Đóng bảo hiểm xã hội 1 năm thì được bao nhiêu?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1/1/2022 trở đi, có mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam, mức tối đa bằng 75%.

Cụ thể, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2021 thì mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian 19 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam, mức tối đa bằng 75%. 

Lao động nam cần 35 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa.

Quy định về lương hưu đối với lao động nữ đã thay đổi trước đó. Cụ thể, lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1/1/2021 trở đi, thì mức lương hưu được tính tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội.

Lương hưu hằng tháng của lao động nữ được tính bằng 45% mức bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Sau đó, cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa bằng 75%. 

Lao động nữ cần 30 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương, phụ cấp theo quy định, không bao gồm các chế độ phúc lợi [tiền thưởng sáng kiến, ăn giữa ca, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại…].

Em chào luật sư, luật sư cho em hỏi cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần: Trên sổ ghi em làm từ tháng 06 đến tháng 12/2015: lương đóng bảo hiểm là 4.000.000 đồng. Tháng 01 đến tháng 10/2016: lương đóng bảo hiểm là 4.900.000 đồng.

Vậy, em tính như thế này đúng không ạ: Tiền lương trung bình: [4 triệu x 7 + 4,9 triệu x 10]/17 = 4529,4 triệu. Số tháng đóng bảo hiểm: 17 tháng đến 2 năm. Vì đóng năm 2015 trở đi nên hệ số là 2 -> số tiền nhận được là : 4529,4 x 2x2 = 18.117.000 đồng. Em tính như vậy có đúng không ạ?Em xin trân trọng cảm ơn Luật sư ạ !

>> Luật sư tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Cách tính hưởng Trợ cấp BHXH một lần được quy định như sau:

Theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định mức hưởng BHXH một lần cụ thể như sau:

- Hệ số 1,5 nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014

- Hệ số 2 nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi

- Trường hợp chưa đóng đủ 1 năm thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương

Cách tình hưởng trợ cấp BHXH 1 lần được tính theo số năm tham gia BHXH.

Lưu ý:

- Thời gian tham gia BHXH lẻ: từ 1-6 tháng tính ½ năm; từ 7-11 tháng tính 1 năm.

- Mức hưởng BHXH một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện [Trừ trường hợp bị bệnh hiểm nghèo]

Như vậy, mức bảo hiểm một lần bạn có thể rút là:

+ Từ tháng 06/2015 đến tháng 12/2015 : 07 tháng

+ Từ tháng 01/2016 đến tháng 10/2016: 10 tháng

+ Tổng thời gian bạn đóng BHXH = 17 tháng = 1.5 [ vì thời gian từ 01-06 tháng tính bằng 1/2 năm ]

Hệ số điều chỉnh tiền lương thực hiện theo Bảng 1 Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH về quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành: Năm 2015 hệ số là 1,06. Năm 2016 hệ số là 1,04.

+ Tổng lương đóng là: 4.000.000 x 7 x 1,06 + 4.900.000 x 10 x 1,04 = 80.640.000 đồng

+ Lương bình quân = 80.640.000 : 17 = 4.743.529 đồng

+ Mức bảo hiểm xã hội 1 lần = 4.743.529 x 1.5 x 2 = 14.230.587 đồng.

Như vậy, nếu như bạn có yêu cầu hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì số tiền bạn sẽ nhận được là 14.230.587 đồng.

 

2. Hướng dẫn thủ tục nhận BHXH một lần và nơi nộp hồ sơ ?

Kính gửi luật sư, em có câu hỏi xin luật sư chỉ dẫn giúp em: Lúc trước em làm và được đóng bảo hiểm như sau: từ 12/2011 - 12/2012: 1.958.000 đồng; từ 01/2013 - 12/2013: 2.310.000 đồng; từ 01/2014 - 12/2014: 2.640.000 đồng; từ 01/2015 - 07/2015: 3.025.000 đồng. Vậy giờ số tiền bảo hiểm xã hội em được rút ra một lần là bao nhiêu, với lại em rút ở đâu là được ạ?

Em quê ở Quảng Ngãi, công ty đóng bảo hiểm cho em là ở Tiền Giang, nhưng hiện nay em đang sinh sống ở Hồ Chí Minh?

Kính mong luật sư hướng dẫn giúp em. Em chân thành cảm ơn!

 

Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định trường hợp hưởng Bảo hiểm xã hội một lần bao gồm:

"1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b] Ra nước ngoài để định cư;

c] Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d] Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu."

Mặt khác, theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc và Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động do Quốc hội ban hành hướng dẫn quy định Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

"Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b] Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c] Ra nước ngoài để định cư;

d] Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế; "

Như vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bạn sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016 quy định về thẩm quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội thì bạn có thể nộp hồ sơ hưởng tại Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi bạn đang cư trú, có thể là thường trú hoặc tạm trú theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội bạn được hưởng:

Hệ số điều chỉnh tiền lương thực hiện theo Bảng 1 Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH về quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành: Năm 2011 hệ số là 1,30. Năm 2012 hệ số là 1,19. Năm 2013 hệ số là 1,11. Năm 2014 hệ số là 1,07. Năm 2015 hệ số là 1,06.

Từ 12/2011 - 12/2012: 1.958.000 đồng x 1 x 1,30 + 1.958.000 đồng x 12 x 1,19 = 30.505.640 đồng;

Từ 01/2013 - 12/2013: 2.310.000 đồng x 12 x 1,11 = 30.769.200 đồng;

Từ 01/2014 - 12/2014: 2.640.000 đồng x 12 x 1,07 = 33.897.600 đồng;

Từ 01/2015 - 07/2015: 3.025.000 đồng x 7 x 1,06 = 22.445.500 đồng.

Tổng thời gian bạn đóng BHXH = 44 tháng. Trước năm 2014 là 25 tháng được tính là 2 năm, còn 1 tháng sẽ chuyển sang giai đoạn năm 2014 trở đi. Sau năm 2014 trở đi được tính là 19 tháng cộng với 1 tháng từ trước năm 2014 chuyển sang thì tổng thời gian là 01 năm 8 tháng được làm tròn là 02 năm.

+ Lương bình quân = [30.505.640 + 30.769.200 + 33.897.600 + 22.445.500] : 44 = 2.673.135 đồng

+ Mức bảo hiểm xã hội 1 lần = 2.673.135 x 1.5 x 2 + 2.673.135 x 2 x 2 = 18.711.945 đồng.

Như vậy, nếu như bạn có yêu cầu hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì số tiền bạn sẽ nhận được là 18.711.945 đồng.

>> Bài viết tham khảo thêm: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục và mức hưởng chế độ thai sản mới nhất

 

3. Tính tiền bảo hiểm xã hội như thế nào ?

Luật sư cho em hỏi: Em đi làm từ tháng 06 năm 2015 đến tháng 02 năm 2017. Trong thời gian đi làm công ty đóng tiền bảo hiểm cho em đầy đủ. Mỗi tháng công ty đóng cho em 1.200.000 đồng tiền bảo hiểm xã hội. Vậy cho em hỏi giờ em rút bảo hiểm xã hội một lần thì được bao nhiêu ạ?

Em xin cảm ơn.

>> Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội một lần, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần như sau:

"...2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a] 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b] 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c] Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này..."

Trong trường hợp này bạn có thể xem xét tiền lương, tiền công của bạn trước khi công ty trích ra đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu sau đó bạn có thể áp dụng công thức trên để tính tiền bảo hiểm xã hội của mình. Bạn có thể tham khảo các bài viết trên để biết được cách tính hoặc tham khảo bài viết sau: Hướng dẫn cách thanh toán bảo hiểm xã hội một lần

 

4. Định cư nước ngoài có thể rút tiền BHXH một lần không ?

Thưa anh/chị, vui lòng cho em hỏi: Anh em tên Việt, làm việc tại Viettel và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2017. Anh em nghỉ việc và đi định cư nước ngoài, để lại em giấy quyết định chấm dứt hợp đồng + sổ BHXH + giấy ủy quyền. Em lên BHXH Bình Tân thì người ta bảo 01 năm sau quay lại mới giải quyết. Hiện nay, cũng đã hơn 01 năm rồi, em không biết mình phải làm những gì và lãnh được những khoản tiền nào?

Kính mong anh/chị tư vấn giúp em, em cảm ơn nhiều ạ.

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định trường hợp hưởng Bảo hiểm xã hội một lần theo đó, anh trai bạn sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi:

"b] Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;"

Như vậy, anh của bạn đã được 01 năm sau khi nghỉ việc không tham gia bảo hiểm xã hội nữa, lúc này, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau để đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho anh bạn:

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần [mẫu số 14-HSB ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016].

3. Tùy từng trường hợp bổ sung một trong các loại giấy tờ sau:

3.1.Trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH: Quyết định nghỉ việc [bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp] hoặc quyết định thôi việc [bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp] hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động hết hạn [bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp].

3.2. Trường hợp phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu: Quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc [bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp].

3.3. Trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH: Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

3.4. Đối với người ra nước ngoài để định cư: Bản dịch tiếng Việt được công chứng [bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp] của bản thị thực nhập cảnh được lưu trú dài hạn hoặc thẻ thường trú hoặc giấy xác nhận lưu trú dài hạn do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Chủ Đề