Giá gạo xuất khẩu hiện nay

Giá lúa gạo hôm nay 23/6: Giá gạo tăng 100 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 22/6: Giá gạo xuất khẩu tăng 5 USD/tấn

Giá lúa gạo hôm nay 21/6: Giá lúa tăng 200 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 20/6: Đi ngang phiên đầu tuần

Giá lúa gạo hôm nay 18/6: Giá gạo giảm 50 đồng/kg

Giá gạo xuất khẩu tăng mạnh

Giá gạo tăng cao nhưng doanh nghiệp xuất khẩu không được hưởng lợi nhiều

  • An Giang phát triển lĩnh vực lúa gạo và thủy sản tại Sierra Leone

  • Colombia muốn nhập thêm gạo, sâm của Việt Nam

  • Gạo Việt thống lĩnh thị trường Tết

  • Khai mạc Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ 5

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam [VFA], trong vòng 2 tuần qua, giá gạo xuất khẩu 100% tấm của Việt Nam đã được điều chỉnh tăng 3 đợt, với tổng mức tăng trong cả 3 đợt lên tới 17 USD/tấn. Giá gạo 100% tấm của Việt Nam đang được bán ra ở mức 355 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Pakistan khoảng 7 USD/tấn. Giá gạo 5% tấm và 25% tấm của Việt Nam vẫn ổn định ở mức 415 USD và 395 USD/tấn.

Xuất khẩu sôi động

Ngày 11-4, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng [Tiền Giang], cho hay ngoài Philippines [thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam], nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường khác đều tăng trở lại, dự báo xuất khẩu gạo quý II/2022 tiếp tục sôi động. "Khách hàng châu Phi trước còn chần chừ do giá cước vận chuyển tăng nhưng nay họ không thể chờ được nữa, buộc phải mua vào dù mặt bằng giá gạo đang tăng. Trong quý I, các doanh nghiệp [DN] chủ yếu giao gạo cho Philippines theo hạn ngạch của năm ngoái, thị trường này chủ yếu nhập khẩu gạo trắng thường nên giá trị không cao" - ông Đôn nhìn nhận.

Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I, Việt Nam đã xuất khẩu 1,475 triệu tấn gạo, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước, thu về 715 triệu USD, tăng 10,5%. Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch VFA, cho rằng chính sự bất ổn của thế giới thời gian qua khiến các nước đều có nhu cầu tích trữ lương thực, đẩy giá lên cao chứ không phải do hàng hóa bị thiếu hụt.

"Thị trường đều nhận định xu hướng giá đi lên nên có tâm lý chờ giá tốt mới bán ra trong khi các nước nhập khẩu lại muốn mua sớm. Mọi năm Philippines đến cuối tháng 5 mới mở hạn ngạch nhập khẩu gạo nhưng nay các dấu hiệu cho thấy họ sẽ nhập khẩu ngay từ tháng 4 nên tình hình tiêu thụ gạo trong quý II sẽ có nhiều thuận lợi" - ông Nam nói.

Vận chuyển lúa bằng ghe tại An Giang. Ảnh: NGỌC ÁNH

Trong khi đó, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An [TP Cần Thơ], cho rằng gạo Việt Nam chỉ "hưởng lợi một chút" từ việc mặt bằng giá gạo tăng vì so với chi phí đầu vào, giá gạo đầu ra không tăng tương ứng.

"Với DN xuất khẩu gạo, mang đặc trưng là mặt hàng nông sản có giá trị thấp, bị ảnh hưởng nhiều bởi giá cước vận chuyển đường biển tăng quá cao trong thời gian qua. DN xuất khẩu không thể cộng tất cả giá cước vào giá bán mà phải đàm phán, chia sẻ với khách hàng để giữ thị trường. Chính vì vậy, hiệu quả kinh doanh của DN bị sụt giảm nhưng không có cách nào khác" - ông Bình bày tỏ.

Tổng giám đốc một DN tại TP HCM chuyên xuất khẩu gạo thơm sang thị trường Mỹ cho hay nhu cầu thị trường này khá tốt với giá xuất khẩu khoảng 1.000 USD/tấn. "Nhưng nghịch lý là DN phải tốn phí để xuất khẩu ủy thác từ 2-3 USD/tấn vì chưa có giấy phép xuất khẩu gạo. Giấy phép xuất khẩu gạo trong tình hình hiện nay là rất vô lý, cản trở DN khai thác thị trường cao cấp [sản lượng ít nhưng giá trị cao] nên cần phải loại bỏ" - tổng giám đốc công ty này đề nghị.

Giá thu mua lúa vẫn thấp

Dù giá gạo xuất khẩu tăng nhưng giá mà các DN, thương lái đưa ra để mua lúa của nông dân vẫn thấp. Ông Nguyễn Công Lý [ngụ xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp] cho hay ông vừa thu hoạch 10 ha lúa hè thu với giống lúa Đài Thơm 8 nhưng giá bán chỉ 5.600 đồng/kg.

"Với giá này, khi bán hết lúa tôi chỉ huề vốn, còn ai thuê đất trồng xem như lỗ. Nguyên nhân do giá thu mua lúa thấp hơn giá vụ đông xuân [5.900 đồng/kg], cộng với phân bón tăng cao. Phân urê hơn 1 triệu đồng/bao, thêm giá xăng dầu tăng, lấy đâu có lời. Vụ hè thu này, chi phí sản xuất có thể tăng từ 300.000-500.000 đồng/công, thậm chí cao hơn nếu nông dân không sử dụng phân bón hiệu quả và tiết kiệm" - ông Lý nói.

Phát biểu tại hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu, thu đông mới đây tại Vĩnh Long, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh nhận định vụ lúa hè thu vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Ngoài ra, giá vật tư, nguyên liệu đầu vào sản xuất ở mức cao.

Do đó, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị các cơ quan chuyên môn thuộc bộ và địa phương cần tiếp tục chỉ đạo sản xuất, điều hành một cách quyết liệt và linh hoạt để có các vụ mùa thắng lợi; các địa phương cần tập trung bố trí lịch thời vụ sản xuất phù hợp với từng vùng và tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

"Trong cơ cấu giống lúa cần ưu tiên các giống chủ lực như: nhóm giống lúa chủ lực trắng trong, hạt dài chiếm 60%; giống thơm đặc sản từ 15%-20%; giống lúa nếp không được vượt quá 10%. Song song đó cần đẩy mạnh nhân rộng và phổ biến các mô hình, quy trình kỹ thuật tiên tiến để giảm chi phí, nâng cao chất lượng, giá bán và hiệu quả sản xuất; tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp nhằm hạn chế hàng giả, hàng kém chất lượng" - Thứ trưởng Lê Quốc Doanh lưu ý.

Ông Nguyễn Văn Đôn cho biết trong khi mặt bằng giá gạo tăng cao thì giá nếp lại giảm sâu do phụ thuộc thị trường Trung Quốc. "Nông dân tại các vùng chuyên canh nếp trước đây như An Giang, Long An đã bỏ nếp khá nhiều vì đầu ra khó khăn. Giá nếp xuất khẩu từ hơn 500 USD/tấn nay còn 450 USD/tấn. Trong khi giá tấm, gạo chuyên xay bột [làm bún, bánh...] lại tăng do nông dân giảm trồng giống lúa phục vụ phân khúc này [lúa IR 50404] để chuyển sang gạo thơm" - ông Đôn phân tích.

Giám đốc một DN chuyên xuất khẩu nếp lý giải việc giá nếp xuống thấp là do bị tác động tiêu cực bởi chính sách "zero Covid" của Trung Quốc khiến thời gian vận chuyển, thông quan kéo dài, nếp dễ giảm chất lượng, khách hàng mượn cớ đó để yêu cầu hạ giá.

VƯƠNG NGỌC - CA LINH

Dây chuyền chế biến, đóng gói gạo thành phẩm tại nhà máy chế biến lương thực Long An [thuộc Vinafood 2]. [Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN]

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tuần này đã tăng lên mức cao nhất của ba tháng rưỡi do nhu cầu ổn định và chi phí vận chuyển tăng. Điều này đã khiến một số thương nhân không muốn ký hợp đồng mới.

Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 415-420 USD/tấn hôm 17/3, so với mức 410-415 USD một tuần trước.

"Nhu cầu ổn định, nhưng các thương nhân đang do dự trong việc ký hợp đồng mới giữa bối cảnh chi phí vận chuyển tăng cao," một thương nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Theo thương nhân này, chi phí vận chuyển ra nước ngoài đã tăng đáng kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga bùng phát.

Trong khi đó, một thương nhân khác cho biết: "Chúng tôi đang nghe tin Philippines có thể sớm gỡ bỏ hạn chế nhập khẩu đối với gạo Việt Nam."

Philippines, quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, đã ban hành lệnh hạn chế tạm thời đối với nhập khẩu ngũ cốc từ Việt Nam vào tháng 11 năm ngoái, giữa bối cảnh mùa màng trong nước bội thu.

[Nông sản Việt hướng tới chuẩn hữu cơ, chinh phục thị trường Nhật Bản]

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã giảm nhẹ xuống 410-428 USD/tấn từ mức 415-428 USD/tấn của tuần trước và cũng là mức cao nhất kể từ cuối tháng 6/2021.

Một thương nhân cho biết: “Đồng baht đã suy yếu và giá gạo trong nước sẽ giảm trong tuần tới do những nguồn cung bổ sung mới.”

Các thương nhân cho biết tại Thái Lan, nhu cầu mua gạo chất lượng thấp từ các nhà máy thức ăn chăn nuôi trong nước vẫn cao, do những công ty này muốn sử dụng nhiều gạo hơn trong hỗn hợp thức ăn chăn nuôi, giữa bối cảnh giá lúa mỳ và ngô tăng.

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ gạo chất lượng thấp từ nước ngoài hầu như không có, ngoại trừ các hoạt động xuất khẩu sang Iraq.

Giá gạo 5% tấm tại Ấn Độ, nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, được báo ở mức 371-378 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, do nhu cầu đối với nguyên liệu dùng làm thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao.

Một nhà xuất khẩu có trụ sở tại thành phố Kakinada ở miền Nam bang Andhra Pradesh [Ấn Độ], cho biết: "Gạo tấm đang được săn lùng. Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đang thay thế ngô bằng gạo 25% tấm và gạo 100% tấm.”

Tại nước láng giềng Bangladesh, giá gạo nội địa đã tăng trở lại trong tuần này bất chấp triển vọng mùa màng tích cực và hoạt động dự trữ được duy trì tốt, các thương nhân cho biết.

Thị trường nông sản Mỹ

Giá các mặt hàng nông sản trên Sàn giao dịch Chicago [Mỹ] đồng loạt giảm trong phiên giao dịch ngày 18/3, dẫn đầu là lúa mỳ.

Cụ thể, kết thúc phiên này, giá ngô giao tháng 5/2022 giảm 12,75 xu Mỹ [1,69%] xuống 7,4175 USD/bushel. Giá lúa mỳ giao tháng 5/2022 giảm 34,25 xu Mỹ, [3,12%] xuống 10,6375 USD/bushel.

Trong khi đó, giá đậu tương giao tháng 5/2022 cũng hạ 0,5 xu Mỹ [0,03%], xuống 16,68 USD/bushel [1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg].

Giới thương nhân đang do dự ký các hợp đồng mua bán mới, một phần do họ ngại về những biến động gần như không thể kiểm soát được xung quanh khu vực Biển Đen trong hai ngày cuối tuần.

Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago nhận định biến động giá sẽ trở nên trầm trọng hơn do tâm lý muốn dừng lại quan sát thị trường.

Ngoài những tác động địa chính trị, yếu tố thời tiết cũng đóng vai trò quyết định. Dự trữ ngũ cốc và hạt dầu trên toàn cầu sẽ thấp hơn nếu khu vực Bắc Bán Cầu không đạt sản lượng kỷ lục trong mùa Hè này.

Ngoài ra, chất lượng mùa màng ở khu vực Nam Mỹ trong giai đoạn từ tháng 12 đến tháng 2 cũng rất quan trọng.

Giao dịch bất ổn trên thị trường nông sản diễn ra vào thời điểm Bộ Nông Nghiệp Mỹ công bố kế hoạch gieo trồng và các số liệu về dự trữ lương thực hôm 1/3.

Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất đối với cán cân cung và cầu ngũ cốc toàn cầu trong dài hạn là liệu xuất khẩu ở khu vực Biển Đen có được nối lại vào nửa cuối năm 2022 hay không.

Thị trường càphê thế giới

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá càphê Robusta trên sàn ICE Europe-London đảo chiều tăng.

[Ảnh minh họa: Dư Toán/TTXVN]

Giá loại giao ngay tháng 5/2022 tăng 28 USD, lên 2.167 USD/tấn và giá loại giao tháng 7/2022 tăng 23 USD, lên 2.136 USD/tấn. Đây là những mức tăng rất đáng kể, trong khi khối lượng giao dịch duy trì rất thấp dưới mức trung bình.

Tương tự, giá càphê Arabica trên sàn ICE US-New York cùng xu hướng tăng. Giá loại giao ngay tháng 5/2022 tăng 3,95 xu Mỹ, lên 220,05 xu/lb và giá loại giao tháng 7/2022 tăng 3,65 xu, lên 219,65 xu/lb, đều là các mức tăng khá mạnh với khối lượng giao dịch trên mức trung bình. [1 lb = 0,4535 kg].

Giá càphê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng 400-500 đồng, lên dao dộng trong khung 41.000-41.600 đồng/kg.

Giá càphê hưởng lợi khi dòng vốn đầu cơ quay trở lại và giá vàng tiếp tục sụt giảm trước tin đồn Nga sẽ xả kho vàng dự trữ để cứu tỷ giá đồng ruble lao dốc do các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Tuy nhiên theo chuyên gia tư vấn của ngân hàng Rabobank, thị trường càphê sẽ sớm chịu sức ép khi các báo cáo cho thấy lượng tồn kho tại sàn giao dịch ICE US-New York đã vượt ngưỡng tâm lý và các nước sản xuất cà phê Robusta chính như Brazil và Indonesia bắt đầu bước vào vụ thu hoạch mới năm nay.

Trong khi đó, khả năng giá trung bình tại London sẽ về dưới mức 1900 USD/tấn là không loại trừ do tiêu thụ sụt giảm vì dịch bệnh COVID-19 và các căng thẳng địa chính trị./.

Phương Nga [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề