Dự trữ vàng của mỹ so với toàn thế giới là bao nhiêu

Theo báo cáo của Hiệp hội Vàng Thế giới [WGC], tính đến tháng 7/2020, các nước dự trữ khoảng 34.900 tấn vàng. Số vàng này được dùng để ổn định nội tệ trước nguy cơ lạm phát phi mã, đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng lớn như hiện tại. Dù vậy, có rất ít quốc gia có khối lượng vàng dự trữ lớn. Trên thực tế, khoảng 80% vàng dự trữ trên thế giới hiện do ngân hàng trung ương và bộ tài chính 25 quốc gia nắm giữ.

Dưới đây là 10 quốc gia có dự trữ vàng lớn nhất thế giới:

1. Mỹ

Vàng thỏi được cất giữ trong một hầm vàng ở West Point, New York. Ảnh: AP

Dự trữ vàng chính thức: 8.133,5 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 78,9%

Lượng vàng dự trữ của Mỹ gần bằng 3 quốc gia đứng sau cộng lại. Họ cũng là nước có tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối cao nhất thế giới. Khoảng nửa số này hiện được cất giữ tại kho vàng Fort Knox.

2. Đức

Dự trữ vàng chính thức: 3.363,6 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 75,2%

Giai đoạn 2012 - 2017, Đức đã cho hồi hương lượng vàng dự trữ khổng lồ, khoảng gần 700 tấn, từ Paris và New York về Frankfurt.

3. Italy

Dự trữ vàng chính thức: 2.451,8 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 70,8%

Số vàng này hiện cất giữ trong các hầm tại Rome, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương Anh. Dù gặp khó khăn tài chính, chính phủ Italy chưa có ý định bán vàng dự trữ.

4. Pháp

Dự trữ vàng chính thức: 2.436 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 65%

Phần lớn số vàng này được Pháp mua trong thập niên 50 và 60. Chúng được giữ trong các hầm vàng của Ngân hàng trung ương Pháp. Vài năm qua, cơ quan này gần như không bán vàng.

5. Nga

Dự trữ vàng chính thức: 2.299,2 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 22,6%

7 năm qua, Ngân hàng trung ương Nga mua vào lượng vàng rất lớn. Chỉ riêng năm 2017, họ mua hơn 200 tấn vàng để tránh phụ thuộc vào đôla Mỹ, do quan hệ Nga - phương Tây xấu đi sau vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.

6. Trung Quốc

Dự trữ vàng chính thức: 1.948,3 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 3,4%

Trung Quốc hiện là nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới, đóng góp 12% tổng sản lượng khai thác toàn cầu. Họ cũng là quốc gia tiêu thụ lớn nhất, do nhu cầu từ tầng lớp trung lưu ngày càng tăng.

7. Thụy Sĩ

Dự trữ vàng chính thức: 1.040 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 6,5%

Dù đứng thứ 7 về tổng dự trữ, Thụy Sĩ lại là nước có dự trữ vàng bình quân đầu người lớn nhất thế giới. Họ giao dịch vàng chủ yếu với Hong Kong và Trung Quốc.

8. Nhật Bản

Dự trữ vàng chính thức: 765,2 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 3,1%

Ngân hàng trung ương Nhật Bản là một trong những cơ quan tích cực nới lỏng tiền tệ nhất vài năm gần đây. Năm 2016, cơ quan này đã hạ lãi suất xuống dưới 0%, kéo nhu cầu vàng lên cao.

9. Ấn Độ

Trang sức vàng được bày bán tại Mumbai [Ấn Độ]. Ảnh: Reuters

Dự trữ vàng chính thức: 654,9 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 7,5%

Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng lớn nhì thế giới. Phần lớn số vàng họ cần đều phải nhập khẩu. Các lễ hội và mùa cưới nước này luôn là thời điểm kinh doanh béo bở của các công ty vàng.

10. Hà Lan

Dự trữ vàng chính thức: 612,5 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 70,9%

Năm 2014, Hà Lan cho hồi hương 20% vàng dự trữ từ các hầm của Cục Dự trữ liên bang Mỹ tại New York. Năm ngoái, Ngân hàng trung ương Hà Lan gọi vàng là "mỏ neo của niềm tin" và "công cụ tiết kiệm hoàn hảo" cho hệ thống tài chính phòng trường hợp kinh tế đi xuống.

Hà Thu [theo WGC, TRT]

Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động, các nền kinh tế lớn trên thế giới liên tục phải “bơm” tiền kích thích tăng trưởng, vàng ngày một trở thành công cụ đầu tư được ưa chuộng nhằm bảo toàn nguồn vốn.

Fort Knox - kho chứa vàng lớn nhất của Mỹ

Không chỉ các nhà đầu tư cá nhân hay các doanh nghiệp đua nhau mua vàng mà ngay cả ngân hàng trung ương các nước cũng tích cực tăng kho dự trữ vàng. Theo dữ liệu Hội đồng vàng thế giới [WGC] công bố ngày 12/9, trong quý 2 vừa qua các ngân hàng trung ương khắp thế giới mua vào tới 157,4 tấn vàng, tăng 63% so với quý 1 và tăng 137,9% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Rõ ràng vàng đang là tài sản ai cũng muốn nắm giữ. Vậy quốc gia nào đang sở hữu nhiều vàng nhất? Sau đây là 10 cái tên đứng đầu danh sách theo số liệu chính thức của WGC. 

10. Ấn Độ
Lượng dự trữ chính thức: 557,7 tấnTỷ trọng vàng trong dự trữ ngoại hối: 9,9%

Từ lâu ngân hàng trung ương Ấn Độ vẫn thường xuyên mua vàng của Quỹ tiền tệ quốc tế [IMF] mỗi khi tổ chức này bán ra và xem đây là kênh đầu tư an toàn. Dù vậy New Delhi rất kín tiếng về kế hoạch mua vàng của mình. 

9. Hà LanLượng dự trữ chính thức: 612,5 tấnTỷ trọng vàng trong dự trữ ngoại hối: 60,7%

Năm 1999, Hà Lan từng tuyên bố sẽ bán 300 tấn vàng trong 5 năm sau đó nhưng cuối cùng họ chỉ bán được 235 tấn. Sau đó trong giai đoạn 2004 – 2009, nước này tiếp tục khẳng định muốn bán thêm 165 tấn vàng. Thế nhưng theo kế hoạch giai đoạn 2009 – 2014 Amsterdam khẳng định sẽ ngừng bán ra.

8. Nhật BảnLượng dự trữ chính thức: 765,2 tấnTỷ trọng vàng trong dự trữ ngoại hối: 3,1%

Năm 1950 lượng vàng dự trữ của Nhật chỉ có khoảng 6 tấn và ngân hàng trung ương nước này lần đầu tiên tăng mạnh lượng vàng nắm giữ vào năm 1959 khi mua thêm 169 tấn so với năm trước đó. Đến năm 2011, cơ quan này đã bán ra một lượng vàng không nhỏ để bơm 20.000 tỷ Yên vào nền kinh tế sau thảm họa động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân. 

7. Nga
Lượng dự trữ chính thức: 936,6 tấnTỷ trọng vàng trong dự trữ ngoại hối: 9,6%

Kể từ năm 2006 Nga bắt đầu tăng lượng vàng dự trữ để đa dạng hóa dự trữ ngoại hối và nhằm giúp nâng vị thế đồng rúp. Ngân hàng trung ương nước này thường mua vàng từ thị trường nội địa và đã tăng lượng mua vào từ tháng 9 năm nay.  

6. Thụy Sỹ
Lượng dự trữ chính thức: 1040,1 tấnTỷ trọng vàng trong dự trữ ngoại hối: 12,1%

Với 1040,1 tấn vàng, Thụy Sỹ đứng vị trí thứ 6 trong số các nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới. Ở những giai đoạn trước năm 1999, nước này từng nắm giữ tới 2590 tấn trước khi thực hiện bán ra. Theo tính toán việc bán ra hàng nghìn tấn vàng đã khiến nước này chịu lỗ khoảng hơn 50 tỷ USD.

5. Trung Quốc
Lượng dự trữ chính thức: 1054,1 tấnTỷ trọng vàng trong dự trữ ngoại hối: 1,7%

Mặc dù có lượng dự trữ ngoại hối ước tính lên tới 3200 tỷ USD nhưng vàng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kho dữ trự ngoại hối của Trung Quốc. Thông thường tỷ lệ này ở các nước trung bình khoảng 10%. Theo tờ Financial Times, Bắc Kinh đang muốn tăng lượng vàng dự trữ để nâng cao vị thế đồng nhân dân tệ.

4. PhápLượng dự trữ chính thức: 2435,4 tấnTỷ trọng vàng trong dự trữ ngoại hối: 71,7%

Mặc dù đã bán 572 tấn vàng trong giai đoạn 2004 – 2009, Pháp vẫn là nước có kho dự trữ vàng rất lớn với 2435,4 tấn, chiếm tới 71,7% lượng dự trữ ngoại hối. Trong giai đoạn từ 2009 đến 2014 nước này khẳng định không có kế hoạch bán bớt vàng dự trữ.

3. Italy
Lượng dự trữ chính thức: 2451,8 tấnTỷ trọng vàng trong dự trữ ngoại hối: Không công bố.

Mặc dù kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng nợ công nhưng Italy vẫn có lượng vàng dự trữ lớn thứ ba thế giới. Trong các đợt bán vàng lớn của các ngân hàng trung ương trên thế giới từ năm 1999 đến nay Rome không hề bán ra và cũng tuyên bố sẽ không bán vàng cho đến 2014.

2. ĐứcLượng dự trữ chính thức: 3395,5 tấnTỷ trọng vàng trong dự trữ ngoại hối: 72,3%

Là đầu tàu kinh tế của châu Âu, Đức luôn duy trì một kho dự trữ vàng với quy mô rất lớn. Mặc dù đã bán 4,7 tấn vàng kể từ tháng 9/2011, hiện lượng vạng dự trữ của nước này vẫn lớn thứ hai thế giới với 3395,5 tấn.

1. Mỹ
Lượng dự trữ chính thức: 8133,5 tấnTỷ trọng vàng trong dự trữ ngoại hối: 75,4%

Với kho vàng dự trữ lên tới 8133,5 tấn, lượng vàng Mỹ nắm giữ gấp hơn 2 lần Đức và gần gấp 8 lần Trung Quốc. Dù vậy đây chưa phải con số ấn tượng nhất. Vào thời điểm năm 1952 nước này từng có lượng vàng dự trữ lên tới 20.663 tấn. Mãi đến năm 1968 con số này mới lần đầu tụt xuống mức dưới 10.000 tấn./.

Những ngày này, ngoài chiến sự Nga - Ukraine và giá xăng dầu, vàng là chủ đề thu hút nhiều sự chú ý khi giá kim loại này tăng cao và liên tục nhảy múa. Nguyên nhân được cho là chiến sự ở Ukraine khiến các nhà đầu tư lo sợ và một số đang chuyển sang vàng - kim loại quý được coi là nơi trú ẩn an toàn.

Tại sao vàng lại được coi là tài sản an toàn? Tại sao vàng lại tối quan trọng với nền kinh tế? Và tại sao các quốc gia cần dự trữ vàng?

Các nước dự trữ vàng ra sao?

Tổng trữ lượng vàng của các mỏ trên toàn thế giới vẫn tương đối ổn định trong suốt giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2021. Tính đến năm 2021, dự trữ vàng toàn cầu ở mức 54.000 tấn, giảm so với mức cao nhất 57.000 tấn vào năm 2016.

Hầu như không có sự xáo trộn trong danh sách 10 ngân hàng trung ương nắm giữ lượng vàng dự trữ lớn thế giới trong nhiều thập kỷ qua.

Theo số liệu của Trading Economics tính đến tháng 12/2021, Mỹ vẫn là cái tên đứng đầu trong danh sách 10 nước có dự trữ vàng lớn nhất, với 8.133 tấn, nhiều hơn cả Đức và Italy cộng lại. Mỹ cũng có tỷ lệ phân bổ vàng cao nhất theo tỷ lệ phần trăm trong dự trữ ngoại hối của mình, ở mức 76%. Phần lớn vàng của Mỹ được cất giữ ở Fort Knox ở Kentucky.

Nhiều ngân hàng trung ương đã chuyển từ bán ròng sang mua ròng trong năm 2010. Nga là nước mua vàng lớn nhất trong 7 năm qua. Chỉ tính riêng năm 2018, Nga đã mua tới 274 tấn vàng.

Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia sản xuất hàng đầu, chiếm 11% sản lượng khai thác toàn cầu, tương đương 380 tấn. Đứng thứ hai là Nga với sản lượng 329,5 tấn và Australia đứng thứ ba với 325,1 tấn.

Cụ thể, số liệu như sau:

Mỹ đang dự trữ vàng nhiều nhất nhưng 7 năm qua, Nga mới là nước mua vàng nhiều hơn cả [Biểu đồ: An Chi].

20 năm, giá vàng biến động thế nào?

Theo biểu đồ giá vàng của Bullion By Post, giá vàng biến động tương đối đáng kể trong 20 năm qua.

Giá vàng tương đối thấp và tăng chậm trong đầu thập kỷ của những năm 2000, nhưng lại bắt đầu tăng mạnh từ năm 2006.

Ngày 5/9/2011, kim loại này đạt đến đỉnh ở mức 1.895 USD/ounce nhưng  giảm liên tiếp vào những năm tiếp theo. Trong thời kỳ giảm, giá chạm đáy 1.055 USD/ounce vào ngày 18/12/2015 rồi sau đó lại tăng tiếp.

Kỷ lục giá vàng là 2.067 USD/ounce, được thiết lập vào ngày 6/8/2020. Mức giá này cũng là mức cao nhất của vàng được ghi nhận trong 2 thập kỷ qua.

Đầu năm 2022, vàng đã tăng vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce khi các nhà đầu tư tìm kiếm nơi an toàn hơn để gửi tiền trong bối cảnh chiến sự tại Ukraine và lạm phát gia tăng. Giá kim loại quý này đã tiến về mức cao nhất từng được ghi nhận.

Chia sẻ trên tạp chí Barons [Mỹ], ông Geetesh Bhardwaj, Trưởng nhóm nghiên cứu của công ty quản lý đầu tư SummerHaven, cho biết: "Diễn biến gần đây trên thị trường hàng hóa toàn cầu hoàn toàn khác với bất kỳ điều gì chúng tôi đã trải qua trong các thập kỷ qua với tư cách là nhà quản lý tài sản".

Đỉnh của giá vàng là mức 2.067 USD/ounce được thiết lập năm 2020 [Ảnh: Shutterstock].

Ngày 8/3 vừa qua, giá vàng giao tương lai vượt 2.043 USD/ounce, tiến khá gần so với mức kỷ lục 2.067 USD/ounce được thiết lập năm 2020. Nhưng chỉ sau một hôm, giá giảm về vùng 1.988 USD. 

Geetesh Bhardwaj cho biết: "Việc thiết lập bức tranh toàn cảnh cho thị trường đã tạo ra một cơn bão hoàn hảo khiến các nhà đầu tư đổ xô nắm lấy vàng như một nơi trú ẩn an toàn". Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng sự biến động về giá sẽ còn tiếp tục, nhà đầu tư cần cảnh giác: "Bất cứ ai nghĩ đến việc mua vào lúc này phải hiểu rằng họ sẽ phải đối mặt với một chặng đường rất gập ghềnh với những đợt giảm giá đột ngột và bất ổn có thể xảy ra khi thị trường phản ứng với các sự kiện địa chính trị. Lạm phát và sự không chắc chắn về chính sách là "ở đây để tồn tại", nhưng "sự tỉnh táo trở lại ở châu Âu sẽ gây ra sự điều chỉnh trên thị trường vàng".

Vì sao các nước tích vàng?

Vàng có một lịch sử lâu đời là nỗi ám ảnh của con người. Ngay từ lần đầu tiên nhân loại để mắt đến vàng, sự khao khát đối với thứ kim quý này chưa bao giờ giảm đi mà ngược lại ngày càng tăng. Vàng hấp dẫn các nền văn minh trên toàn thế giới và đã tạo điều kiện cho việc áp dụng vàng trên toàn cầu như một phương tiện trao đổi. Giá và sản lượng vàng đã tăng vọt trên toàn cầu và cùng với nó là nhu cầu đối với vàng cũng tăng theo.

Một quốc gia có dự trữ vàng vì một số lý do, nhưng lý do chính trong số này là do chính sách bảo hiểm chống lại sự sụp đổ kinh tế. Hệ thống tài chính toàn cầu hiện tại dựa trên tiền pháp định - loại tiền giấy không được đảm bảo giá trị bởi bất kỳ tài sản vật chất nào ngoài lời của nhà phát hành là chính phủ. Vàng là một kim loại quý hiếm và đã được gắn liền với sự giàu có, giá trị trong hàng ngàn năm. Cho đến ngày nay nó vẫn là một tài sản hữu ích và có giá trị. Tương tự như cách các nhà đầu tư tư nhân sử dụng vàng để bảo hiểm, các ngân hàng trung ương cũng vậy.

Trong báo cáo tháng 10/2019, Ngân hàng Hà Lan [DNB] viết: "Cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác đều chứa rủi ro. Khi có vấn đề xảy ra, giá của chúng có thể giảm. Tuy nhiên, vàng - dù khủng hoảng hay không - vẫn luôn giữ được giá trị. Các ngân hàng trung ương như DNB thường dự trữ rất nhiều vàng trong kho. Vàng là mỏ neo tin cậy cho hệ thống tài chính. Nếu toàn bộ hệ thống sụp đổ, kho vàng khi đó sẽ cung cấp một tài sản thế chấp để bắt đầu xây dựng lại. Vàng tạo niềm tin vào sức mạnh của bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương. Điều đó mang lại cảm giác an toàn". 

Thế nên với các quốc gia, dự trữ vàng đặc biệt quan trọng. Khi lạm phát bắt đầu tăng, các nước sẽ mua một lượng lớn vàng như một biện pháp chống lại lạm phát. Trong trường hợp xấu nhất, dự trữ vàng cung cấp cho một quốc gia sự bảo hiểm nếu giá trị tiền pháp định của đất nước đó giảm. Nếu tiền pháp định của họ trở nên vô giá trị hoặc gần như vô giá trị, thì họ vẫn có vàng vật chất để trả nợ và phát hành tiền.

Trong khi nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn bằng cách đầu tư vào vàng, các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng đua nhau tích trữ vàng. 

Vàng được coi là một công cụ chống lại lạm phát [Ảnh: Dreamstime.com].

Vàng đã là một thành phần thiết yếu trong dự trữ tài chính của các quốc gia trong nhiều thế kỷ và sức hấp dẫn của kim loại này không hề có dấu hiệu giảm đi với việc các ngân hàng trung ương sẽ lại mua vàng ròng trong năm nay. Trên thực tế, các ngân hàng trung ương hiện nắm giữ hơn 35.000 tấn vàng, tương đương với khoảng 1/5 tổng số vàng từng được khai thác.

Dự trữ vàng là một phần trong tổng tài sản của một quốc gia. Trong quá khứ, vàng được các nhà cầm quyền và chính phủ tích lũy chủ yếu để đáp ứng chi phí tiến hành chiến tranh và trong hầu hết các thời đại, chính sách của chính phủ thường nhấn mạnh đến việc mua và giữ "kho báu". Các ngân hàng tích lũy vàng dự trữ để đổi lấy lời hứa trả cho người gửi tiền bằng vàng.

Trong suốt thế kỷ 19, các ngân hàng đã thay thế chính phủ với tư cách là người nắm giữ vàng dự trữ chính. Ngân hàng thương mại nhận tiền gửi có hoàn trả bằng vàng theo yêu cầu và phát hành tiền giấy có thể hoàn trả bằng vàng theo yêu cầu. Do đó, mỗi ngân hàng phải dự trữ một lượng tiền vàng để đáp ứng nhu cầu mua lại. Tuy nhiên, theo thời gian, phần ưu đãi trước của lượng vàng dự trữ chuyển sang các ngân hàng trung ương. Bởi vì tiền giấy của các ngân hàng thương mại đã được thay thế toàn bộ hoặc phần lớn bằng giấy bạc của ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại cần rất ít hoặc không cần vàng để mua lại giấy bạc. Các ngân hàng thương mại cũng phụ thuộc vào ngân hàng trung ương về lượng vàng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền.

Trong những năm 1930, nhiều chính phủ yêu cầu các ngân hàng trung ương của họ phải chuyển giao cho kho bạc quốc gia toàn bộ hoặc phần lớn lượng vàng nắm giữ của họ. Ví dụ, ở Mỹ, Đạo luật Dự trữ Vàng năm 1934 quy định rằng Bộ Tài chính nước này phải có quyền sở hữu đối với tất cả đồng tiền vàng, thỏi vàng và chứng chỉ vàng do các ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang trung ương nắm giữ.

Nhưng không phải tất cả các chính phủ đều "quốc hữu hóa" vàng, điều đó dẫn đến tình trạng dự trữ vàng khác nhau giữa các quốc gia. Ở một số nước, dự trữ vàng tiền tệ do chính phủ quốc gia độc quyền nắm giữ; trong khi đó ở nhiều quốc gia khác, kho dự trữ vàng phần lớn được nắm giữ.

Nhiều nước, vì mục đích an ninh, chọn lưu trữ vàng dự trữ bên ngoài hệ thống ngân hàng của họ. Ví dụ ở Vương quốc Anh, Ngân hàng Trung ương Anh không chỉ lưu trữ vàng dự trữ của Anh mà còn dự trữ một số quốc gia khác. Tuy nhiên, bất kể người nắm giữ nào, việc sử dụng vàng dự trữ hầu như chỉ giới hạn trong việc giải quyết các giao dịch quốc tế.

Được sử dụng rộng rãi trong thế kỷ 19 và 20, bản vị vàng là một hệ thống tiền tệ trong đó đơn vị tài khoản kinh tế tiêu chuẩn dựa trên một lượng vàng cố định. Nhiều quốc gia đã xóa bỏ hệ thống này nhưng vẫn giữ lượng vàng dự trữ đáng kể như một tài sản trú ẩn an toàn trong thời kỳ kinh tế bất ổn để bảo toàn của cải.

Mối tương quan vàng và tiền ra sao?

Vàng có sức hấp dẫn lâu dài và tầm ảnh hưởng rộng lớn. Mặc dù không còn được sử dụng như một hình thức tiền tệ chính ở các quốc gia phát triển, kim loại màu vàng này vẫn có tác động mạnh mẽ đến giá trị của các loại tiền tệ đó. Hơn nữa, có một mối tương quan chặt chẽ giữa giá trị của vàng và sức mạnh của tiền tệ được giao dịch trên các sàn giao dịch nước ngoài.

Thứ nhất, vàng từng được sử dụng để sao lưu tiền tệ. Ngay từ thời Đế chế Byzantine, vàng đã được sử dụng để hỗ trợ cho tiền tệ quốc gia. Vàng cũng được sử dụng làm tiền tệ dự trữ thế giới trong suốt thế kỷ 20. Mỹ sử dụng chế độ bản vị vàng cho đến năm 1971 khi Tổng thống Nixon ngừng sử dụng chế độ này.

Sau khi chế độ bản vị vàng bị xóa bỏ, các quốc gia không dễ để in tiền pháp định. Các nước phải có một lượng vàng tương đương trong kho dự trữ để bảo đảm cho tiền giấy được lưu thông. Mặc dù bản vị vàng đã không còn tồn tại từ lâu ở các nước phát triển, một số nhà kinh tế học cho rằng chế độ này nên được áp dụng lại do sự biến động của đồng đôla Mỹ và các loại tiền tệ khác. Theo đó, vàng sẽ giúp giới hạn số lượng tiền mà các quốc gia được phép in.

Thứ hai, vàng được sử dụng để chống lại lạm phát. Các nhà đầu tư thường mua một lượng lớn vàng khi mức lạm phát tại đất nước của họ tăng cao. Nhu cầu về vàng tăng lên trong thời kỳ lạm phát do giá trị vốn có của nó và nguồn cung hạn chế. So với các hình thức tiền tệ khác, vàng có khả năng giữ giá trị tốt hơn.

Fort Knox - kho vàng lớn nhất thế giới được điều hành bởi Bộ Ngân khố Mỹ [Ảnh: Wikipedia].

Chẳng hạn, vào tháng 4/2011, các nhà đầu tư lo ngại về sự suy giảm giá trị của tiền pháp định và đã đẩy giá vàng xuống mức thấp đáng kinh ngạc 1.500 USD/ ounce. Điều này cho thấy niềm tin nhỏ nhoi vào tiền tệ trên thị trường thế giới và sự ổn định kinh tế trong tương lai.

Tuy nhiên, câu chuyện vàng có chống được lạm phát hay không vẫn gây tranh cãi rất nhiều. Theo trưởng bộ phận nghiên cứu của Boost ETP, Viktor Nossek, nhận thức này là sai lầm. Ông này cho rằng, vàng phát huy tác dụng tốt hơn ở môi trường giảm phát. "Trước kia chúng ta chưa từng nới lỏng tiền tệ như hiện nay và lịch sử của vàng với chức năng tài sản ngừa lạm phát chỉ dựa vào những gì xảy ra những năm 70 và 80 khi có hai cú sốc về giá do nguồn cung dầu giảm", ông Nossek nói năm 2013.

"Cú sốc thứ nhất xảy ra vào thời điểm cấm vận dầu mỏ OPEC những năm 70 và cú sốc thứ 2 là cách mạng ở Iran năm 1980. Hai cú sốc này khiến giá vàng tăng mạnh do giá dầu tăng được phản ánh vào CPI. Đó là khi chúng ta mới xóa bỏ bản vị vàng, chính sách của ngân hàng trung ương chuyển theo một hướng mới và tiền tệ được thả nổi thay vì được ấn định như trước đó. Cũng kể từ đó không có giai đoạn nào lạm phát quá cao", ông Nossek dẫn chứng thêm.

Thứ ba, giá vàng ảnh hưởng đến các quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu vàng. Giá trị tiền tệ của một quốc gia gắn chặt với giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Giá vàng tăng có thể tạo ra thặng dư thương mại hoặc giúp bù đắp thâm hụt thương mại. Ngược lại, các nước nhập khẩu vàng lớn chắc chắn sẽ có đồng tiền yếu hơn khi giá vàng tăng. Ví dụ, các quốc gia chuyên sản xuất các sản phẩm làm bằng vàng, nhưng thiếu nguồn dự trữ của mình, sẽ là những nước nhập khẩu vàng lớn. Do đó, giá vàng ở đây dễ bị tăng.

Mỏ vàng thế giới sẽ cạn kiệt trong 2 thập kỷ mới?

Với tầm tối quan trọng của vàng đối với nền kinh tế các quốc gia và nền kinh tế thế giới nói chung, một vấn đề lo lắng được đặt ra: Điều gì xảy ra nếu dự trữ vàng cạn kiệt?

Trên thực tế, nguồn dự trữ vàng trên thế giới đang giảm dần và có nguy cơ bị cạn kiệt, trong khi nhu cầu toàn cầu không ngừng tăng lên.

Báo cáo mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới [WGC] cho hay sự gia tăng của lạm phát toàn cầu, sự bất ổn trên thị trường tài chính và mới nhất là căng thẳng Nga - Ukraine đã khiến nhu cầu vàng trên toàn cầu tăng đột biến. Theo số liệu do hội đồng công bố, nhu cầu đối với vàng đã tăng 10% vào năm 2021. Nhu cầu vàng đạt 1.147 tấn trong quý cuối cùng của năm 2021, mức cao nhất kể từ quý II/2019 và gần 50% trong năm - tăng so với cùng kỳ năm trước.

Louise Street - nhà phân tích của WGC - gọi 2021 là "năm của vàng" mặc dù giá vàng thực tế giảm nhẹ tính theo đồng USD.

Theo báo cáo, tổng nhu cầu vàng tăng từ 3.658 tấn lên 4.021 tấn và nhu cầu sử dụng vàng trong sản xuất đồ trang sức tăng 67% so với năm 2020. Mặt khác, việc sử dụng vàng trong các ngành như sản xuất máy tính xách tay và điện thoại thông minh cũng đã tăng 9%, lên 330 tấn.

Vàng có mối tương quan chặt chẽ với các loại tiền tệ giao dịch trên thế giới [Ảnh: Goldavenue.com].

Trong suốt lịch sử, tổng cộng 201.296 tấn vàng đã được khai thác và ước tính gần đây nhất vào năm 2020 cho rằng 53.000 tấn vàng vẫn còn trong trữ lượng dưới lòng đất, trong khi một số nguồn cho rằng con số đó là khoảng 63.000 tấn.

Vào cuối năm 2020, một tiết lộ cho biết trữ lượng vàng dưới lòng đất sẽ cạn kiệt trong 18 năm tới, trừ khi phát hiện được những mỏ vàng mới. Trước thực tế này, báo cáo tương tự của WGC nhấn mạnh nhu cầu của các ngân hàng trung ương khi họ vẫn mua ròng vàng trong 12 năm liên tiếp. Các ngân hàng trung ương của cả các nước phát triển và mới nổi đã tăng thêm 463 tấn vào lượng nắm giữ của họ - nhiều hơn 82% so với năm 2020 trong khi nâng tổng tài sản toàn cầu lên mức cao nhất gần 30 năm.

Louise Street cho biết: "Cuộc chiến giằng co dai dẳng giữa lạm phát và tỷ giá tăng đã tạo ra một bức tranh trái chiều về nhu cầu vàng". "Lãi suất tăng đã thúc đẩy tâm lý thích mạo hiểm của một số nhà đầu tư, điều đó được phản ánh trong dòng vốn của quỹ hoán đổi danh mục [ETF]. Mặt khác, việc tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn đã dẫn đến sự gia tăng mua vàng miếng và tiền xu, được thúc đẩy bởi hoạt động mua của ngân hàng trung ương," bà nói thêm.

Vì sao vàng lại quý giá?

Vàng là một nguyên tố hóa học tương đối hiếm và là kim loại quý. Vàng có màu vàng tươi, đỏ và đặc, mềm, dễ uốn. 

Ngay từ đầu, vàng đã hấp dẫn các nền văn minh trên toàn thế giới và những nền văn minh đó hoàn toàn chưa từng tiếp xúc với nhau. Kể từ khi được phát hiện, vàng đã được coi một biểu tượng của vẻ đẹp, quyền lực, sự thuần khiết và thành tựu. Vẻ đẹp tự nhiên của vàng không chỉ khiến nó trở nên quý giá một cách bí ẩn mà còn có thể là kim loại hữu ích nhất trên thế giới.

Mỹ đang dự trữ vàng nhiều nhất nhưng 7 năm qua, Nga mới là nước mua vàng nhiều hơn cả [Biểu đồ: An Chi].

Vì vàng là một trong những nguyên tố hóa học ít phản ứng nhất, dễ uốn, dẻo, chống ăn mòn và có thể dẫn điện nên nó có rất nhiều công dụng. Vàng được sử dụng làm đồ trang sức, đúc tiền và các nghệ thuật khác. Kim loại này được dùng trong việc che chắn tia hồng ngoại, sản xuất kính màu, dát vàng và phục hồi răng. Ngoài ra, vàng được sử dụng cho các đầu nối điện chống ăn mòn trong các thiết bị máy tính...

[Theo Dân trí] 

Giá vàng giảm do lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ gia tăng trước số liệu về tỷ lệ lạm phát.

Video liên quan

Chủ Đề