Được lắp đặt trong khi xây dựng nhà:

Xây nhà từ lâu đã được nhiều người mặc định trong đầu là một quá trình vất vả tốn nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên điều đó chỉ đúng khi nói về cách xây dựng truyền thống đòi hỏi thời gian dài và nhiều phí phát sinh. Nhà S P A C E ra đời mang đến một giải pháp về quy trình sản xuất và lắp đặt hoàn toàn mới áp dụng công nghệ hiện đại bậc nhất.

Nhà S P A C E được sản xuất dựa theo công nghệ module hóa giúp việc sản xuất được diễn ra hàng loạt mà không phải chờ thiết kế. Sau khi được gia công, lắp ráp hoàn toàn tại nhà máy, các module được vận chuyển tới địa điểm đã định và hoàn thiện những bước lắp nối cuối cùng để có được một căn nhà hoàn chỉnh.

Quy trình sản xuất và lắp đặt của một căn nhà S P A C E được gói gọn trong 4 bước sau:

Thiết kế là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng nên một ngôi nhà lắp ghép. Tất cả các mô hình nhà mẫu tại AMD đều được tạo nên dựa trên các module cấp 2 [bộ M-6 ma thuật] có sẵn ghép thành tổng thể hình dáng 1 ngôi nhà. Nhờ bộ 6 module này mà KTS có thể dễ dàng trong thiết kế concept kiến trúc cho nhà S P A C E.

Bên cạnh đó, thiết kế hệ thống cơ điện và kết cấu nhà cũng là những phần vô cùng quan trọng. KTS sẽ thiết kế sơ bộ công năng cho ngôi nhà trên mô hình 2D, sau đó sẽ lên mô hình 3D. Các đội ngũ như cơ điện, bộ phận xây dựng – kết cấu đảm nhận hệ thống điện nước cũng như thiết kế móng, điều chỉnh phần kết cấu, chống thấm của ngôi nhà. Sau khi hoàn thiện tất cả ngôi nhà đã sẵn sàng để được đặt hàng và sản xuất hàng loạt.

Sau thời gian dài nghiên cứu về mô hình nhà lắp ghép và các công nghệ liên quan, AMD đã áp dụng thành công quy trình sản xuất hàng loạt theo công nghệ module hóa. Với các kích thước và chi tiết đã có sẵn, việc sản xuất trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Ngoài những lợi ích như rút ngắn thời gian thi công, chi phí sản xuất. Sản phẩm còn được đảm bảo về chất lượng do được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật và nhân công có đào tạo và ổn định về tay nghề. 

Tất cả các cấu kiện của ngôi nhà đều được gói gọn và sản xuất ngay trong nhà xưởng. Nhờ đó, quy trình giám sát chất lượng cũng được tiến hành chặt chẽ hơn nhiều.

Sau khi hoàn thành việc lắp ráp tại xưởng, các module được vận chuyển đến địa điểm yêu cầu để hoàn thiện những khâu cuối cùng. Đối với những căn nhà có diện tích nhỏ, cả căn nhà có thể được vận chuyển đến tận nơi và lắp đặt vào phần móng nhà. Còn với những mẫu nhà có diện tích lớn hơn, các module lần lượt được vận chuyển đến điểm đã định và thực hiện lắp ghép các bộ phận vào với nhau để tạo ra một ngôi nhà hoàn thiện.

Các module sau khi được sản xuất và đưa đến nơi đã định sẽ được tiến hành lắp ghép cũng như hoàn thiện các bước kiểm tra và vệ sinh cuối cùng trước khi bàn giao cho khách hàng và đưa vào sử dụng.

Cận cảnh quy trình lắp đặt tại hiện trường của căn S9A tại Minh Trí – Sóc Sơn

Bạn có thể thấy rằng, quy trình sản xuất và lắp đặt của một ngôi nhà S P A C E chỉ gói gọn trong 4 khâu. Nhờ vậy mà ta thấy được rõ ràng sự nhanh gọn trong quy trình sản xuất hàng loạt được áp dụng bởi công nghệ hiện đại hàng đầu.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về quy trình sản xuất và lắp đặt nói riêng hay nhà S P A C E nói chung thì hãy liên hệ ngay với AMD nhé. Đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.

Theo Khoản 1 Điều 109 Luật Xây dựng 2014 [sửa đổi năm 2020], chủ đầu tư có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng. Nội dung biển báo gồm:

- Tên, quy mô công trình.

- Ngày khởi công, ngày hoàn thành.

- Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tổ chức thiết kế xây dựng và tổ chức hoặc cá nhân giám sát thi công xây dựng.

- Bản vẽ phối cảnh công trình.

Đồng thời, theo Điểm a Khoản 1 Điều 16 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, trường hợp chủ đầu tư là tổ chức không lắp đặt biển báo tại công trường xây dựng hoặc biển báo không đầy đủ nội dung theo quy định nêu trên sẽ bị xử lý hành chính, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Với chủ đầu tư là cá nhân vi phạm thì mức phạt bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Ngoài việc miễn lắp đặt biển báo công trình thì nhà ở riêng lẻ còn được miễn giấy phép xây dựng trong 3 trường hợp sau:

- Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng.

Khi nào được tự thiết kế xây dựng nhà ở? Nhà trên 3 tầng ai thiết kế? Các công trình thế nào thì bắt buộc phải thực hiện thiết kế.

Việc người dân có một mảnh đất xây dựng nhà ở để an cư lập nghiệp, tùy theo điều kiện khả năng kinh tế của từng cá nhân, hộ gia đình xây nhà bao nhiêu tầng, diện tích ra sao? Tuy nhiên, để xây dựng một căn nhà thì việc đầu tiên là các cá nhân, tổ chức phải thiết kế ngôi nhà xây dựng của mình trước khi khởi công xây dựng, vậy cá nhân, tổ chức có thể tự thiết kế nhà ở của mình không? nếu xây nhà trên 3 tầng thì ai là người thiết kế, pháp luật có quy định về vấn đề này không? trong bài viết này thì chúng tôi sẽ trả lời những băn khoăn mà những người chuẩn bị xây nhà đang rất là quan tâm.

Khi nào được tự thiết kế xây dựng nhà ở?

Theo quy định của pháp luật thì chủ nhà trước khi xây dựng nhà, thì bản vẽ thi công phải được các cơ quan tổ chức thẩm định và phê duyệt, nhưng theo quy định của Luật xây dựng năm 2014 thì hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.

Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định như là tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng [nếu có]; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.

Do đó, theo quy định tại Điều 79 Luật xây dựng năm 2014 thì đối với nhà ở dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới mười hai mét, hoặc có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250m2 thì chủ nhà được phép tự thiết kế chỉ cần tuân thủ theo những quy định sau đây:

+ Khi xây dựng nhà ở thì chủ nhà phải tuân theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do bộ xây dựng ban hành, các quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng các yêu cầu về các công năng sử dụng, các thiết bị lắp đặt nếu có sử dụng.

+ Khi tự thiết kế thì chủ nhà phải đảm bảo an toàn chịu lực, an toàn trong việc sử dụng nguyên vật liệu, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống, cháy nổ và các điều kiện an toàn khác khi tiến hành xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Nhà trên 3 tầng ai thiết kế?

Trước khi khởi công xây dựng, thiết kế bản vẽ thi công phải được các cơ quan tổ chức thẩm định và phê duyệt. Tuy nhiên, quy định mới cho phép các nhà ở từ 3 tầng trở lên hoặc tổng diện tích sàn từ 250 m2 trở lên, chủ nhà cần có bản vẽ do tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thiết kế thực hiện, không yêu cầu phải có báo cáo thẩm định, phê duyệt.

Đối với nhà ở mà tổng diện tích sàn xây dựng bằng hoặc lớn hơn 250m2 hoặc từ 03 tầng trở lên hoặc có chiều cao từ 12 mét trở lên người dân không được tự thiết kế mà phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện

Xem thêm: Cách tính thuế xây dựng nhà ở tư nhân? Lệ phí phải nộp khi xây nhà?

Hiện nay, có hai trường hợp thiết kế nhà ở trên 3 tầng trở lên.

Thứ nhất, Đối với nhà ở dưới 7 tầng hoặc tổng diện tích sàn từ 250m2 trở lên thì việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện mà không yêu cầu phải có báo cáo thẩm định phê duyệt.

Pháp luật quy định các lĩnh vực phải có đủ điều kiện năng lực để xây dựng các công trình thuộc các lĩnh vực như sau:

Khảo sát xây dựng gồm khảo sát địa hình là hoạt động nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên trên mặt đất tại địa điểm dự kiến xây dựng công trình phục vụ cho các công tác quy hoạch, thiết kế, tính khối lượng đào, đắp công trình Khảo sát địa hình đóng vai trò quan trọng trước khi quyết định xây dựng một dự án công trình nào.

Việc khảo sát địa hình giúp xác định chính xác vị trí các hạng mục công trình, lại có thể đánh giá được cụ thể điều kiện địa hình tuyến cần khảo sát trên cơ sở đó đề xuất biện pháp thiết kế, san lấp và thi công công trình. Đặc biệt là với những công trình lớn và quan trọng, việc khảo sát địa hình nhằm đánh giá mức độ ổn định, để có biện pháp khắc phục kịp thời nếu vượt quá giới hạn cho phép là điều hết sức cần thiết.

+ Khảo sát địa chất công trình là phần đầu tiên quan trọng của công tác xây dựng công trình. Cung cấp số liệu cho thiết kế móng công trình.

+ Địa chất thủy văn là một ngành khoa học nghiên cứu về nguồn gốc thành tạo, quy luật phân bố, tính chất vật lý và thành phần hóa học, động lực và động thái của nước dưới đất trong lịch sử của Trái Đất, nhằm sử dụng hợp lý những mặt hữu ích của chúng trong nền kinh tế quốc dân và khắc phụ

+ Thiết kế quy hoạch xây dựng bao gồm : Có 3 loại thiết kế quy hoạch xây dựng như sau:  Quy hoạch xây dựng vùng; Quy hoạch xây dựng đô thị;  Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn

Xem thêm: Các trường hợp thay đổi, điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình

+ Thiết kế xây dựng công trình gồm thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình; thiết kế điện – cơ điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế thông gió – cấp thoát nhiệt; thiết kế mạng thông tin – liên lạc trong công trình xây dựng; thiết kế an toàn phòng chống cháy nổ công trình xây dựng.

+ Giám sát thi công xây dựng gồm: giám sát công tác xây dựng công trình Vị trí công việc chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm soát khối lượng, chất lượng công trình thi công theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, đảm bảo tiến độ xây dựng và vấn đề an toàn lao động.

Người đảm nhận công việc giám sát công trình phải là kỹ sư có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Những kỹ sư trong tổ chức tư vấn xây dựng muốn được hành nghề tư vấn giám sát công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký và đã trực tiếp tham gia công ty tư vấn thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.

Chất lượng của một công trình tùy thuộc vào người tư vấn giám sát công trình. Người giám sát giỏi, có đạo đức thì công trình có chất lượng và ngược lại. Chính vì thế, để trở thành một tư vấn giám sát công trình không là điều đơn giản. Và nếu không có đạo đức, người giám sát dễ nhắm mắt trước những bất hợp lý khi thi công. ;giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình; giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ.

+ Kiểm định xây dựng thì kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích”.

Tuy nhiên, theo quy định mới nhất Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kiểm định xây dựng đã được bãi bỏ theo quy định tại Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

+ Định giá xây dựng một khái niệm chung dùng để tiến hành đo bóc khối lượng và ước tính giá xây dựng công trình trong giai đoạn sau thiết kế nhằm đưa ra nhận định độc lập, khách quan, chính xác và đáng tin cậy về nguồn vốn đầu tư, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Phân tích đầu tư và khả năng phát triển để hướng dẫn cho nhà đầu tư, chuyên gia tài chính và nhà xây dựng; Ước tính vốn đầu tư, giá công trình và các chi phí kèm theo; Đánh giá và phân tích rủi ro, khuynh hướng các cơ hội và thay đổi chi phí; Phân tích các quyết định, phân tích tài chính dự án; Quản lý chi phí dự án, đánh giá thanh lý tài sản dự án; Lập dự án và phân tích dự án; đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án; Quản lý dự án, quản lý chi phí, quản lý hợp đồng giúp chủ đầu tư.

Cá nhân. tổ chức được cấp chứng chỉ hành nghề đối với một hoặc nhiều lĩnh vực khi có đủ Điều kiện năng lực theo quy định. 

Xem thêm: Thủ tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại

Thứ hai, các công trình xây dựng mà pháp luật yêu cầu phải có báo cáo thẩm định phê duyệt.theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 05/2015/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì chất lượng nhà ở từ 07 tầng trở lên, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện và phải được thẩm định, cụ thể:

Theo quy định của pháp luật thì đối với các công trình quy mô lớn như công trình cấp 1, cấp đặc biệt chủ đầu tư có thể đề nghị được xem xét cấp giấy phép theo các giai đoạn. Đối với các dự án gồm rất nhiều công trình, chủ đầu tư có thể đề nghị được cấp giấy phép cho một, hai, hay nhiều hoặc tất cả công trình thuộc dự án.

Sở quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật [trường hợp thiết kế ba bước], thiết kế bản vẽ thi công [trường hợp thiết kế hai bước] đối với các công trình sau đây:

+ Đối với các công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng chiều cao không quá 75 mét thì sở xây dựng có thẩm quyền thẩm định theo quy định của pháp luật.

+ Đối với các công trình công cộng, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng đối với công trình cấp II, III được xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh.

Như vậy, có những công trình xây dựng thì chủ nhà được phép tự thiết kế nhà ở đối công trình xây dựng dưới 3 tầng hoặc tổng diện tích 250m2 thì cá nhân, hộ gia đình có thể tự thiết kế nhà ở theo quy định của pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho cá cá nhân, tổ chức có thể tiết kiệm chi phí, thời gian cho người có nhu cầu xây dựng nhà ở theo quy đinh của pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề