Mang thai tháng thư 9 bị đau bụng dưới

Đau bụng ở bà bầu là tình trạng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng đau bụng ở bà bầu có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm không thể chủ quan.

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng. Trong đó có thể kể đến một vài nguyên nhân thường gặp dưới đây:

Tình trạng táo bón, gây khó chịu, đầy hơi, đau bụng trong một số thời điểm nhất định của thai kỳ. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn hoặc do thai nhi lớn lên, gây sức ép lên dạ dày và ruột, khiến hệ tiêu hóa bị yếu đi.

Một số bà bầu gặp tình trạng căng dây chằng, dẫn tới đau ở một hoặc cả hai bên bụng dưới, ở háng và thường xuất hiện trong quý II của thai kỳ. Thời kỳ này, các dây chằng bị giãn ra do phải nâng đỡ trọng lượng mỗi ngày mỗi to của thai nhi.

Cơn đau khởi phát khi thai phụ đột ngột thay đổi vị trí như lúc trở dậy khỏi giường, đứng lên từ một chiếc ghế hoặc khi ho hay lúc bước ra khỏi bồn tắm. 

Ngoài ra, cơn đau cũng có thể xuất hiện sau một ngày hoạt động nhiều hoặc tham gia các bài thể dục. Nếu cơn đau còn tái diễn ngay cả khi bạn đã tìm cách nghỉ ngơi thì hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở bà bầu trong thai kỳ

Còn được gọi là cơn chuyển dạ giả. Đến tuần thứ 37 [hoặc trước đó], các cơn co này có thể xuất hiện thường xuyên, liên tục và gây đau bụng. Nên đi khám nếu cơn co kèm theo đau lưng dưới; cơn co kéo dài hơn một giờ đồng hồ dù nó không gây đau hoặc bất kỳ dấu hiệu nào nghi là chuyển dạ sớm.

Bên cạnh những nguyên nhân thường gặp kể trên, khi bà bầu bị đau bụng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe như:

Xảy ra khi trứng được thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng. Các triệu chứng của nó thường đến sớm, khoảng tuần thứ 4 – thời điểm bạn vừa biết mình mang bầu.

Nên đi khám nếu bạn có những biểu hiện: bụng hoặc xương chậu đau nhói, âm đạo ra máu [có màu đỏ hoặc nâu, ra liên tục hoặc cách quãng], các cơn đau trầm trọng hơn khi bạn di chuyển hoặc ho… Nếu không được can thiệp kịp thời, thai lạc vị hay mang thai ngoài tử cung có khả năng bị vỡ, đe dọa đến sức khỏe thai phụ.

Sảy thai tự nhiên xảy ra phổ biến trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ. Âm đạo ra máu là dấu hiệu cảnh báo sớm, tiếp theo là tình trạng đau bụng kéo dài trong vài giờ đồng hồ hoặc vài ngày. 

Thai phụ có thể bị ra máu nặng hoặc nhẹ, tùy trường hợp. Cơn đau bụng xuất hiện bất ngờ lên hoặc liên tục, từ trung bình đến đau nhói và cảm giác đau lan xuống vùng lưng dưới và xương chậu.

Nên đi khám sớm nếu thai phụ xuất hiện những dấu hiệu sau trong quý II hoặc quý III:

  • Gia tăng dịch tiết âm đạo hoặc thay đổi dịch [dịch trở nên đặc hoặc có lẫn máu…];
  • Âm đạo ra máu nhỏ giọt hoặc như ngày cuối của kỳ kinh;
  • Đau bụng, xuất hiện những cơn co cơ kéo dài hơn một giờ đồng hồ, dù không kèm theo đau;
  • Tăng áp lực lên khung xương chậu;
  • Đau lưng dưới, nhất là bạn chưa từng bị đau lưng bao giờ.

Là tình trạng nguy hiểm trong thai kỳ với nhiều biểu hiện đa dạng:

  • Nhau thai bị đứt có khả năng gây ra máu đột ngột và dễ dàng khi quan sát.
  • Một số trường hợp khác, ra máu không phải là triệu chứng đầu tiên; thay vào đó, thai phụ sẽ bị vỡ nước ối trước khi có dấu hiệu ra máu.

Ngoài ra, còn xuất hiện những triệu chứng chung là: tử cung mềm, cơn co cơ thường xuyên và không dứt, giảm hoạt động của thai. Thai phụ nên đi khám sớm nếu phải đối mặt với những biểu hiện kể trên.

Có thể gây rối loạn mạch máu, ảnh hưởng đến những cơ quan trong cơ thể như thận, gan và nhau thai. Sau tuần thứ 20, thai phụ có khả năng mắc tiền sản giật nếu có huyết áp cao, protein trong nước tiểu; sưng phù ở mặt, quanh mắt, sưng nhẹ ở tay và đột nhiên phù ở chân và mắt cá chân. Nếu mắc tiền sản giật nặng, thai phụ sẽ bị đau căng bụng trên, đau đầu trầm trọng, thị giác thay đổi, buồn nôn và nôn.

Tiền sản giật có thể là nguyên nhân gây đau bụng ở bà bầu

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai: nhiễm khuẩn bàng quang, đau và nóng rát khi tiểu; đau bụng dưới và khó chịu ở xương chậu; tiểu nhiều và tiểu không kiểm soát; nước tiểu có mùi chua, vẩn đục như đám mây và có thể lẫn với máu có thể là nguyên nhân gây đau bụng thai kỳ ở bà bầu.

Nếu đi khám nếu thai phụ có các biểu hiện kể trên vì nếu không, nhiễm trùng đường tiểu có khả năng dẫn tới nhiễm trùng bàng quang, ảnh hưởng đến thận và gây sinh non.

Triệu chứng khi thận đã bị nhiễm khuẩn: sốt cao, ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi; đau ở lưng dưới hoặc một bên xương sườn [có khi là cả hai bên]; nôn và buồn nôn, nước tiểu có lẫn máu.

Bà bầu bị đau bụng có thể do nhiều nguyên nhân, đôi khi đó là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Do đó tốt nhất khi cảm thấy đau bụng âm ỉ hoặc đau thành cơn liên tục, mẹ bầu nên liên hệ với bác sĩ để thăm khám, siêu âm nhằm biết chính xác nguyên nhân gây đau bụng để xử lý kịp thời.

Với những trường hợp đau bụng thai kỳ không gây nguy hiểm, bà bầu có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm bớt tình trạng này.

– Ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì việc ăn nhiều trong một bữa, kết hợp tập luyện nhẹ nhàng để giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn.

– Tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

– Hạn chế vận động mạnh, đứng lên ngồi xuống đột ngột có thể gây căng dây chằng gây đau cho bà bầu.

– Chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng.

Mẹ bầu nên thăm khám đều đặn để phát hiện sớm và hạn chế tối đa các tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra trong thai kỳ. Hiện nay, Bệnh viện Hồng Ngọc đang triển khai dịch vụ thai sản trọn gói ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên, giúp bà bầu được theo dõi và chăm sóc chu đáo.

Khoa Sản bệnh viện Hồng Ngọc là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều mẹ bầu

Các gói thai sản được thiết kế linh hoạt, phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau của các mẹ bầu. Với dịch vụ thai sản trọn gói, mẹ được chăm sóc từ a – z trước, trong và sau sinh với đầy đủ các xét nghiệm, siêu âm, chẩn đoán để đảm bảo cho một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Tại bệnh viện quy tụ đội ngũ các bác sĩ sản giỏi chuyên môn, có thâm niên công tác nhiều năm tại các bệnh viện lớn tên tuổi trong nước. Bên cạnh đó, Hồng Ngọc cũng là đơn vị tiên phong triển khai mô hình bệnh viện – khách sạn với cơ sở vật chất và các dịch vụ tiện ích 5* mang lại sự thoải mái và dễ chịu cho các mẹ trong suốt quá trình thăm khám và sinh con.

Để được tư vấn kỹ hơn về thai sản trọn gói mẹ hãy đăng ký tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đau bụng khi mang thai là hiện tượng có thể gặp ở một số mẹ bầu trong thai kỳ. Tìm hiểu về nguyên nhân cũng như triệu chứng cụ thể của tình trạng này sẽ giúp mẹ chủ động xử lý nếu không may gặp phải.

Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng đau bụng khi mang thai ở các bà bầu có thể kể đến như:

Thời gian đầu của quá trình mang thai, sự hình thành và làm tổ của thai nhi trong buồng tử cung khiến mẹ có dấu hiệu đau bụng hơi nhói. Hoặc đau râm ran khó chịu. Tuy nhiên hiện tượng này là bình thường ở nhiều thai phụ và sẽ mất đi trong khoảng ít ngày sau đó.

Phần lớn các chị em mang thai sẽ gặp hiện tượng thai nhi đạp trong bụng. Đây là một hiện tượng rất bình thường minh chứng cho thấy em bé đang phát triển rất tốt. 

Vậy nhưng đến giai đoạn thai nhi bắt đầu đạp mạnh cũng là lúc thành bụng của mẹ dần trở nên căng cứng hơn so với bình thường. Khi đó, cảm giác đau vùng bụng dưới ở mẹ được cảm nhận rất rõ rệt nhưng tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu và dần dần biến mất.

Thai nhi đạp trong bụng có thể là nguyên nhân làm mẹ đau bụng khi mang thai

Một số trường hợp người phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung có hiện tượng đau bụng dưới. Những nguyên nhân gây thai ngoài tử cung có thể kể đến như: Viêm nhiễm vòi trứng: chlamydia, lậu, từng nạo phá thai, thực hiện các phẫu thuật vùng chậu; u nang buồng trứng; lạc nội mạc tử cung; hẹp tắc vòi trứng

Triệu chứng điển hình của tình trạng thai phát triển bên ngoài tử cung có thể làm mẹ bị đau bụng dưới khi mang thai, kèm theo đó là chảy máu âm đạo.

Một số mẹ bầu gặp phải tình trạng đau bụng dưới khi mang thai có thể là do chưa xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp đối với bản thân. 

Tử cung người phụ nữ chịu nhiều áp lực do thai nhi tác động lên, vô tình khiến bà bầu gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu hóa. 

Thêm vào đó, lượng progesterone trong thời thai kỳ tăng cao hơn so với bình thường. Chính vì điều này gây ra hiện tượng mẹ tiêu hóa kém hơn, dẫn đến chứng đau bụng khi mang thai, đi kèm theo đó là hiện tượng táo bón. 

Mẹ bầu tiêu hóa kém có thể gây táo bón kèm đau bụng dưới khi mang thai

Trong một số trường hợp, mẹ bầu gặp phải tình trạng bong nhau thai gây cảm giác đau đớn bởi lúc này tử cung dần trở nên căng cứng. 

Đau bụng dưới khi mang thai những tháng cuối do bong nhau thường đi kèm hiện tượng dịch âm đạo tiết ra nhiều. Đôi khi có thể xuất hiện lẫn máu đỏ hoặc màu đen. Mẹ bầu chớ chủ quan nếu có bất kỳ triệu chứng khác thường kể trên. 

Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng đau bụng khi mang thai đi kèm với những triệu chứng sau đây, thì cần tới bệnh viện để được thăm khám ngay:

  • Đau bụng ngày càng tăng lên, đau từng cơn, đau quặn. Kèm xuất huyết ra máu âm đạo.
  • Đau bụng từng cơn và tăng dần, không thuyên giảm.
  • Đi ngoài và buồn nôn, có dịch nhầy như bã cà phê.
  • Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên choáng váng và bị ngất xỉu.

Đây là những triệu chứng cảnh báo nguy cơ dọa sảy thai, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu trên, thai phụ cần đến bệnh viện để điều trị nhanh nhất. 

Khi có dấu hiệu bất thường, thai phụ cần đến bệnh viện để kịp thời điều trị

Có thể bạn chưa biết, mang thai tuần đầu tính từ ngày bạn thụ thai thực chất là tuổi thai đã được tính 3 tuần, khái niệm về tuần 1 của thai kỳ chỉ là giai đoạn tiền thụ thai. Do đó, tất cả các triệu chứng mẹ bầu trải qua đều giống với các triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt, bao gồm dấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai.

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu là hiện tượng phổ biến nhưng cũng cần phải lưu ý. Đối với chị em nào mang thai lần đầu cần cẩn thận hơn. Hầu hết chị em bị đau bụng dưới sẽ tự hết sau ít ngày. Tuy nhiên một vài trường hợp vẫn gây nguy hiểm cho mẹ và bé nên cần theo dõi biểu hiện trong ngày.

Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu được cho là hiện tượng hoàn toàn bình thường do quá trình làm tổ của phôi thai. Đây là lúc thai bắt đầu bám vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ. Làm cho mẹ có hiện tượng đau bụng lâm râm như biểu hiện đến kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này sẽ kéo dài 2-3 ngày, giảm nhẹ dần khi tử cung và xương chậu mở đủ rộng.

Theo các chuyên gia, đau bụng khi mang thai tháng thứ 4 thường do tử cung phát triển và dây chằng căng ra để nâng đỡ thai nhi. Đây là biểu hiện xảy ra ở nhiều mẹ và không có gì phải lo lắng nếu cơn đau nhẹ, biến mất khi mẹ chú ý nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế linh hoạt. Tuy nhiên nếu đau bụng với những dấu hiệu đau mạnh, từng cơn thì mẹ cần đi khám sớm.

Bà bầu có thể đau ở phía trên thượng vị hoặc hạ vị trong ba tháng cuối thai kỳ. Mức độ nặng nhẹ của các cơn đau có thể khác nhau, rõ ràng hay từng đợt hoặc đau âm ỉ. Có khá nhiều nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối nên mẹ hãy theo dõi triệu chứng trong ngày.

Tuy nhiên, nếu thai phụ cảm giác đau dữ dội thì đây có thể báo hiệu dấu hiệu nghiêm trọng. Do đó, mẹ bầu cần tới cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời nếu có bất kỳ cảm giác bất thường nào xảy ra.

Nếu đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối không giảm cần đi khám nhanh

Thời gian đầu mang thai, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau bụng lâm râm vùng bụng dưới. Bởi lúc này thai đang làm tổ trong bụng mẹ nên tình trạng đau râm ran chỉ xuất hiện trong khoảng 2 – 3 ngày rồi dần hết.

Tuy nhiên, trong trường hợp các cơn đau một bên bụng dưới [có thể xảy ra ở bên trái hay bên phải] xuất hiện ở thai phụ nhiều lần, cơn đau có thể tự giảm dần nhưng cũng có lúc lại đau dữ dội, hay đau quặn thắt kéo dài. Bà bầu đau bụng quặn từng cơn thường gặp nhiều hơn ở những trường hợp nữ giới từng bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng. Sự xuất hiện của khối u khiến thai phụ gặp phải triệu chứng đau quặn bụng dưới, đau quằn quại và cơn đau sẽ dần thuyên giảm.

Rối loạn tiêu hóa cũng được nêu ra là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bà bầu đau bụng quặn từng cơn.

Ngoài ra, tiền sản giật, tình trạng dọa sảy thai hay mang thai ngoài dạ con cũng được cho là nguyên nhân gây ra đau quặn bụng dưới.

Bà bầu đau bụng trên khi mang thai gần ức có thể là do các nguyên nhân như chèn ép của tử cung khi thai nhi ngày càng lớn, do ăn quá nhiều, da và cơ bắp bị căng ra,…một số trường hợp là nguy hiểm cần can thiệp y tế kịp thời. 

Bụng dưới bên trái là vùng bộ phận thuộc khu vực bên trái từ rốn đến xương chậu. Tử cung của người mẹ bị kéo dài cùng với những áp lực lên dây chằng là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng dưới bên trái. 

Với sự phát triển của bào thai, dây chằng bên trái sẽ chịu tác động và bị kéo căng. Gây ra những cơn đau và có khi cơn đau này kéo lan tới tận háng. Đau bụng dưới bên trái khi mang thai là một triệu chứng thông thường của thai kỳ gặp phải ở mọi phụ nữ.

Khi có dấu hiệu đau bụng bất thường, mẹ bầu chớ chủ quan

Với 19 năm phát triển bền vững và ngày càng được đông đảo quý khách hàng tin yêu, tính đến nay Bệnh viện Hồng Ngọc đã chào đón hơn 35.000 em bé chào đời, chăm sóc hoàn hảo cho hàng nghìn phụ nữ mang thai. Bệnh viện tự hào nằm trong TOP 3 bệnh viện có dịch vụ phụ khoa, thai sản tốt nhất thủ đô Hà Nội. 

Đăng ký thai sản trọn gói, sinh con trọn gói tại Khoa sản Hồng Ngọc, mẹ bầu sẽ được theo dõi thai kỳ bởi các bác sĩ sản khoa có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện sản đầu ngành với hệ thống máy siêu âm, máy monitor nhập khẩu từ Hoa Kỳ hiện đại bậc nhất hiện nay.

Mẹ được tự động nhắc lịch khám thai, được hướng dẫn các thủ tục tận tình, nhanh chóng. Việc thực hiện các xét nghiệm và sàng lọc trước sinh bằng công nghệ tiên tiến cho kết quả nhanh chóng, chính xác.

Lựa chọn sinh con tại Hồng Ngọc, mẹ được hưởng thụ sự chăm sóc toàn diện trước, trong và sau sinh bởi đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp cùng các tiện ích sau sinh từ bữa ăn đến giấc ngủ như nghỉ dưỡng tại khách sạn 5*.

Nếu có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ thai sản trọn gói tại Bệnh viện Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo Hotline 024 7300 8866 ext 0 [Số 8 Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội] / 024 3927 5568 ext 0 [Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội] hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Video liên quan

Chủ Đề