếch, voọc đầu trắng, sếu cổ trụi, cò quắm cánh xanh, mang Trường Sơn, bò sừng xoắn, gà Lam đuôi trắng…
  • Tài nguyên khoáng sản: với việc phát hiện hơn 5000 mỏ và điểm quặng, có tới hơn 60 loại khoáng sản khác nhau như: Than trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn, quặng boxit trữ lượng vài tỉ tấn, thiếc trữ lượng 129.000 tấn. Hay sắt phân bố ở phía bắc Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang với trữ lượng khoảng gần 1 tỉ tấn. Quăng apatit trữ lượng trên 1 tỉ tấn, đồng: trữ lượng khoảng 600 ngàn tấn, rrom: trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, vàng: phân bố nhiều ở Bồng Miêu - Bắc Lạng trữ lượng khoảng 100 tấn. Ðá quý gồm có Granat, Rubi, Saphia... Dầu mỏ có nhiều trong các trầm tích trẻ tuổi ở đồng bằng ven biển và thềm lục địa. 

Việt Nam có nhiều động vật quý hiếm

1.6. Tài nguyên du lịch

Nhắc tới tài nguyên du lịch, không thể không nhắc tới Việt Nam với danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử từ đầu cực Bắc cho tới cực Nam của đất nước. Địa hình Việt Nam có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên tạo nên nhiều cảnh quan khác nhau.

  • Cảnh đẹp về núi non có thể kể tới như Sa Pa [Lào Cai], Tam Đảo [Vĩnh Phúc], Đà Lạt [Lâm Đồng], núi Bà Đen [Tây Ninh]...
  • Các động, hồ, vịnh đẹp như Phong Nha - Kẻ Bàng [Quảng Bình]...; thác Bản Giốc [Cao Bằng], hồ Ba Bể [Bắc Kạn], vịnh Hạ Long [Quảng Ninh, nơi đã hai lần được UNESCO công nhận di sản của thế giới].
  • Các hòn đảo thu hút khách du lịch khắp nơi như Côn Đảo [Bà Rịa - Vũng Tàu], Phú Quốc [Kiên Giang]...
  • Các bãi biển đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy [Quảng Ninh], Cửa Lò [Nghệ An], Lăng Cô [Thừa Thiên Huế], Non Nước [Đà Nẵng], Nha Trang [Khánh Hoà],...
  • Hơn 7000 di tích lịch sử như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu Quốc Tử Giám,... Trong đó, quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận Di sản Văn hoá Thế giới.
  • Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
  • Nguồn suối nước khoáng từ thiên nhiên như suối khoáng Quang Hanh [Quảng Ninh], suối khoáng Hội Vân [Bình Định], suối khoáng Dục Mỹ [Nha Trang], suối khoáng Vĩnh Hảo [Bình Thuận], suối khoáng Kim Bôi [Hoà Bình]...

Những bãi biển đẹp nổi tiếng Việt Nam

2. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với nền kinh tế Việt Nam

Mỗi một trường phái kinh tế khác nhau sẽ có mô hình tăng trưởng kinh tế khác nhau. Theo đó các yếu tố đầu vào đóng vai trò quyết định trong vấn đề gia tăng sản lượng. Nhìn chung các yếu tố quan trọng tùy theo từng trường phái kinh tế khác nhau mà có sự nhấn mạnh yếu tố nào quan trọng hơn. Trong đó các yếu tố quan trọng nhất được liệt kê bao gồm vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và khoa học – công nghệ.

2.1. Tài nguyên thiên nhiên giúp nền kinh tế tăng trưởng

Có 2 dạng tài nguyên bao gồm tài nguyên thiên có thể tái tạo và không thể tái tạo. Chẳng hạn rừng chính là nguồn tài nguyên có thể tái tạo. Trong khi đó dầu mỏ là nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo. Tùy theo các mức sống khác nhau tại các quốc gia mà có sự khác biệt về tài nguyên môi trường. Thông thường các quốc gia có nguồn tài nguyên dồi dào hơn sẽ có mức sống cao hơn các quốc gia khác.

Đối với các quốc gia có nguồn tài nguyên từ thiên nhiên dồi dào, chính phủ các nước này thường tạo điều kiện đề ra các chính sách ưu đãi hấp dẫn khai thác nguồn tài nguyên với mục đích tăng trưởng kinh tế. Công tác khai thác tài nguyên là cơ sở cho sự tăng trưởng nguồn nhân lực, tạo ngày càng nhiều việc làm cho lao động đặc biệt là các khu vực hẻo lánh.

Cơ sở lý thuyết tăng trưởng kinh tế

2.2. Tài nguyên thiên nhiên phong phú ảnh hưởng tích cực tới kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế hiểu một cách đơn giản là chênh lệch về quy mô kinh tế, khối lượng sản phẩm tạo ra nhiều hơn các thời kỳ trước. Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế, đòi hỏi yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất phải được gia tăng về số lượng sử dụng.

Nguồn đất đai, khoáng sản và nguồn nước đặc biệt quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế. Tại Việt Nam, nguồn tài nguyên biển đặc biệt dồi dào với sự đa dạng về chủng loại và trữ lượng cá. Ngoài ra nguồn tài nguyên rừng rộng lớn đang là lợi thế.

Diện tích đất liền tại Việt Nam có phần khiêm tốn khi chỉ chiếm 1.35% diện tích thế giới, tuy nhiên hệ thống sông ngòi và nguồn nước ngọt của Việt Nam lại chiếm tổng số 2% lượng dòng chảy các sông trên thế giới. Mặt khác nguồn khoáng sản dồi dào bao gồm dầu hỏa và khí đốt khiến Việt Nam trở thành đất nước có giá trị lớn về tài nguyên thiên nhiên.

Với những dẫn chứng trên có thể thấy Việt Nam xứng đáng là nước có đầy đủ điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này mở ra cơ hội cũng như thử thách đối với kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên.

Tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

3.  Những hạn chế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam

Trên thực tế, việc khai thác ở Việt Nam còn gặp khá nhiều hạn chế khi tình trạng làm dụng, lấn chiếm đất rừng tự nhiên, tình trạng khai thác quá đà nguồn tài nguyên không tái tạo khiến tài nguyên ngày càng cạn kiệt.

Bên cạnh mặt tích cực trong quá trình tăng trưởng kinh tế, những hệ lụy của quá trình tăng trưởng là yếu tố gia tăng dân số do mức sống tăng cao, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa hiện đại hóa đang là những nhân tố góp phần gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường từ đó cũng tăng cao chóng mặt. Đặc biệt đối với các thành phố lớn tại Việt Nam như thành phố Hà Nội hay Hồ Chí Minh, tình trạng ô nhiễm đã lên mức đáng báo động. 

Thêm vào đó, thực trạng khai thác các tài nguyên không tái tạo đã và đang khiến nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. Ô nhiễm môi trường là hậu quả của hành động khai thác quá đà của con người, kéo theo đó là sự thay đổi hệ sinh thái trên trái đất. Do đó mỗi nước được khuyến cáo lập kế hoạch đánh giá tác động môi trường cũng như lên kế hoạch sử dụng và quản lí nguồn tài nguyên nhằm mục đích khai thác lâu dài.  

Ô nhiễm môi trường hủy hoại nhiều tài nguyên sinh vật

[Trong hình: rùa ăn phải rác thải là những bịch nilon và chết]

4. Cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý tại Việt Nam

Có thể nói việc xác định các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quyết định đến tính hiệu quả trong kế hoạch phát triển, tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển kinh tế của Việt Nam có bền vững hay không, một phần là nhờ vào đường lối phát triển đúng đắn của Đảng và Chính phủ. Ngoài ra còn có các yếu tố vốn đầu tư, nguồn tài nguyên hay trình độ khoa học – kĩ thuật.

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang làm rất tốt trong công tác quản lý chặt chẽ vấn đề khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Tuy nhiên tất cả vẫn còn quá sớm để nói lên bất cứ điều gì.

Để phát triển một cách bền vững, chính phủ cần bảo đảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo kịp thời sau quá trình khai thác ở mức thích hợp. Các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên để giải quyết vấn đề đầu vào sản xuất tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế.

Lên kế hoạch sử dụng tài nguyên bền vững

4.1. Lên kế hoạch quản lý đất 

Để đảm bảo hạn chế vấn nạn khai thác đất, ô nhiễm đất, sự đột phá trong quản lý và sử dụng tài nguyên là yếu tố hết sức cần thiết. Vấn đề thiết lập khung pháp lý cho vấn đề sử dụng đất đặc biệt là đất nông nghiệp đang ngày càng được nhà nước chú trọng.

Ngoài ra các cơ quan có thẩm quyền đang tích cực nghiên cứu và đổi mới công tác quy hoạch sử dụng đất. Các bộ, các ngành có liên quan cũng khẩn trương chỉ đạo, kiểm tra đối với việc lập và phê duyệt các kế hoạch quy hoạch đất theo đúng quy định pháp luật. 

4.2. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước 

Đối với nguồn tài nguyên nước, vấn đề sử dụng nước một cách tiết kiệm cần được quán triệt nhằm cung cấp đủ nước cho các vùng khan hiếm nước. Giải quyết vấn đề công tác điều tra cơ bản và triển khai kế hoạch Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước ngắn hạn và dài hạn đối với tài nguyên nước của cả nước và khu vực lưu vực sông.

Ngoài ra các cơ quan tổ chức có thẩm quyền cần gắt gao kiểm soát các hoạt động ô nhiễm môi trường, nghiêm phạt các hành vi xả nước thải vào nguồn nước. Đề xuất với chính phủ các phương thức chia sẻ nguồn nước liên quốc gia. Đồng thời chính phủ cần khuyến khích sự đa dạng hóa các nguồn nước chẳng hạn như tái sử dụng nước sinh hoạt hay khử mặn đối với nước biển. 

Việt Nam lên kế hoạch sử dụng tiết kiệm nguồn nước 

4.3. Hạn chế khai thác khoáng sản không có kế hoạch

Đánh giá triển vọng khai thác khoáng sản tại các vùng sâu vùng xa phục vụ cho hoạt động chế biến và dự trữ quốc gia. Địa phương cần tăng cường kiểm soát các hoạt động khai thác, kiểm tra sản lượng khai thác khoáng sản. Đồng thời kết hợp với các chính sách thúc đẩy sự phát triển khoa học – công nghệ thông qua các nguồn tài nguyên thô tạo ra các sản phẩm mang giá trị lớn hơn. 

4.4. Tổ chức thi hành Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Vấn đề khai thác tài nguyên ở biển đang vấp phải nhiều bất cập bởi tình trạng khai thác thủy sản dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái. Các đội tuần tra cần tăng cường điều tra cơ bản tài nguyên vùng biển sau. Đồng thời chính phủ cần xây dựng các kế hoạch khai thác hợp lý và khoa học hơn nhằm đảm bảo nguồn tài nguyên biển có thể tái tạo trở lại. 

4.5. Tổ chức thi hành Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Vấn đề khai thác tài nguyên ở biển đang vấp phải nhiều bất cập bởi tình trạng khai thác thủy sản dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái. Các đội tuần tra cần tăng cường điều tra cơ bản tài nguyên vùng biển sau. Đồng thời chính phủ cần xây dựng các kế hoạch khai thác hợp lý và khoa học hơn nhằm đảm bảo nguồn tài nguyên biển có thể tái tạo trở lại. 

Việt Nam đang đẩy mạnh kiểm soát khai thác tài nguyên

Tóm lại Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển tăng trưởng kinh tế tốt nhất nhì trong khu vực nói riêng và cả thế giới nói chung nhờ vào lượng tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Đến nay Việt Nam đã đi được một chặng đường dài trong công cuộc phát triển kinh tế. Bằng sự nỗ lực trong việc kiểm soát vấn đề khai thác tài nguyên môi trường, hứa hẹn Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong tương lai. 

Không ai có thể phủ nhận rằng ''sức khỏe vẽ nên thành công'' ngay cả người đang thành công và giàu có cũng rất quý trọng và rất cần có sức khỏe. Vậy nên, hãy quan tâm đến sức khỏe của bạn và gia đình nhiều hơn bằng cách tập thể dục mỗi ngày. Nếu bạn yêu thích chạy bộ hãy tham khảo ngay may chay bo Elipsport, nếu thành viên trong gia đình có người thích đạp xe hãy chọn chiếc xe đạp tập, ông bà bố mẹ cần một thiết bị thư giãn, giảm đau mỏi hãy chọn ghế massage. Đến Elipsport  giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cả gia đình bạn.


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Tài nguyên đất với hơn 39 triệu ha đất tự nhiên. Tài nguyên nước chiếm khoảng 2% tổng dòng chảy của các sông trên toàn thế giới. Tài nguyên thiên nhiên biển với 3260 km bờ biển, rộng tới 226000 km2, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài quý hiếm cụ thể như trong bài viết này chia sẻ.

Các hệ sinh thái biển Việt Nam đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học. Việt Nam đã ghi nhận khoảng 100 loài sinh vật biển có nguy cơ đe dọa và quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và Danh mục đỏ IUCN [Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên thế giới]

Diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán là 14.677.215 ha; diện tích rừng tự nhiên là 10.279.185 ha và rừng trồng là 4.398.030 ha.nDiện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là 13.919.557 ha, tỷ lệ che phủ là 42,01%.

Đa dạng sinh học ở Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới. Việt Nam là nơi trú ngụ của 13.766 loài thực vật, 10.300 loài động vật trên cạn và hơn 11.000 loài - theo một thống kê chưa đầy đủ.

Việt Nam có hơn 39 triệu ha đất tự nhiên. Vị trí và địa hình làm cho thổ nhưỡng Việt Nam có tính chất đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩ. Đồng thời, cũng rất đa dạng và phân hóa rõ rệt từ vùng đồng bằng lên núi cao, từ Bắc chí Nam và cả từ Ðông sang Tây.

Video liên quan

Chủ Đề