Em hãy nếu những phẩm chất tốt đẹp của anh Kim Đồng


Mộ Anh Kim Đồng ở Pác Pó [xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng] 

Nghe bài hát Kim Đồng. Sáng tác: Phong Nhã
     

TIỂU SỬ ANH KIM ĐỒNG

Anh hùng Kim Đồng [tên thật là Nông Văn Dền] sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc [Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay].
 

Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ.
 

Tháng 5 năm 1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
 

Rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hoả lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 15 tuổi, anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam noi theo.


Ngày 23 tháng 9 năm 1997, Nông Văn Dền [tức Kim Đồng] được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.


Anh Kim Đồng là người rất nhanh trí, dũng cảm.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 9

1] Kim Đồng

Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, sinh năm 1929 Ở Thôn Nà Mạ, Xã Xuân Hòa , Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng. Cha anh bị thực dân Pháp Bắt đi Phu và bị chết. Kim Đồng theo cách mạng làm liên lạc, là một trong 5 đội viên đầu tiên của đội.

Trong một lần đi liên lạc về giữa đường gặp địch phục kích, Kim Đồng nhanh trí nhử cho địch

nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy các đồng chí cán bộ ở gần đó đã nhanh chóng thoát lên rừng. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh tại một địa điểm

gần ngay ở suối Lê Nin. Hôm ấy là ngày 15/2/1943, anh vừa tròn 14 tuổi. Anh được nhà nước ta phong tặng danh hiệu “ Anh hùng lực lượng vũ trang ”.

2] Nguyễn Văn Trỗi

Liệt sĩ cách mạng, chiến sĩ biệt động nội thành Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 01/02/1940 tại làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau hiệp định Geneve, ông còn nhỏ tuổi, nên theo gia đình vào sống tại Sài Gòn làm nghề thợ điện ở nhà máy đèn Chợ Quán. Tại đây ông giác ngộ cách mạng, tham gia vào tổ chức biệt động vũ trang thuộc Đại đội Quyết Tử 65, cánh Tây Nam Sài Gòn. Đầu năm 1964, nhân dịp Tết Nguyên Đán, ông ra căn cứ Rừng Thơm  [thuộc huyện

Đức Hòa, tỉnh Long An] học chính trị và nghệ thuật đánh biệt động tại nội thành.Tháng 5/1964, chính phủ Hoa Kỳ phái một phái đoàn chính trị, quân sự cao cấp sang Sài Gòn nghiên cứu tình hình miền Nam. Với lòng căm thù giặc sâu sắc, ông xin Ban chỉ huy quân sự biệt động tiêu diệt phái đoàn do Bộ trưởng Quốc phòng là Robert Macnamara dẫn đầu. Giữa lúc đang tiến hành công tác gài mìn tại cầu Công Lý [nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi] ông bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 09/05/1964.

Trong nhà lao, ông bị nhiều cực hình và cám dỗ, nhưng ông không khai báo gì. Chính quyền Nguyễn Khánh đưa ông ra tòa quân sự kết án tử hình nhằm uy hiếp tinh thần chống Mỹ trong nhân dân ta lúc bấy giờ.  Chúng đưa ông ra xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa – Sài Gòn lúc 09g45’, ngày 15/10/1964. Năm đó ông 24 tuổi.

Sau khi hy sinh, ông được Đảng Lao động Việt Nam tại miền Nam truy nhận là Đảng viên và truy tặng Huân chương Thành Đồng hạng nhất.

3]Võ thị sáu

  Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1935, quê ở Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa.Chị rất vui tính, lúc nào cũng cười cũng hát.Chị thích thêu thùa, may vá, rất yêu hoa, nhất là hoa Lê-ki-ma.Năm 12 tuổi chị được anh trai giác ngộ cách mạng.Chính mắt chị cũng đã chứng kiến cảnh giặc Pháp và bạn Việt gian hà hiếp, giết chóc đồng bào, tàn phá quê hương mình.Vì vậy, chị sớm biết căm thù giặc và theo anh trái trốn lên chiến khu giúp cách mạng trong mọi việc.Năm 14 tuổi [1949], chị nhận nhiệm vụ đầu tiên cách mạng giao cho.Về Đất Đỏ, chị dùng lựu đạn giết được một tên quan ba Pháp và làm bị thương 23 tên lính giặc.Sau đó, chị ở lại Bà Rịa làm nhiệm vị điều tra tình hình địch và tiếp tế cho chiến khu.Năm 1950, chị mang lựu đạn về giết tên cai tổng Tòng, một tên bán nước đại gian ác ở ngay làng.Lần đó chị bọn đế quốc bắt giam. Ròng rã gần 3 năm trời, chị Sáu bị chúng đưa từ nhà giam này đến nhà giam khác.Chúng dùng cùm kẹp, tra tấn dã man rồi lại ngon ngọt dị dỗ hòng bắt chị cung khai tổ chức và cán bộ cách mạng.Nhưng lúc nào chị cũng kiên gan, không hé môi nửa lời.Cùng kế, chúng đưa chị ra Côn Đảo rồi tìm cách giết chị.Biết rõ âm mưu của địch song chị vẫn hần nhiên,vui tươi, tin tưởng vào tiền đò tất thắng của cách mạng Việt Nam.Quân thù quyết định thủ tiêu chị.Chị ra pháp trường với vụ cười và tiếng hát trên môi.Không chịu để bọn lính bịt mắt mình, người con gái vinh quang vùng Đất Đỏ hiêng ngang nhìn vào cả nòng súng của chúng đang tua tủa nhằm vào ngực mình, dõng dạc hô to:

    -  Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất muôn năm !

    -  Hồ Chủ Tịch muôn năm !

Phẩm chất cao đẹp cùng cái chết hiên ngang của chị đã có sức cổ vũ lớn tới các đồng chí bị đầy đọa ở côn đảo ngày ấy cũng như về sau này trong thời kì Mỹ - Diệm đen tối.

Câu hỏi: Con thấy anh Kim Đồng có những phẩm chất tốt đẹp gì ?

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Thực hành tập đọc: Người liên lạc nhỏ !!

Lý thuyết

Mục lục

* * * * *

Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ làm giao liên, dẫn đường bảo vệ cán bộ, đưa cán bộ đến địa điểm mới.

Vì sao bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng?

Gợi ý: Tại thời điểm đó, địch truy lùng rất gắt gao các cán bộ, chiến sĩ hoạt động cách mạng.

Bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng vì vùng này là vùng người Nùng, bác cán bộ phải làm như vậy để che mắt địch.

Vì sao bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng?

Gợi ý: Tại thời điểm đó, địch truy lùng rất gắt gao các cán bộ, chiến sĩ hoạt động cách mạng.

Bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng vì vùng này là vùng người Nùng, bác cán bộ phải làm như vậy để che mắt địch.

Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Cách đi đường của hai bác cháu được bố trí như sau: Kim Đồng đi trước, ông ké lững thững đi sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người trước làm hiệu, người sau tránh vào ven đường.

Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Cách đi đường của hai bác cháu được bố trí như sau: Kim Đồng đi trước, ông ké lững thững đi sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người trước làm hiệu, người sau tránh vào ven đường.

Hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch.

Gợi ý: Em đọc đoạn 2 và 3, chú ý đoạn đối thoại giữa Kim Đồng và giặc.

Sau đây là các chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng:

Gặp địch, Kim Đồng không hề sợ hãi mà vẫn thản nhiên huýt sáo làm hiệu. Khi giặc hỏi, Kim Đồng nhanh trí trả lời ngay: Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm. Kim Đồng đã lừa địch bằng cách quay lại gọi: "Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa lắm đấy!". Sự mưu trí ấy làm cho giặc tưởng rằng đó chính là thầy mo thật.

Nội dung: Kim Đồng là một liên lạc mưu trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ, là tấm gương yêu nước tiêu biểu của thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Chọn đáp án đúng

1. Anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến gặp ai?

a. Một thanh niên.

b. Một nhóm người lạ.

c. Một ông ké.

2. Chi tiết nào nói chưa đúng về anh Kim Đồng?

a. Đó là một cậu bé dân tộc Dao.

b. Quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

c. Tên thật là Nông Văn Dền.

d. Cả b và c

3. Con hãy cho biết Ông ké mà anh Đức Thanh dẫn đến là ai?

a. Là người dân trong bản.

b. Là thầy mo.

c. Là đồng chí cán bộ

4. Trông hình dáng của bác cán bộ ra sao?

a. Chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai.

b. Trông rất lịch sự và sang trọng.

c. Nhanh nhẹn và cao lớn.

5. Cách hai người đi đường có điểm gì đặc biệt?

a. Đi nhanh chóng và cẩn thận.

b. Bác cán bộ đi trước, Kim Đồng đi sau nghe ngóng.

c. Kim Đồng đi trước, thấy có gì đáng ngờ sẽ làm hiệu cho bác cán bộ theo sau.

6. Khi gặp lính Tây giữa đường, Kim Đồng đã làm gì?

a. Sợ hãi, thất thần.

b. Lúng túng, không biết phải làm thế nào.

c. Bình tĩnh huýt sáo báo hiệu cho bác cán bộ.

7. Chi tiết nào cho thấy sự nhanh trí của Kim Đồng?

a. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đằng sau tránh vào ven đường.

b. Gặp Tây đồn đem lính đi tuần, Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo.

c. Kim Đồng nói với Tây ông ké là thầy mo về nhà anh để cúng cho mẹ anh khỏi ốm.

d. Tất cả các đáp án trên.

8. Con hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:

thầy mo, ông ké, Nùng

a. Một dân tộc thiểu số ở phía Bắc: ..

b. Là người đàn ông cao tuổi: …

c. Thầy cúng ở miền núi:…

9. Con thấy anh Kim Đồng có những phẩm chất tốt đẹp gì?

Con hãy chọn những đáp án đúng [Được chọn nhiều đáp án]

a. Nhanh trí

b. Học giỏi

c. Dũng cảm

d. Nhút nhát

10. Nội dung của câu chuyện nói về điều gì?

a. Sự nguy hiểm, gian nan của cán bộ chiến sĩ trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

b. Ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của anh Kim trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

c. Ca ngợi sự nhanh trí của ông ké và Kim Đồng.

Video liên quan

Chủ Đề