Download mẫu hợp đồng thử việc mới nhất 2023

  • Những lưu ý quan trọng và các mẫu về hợp đồng lao động, thử việc 11:11 | 12/07/2022
  • Việc thỏa thuận, ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc là vô cùng quan trọng đối với người lao động và người sử dụng lao động.
  • 07 lưu ý về hợp đồng thử việc mà NLĐ cần biết 15:34 | 20/05/2022
  • Hiện nay, trước khi ký hợp đồng lao động, NLĐ thường được yêu cầu tham gia thử việc trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đây là 07 điều về quy định thử việc, hợp đồng thử việc mà NLĐ cần lưu ý:
  • Từ 2021, hợp đồng thử việc vẫn không bắt buộc tham gia BHXH 09:27 | 23/02/2021
  • “Tôi đang thử việc tại một công ty bất động sản theo hợp đồng thử việc 2 tháng, xin hỏi trong thời gian thử việc có phải tham gia BHXH không? Nếu không tham gia thì tôi có được nhận thêm khoản tiền tương ứng?” – Đây là câu hỏi của bạn Trọng Hiếu đến ...
  • Nội dung hợp đồng thử việc từ năm 2021 và một số lưu ý 11:11 | 28/12/2020
  • Bộ luật Lao động 2019 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2019, sắp có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2021; theo đó, quy định hợp đồng thử việc sẽ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
  • 05 điểm mới về thử việc áp dụng từ ngày 01/01/2021 14:10 | 10/08/2020
  • Bộ luật lao động 2019 sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2021 với nhiều quy định mới nổi bật về thử việc mà NLĐ cần phải biết để đảm bảo quyền lợi cho bản thân như sau:
  • Từ 2021, thời gian thử việc lên đến 6 tháng với nhiều công việc! 14:19 | 02/05/2019
  • Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Dự thảo Bộ luật lao động [sửa đổi] .
  • Dù chỉ thử việc 01 ngày, Công ty vẫn phải trả lương cho NLĐ 15:43 | 08/04/2019
  • Chị Nguyễn Tú Trinh [Email: Tutrinhnguyen***@gmail.com] thắc mắc: “Tôi thử việc được 01 ngày, công việc tôi phải làm rất nhiều, bản thân thấy không kham nổi nên xin nghỉ và yêu cầu Công ty trả lương cho 01 ngày làm đó. Công ty nói phải làm đủ 07 ...
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc vẫn được hưởng 100% lương 15:12 | 08/09/2016
  • Chị Lưu Mai Kim Thư [huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định] thắc mắc: “Em ký hợp đồng thử việc với Công ty TNHH xây dựng X vào ngày 22/8/2016, em làm được 9 ngày thì thấy môi trường không phù hợp nên em xin nghỉ. Ngày 06/9/2016, em có lên Công ty X để nhận ...
  • Hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH 08:43 | 07/10/2015
  • Công ty TNHH Vina Korea [Vĩnh Phúc] đề nghị giải đáp một số nội dung về thời gian làm căn cứ tính trả trợ cấp thôi việc, việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với thời gian thử việc, việc chi trả tiền đóng BHXH, BHYT cùng lúc với kỳ trả lương và ...
  • Quy định về thử việc 11:00 | 09/08/2014
  • Bà Nguyễn Thị Thu Trang [thutrangcsi@...] ký hợp đồng thử việc 2 tháng với mức lương thử việc theo thỏa thuận là 4.500.000 đồng/tháng. Công ty yêu cầu bà phải ký quỹ để thực hiện hợp đồng thử việc. Hết thời gian thử việc, công ty đề nghị bà làm văn ...

Mẫu hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động thử việc mới chuẩn nhất năm 2022. Tải về mẫu hợp đồng thử việc và hướng dẫn chi tiết soạn thảo hợp đồng lao động thử việc mới nhất 2022.

Hợp đồng lao động thử việc là gì? Bản chất của hợp đồng lao động thử việc thực chất là 01 hợp đồng lao động ngắn hạn. Ở đó, người lao động có quyền được làm việc và đánh giá môi trường lao động của mình, người sử dụng lao động có quyền đánh giá người lao động mà mình vừa tuyển. Cả hai bên đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc ngay lập tức nếu cảm thấy không phù hợp. Đấy cũng chính là ý nghĩa của chữ “thử việc”.

Tư vấn các quy định về thử việc và hợp đồng lao động thử việc: 1900.6568

Trước khi giao kết hợp đồng lao động chính thức, người sử dụng lao động có quyền thử việc đối với người lao động để đánh giá khả năng của người lao động từ đó quyết định có giao kết hợp đồng lao động chính thức với người lao động hay không? Khi thử việc, hai bên sẽ ký kết hợp đồng thử việc.

Dưới đây, Luật Dương Gia cung cấp cho các bạn mẫu hợp đồng lao động thử việc, hợp đồng thử việc mới nhất và các lưu ý khi giao kết hợp đồng thử việc.

Tải về hợp đồng thử việc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-o0o———-

……., ngày…….tháng…….năm…….

HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC
Số: ………../HĐTV

Hôm nay, ngày……..tháng……năm………, Chúng tôi gồm:

BÊN A:

Xem thêm: Lao động đang trong thời gian thử việc có phải nộp thuế TNCN?

Ông/ Bà:…….

Chức vụ:……..

Đại diện cho:……….

Địa chỉ:……….

 BÊN B:

Ông/ Bà:……….

Hộ khẩu thường trú tại:….

Mang CMND số:………

Xem thêm: Mẫu báo cáo thử việc, hướng dẫn cách viết báo cáo thử việc

Thoả thuận ký kết Hợp đồng thử việc và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1: Thời gian và nội dung công việc

Bên B làm việc theo loại Hợp đồng thử việc có thời gian là ……. kể từ ngày …. tháng …. năm …. đến ngày …. tháng …. năm …….

Tại địa điểm:……..

Chức danh chuyên môn:……….

Chức vụ:…………..

Công việc phải làm:

– Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn dưới sự quản lý, điều hành của Ban Giám đốc [và các cá nhân được bổ nhiệm và uỷ quyền của Ban Giám đốc];

Xem thêm: Lao động đang thử việc trong thời gian nghỉ lễ có được hưởng lương không?

– Phối hợp với các bộ phận khác trong Công ty để phát huy hiệu quả công việc;

– Những công việc khác theo nhu cầu kinh doanh của Công ty và theo lệnh của Ban Giám đốc [và các cá nhân được bổ nhiệm và uỷ quyền của Ban Giám đốc]

Điều 2: Chế độ làm việc

– Thời giờ làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7, 48 giờ/tuần [sáng từ 8h đến 12h, chiều từ 13h30′ đến 17h30′];

– Được cấp phát những dụng cụ: Cần thiết theo yêu cầu công việc.

– Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3: Nghĩa vụ và các quyền lợi của người lao động

Quyền lợi:

Xem thêm: Không ký hợp đồng lao động khi hết thời gian thử việc

– Phương tiện đi lại làm việc: …………. ;

– Mức lương thử việc:…………. ;

– Phụ cấp: ……… ;

– Hình thức trả lương: Trả 01 lần vào ngày …… hàng tháng;

– Nghỉ hàng tuần: 01 ngày [Chủ Nhật]

– Chế độ đào tạo: Theo quy định của Công ty và yêu cầu công việc. Trong trường hợp nhân viên được cử đi đào tạo thì nhân viên phải hoàn thành khoá học đúng thời hạn, phải cam kết sẽ phục vụ lâu dài cho Công ty sau khi kết thúc khoá học và được hưởng nguyên lương; các quyền lợi khác như người đi làm. Nếu sau khi kết thúc khóa đào tạo mà nhân viên không tiếp tục hợp tác với Công ty thì nhân viên phải hoàn trả lại 100% phí đào tạo và các khoản chế độ đã được nhận trong thời gian đào tạo.

– Những thoả thuận khác: Trong vòng 15 ngày [làm việc] kể từ ngày ký kết hợp đồng thử việc này, vì bất cứ lý do gì mà người lao động không tiếp tục cộng tác với công ty [kể cả trong trường hợp công ty thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc trước thời hạn] thì người lao động cam kết sẽ không yêu cầu công ty phải thanh toán bất cứ chế độ và quyền lợi nào của người lao động trong thời gian nêu trên.

Nghĩa vụ:

Xem thêm: Thử việc bao lâu thì được ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm?

– Hoàn thành những nội dung đã cam kết và những công việc trong Hợp đồng;

– Nộp bản sao văn bằng, chứng chỉ có học hàm cao nhất theo đúng chức danh chuyên môn] cho Công ty ngay khi ký hợp đồng thử việc này;

– Chấp hành nội quy lao động, an toàn lao động, kỷ luật lao động

– Tuyệt đối không sử dụng khách hàng của công ty để trục lợi cá nhân;

– Trong thời gian hiệu lực hợp đồng và trong vòng 24 tháng kể từ khi nghỉ việc tại Công ty nhân viên không được phép: Cung cấp thông tin, tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty ra ngoài, không được phép hợp tác, sản xuất, kinh doanh, làm đại lý sử dụng, tiết lộ thông tin về khách hàng, mặt hàng, sản phẩm tương tự của Công ty cho bất kỳ tổ chức cá nhân nào nhằm phục vụ công việc riêng cho mình mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản từ phía công ty. Trường hợp bị phát hiện – Cá nhân đó sẽ bị khởi tố trước pháp luật.

Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động

Nghĩa vụ:

– Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều khoản trong hợp đồng;

Xem thêm: Có bắt buộc ký hợp đồng thử việc bằng văn bản không?

– Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng này;

– Bảo quản bản sao văn bằng, chứng chỉ gốc [nếu có] cho nhân viên trong thời gian hiệu lực hợp đồng;

– Hoàn trả lại văn bằng, chứng chỉ gốc [nếu có] cho nhân viên sau khi nhân viên đã hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết tại hợp đồng thử việc này.

Quyền hạn:

– Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng [bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc];

– Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng thử việc, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, và nội quy lao động của Công ty.

Điều 5: Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

Xem thêm: Thời gian thử việc trong hợp đồng thử việc? Quy định về việc kết thúc thời gian thử việc?

– Trường hợp hết hạn hợp đồng: Chuyển qua giao kết hợp đồng chính thức hay chấm dứt không làm việc nữa;

– Trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn: bên A hoặc bên B trước thời hạn hợp đồng. Nếu bên B chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì phải hoàn trả lại chi phí đào tạo cho bên A và thực hiện các điều khoản bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 6: Điều khoản thi hành

– Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng thử việc này thì áp dụng theo quy định của nội quy lao động và pháp luật lao động;

– Hợp đồng thử việc này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và có hiệu lực kể từ ngày …. tháng …. năm ….

Hợp đồng làm tại:…………

NGƯỜI LAO ĐỘNG                                      NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
[Ký, ghi rõ họ tên]                                           [Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên]

2. Các lưu ý trong hợp đồng thử việc:

*  Hợp đồng thử việc cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

Xem thêm: Quy định về các tính mức lương thử việc trong hợp đồng thử việc

– Tên và địa chỉ của người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của hợp đồng thử việc;

– Thời gian thử việc;

* Lưu ý thời gian thử việc như sau:

– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

– Không quá 30 ngày đối với có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

Xem thêm: Xin nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần phải báo trước không?

– Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác”

* Tiền lương trong thời gian thử việc:

– Do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

3. Người lao động thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Hiện mức lương thử việc trong 02 tháng của em là 4.600.000 vậy có phải nộp các loại bảo hiểm hay thuế gì không? [lương chính thức của em là 5.500.000], vì em thấy sau 02 tháng thử việc thì mình bị trừ hết 420.000 đồng và bên công ty nói là trả tiền bảo hiểm theo quy định? Cảm ơn Luật sư! 

Luật sư tư vấn:

Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng như sau:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

Xem thêm: Công ty có được thử việc hai lần không?

a] Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b] Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”

Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:

“1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a]Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức [sau đây gọi chung là người lao động];”

Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:

“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a] Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

Xem thêm: Doanh nghiệp có được yêu cầu ký hợp đồng thử việc 2 lần không?

b] Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c] Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.”

Theo quy định trên, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại các đơn vị sử dụng lao động [từ ngày 1/1/2018 trở đi thì người lao động theo hợp đồng từ 1 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ]. Người làm việc theo hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, trừ trường hợp bạn và người sử dụng lao động thỏa thuậ tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc. Nếu bạn và công ty không thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm xã hội thì công ty tham gia đóng bảo hiểm xã hội là không đúng theo quy định pháp luật.

Về vấn đề nộp thuế thu nhập cá nhân: Căn cứ điểm i] Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định khấu trừ thuế như sau:

“i] Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động [theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này] hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba [03] tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu [2.000.000] đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết [theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế] gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhânchưa đến mức khấu trừ thuế [vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế] và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

Xem thêm: Không thông báo kết quả thử việc có bị xử phạt không?

Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.”

Như vậy, bạn ký hợp đồng lao động thử việc có thời hạn 02 tháng, lương của bạn mỗi tháng thử việc là 4.600.000 đồng thì bạn phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10%. Nếu bạn có đầy đủ các điều kiện sau đây thì bạn có thể làm mẫu Cam kết 02/ĐK-TNCN theo mẫu tại Thông tư 92/2015/TT-BTC để tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:

+ Cá nhân chỉ có duy nhất một thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%;

+ Tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh < 9 triệu/tháng;

+ Có mã số thuế TNCN tại thời điểm làm cam kết [Nếu cộng tác viên công ty bạn chưa có mã số thuế TNCN thì bạn phải đăng ký mã số thuế cho người đó].

Chủ Đề