Gãy mũi phần trăm thương tích là bao nhiêu năm 2024

Sáng 24.9, trao đổi với phóng viên Thanh Niên, đại diện Công an Q.Bình Tân, TP.HCM cho biết theo kết quả giám định, tỉ lệ tổn thương cơ thể sau khi bị chồng đánh gãy mũi của chị T. là 9% [dưới 11%] nên không thể khởi tố người chồng về tội Cố ý gây thương tích. Do đó, công an phường sẽ ra quyết định xử phạt hành chính người chồng về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình.

Theo đó, người chồng có thể bị xử phạt hành chính số tiền từ 1.000.000 - 1.500.000 đồng [theo Nghị định 167/2013]. Giải thích về tỉ lệ tổn thương cơ thể là 9% nhưng cũng không khởi tố về tội Hành hạ người khác, đại diện Công an Q.Bình Tân cho biết: "Để khởi tố về tội hành hạ người khác, hành vi đánh người khác phải là hành vi lặp đi lặp lại, trong một thời gian nhất định. Còn trong sự việc này, người vợ chỉ có bằng chứng về việc chồng đánh mình gãy mũi nên cơ quan cảnh sát điều tra không thể khởi tố".

Cụ thể, theo quả giám định, chị T. bị chấn thương gãy xương mũi đã được điều trị, hiện không còn dấu vết thương tích bên ngoài, tình trạng ổn định. Thương tích do vật gây tác động gây ra, không nguy hiểm đến tính mạng. Than đau đầu khi vào viện, không ghi nhận bất thường trên lâm sàng và cận lâm sàng lúc vào viện và khi đến giám định, ổn. Không đủ cơ sở nhận định hung khí. Tỉ lệ tổn thương có thể do thương tích gây nên hiện tại là 9%.

Đánh vợ gãy mũi trước mặt con

Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, ngày 6.7.2019, chị T. [ngụ Q.Bình Tân, TP.HCM] đang cho con ăn thì vô tình thấy tin nhắn ở điện thoại anh S.[36 tuổi, chồng cũ còn ở chung nhà] đang nói xấu mình với em trai. Bực tức vì hai người đàn ông nói những lời lẽ không hay về mình, chị T. phản ứng và yêu cầu anh S. nói với em trai mỗi lần đưa con trai chị đi đâu phải được sự đồng ý của chị, do tòa đã quyết chị được quyền nuôi con sau ly hôn.

Chị T. đau đớn khi vừa hoàn tất thủ tục ly hôn thì chồng đánh

K.T

“Chỉ có vậy mà ảnh nổi sừng lên lao vào đánh. Tôi phải nhanh né ra khỏi chỗ con trai ngồi kẻo trúng con. Anh nắm đuôi tóc rồi đập mặt tôi xuống sàn, choáng váng không thấy đường nhưng theo quán tính tôi vùng chạy ra cửa. Mở xong lớp cửa đầu tiên bị đập đầu xuống sàn cái nữa. Tới lớp cửa thứ hai vẫn vậy, tôi hoảng quá vừa chạy vừa khóc. Anh đóng cửa ở trong nhà coi ti vi. Bảo vệ thấy máu me bê bết nên gọi công an tới. Họ đưa tôi đi cấp cứu và mời anh lên công an làm việc”, chị T. rùng mình nhớ lại.

Tội nghiệp nhất có lẽ chính là con trai của anh chị. Trước khi vào viện cấp cứu, 11 giờ đêm, chị T. phải tranh thủ pha cho con bình sữa để con vô công an lấy lời khai cùng với anh S. Lát sau, ba chị T. nghe tin mới hớt hải chạy tới trụ sở công an đón cháu về, vì anh S. bị tạm giữ 2 ngày.

Chị T. ngao ngán kể tiếp: “Nhìn người ta nằm viện được chồng chăm sóc, còn tôi thì vì chồng đánh nên mới nhập viện nghĩ mà ứa nước mắt. Khi vô thăm anh còn nói: Tao đánh mày dơ tay tao, xui mới trúng lỗ mũi thôi. Nay mổ mũi coi chừng hôm sau mổ miệng… Nghe mà tôi không tin được đó là lời nói của người mình từng yêu. Nhìn tôi như vậy mà anh vẫn không chút ăn năn”.

Vậy nhưng nghĩ về những quá khứ hạnh phúc, chị T. vẫn định xuất viện sẽ xin bãi nại, hơn nữa chị mong muốn trong lý lịch của con trai không có người cha phải ngồi tù. Chị vừa về nhà, anh S. lại không xin lỗi mà nhắn tin chì chiết chị với những lời lẽ xúc phạm nên chị tiếp tục gửi đơn đến Công an Q.Bình Tân.

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, những tai nạn bất ngờ khi làm việc, chơi thể thao hay do xô xát, va chạm có thể là nguyên nhân gây gãy sống mũi. Tình trạng này khiến gương mặt biến dạng, thậm chí hoạt động của hệ hô hấp chịu nhiều tác động tiêu cực. Đó là lý do người bệnh cảm thấy lo lắng không biết tổn thương sống mũi có phải chấn thương nguy hiểm hay không?

1. Hiện tượng gãy sống mũi

Gãy sống mũi hay còn được hiểu là hiện tượng chấn thương xương mũi, đây là khu vực ở giữa mặt, nhô cao hơn so với các bộ phận khác. Do đó, trong sinh hoạt hàng ngày, nếu bạn không cẩn thận thì xương mũi có nguy cơ tổn thương rất cao.

Gãy sống mũi có thể xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày

Các bác sĩ cho biết, chấn thương xương mũi là một trong những chấn thương hàm mặt phổ biến nhất trong nhiều năm trở lại đây. Khi xương mũi gãy, một số khu vực lân cận cũng bị tổn thương, ví dụ như vách ngăn hoặc sụn mũi, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Nhìn chung, tổn thương sống mũi xảy ra với nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Bệnh nhân tổn thương sống mũi nhẹ thường bình phục nhanh hơn, ít gặp di chứng. Tuy nhiên, dù chấn thương ở mức độ nào, bạn vẫn phải chuyên tâm điều trị để hạn chế tối đa di chứng xảy ra nhé! Việc chủ động điều trị sẽ giúp bạn phục hồi sức khỏe nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí điều trị bệnh.

Theo các số liệu thống kê, bệnh nhân tổn thương sống mũi đa phần là người trưởng thành, bởi vì xương mũi của họ tương đối giòn. Song, các bậc phụ huynh cũng cần để ý tới trẻ nhỏ. Bởi vì nếu trẻ không may bị gãy xương mũi, gương mặt có thể biến dạng trong một thời gian dài, đồng thời nhiều cơ quan lân cận cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực.

2. Cách phát hiện tình trạng gãy sống mũi kịp thời

Đối với bệnh nhân gặp chấn thương hàm mặt, nếu tổn thương được phát hiện sớm thì họ có thể điều trị kịp thời, tránh tình trạng biến dạng khuôn mặt, hoạt động của một số cơ quan suy giảm. Để làm được điều đó, trước tiên bạn cần nắm được các dấu hiệu thường gặp của bệnh nhân gãy sống mũi.

Bạn nên thận trọng nếu đau, sưng vùng mũi nhé

Đau và căng tức mũi là cảm giác mà bất cứ bệnh nhân nào bị tổn thương xương mũi cũng phải đối mặt. Cảm giác đau nhức này càng ngày càng tăng nếu bạn chạm vào khu vực bị tổn thương. Đồng thời, người bệnh cũng gặp phải triệu chứng như: chảy máu hoặc dịch nhầy từ mũi. Đây là tín hiệu cảnh báo xương mũi đang gặp tổn thương nghiêm trọng, các bạn tuyệt đối không được bỏ qua các triệu chứng kể trên .

Với những chấn thương nặng, mũi của người bệnh còn biến dạng, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của gương mặt. Điều này khiến bệnh nhân không giấu được sự tự ti mỗi khi đi ra ngoài đường.

Thậm chí, một vài bệnh nhân còn cảm thấy hô hấp trở nên khó khăn hơn, tình trạng nghẹt mũi, khó thở diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Triệu chứng kể trên cho thấy xương mũi của người bệnh đã tổn thương nặng nề, họ cần được điều trị sớm, nếu không các di chứng tệ hơn sẽ xuất hiện và đe dọa tới sức khỏe của bệnh nhân.

3. Gãy xương mũi có phải chấn thương nghiêm trọng không?

Nhiều người lo lắng không biết gãy sống mũi có phải là chấn thương nặng hay không? Thực tế, nếu bạn không được điều trị đúng cách thì đây sẽ là một dạng chấn thương khá nghiêm trọng.

Gãy sống mũi có thể gây ra nhiều di chứng nghiêm trọng

Thứ nhất, mũi của bệnh nhân có nguy hiểm biến dạng vĩnh viễn, ảnh hưởng tới sự hài hòa của toàn bộ gương mặt. Đây là một trong những di chứng thường gặp nhất và khiến người bệnh mặc cảm, tự ti trong một thời gian dài.

Vẹo vách ngăn là di chứng thường xảy ra đối với những người bị tổn thương xương mũi. Triệu chứng thường gặp đó là bệnh nhân nghẹt mũi, khó thở, sinh hoạt hàng ngày bị cản trở. Trong trường hợp này, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân tiến hành phẫu thuật để xử lý dứt điểm tình trạng vẹo vách ngăn.

Bên cạnh đó, các bạn không nên chủ quan với di chứng tụ máu do chấn thương xương mũi gây ra. Nếu không phát hiện và điều trị đúng cách, sụn mũi có nguy cơ bị phá hủy, tốt nhất các bạn nên theo dõi sức khỏe trong và sau khi đã điều trị chấn thương xương mũi nhé!

Một số trường hợp bệnh nhân bị suy giảm chức năng hô hấp, nguyên nhân là do họ không điều trị triệt để chấn thương sống mũi. Lúc này, mũi biến dạng, cấu trúc đường dẫn khí cũng thay đổi và gây nhiều khó khăn khi bạn hô hấp.

Bệnh nhân phải thường xuyên theo dõi triệu chứng bất thường xảy ra ở vùng mũi

4. Cách phát hiện chấn thương xương mũi

Để có thể phát hiện tình trạng gãy sống mũi, bác sĩ cần sự hỗ trợ của các thiết bị y tế hiện đại, kết hợp với khám lâm sàng, theo dõi triệu chứng của bệnh nhân. Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh X - quang hoặc CT scan được áp dụng rộng rãi nhằm phát hiện và đánh giá chấn thương xương mũi.

Khi kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ phát hiện được các chấn thương ở khu vực xung quanh và không bỏ sót bất cứ tổn thương nào. Kết quả chẩn đoán sẽ là cơ sở quan trọng giúp bác sĩ xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp cho các bệnh nhân. Tùy vào mức độ chấn thương, bạn sẽ được nắn chỉnh xương hay phẫu thuật.

5. Địa chỉ thăm khám gãy xương mũi uy tín

Như vậy, gãy sống mũi là chấn thương khá nghiêm trọng, chúng ta không thể chủ quan, lơ là việc điều trị. Các bạn nên tìm hiểu, tới thăm khám chấn thương xương mũi tại cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng nhé! Trong đó có thể kể tới bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - đơn vị có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động. Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, đã từng khám và tư vấn cho nhiều ca chấn thương mũi.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng động

Hiện tại, bệnh viện đã trang bị nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu khám, theo dõi sức khỏe cho các bệnh nhân. Đó là Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 cùng hệ thống máy móc chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như X-quang, siêu âm, MRT, CT scan,... Đồng thời, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC rất vinh dự được Hội Bệnh học Hoa Kỳ trao chứng chỉ CAP cho LAB đạt tiêu chuẩn.

Nếu Quý khách quan tâm và có nhu cầu đặt lịch khám tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh nhất

Chắc hẳn qua bài viết này các bạn đã giải đáp được thắc mắc: gãy sống mũi có phải chấn thương nghiêm trọng hay không? Chúng ta nên thận trọng trong sinh hoạt hàng ngày để hạn chế chấn thương không đáng có ở vùng xương mũi bạn nhé!

Chủ Đề