Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp của Coca-Cola

Coca-Cola là thương hiệu phổ biến hàng đầu trên Thế giới. 

Cứ mỗi giây có khoảng 10.000 chai Coca – Cola được uống.

Mỗi ngày có tới 1,9 tỷ lon Coca Cola được tiêu thụ tại hơn 200 Quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cách quản lý chuỗi cung ứng của Coca – Cola góp phần không nhỏ cho sự thành công nói trên của hãng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về chuỗi cung ứng của hãng nước ngọt nổi tiếng này cũng như những yếu tố đặc biệt đưa Coca – Cola đến được với chúng ta gần và nhanh đến vậy.

1. Mạng lưới đối tác trong chuỗi cung ứng của Coca – Cola?

Theo báo cáo thường niên của Tập đoàn giải khát này, thì Coca Cola có tới 225 đối tác đóng chai trên Toàn thế giới.

Các đối tác này sẽ thực hiện pha chế, tạo thành các sản phẩm từ mẫu cô đặc mà hãng gửi đến những nhà máy.

Sau quá trình pha chế, các sản phẩm sẽ được đóng gói tại chỗ và vận chuyển đến các điểm phân phối ngay tại địa phương & các vùng lân cận.

Coca Cola chủ yếu tìm kiếm những đối tác tại địa phương để tối ưu chuỗi cung ứng, đảm bảo nhà máy sản xuất gần với nơi trồng đường – nguyên liệu vô cùng quan trọng của các sản phẩm của hãng này. Việc này giúp cho hãng đảm bảo thời gian sản xuất cũng như góp phần vào việc phát triển tình hình kinh tế tại địa phương.

2. Kiểm soát hoạt động phân phối trong chuỗi cung ứng Real – Time?

SWOT của Coca-Cola

Bằng việc ứng dụng công nghệ trong việc vận hành, quá trình phân phối trong chuỗi cung ứng hàng hóa của Coca Cola được hiển thị, điều chỉnh liên tục theo thời gian thực.

Với mục tiêu, các sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ tới các điểm phân phối ngay trong vòng 48h, các xe tải giao hàng của công ty đều được lắp thiết bị theo dõi hành trình GPS.

Thông qua việc thống kế, báo cáo hàng ngày, các hoạt động vận tải hàng hóa trong chuỗi cung ứng của Coca Cola được tối ưu liên tục, giảm thiểu nhanh chóng thời gian sản phẩm đến tay khách hàng, tìm ra được những hành trình ngắn nhất. Bên cạnh đó, giải pháp này cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn các nhân viên của mình, đảm bảo an toàn cho hàng hóa.

3. Tối ưu hóa quãng đường trong việc phân phối?

Có thể bạn chưa biết, đội xe giao hàng của Coca Cola chỉ tính riêng tại Mỹ vượt xa nhiều hãng vận chuyển chuyên nghiệp. Số lượng xe mà hãng này vận hành thậm chí đứng thứ 2 tại Hoa Kỳ chỉ sau hãng bưu chính Quốc Gia.

Số lượng đội xe lớn, cùng với nhiều yêu cầu về giao hàng khác nhau khiến cho việc phân phối hàng hóa của hãng gặp rất nhiều khó khăn.

Để đảm bảo thỏa mãn tất cả nhu cầu đó, Coca Cola đã triển khai công nghệ tối ưu hóa tuyến đường chia các lệnh giao hàng trong các thời điểm phù hợp, hạn chế các khung giờ cao điểm, ùn tắc.

Việc này đem lại sự hài lòng cao cho tất cả các khách hàng/đối tác và giảm thiểu tối đa chi phí nhiên liệu, chi phí xử lý khiếu nại, gia tăng lòng trung thành với thương hiệu.

4. Giao hàng trực tiếp đến điểm bán mà không cần qua nhà phân phối?

Thay vì phải qua các bước trung gian, giảm thiểu thời gian trung chuyển của hàng hóa, Coca Cola lựa chọn chiến lược đưa hàng hóa đến trực tiếp điểm bán trong vòng 48h.

Với chiến lược này, các sản phẩm của Coca Cola luôn được đảm bảo sẵn sàng trên quầy, kệ, luân chuyển hàng hóa tồn, cũ, chai định kỳ.

Việc này giúp công ty giảm thiểu chi phí trung gian, giảm thiểu khả năng hư hỏng của hàng hóa.

5. Vận hành hệ thống kho chứa tự động?

Mô hình vận hành tự động coca-cola

Coca Cola sử dụng hệ thống truy xuất và lưu trữ tự động ASRS ở nhiều nhà máy của đối tác.

Với hệ thống này, hãng có thể kho hàng có thể tự động tính toán, luân chuyển hàng hóa chính xác gần 30.000 kệ hàng trong kho. Hoạt động xuất nhập được thực hiện theo quy trình khoa học, điều này giúp tăng khả năng lưu trữ trong khi bị giới hạn bị diện tích khai thác.

Bên cạnh đó, Công ty cũng sử dụng các công nghệ để nâng cao dây chuyền sản xuất, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, robot để thực hiện nhanh chóng các công việc luân chuyển, xử lý đơn hàng.

6. Giám sát hiệu suất hoạt động thực tế?

Tham khảo: Dịch vụ cho thuê kho

Chúng ta có thể thấy mỗi hoạt động nằm trong chuỗi cung ứng của Coca Cola, hãng đều sử dụng công nghệ để thống kê.

Việc kiểm soát, theo dõi chi tiết giúp hãng tối ưu hơn về hiệu suất thực tế, giảm thiểu những hao phí không đáng có và nâng cao công suất phục vụ.

Các chỉ tiêu thường xuyên được tối ưu như: khoảng cách, thời gian, số lần dừng đỗ khi vận chuyển, Mức tiêu hao nhiên liệu trên từng km, Tốc độ di chuyển lý tưởng, …

Ngoài những đặc điểm nói trên, Coca Cola còn tuân thủ các nguyên tắc như:

- Hình thành mỗi quan hệ hợp tác lâu dài với đối tác

- Tuân thủ các hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu

- Kiểm soát chất lượng chặt chẽ …

Tất cả những điều đó tạo nên sự thành công trong chuỗi cung ứng của Coca – Cola.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm một số thông tin về chuỗi cung ứng của Coca Cola. Nếu cần tư vấn thêm về các dịch vụ phục vụ chuỗi cung ứng, bạn có thể liên hệ ngay với các chuyên gia của ALS để nhận hỗ trợ sớm nhất.

Chia sẻ bài viết này

MỤC LỤC A. GIỚI THIỆU THƯƠNG HIỆU NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA......................6 I. I. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH............................................................6 II. II. CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM................7 B. CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM COCA-COLA.................................................10 III. I. ĐẦU VÀO.............................................................................................................10 IV. 1. Thành phần.............................................................................................................10 V. 2. Nguyên vật liệu......................................................................................................10 VI.a. Lá coca...........................................................................................................10 VII. b...............................................................................................................Hạt Kola 11 VIII. c..............................................................................................Nước bão hòa CO2 11 IX.d. Đường.............................................................................................................11 X. e. Màu thực phẩm [carmel E150d].....................................................................12 XI.f. Chất tạo độ chua [ axit citric]................................................................................12 XII. g.................................................................................................................Caffein: 12 XIII. h............Các công ty cung cấp nguyên vật liệu để tạo nên sản phẩm coca cola: 12 XIV...............................................................II. QUI TRÌNH SẢN XUẤT COCA-COLA .................................................................................................................................... 13 XV.............................................................................................III. SẢN PHẨM ĐẦU RA .................................................................................................................................... 16 XVI. 1....................................................................................................................Nhận xét 16 XVII. 2................................................Các sản phẩm Coca-Cola đã có mặt trên thị trường 17 XVIII..........................................................................................................IV. PHÂN PHỐI .................................................................................................................................... 21 XIX. 1...........................................................................................................Nhà sản xuất : 22 XX. 2....................................................................Tổng đại lý [ đại lý bán sỉ, nhà bán sỉ]: 23 XXI. 3................................................................................................................Nhà bán lẻ: 24 XXII. 4........................................................................................................Người tiêu dùng 25 XXIII...........................................V. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO CỦA COCA COLA .................................................................................................................................... 27 XXIV. 1...........................................................................................Các khái niệm liên quan 27 XXV. a........................................................................................................Hàng tồn kho 27 XXVI. b...............................................................................................Tồn kho trung bình 27 XXVII. c...........................................................................................Điểm đặt hàng lại [R] 27 XXVIII..................................................................................................................................2. Các loại hàng tồn kho.............................................................................................27 XXIX. a.......................................................................................Tồn kho nguyên vật liệu 27 XXX. b..................................................................................Tồn kho sản phẩm dở dang 28 XXXI. c.............................................................................................Tồn kho thành phẩm 28 XXXII. 3............................................................................Các chi phí liên quan đến tồn kho 29 XXXIII. a..............................................................................................Chi phí tồn trữ [Ctt] 29 XXXIV. b..........................................................................................Chi phí đặt hàng [Cđh] 30 XXXV. c...................................................................................................Chi phí thiếu hụt 30 XXXVI. d........................................................................................Chi phí mua hàng [Cmh] 30 XXXVII................................................................................................................................4. Các hệ thống kiểm soát hàng tồn kho....................................................................31 XXXVIII. a.....................................................................................Hệ thống tồn kho liên tục 31 XXXIX. b.....................................................................................Hệ thống tồn kho định kỳ 31 XL. 5............................................................................Về công tác quản lý hàng tồn kho 31 1 Mở đầu Trong quá trình tồn tại và phát triển của mọi tổ chức, cung ứng luôn là hoạt động không thể thiếu. Xã hội ngày càng phát triển, cung ứng càng khẳng định rõ hơn vai trò quan trọng của mình. Giờ đây, trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế Thế giới, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cung ứng đã trở thành vũ khí chiến lược giúp tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường quốc nội và quốc tế. Cùng với quá trình hội nhập toàn cầu hóa ra Thế giới thì đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu thưởng thức các loại thức uống ngày càng cao. Chưa bao giờ sự lựa chọn của con người lại phong phú như vậy. Nước ngọt thì có rất nhiều loại, của nhiều công ty. Sản phẩm đa dạng có mặt ở mọi nơi từ siêu thị, nhà hàng, các cửa hàng, đại lý. Chính sự đa dạng về kênh phân phối đã tạo thuận lợi cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Và tập đoàn Coca-Cola đã được biết đến như một tập đoàn rất mạnh về lĩnh vực nước giải khát trên thế giới, tập đoàn luôn giữ vững vị thế đứng đầu không ai sánh kịp trong ngành công nghiệp nước giải khát. Để có được thành công như vậy là nhờ một phần rất lớn vào sự điều hòa, kết hợp nhịp nhàng giữa từng thành viên trong chuỗi cung ứng Tập đoàn Coca-cola. Ba trong số các vấn đề quan trọng tạo nên sự thành công trong việc quản lý chuỗi cung cấp của Tập đoàn Coca-cola là:  Quản lý tồn kho  Quản lý nhà phân phối  Quản lý nhà bán lẻ Xuất phát từ điều này, em đã chọn việc phân tích chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Nước giải khát Coca-cola Việt Nam. 2 PHẦN 1: CÁC VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG CẤP TOÀN CẦU 1.1. Quản lý tồn kho Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm do nhà sản xuất, nhà phân phối và người bán lẻ tồn trữ dàn trải trong suốt chuỗi cung ứng. Các nhà quản lý phải quyết định phải tồn trữ ở đâu nhằm cân đối giữa tính đáp ứng và tính hiệu quả. Tồn trữ số lượng hàng tồn kho lớn cho phép công ty đáp ứng nhanh chóng những biến động về nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, việc xuất hiện và tồn trữ hàng tồn kho tạo ra một chi phí đáng kể và để đạt hiệu quả cao thì phí tồn kho nên thấp nhất có thể được. Có 3 quyết định cơ bản để tạo và lưu trữ hàng tồn kho: Tồn kho chu kỳ – đây là khoản tồn kho cần thiết nhằm xác định nhu cầu giữa giai đoạn mua sản phẩm. Nhiều công ty nhắm đến sản xuất hoặc mua những lô hàng lớn để đạt được kinh tế nhờ qui mô. Tuy nhiên, với lô hàng lớn cũng làm chi phí tồn trữ tăng lên. Chi phí tồn trữ xác định trên chi phí lưu trữ, xử lý và bảo hiểm hàng tồn kho. Tồn kho an toàn– là lượng hàng tồn kho được lưu trữ nhằm chống lại sự bất trắc. Nếu dự báo nhu cầu được thực hiện chính xác hoàn toàn thì hàng tồn kho chỉ cần thiết ở mức tồn kho định kỳ. Mỗi lần dự báo đều có những sai số nên để bù đắp việc không chắc chắn này ở mức cao hay thấp hơn bằng cách tồn trữ hàng khi nhu cầu đột biến so với dự báo. Tồn kho theo mùa – đây là tồn trữ xây dựng dựa trên cơ sở dự báo. Tồn kho sẽ tăng theo nhu cầu và nhu cầu này thường xuất hiện vài lần trong năm. Một lựa chọn khác với tồn trữ theo mùa là hướng đến đầu tư khu vực sản xuất linh hoạt có thể nhanh chóng thay đổi tỷ lệ sản xuất các sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng. Trong trường hợp này, vấn đề cần chính là sự đánh đổi giữa chi phí tồn trữ theo mùa và chi phí để có được khu vực sản xuất linh hoạt. 3 Chi phí hàng tồn kho liên quan mật thiết với thời gian lưu kho. Thời gian lưu kho càng lâu thì chi phí càng cao. Do đó một trong các vấn đề quan trọng của quản lý hàng tồn kho đó là quản lý chi phí hàng tồn kho, bao gồm quản lý về: - Chi phí không gian lưu trữ: Bao gồm các chi phí xử lý hàng, di chuyển sản phẩm vào và ra khỏi kho, tiền thuê nhà, sưởi ấm, ánh sáng - Chi phí vốn: là chi phí lãi suất hoặc chi phí cơ hội, là do một lượng vốn lưu động nằm trong giá trị hàng hóa lưu kho - Chi phí dịch vụ hàng tồn kho: Bao gồm các dịch vụ đi kèm là bảo hiểm và thuế, thay đổi tùy vào từng quốc gia nên các công ty phải xem xét điều này khi tính toán chi phí hàng tồn kho - Chi phí rủi ro hàng tồn kho: Bao gồm các chi phí liên quan đến lỗi thời, hư hỏng, trộm cắp và rủi ro khác. Mức độ và nguy cơ sảy ra sẽ ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho. 1.2. Quản lý nhà phân phối Là tất cả các doanh nghiệp và tổ chức mua hàng hóa với số lượng lớn và bán cho những người bán lại hoặc sử dụng trong kinh doanh, còn bao gồm các công ty hoạt động như đại lý hoặc môi giới trong việc bán hàng hóa cho các khách hàng lớn. Các nhà bán sỉ thực hiện các chức năng phân phối, vận chuyển, bảo quản, dự trữ tồn kho với số lượng lớn, sắp xếp và phân loại hàng hóa, đặt và nhận các đơn đặt hàng, thông tin và bán hàng. Đại lý bán sỉ, nhà bán sỉ thường phân phối cho các nhà bán lẻ, từ các cửa hàng nhỏ đến các bách hóa lớn. Hệ thống phân phối là một tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau, có sự tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm, dịch vụ. Hệ thống phân phối có chức năng đưa sản phẩm hoạc dịch vụ đến trực tiếp khách hàng. Hệ thống phân phối bao gồm:  Hệ thống phân phối đẩy / kéo  Hệ thống đặt hàng theo thời gian Hoạch định nhu cầu phân phối – DRP  Hệ thống sản xuất & phân phối [MRP-DRP] 4  Hoạch định nguồn lực phân phối – DRPII Chọn lựa và ký hợp đồng với thành viên hê ê thống phân phối là một trong các yếu tố quan trọng của việc quản lý nhà phân phối. Các tiêu chuẩn cần đánh giá lựa chọn nhà phân phối bao gồm:  Sự hợp tác với NSX  Doanh số, lợi nhuâ nê  Lực lượng bán hàng hiê nê có  Mă êt hàng khác đang kinh doanh  Khả năng bán độc quyền sản phẩm Để chọn được nhà phân phối cần phải lựa chọn thông qua:  Chọn loại hình DN tuỳ thuộc vào đă êc tính sản phẩm  Khảo sát năng lực tài chính  Khảo sát tính cởi mở, tiếp thu và ứng dụng các quan điểm mới  Lưu ý phong cách quản lý  Hê ê thống PP hỗn hợp thường được áp dụng phổ biến.  Hợp đồng với đối tác phân phối  Quản lý đối tác phân phối. 1.3. Quản lý nhà bán lẻ Bao gồm các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa cho tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng của các hộ gia đình. Nhà bán lẻ cũng tham gia vào tất cả các dòng chảy trong kênh và thực hiện các công việc phân phối cơ bản. Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nhà bán lẻ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cuối cùng, vì vậy họ hiểu rõ hơn ai hết nhu cầu và ước muốn của khách hàng. Nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ thường tập trung vào hành vi mua 5 hàng của mọi người và đã tìm thấy những cách để hoàn thiện hơn kinh nghiệm về những người ghé thăm cửa hàng của họ. Các hình thức bán lẻ rất phong phú và đa dạng: a. Theo mức độ phục vụ, gồm có: - Bán lẻ tự phục vụ - Bán lẻ phục vụ có giới hạn - Bán lẻ phục vụ toàn phần b. Theo mặt hàng kinh doanh, có các loại: - Cửa hàng chuyên doanh - Cửa hàng bách hóa - Các siêu thị và đại siêu thị - Các cửa hàng thực phẩm tiện dụng c. Theo giá bán, người ta phân biệt - Cửa hàng chiết khấu. Các cửa hàng này bán hàng đạt tiêu chuẩn với giá thấp. Họ chấp nhận mức lời thấp nhưng khối lượng bán ra lớn. - Cửa hàng kho [bán số lượng lớn với giá hạ]. d. Bán lẻ không dùng cửa hiệu, gồm có: - Bán qua bưu điện - Bán qua catalog - Bán qua điện thoại - Bán hàng bằng máy bán hàng tự động - Bán lẻ tận nhà 6 PHẦN 2: CHUỖI CUNG CẤP CỦA TẬP ĐOÀN COCA-COLA VIỆT NAM 2.1. Lịch sử hình thành Coca-cola là công ty xản suất nước giải khát có gas số 1 trên thế giới. Ngày này tên nước giải khát Coca-Cola gần như được coi là một biểu tượng cuả nước Mỹ, không chỉ ở Mỹ mà ở gần 200 nước trên thế giới. Công ty phấn đấu làm tươi mới thị trường, làm phong phú nơi làm việc,bảo vệ môi trường và củng cố truyền thống công chúng. Trên thế giới Coca-cola hoạt động trên 5 vùng lãnh thổ:Bắc Mỹ,Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và Châu Phi. Trải qua hơn 100 năm kể từ ngày thành lập, Coca-Cola vẫn luôn phản chiếu những bước chuyển của thời gian, luôn bắt nhịp với những đổi thay chưa từng thấy của toàn cầu. Từ Châu Âu, nơi một thị trường hợp nhất đang mang đến những cơ hội hết sức hấp dẫn, đến Châu Mỹ Latinh, nơi những nền kinh tế đang hồi phục cho phép khai thác những tiềm năng đầy hứa hẹn, Coca-Cola luôn thể hiện sự lôi cuốn tuyệt vời. Trong 5 năm gần đây, Coca-Cola đã dành 1 tỉ USD cho việc đa dạng hoá thông qua sự giao phó toàn quyền và các chương trình cho các bộ phận nhân sự đã tạo ra nhiều cơ hội cho các cá nhân và các nhà kinh doanh nhỏ. Coca-cola Việt Nam hiện có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc: Hà Tây-Đà Nẵng-Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư trên 163 triệu USD. 7 2.2. Chuỗi chuỗi cung cấp của Tập đoàn Coca-cola Hình 2.1: Sơ đồ chuỗi cung cấp của Tập đoàn Coca-cola 2.2.1. Quản lý nhà phân phối - đại lý bán sỉ, nhà bán sỉ Đại lý thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình do có được doanh thu nhờ vào khoản chênh lệch giá do đại lý nhấp số lượng sản phẩm lớn vàbán với số lượng sản phẩm nhỏ hơn. Coca-cola thực hiện hoạt động thu hút các đại lý độc quyền bằng những chính sách ưu đãi hấp dẫn, tạo sự gắn bó giữa công ty và đại lý. Theo đó, các đại lý không được báncác sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, bù lại Coca-Cola sẽ trả cho các đại lý tiền chiết khấu độc quyền 1.000 đồng/két. Tiền chiết khấu này được quy ra sản phẩm để thanh toán. Các đại lý độc quyền mua hàng theo phương thức mua đứt bán đoạn, không được trả hàng lại nhưng trước mỗi đợt giảm giá, công ty sẽ phải báo trước vài ngày để các đại lý kịp thời “giải phóng” hàng tồn... Theo các đại lý, ban đầu Coca-Cola sẵn sàng bù lỗ cho các đại lý lúc giảm giá khuyến mãi; sẵn sàng bỏ hàng thiếu mà 8 không hề đề cập đến thời hạn trả... Thậm chí, các đại lý gần như được phép “mượn đầu heo nấu cháo”. Bước tiếp theo, Coca-Cola đưa ra các điều kiện về số lượng mua hàng và công nợ trong hạn mức, khuyến khích các đại lý trở thành đối tác kinh doanh chiến lược để được hưởng chính sách 5+1 [mua năm tặng một]. Bên cạnh đó nhằm tăng mối liên hệ giứa công ty và các đại lý Coca-Cola còn thực hiện rất nhiềucác hoạt động khác nhằm “hỗ trợ trong phân phối”, như lắp đặt bảng hiệu, bảng quảng cáo của sản phẩm. Bên cạnh đó thông qua hoạt động của mình các đại lý đảm bảo cung cấp các sản phẩm đúng hãng đến người tiêu dùng do họ còn chịu sự quản lý và giàng buộc của hãng và đưa ra những lợi ích thiết thực cho khách hàng như: - Giao hàng tận nơi trong thời gian nhanh nhất. - Nếu hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng sẽ đổi lại. - Quý khách lấy hàng với số lượng lớn sẽ được giảm giá. - Trong quá trình thực hiện nếu giá cả có thay đổi, đại lý sẽ kịp thời thông báo cho khách hàng. Hiện tại Coca-Cola có 50 nhà phân phối lớn, 1.500 nhân viên, trên 300 ngàn đại lý phục vụngười tiêu dùng Việt Nam. Với số lượng lớn đảm bảo phân phối sản phẩm nhanh chóng và tiện lợi hệ thống nhà bán buôn trong kênh phân phối của Coca-cola thúc đẩy quá trình lưu thông sản phẩm đến tay khách hàng. 2.2.2. Quản lý nhà bán lẻ Nhà bán lẻ cũng tham gia vào tất cả các dòng chảy trong kênh và thực hiện các công việc phân phối cơ bản. Mặc dù là trung gian kênh cấp 2 của công ty nhưng các nhà bán lẻ vẫn chịu sự giám sát từ công ty. Các cam kết, thỏa thuận từ Coca Cola với các nhà bán lẻ có thể là trực tiếp hoặc thông qua các tổng đại lý nhưng đều phải thực hiện chặt chẽ và tuân theo quy định có sẵn [lượng đặt hàng của nhà bán lẻ trong kênh 2 cấp phải lớn hơn 1 két]. Những quy định này thường khắt khe hơn nhiều so với tổng đại lý, do số lượng nhà bán lẻ là rất nhiều, khó quản lý nên 9 thường được giao hầu hết trách nhiệm cho nhà bán buôn, Coca Cola chỉ giám sát và thu thập thông tin cũng như kết quả. Coca Cola đã hợp sức với các nhà bán lẻ nhằm tạo ra các chương trình tập trung vào người tiêu dùng trong vai trò đi mua hàng [như: các đợt khuyến mãi, giảm giá chỉ dành riêng cho một nhà bán lẻ nhất định, hình thức khuyến mãi cũng được xét tùy thuộc vào đặc điểm của khách hàng tại bán sản phẩm,…]. Đa số các nhà bán lẻ của Coca Cola có hệ thống phân phối phong phú và đa dạng, không chỉ phân phối hàng của Coca Cola mà nhiều khi còn của các đối thủ cạnh tranh. Coca Cola khi bước chân vào thị trường Việt Nam đã nghiên cứu rất kỹ văn hóa nên đã đặc biệt coi trọng đến vị trí của các nhà bán lẻ trong kênh phân phối sản phẩm nhằm tăng khả năng nhận diện và tiếp xúc của người tiêu dùng với sản phẩm và thương hiệu Coca-cola. Như ta đã biết Pepsi xâm nhập vào thị trường Việt Nam sớm hơn Coca-Cola và ngay khi ViệtNam mở cửa thị trường, Pepsi đã ký hợp đồng “xâm nhập”. Lập tức, với thế lực hùng hậu của mình,Pepsi đã thống lĩnh thị trường Việt từ Nam ra Bắc. Với giá quá rẻ, cộng thêm uy tín, chất lượng“hàng đầu thế giới”, Pepsi “đè bẹp” các đối thủ Việt Nam trong vòng không quá... một tháng. Sau đó, Pepsi thiết lập hệ thống phân phối trên toàn cõi Việt Nam. Ngoài các đại lý và tổng đại lý, Pepsi còn “tiếp cận” hầu hết các quán cà phê [nơi quảng bá và tiêu thụ một lượng rất lớn nước ngọt củaPepsi]. Và trong giai đoạn đó Pepsi đã thắng lợi Coca do Pepsi không những có được một hệ thống phân phối tốt trên toàn xứ [nhờ tới trước] mà họ còn có được những nhà quản lý và điều hành giỏi, am hiểu tâm lý của người Việt điều này rất quan trọng. Xong không chịu từ bỏ do vào xuất hiện tạithị trường Việt Nam muộn hơn và họ đã đưa ra một số những chính sách đặc biệt là chính sách tập trung vào đối tượng người bán lẻ Coca-cola vẫn bền bỉ trong chiến dịch “xâm lấn” thị phần của mình. Họ sử dụng những người bán lẻ, đẩy dạo những chiếc xe 3 bánh nhỏ đi bán dạo trên hè phố, đồng thời đi sâu vào tận “hang cùng ngõ hẹp” của Thành phố [nơi có thể những “vòi bạch tuộc” của hệ thống phân phối của Pepsi còn 10 “bỏ sót”]. Những người bán dạo bằng xe đẩy của Coca-cola bán ra một chai Coca với giá chỉ có 2000 đồng, trong khi ngoài quán cà-phê một chai Pepsi có giá là 5000 ngàn đồng, còn ở nhà hàng là 9000 đồng. Dĩ nhiên, Coca-cola không đặt hy vọng vào doanh thu của từng chai nước ngọt [được bán dạo], mà chủ yếu họ tiếp thị “khẩu vị“cho khách hàng, đồng thời tiếp thị luôn những quán “cóc”nhỏ bé trong hẻm lấy hàng của Coca với giá “ưu đãi,” bằng cách đó tạo ra thị phần cho hãng Coca.Với tình hình cạnh tranh trên, người Thành phố có dịp chứng kiến hai hình ảnh trái ngược nhau. Trong khi những chiếc xe tải nhỏ mang hình ảnh của thương hiệu Pepsi ung dung chở hàng tới bỏ cho các đại lý và quán cà-phê thì người ta lại thấy những chiếc xe 3 bánh “nhỏ xíu” củaCoca-cola được đẩy đi bán dạo trên hè phố và trong các con hẻm... Ðây có lẽ cũng là một chiêu thức “độc đáo” trong việc chiếm thị phần của Coca, vì đẩy xe bán dạo là một trong những hình ảnh“thân quen” trong cuộc sống đô thị của người Việt. 2.2.3. Quản lý hàng tồn kho Hàng tồn kho là một phần quan trọng trong tài sản lưu động và nằm ở nhiều khâu trong quá trình cung ứng sản xuất, dự trữ và lưu thông của công ty. Hàng tồn kho của công ty Coca-cola bao gồm: Nguyên vật liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dịch vụ dở dang, thành phẩm, hàng hóa [gọi tắt là vật tư, hàng hóa]. Việc tính đúng giá trị hàng tồn kho, không chỉ giúp cho công ty chỉ đạo kịp thời các nghiệp vụ kinh tế diễn ra hằng ngày, mà còn giúp công ty có một lượng vật tư, hàng hóa dự trữ đúng định mức, không dự trữ quá nhiều gây ứ động vôn, mặt khác không dự trữ quá ít để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn. 2.2.1. Các khái niệm liên quan 2.2.1.1. Hàng tồn kho Hàng tồn kho là nguồn vật lực nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở hiện tại và trong tương lai. 11 2.2.1.2. Tồn kho trung bình Trong quá trình sử dụng hàng tồn kho, hàng trong kho có lúc cao, lúc thấp, để đơn giản trong việc tính chi phí tồn kho, công ty cũng sử dụng tồn kho trung bình [TKTB]. [ Tồn kho cao nhất + Tồn kho thấp nhất ] 2 TKTB = 2.2.1.3. Điểm đặt hàng lại [R] Điểm đặt hàng lại được xem như là mức độ tồn kho mà tại đó thực hiện một đơn đặt hàng kế tiếp. R = d.L d: Nhu cầu sử dụng hàng tồn kho trong một ngày L: Thời gian chuẩn bị giao nhận hàng 2.2.2. Các loại hàng tồn kho Là một công ty về sản xuất nước giải khát nên hàng tồn kho ứng với ba giai đoạn khác nhau của một quá trình sản xuất: - Tồn kho nguyên vật liệu - Tồn kho sản phẩm dở dang - Tồn kho thành phẩm 2.2.2.1. Tồn kho nguyên vật liệu - Lá coca - Vỏ chai chất lượng cao, thùng carton hộp giấy cao cấp. 12 - Đường tinh luyện,… - Máy móc, thiết bị. Đó là những nguyên vật liệu chính mà công ty mua để sử dụng trong quá trình sản xuất của mình. Việc duy trì một lượng hàng tồn kho thích hợp sẽ mang lại cho công ty sự thuận lợi trong hoạt động mua vật tư và hoạt động sản xuất. Đặc biệt bộ phận cung ứng vật tư sẽ có lợi khi có thể mua một số lượng lớn và được hưởng giá chiết khấu từ các nhà cung cấp. Ngoài ra, khi công ty dự đoán rằng trong tương lai giá cả nguyên vật liệu sẽ tăng hay một loại nguyên vật liệu nào đó khan hiếm, hoặc cả hai, thì việc lưu giữ một số lượng hàng tồn kho lớn sẽ đảm bảo cho công ty luôn được cung ứng đầy đủ kịp thời với chi phí ổn định. Bộ phận sản xuất trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất cũng như sử dụng hiệu quả các phương tiện sản xuất và nhân lực của mình cũng cần một số lượng hàng tồn kho luôn có sẵn thích hợp. Do vậy chúng ta có thể hiểu được là tại sao các bộ phận sản xuất và cung ứng vật tư trong công ty luôn muốn duy trì một số lượng lớn hàng tồn kho nguyên vật liệu. 2.2.2.2. Tồn kho sản phẩm dở dang Tồn kho các sản phẩm dở dang bao gồm tất cả các mặt hàng mà hiện đang còn nằm tại một công đoạn [như chưa dán nhãn]; sản phẩm dở dang có thể đang nằm trung chuyển giữa các công đoạn, hoặc có thể đang được cất giữ tại một nơi nào đó, chờ bước tiếp theo trong quá trình sản xuất. Tồn trữ sản phẩm dở dang là một phần tất yếu của hệ thống sản xuất công nghệ hiện đại. Bởi vì nó sẽ mang lại cho mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất một mức độ độc lập nào đó. Thêm vào đó sản phẩm dở dang sẽ giúp lập kế hoạch sản xuất hiệu quả cho từng công đoạn và tối thiểu hóa chi phí phát sinh do ngưng trệ sản xuất hay có thời gian nhàn rỗi. 2.2.2.3. Tồn kho thành phẩm 13 Tồn kho thành phẩm bao gồm những sản phẩm đã hoàn thành chu kỳ sản xuất của mình và đang nằm chờ tiêu thụ. Ngoại trừ các thiết bị có qui mô lớn, còn lại các sản phẩm tiêu dùng và các sản phẩm công nghiệp đều được sản xuất hàng loạt và tồn trữ trong kho nhằm đáp ứng mức tiêu thụ dự kiến trong tương lai. Việc tồn trữ đủ một lượng thành phẩm tồn kho mang lại lợi ích cho cả hai bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của một công ty. Dưới góc độ của bộ phận marketing, với mức tiêu thụ trong tương lai được dự kiến không chắc chắn, tồn kho thành phẩm với số lượng lớn sẽ đáp ứng nhanh chóng bất kỳ một nhu cầu tiêu thụ nào trong tương lai, đồng thời tối thiểu hóa thiệt hại vì mất doanh số bán do không có hàng giao hay thiệt hại vì mất uy tín do chậm trễ trong giao hàng khi hàng trong kho hết. Dưới góc độ của nhà sản xuất thì việc duy trì một lượng lớn thành phẩm tồn kho cho phép các loại sản phẩm được sản xuất với số lượng lớn, và điều này giúp giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm do chi phí cố định được phân bổ trên số lượng lớn đơn vị sản phẩm được sản xuất ra. 2.2.3. Các chi phí liên quan đến tồn kho Bốn loại chi phí cơ bản liên quan đến tồn kho là chi phí tồn trữ, chi phí đặt hàng, chi phí thiếu hụt và chi phí mua hàng. 2.2.3.1. Chi phí tồn trữ [Ctt] Bao gồm các chi phí liên quan đến tồn trữ hàng tồn kho, phụ thuộc vào mức lưu giữ và thời gian lưu giữ. Chi phí này có thể thống kê theo bảng dưới đây: Nhóm chi phí 1. Chi phí về nhà cửa hoặc kho hàng: - Tiền thuê hoặc khấu hao nhà cửa - Chi phí hoạt động vận hàng không Tỷ lệ với giá trị tồn kho Chiếm 3 - 10% 14 - Thuế nhà đất - Bảo hiểm nhà cửa, kho hàng 2. Chi phí sử dụng, thiết bị, phương tiện: Chiếm từ 1 - 3,5% - Tiền thuê hoặc khấu hao thiết bị dụng cụ - Năng lượng - Chi phí vận hành thiết bị 3. Chi phí về nhân lực cho hoạt động giám sát quản lý Chiếm từ 3 - 5% 4. Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho : Chiếm từ 6 - 24% - Phí tổn hàng việc vay mượn - Thuế đánh vào hàng tồn kho - Bảo hiểm cho hàng tồn kho 5. Thiệt hại của hàng tồn kho do mất mát hư hỏng Chiếm từ 2 - 5% không sử dụng được. Tỷ lệ từng loại chi phí tiền chỉ có ý nghĩa tương đối, thông thường một tỷ lệ phí tồn trữ hàng năm xấp xỉ 40% giá trị hàng tồn kho. Chi phí tồn trữ được biểu diễn bằng chi phí bằng tiền để lưu giữ một đơn vị sản phẩm trong một thời kỳ [tháng, năm] hoặc bằng một tỷ lệ phần trăm so với giá trị tồn kho. Ctt = Tồn kho trung bình × Chi phí cho một đơn vị hàng tồn kho QTB H=I*P H [P: đơn giá hàng tồn kho] Tỷ lệ chi phí hàng tồn kho trong một năm so với giá trị hàng tồn kho. ồ ịồ I = ộă ộă 15 2.2.3.2. Chi phí đặt hàng [Cđh] Liên quan đến các tác vụ bổ sung lượng hàng tồn kho, thường không phụ thuộc cỡ đơn hàng và biểu thị bằng số tiền cho mỗi đơn hàng. Một số thành phần chi phí có thể kể đến như sau: - Chi phí cho việc tìm kiếm nguồn hàng [chi phí giao dịch]. - Chi phí hoạt động cho đại lý thu mua. - Chi phí vận chuyển và giao nhận. - Kiểm tra. - Bốc xếp, lưu kho. - Kế toán, kiểm toán.... Chi phí đặt hàng biến đổi theo số lượng đơn hàng, chi phí này trái chiều với chi phí tồn trữ: ít đơn hàng, tức chi phí đặt hàng thấp thì số lượng hàng cho mỗi đơn hàng cao tức chi phí lưu trữ trong một đơn vị thời đoạn sẽ cao. Cđh = Số lần đặt hàng trong một năm x Chi phí một lần đặt hàng 2.2.3.3. Chi phí thiếu hụt Xuất hiện khi nhu cầu không được đáp ứng vì không đủ tồn kho. Ví dụ khi nguyên vật liệu trong kho hết thì chi phí thiệt hại do kho không có nguyên vật liệu sẽ bao gồm chi phí đặt hàng khẩn cấp và chi phí ngừng trệ sản xuất. Khi hàng tồn kho sản phẩm dở dang hết thì công ty sẽ bị thiệt hại do kế hoạch sản xuất bị thay đổi và đó cũng có thể là nguyên nhân gây ra những thiệt hại do sản xuất bị ngừng trệ và phát sinh chi phí. Cuối cùng khi hàng tồn kho hết đối với thành phẩm có thể gây nên hậu quả là lợi nhuận bị mất trong ngắn hạn khi khách hàng quyết định mua sản phẩm từ những công ty đối thủ và gây nên những mất mát tiềm năng trong dài hạn khi khách hàng đặt hàng từ những công ty khác trong tương lai. 16 Như vậy chi phí đặt hàng, chi phí thiếu hụt quan hệ trái chiều với chi phí lưu giữ. Tồn kho lớn sẽ làm giảm nguy cơ thiếu hụt nhưng làm tăng chi phí cho hàng tồn kho. 2.2.3.4. Chi phí mua hàng [Cmh] Là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá mua một đơn vị. Thông thường chi phí mua hàng không ảnh hưởng đến việc lựa chọn đến mô hình tồn kho, trừ mô hình khấu trừ theo sản lượng. Cmh = Tổng nhu cầu hàng tồn kho trong một năm x đơn giá hàng tồn kho Có hai loại đơn giá: - Đối với hàng tồn kho mua ngoài: Đơn giá là giá mua - Đối với hàng tồn kho tự sản xuất : Đơn giá là chi phí sản xuất Gọi Chtk - Tổng chi phí về hàng tồn kho trong một năm Chtk = Ctt + Cđh + Cmh Chúng ta cần phân biệt hai thuật ngữ: chi phí tồn kho và chi phí về hàng tồn kho. - Tổng chi phí tồn kho bao gồm: chi phí tồn trữ + chi phí đặt hàng + chi phí thiếu hụt. -Tổng chi phí của hàng tồn kho bao gồm: chi phí tồn trữ + chi phí đặt hàng + chi phí mua hàng. 2.2.4. Các hệ thống kiểm soát hàng tồn kho 2.2.4.1. Hệ thống tồn kho liên tục Trong hệ thống này, mức tồn kho của mỗi loại hàng được theo dõi liên tục. Bất kỳ một hoạt động xuất nhập nào cũng được ghi chép và cập nhật. Khi lượng tồn kho giảm xuống đến một mức ấn định trước, đơn đặt hàng bổ sung với một số lượng nhất định sẽ được phát hành để bảo đảm chi phí tồn kho là thấp nhất. 17 2.2.4.2. Hệ thống tồn kho định kỳ Lượng tồn kho hiện có được xác định bằng cách kiểm kê tại một thời điểm xác định trước. Sau một khoảng thời gian nhất định, có thể là tuần, tháng hoặc quý. Kết quả kiểm kê là căn cứ để đưa ra các đơn nhập hàng cho hoạt động của kỳ tới. 2.2.5. Về công tác quản lý hàng tồn kho  Tính quản lý chặt chẽ: khi hàng được nhập kho đều được thủ kho ghi chép, theo dõi cẩn thận về tình trạng nhập kho của chúng. Chẳng hạn như: ngày nhập, số lượng, phẩm chất… Nhờ sự theo dõi chặt chẽ như vậy thủ kho có thể xác định được chính xác từng lô hàng để điều động xuất sản xuất, xuất bán phù hợp.  Tính hệ thống thể: hàng hóa trong kho được chất xếp theo trình tự nhất định, phân biệt rõ ràng giữa các loại hàng khác nhau. Hàng nhập trước sẽ được xuất trước làm cho vòng quay hàng tồn kho diễn ra đều đặn, tránh được sự kéo dài thời gian lưu kho của một loại hàng nào đó gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng.  Phân công phân nhiệm và phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu: qua từng khâu của quy trình đều có cán bộ phụ trách xem xét lại cẩn thận, mỗi người một việc được phân định rõ ràng, không chồng chéo lên nhau. Chẳng hạn:  Tổ kiểm tra chất lượng là các KCS sẽ chịu trách nhiệm xem hàng và quyết định giá, kiểm tra lại khi lên hàng. Việc xem sắp xếp nhập kho, điều động xuất kho là nhiệm vụ của thủ kho.  Kế toán chịu trách nhiệm ghi chép lại các nghiệp vụ phát sinh, số lượng nhập xuất trong ngày do thủ kho báo để lập các chứng từ có liên quan. Kết hợp với thủ kho để tiến hành kiểm kê hàng tồn kho vào cuối tháng, đối chiếu lại hàng ngày số liệu ghi chép giữa phiếu nhập kho của mình với sổ theo dõi của thủ kho để ghi vào thẻ kho.  Việc thu chi tiền là trách nhiệm của thủ quỹ.

Video liên quan

Chủ Đề