Đọc hiểu tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng

Hợp tác cùng BigSchool

Liên hệ

Địa chỉ: Tầng 10, Toà nhà Center Building, số 01 Nguyễn Huy Tưởng, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 19002136 [Phí 3.000đ/phút]
Email:

Bài thơ “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?” được cố nhà thơ Chế Lan Viên sáng tác vào năm 1965 khi cả nước đang trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước. Lúc này, cuộc chiến diễn ra cam go, khốc liệt nhưng Chế Lan Viên vẫn hết sức lạc quan thốt lên: “Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả/ Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn!”. Bởi, ông vui mừng nhận thấy mình may mắn: “Cho tôi sinh ra buổi Đảng dựng xây đời”,…

Sau 57 năm kể từ ngày nhà thơ Chế Lan Viên tuôn trào cảm xúc “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”, 47 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước, nhân dân ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa hết sức quan trọng, thế và lực của cách mạng Việt Nam rất vững vàng, tạo tiền đề quan trọng để chúng ta tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Đất nước ta trải qua biết bao biến cố trên con đường vươn tới độc lập, tự do. Dưới sự lãnh đạo của một Đảng còn non trẻ, mới 15 tuổi, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân tộc làm nên một cuộc tổng khởi nghĩa “trời long, đất lở” giành chính quyền về tay nhân dân vào mùa Thu năm 1945 và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9/1945 đã mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Bằng mốc son chói lọi này, 77 năm qua, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam anh hùng đã đoàn kết một lòng, đem hết tinh thần và nghị lực, chấp nhận gian khổ và hy sinh, giành được những thắng lợi vang dội, mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, non sông gấm vóc thu về một mối.

Đến nay, sự nghiệp cách mạng của Việt Nam đã bước sang một tầm cao mới. Nhìn lại 35 năm đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Chúng ta hết sức vui mừng, phấn khởi trước những thành tựu quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đạt được qua 77 thành lập nước. Cảm xúc “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?” của thế hệ đàn chú, đàn anh vẫn tuôn trào nhưng rõ ràng đang ở một tầm cao mới, khi “uy tín, vị thế của Đảng, Nhà nước, thế và lực của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế”.

Chính Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9/1945 là động lực, niềm tin, cơ sở, bài học để tỉnh Long An nỗ lực, phấn đấu hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra: “Đến năm 2025 giữ vững vị trí dẫn đầu Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đến năm 2030, phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”.

Mạch nguồn cảm xúc: “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?” vẫn là dòng chảy bất tận trong thời đại Hồ Chí Minh!./.

Long An

Phòng Giáo dục Bình XuyênKỳ thi HSG lớp 9 vòng 2 *** Đề thi học sinh giỏi lớp 9 vòng 2 năm học 2005-2006Môn: Ngữ VănThời gian : 150 phút [Không kể thời gian giao đề] Câu 1 [ 3 điểm ]: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau : Hỡi sông Hồng - tiếng hát bốn nghìn năm Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ? -Cha đâu, và cả trong những ngày đẹp nhất Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc , Nguyễn Du viết Kiều đất nớc hóa thành văn , Khi Nguyễn Huệ cỡi voi vào cửa Bắc, Hng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả, Dù mai sau đời có vạn lần hơn! [ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng - Chế Lan Viên,1965 ] Câu 2 [ 7 điểm ] : Vẻ đẹp sáng ngời của đạo đức nhân dân trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Phòng Giáo dục Bình XuyênKỳ thi HSG lớp 9 vòng 2 *** Hớng dẫn chấm thi học sinh giỏi lớp 9vòng 2 năm học 2005-2006Môn: Ngữ Văn Câu 1 : 3 điểm: 1.Yêu cầu:Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những phát hiệnvà cảm thụ riêng nhng cần nêu đợc một số ý cơ bản sau: *Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc tự hào về đất nớc,ca ngợi đất nớc của tác giả *Hai câu đầu: -Nghệ thuật nhân hóa:Hỡi sông Hồng-lời gọi tha thiết,sông Hồng trở thànhnhân chứng lịch sử 4000 năm dựng nớc và giữ nớc của dân tộc[sông Hồng: Hình ảnh gắn với lịch sử hình thành ,tồn tại của dân tộc,con sông bồiđắp lên đồng bằng châu thổ sông Hồng-nơi c trú đầu tiên của cộng đồng ngời Việtcổ; Con sông đã chứng kiến quá trình hình thành và phát triển của dân tộc ta]. -Câu hỏi tu từ :Hỏi hớng vào nhân chứng lịch sử tin cậy nhất, hỏi để khẳng định đ-ợc thời điểm đẹp đẽ huy hoàng nhất trong lịch sử 4000 năm của dân tộc là thờiđiểm này:thời đại kháng chiến chống Mỹ cứu nớc . *Năm câu tiếp - Lời con sông: -Khẳng định lịch sử dân tộc từng có nhiều ngày đẹpnhất :trong chiến đấu chốngxâm lợc và xây dựng đất nớc, trong sáng tác văn thơ [liệt kê những mốc son rựcrỡ, hào hùng trong lịch sử nớc ta ]: +Nguyễn Trãi giúp Lê Lợi chống quân Minh thắng lợi +Quang Trung Nguyễn Huệ đánh bại 5 tập đoàn phong kiến phản động trong vàngoài nớc, thống nhất và xây dựng đất nớc. +Nguyễn Du sáng tạo Truyện Kiều. -Cách phủ định nhằm khẳng định cha đâuđẹp thế này: khẳng định vẻ đẹphiện tại của dân tộc ta,Tổ quốc ta. *Hai câu cuối: -Suy nghĩ của tác giả từ sự thấm thía sâu sắc truyền thống cao đẹp của dân tộc :Sosánh hiện tại đẹp hơn quá khứ từng rất rạng rỡ-đẹp hơn cả tơng lai huy hoàng[theoqui luật phát triển tất yếu] -Qua đó bộc lộ niềm tự hào của tác giả,củathế hệ những ngời đợc sống và chiếnđấu,cống hiến và chứng kiến thời đại chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong nhữngnăm miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam anh dũng đấu tranh chốngMỹ để thống nhất đất nớc. 2.Thang điểm: -Cho 3 điểm: đáp ứng đợc những yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trongsáng, bố cục rõ ràng. -Các điểm còn lại, ngời chấm tùy vào từng bài viết của học sinh để cho điểm hợplý. Câu 2 : [7 điểm]: 1.Về kỹ năng:-Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học, bố cục rõràng,kết cấu hợp lý, khả năng diễn đạt tốt .-Không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu. 2. Về nội dung: a. Học sinh có thể sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, đôi chỗ có thể có nhữngcảm nhận riêng trên cơ sở hiểu biết chắc chắn về tác phẩm, tránh suy diễn tùy tiện. b. Cần tập trung làm nổi bật các ý cơ bản sau:*Giải thích: Vẻ đẹp của đạo đức nhân dân là gì ? Là những tình cảm lành mạnh trong sáng, cách đối nhân xử thế đúng mực, vịtha trong đạo đức cổ truyền của dân tộc. Những tình cảm ấy đợc thể hiện rõ nét vàsáng ngời trong Truyện Lục Vân Tiên.*Chứng minh và phân tích : -Vẻ đẹp của đạo đức nhân dân trớc hết thể hiện ở những tình cảm đạo đức trongmối quan hệ giữa con ngời với con ngời. -Tình cảm của con cái đối với cha mẹ, tình bạn, tình thầy trò, thậm chí cả nhữngmối quan hệ tình cờ, ngẫu nhiênMối quan hệ nào cũng tràn đầy một tấm lòngnhân ái bao la, một lẽ sống thủy chung, tín nghĩa. Đó là truyền thống đạo đức ngànđời của cha ông ta truyền lại. +Tình cảm của Vân Tiên với mẹ [ Dẫn chứng và phân tích ] +Tình cảm của Nguyệt Nga với cha [Dẫn chứng và phân tích] +Tình bạn của Vân Tiên, Hớn Minh, Vơng Tử Trực [Phân tích khái quát ] +Tình cảm của Kiều Nguyệt Nga với Lục Vân Tiên : Đợc Vân Tiên cứu,Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó chung thủy với Vân Tiên. +Tình ngời với ngời : Vân Tiên gặp nhiều trắc trở,gian truân nhng trên mỗi bớcđờng chàng đi đều đợc bao bọc trong tình yêu thơng, sự che chở của những conngời nhân hậu nh Tiểu đồng, ông Ng, ông Tiều -Vẻ đẹp ấy còn thể hiện ở tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng quên mình bênh vựcnhững con ngời yếu đuối , bất hạnh. +Lục Vân Tiên đánh cớp cứu Nguyệt Nga [Dẫn chứng và phân tích ] +Hớn Minh đánh tên công tử con quan để cứu ngời bị hại [ cô con gái khôngquen biết ] Giữa thời buổi nhiễu nhơng,cờng quyền lấn át công lý, kẻ yếu đuối không đợcbênh vực,chở che thì những hành động nghĩa hiệp [thấy việc nghĩa là làm khôngsuy tính thiệt hơn ] nh thế thật cần cho đời biết bao. -Vẻ đẹp ấy còn thể hiện ở lòng lạc quan, khao khát lẽ công bằng, tin tởng ở cuộcđời tốt đẹp. +Ngời tốt dù bị vùi dập, chịu nhiều oan trái nhng luôn đợc giúp đỡ [có khi làcon ngời, có khi là thần linh phù trợ ] [Phân tích khái quát ] + Những kẻ xấu, bất nhân dù có công danh phú quí nhng cuối cùng đều bịtrừng trị đích đáng. [Phân tích khái quát ] Thể hiện ớc mơ ngàn đời của nhân dân là muốn có sự công bằng, tin tởng ở sựcông bằng : kẻ gieo gió sẽ gặt bão, ở hiền sẽ gặp lành.*Đánh giá :Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn, nhà thơ suốt đời gắn bó với nhân dân,thơng yêu nhân dân nên ông hiểu rõ những giá trị tinh thần ẩn chứa trong tâm hồnnhững ngời dân lam lũ, vất vả chịu nhiều áp bức. Tác phẩm của ông mang đậmtính nhân văn sâu sắc. 3.Thang điểm: -Điểm 7: Đáp ứng đợc những yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọnlọc , phân tích-bình giá tốt, làm nổi bật đợc trọng tâm, diễn đạt trong sáng. -Điểm 5 ,6 : Cơ bản đáp ứng đợc yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chọn lọc, bình giácha sâu sắc nhng phải làm nổi bật đợc trọng tâm, diễn đạt tơng đối tốt. Có thể mắcmột vài sai sót nhỏ về chính tả. -Điểm 4 : Đáp ứng đợc khoảng 1/2 yêu cầu nêu trên, dẫn chứng cha đầy đủ, bìnhgiá- phân tích cha tốt, diễn đạt thoát ý, dễ hiểu. Có thể mắc một vài sai sót về câu,chính tả. -Điểm 2,3 : Cha nắm đợc yêu cầu của đề bài, chỉ bàn luận chung chung; sắp xếpý lộn xộn; mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, câu. -Điểm 0,1 :Không hiểu đề,sai cả về nội dung và phơng pháp. *Lu ý :Điểm của bài thi là tổng điểm của hai câu cộng lại. Phòng giáo dục Bình xuyênKỳ thi học sinh giỏi THCSVòng 1 năm học 2006-2007 đề thi học sinh giỏi lớp 9Môn: Ngữ vănThời gian: 150 phút [không kể thời gian giao đề] Câu 1: [3 điểm]Cảm nhận của em khi đọc khổ thơ sau:Con gặp lại nhân dân nh nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Nh trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đa[ Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]Câu 2: [7 điểm]Qua một số tác phẩm: Chuyện ngời con gái Nam Xơng của Nguyễn Dữ,Truyện Kiều của Nguyễn Du, Bánh trôi nớc của Hồ Xuân Hơng, em hãy làmsáng tỏ nhận xét sau:Văn học Việt Nam thời kỳ trung đại đã khắc họa hình ảnh ng ời phụ nữ ViệtNam với những vẻ đẹp sáng ngời cả về hình thức và tâm hồn.Phòng giáo dục Bình xuyênKỳ thi học sinh giỏi THCSVòng 1 năm học 2006-2007 Hớng dẫn chấm thi học sinh giỏi vòng 1 năm học 2006-2007môn: Ngữ văn- lớp 9Câu 1: [3 điểm]1. Yêu cầu:Học sinh có thể trình bày theo những cách cảm nhận khác nhau nhng bài làmcần đạt đợc các yêu cầu cơ bản sau:* Về kiến thức:Chỉ ra và phân tích đợc nghệ thuật so sánh trong đoạn thơ: + So sánh ở mức độ cao, so sánh nhiều, so sánh liên tiếp: chỉ một sự việcCon gặp nhân dân mà tác giả sử dụng tới năm hình ảnh so sánh: diễn tả niềm vuivô hạn của nhà thơ khi ông trở về với nhân dân, tìm đợc lẽ sống cho cuộc đời mình,ông đã tìm đợc cho mình một chân lý, đó là đi theo tiếng nói chung của đồng bào,của dân tộc.+ Hình ảnh để so sánh đợc chọn lọc tiêu biểu:Hai câu đầu là hình ảnh của thiên nhiên nhấn mạnh ý trở về với cội nguồn,sự hồi sinh và phát triển. Hai câu sau so sánh với con ngời, nhấn mạnh sự trở về củanhà thơ với nhân dân là sự trở về với ngời mẹ hiền vĩ đại: Tổ quốc.[HS phân tích cụ thể, hợp lý các hình ảnh so sánh]. -Khái quát hoá đợc giá trị t tởng của khổ thơ: Đoạn thơ thể hiện niềm vui, sự xúc động nghẹn ngào của nhà thơ khi tìm đợc lẽsống đích thực của cuộc đời mình. Tâm trạng đó của nhà thơ Chế Lan Viên cũng làtâm trạng chung của các nhà thơ lãng mạn lúc bấy giờ khi họ tìm đến với chân lýcách mạng. Đó là những giây phút trọng đại, đánh dấu bớc thay đổi lớn trong cuộcđời các thi sĩ và cũng là những giây phút lịch sử khi dân tộc dang rộng vòng tayđón nhận sự trở về của những đứa con đã từng đi cha đúng con đờng chung của cảdân tộc.* Về kỹ năng:- Bố cục rõ ràng, có thể tổ chức thành một văn bản khá hoàn chỉnh. - Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, văn viết có cảm xúc.- Không có lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Thang điểm:- 3 điểm: Đạt đợc các yêu cầu nêu trên.- 2 điểm: Đạt đợc các yêu cầu về kiến thức. Về kỹ năng có thể còn mắc mộtvài sai sót nhỏ.- Các điểm dới 3, dới 2, ngời chấm căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để chođiểm hợp lý.Câu 2: [7 điểm]. 1. Yêu cầu: a, Về kỹ năng:- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bốcục ba phần rõ rệt, kết cấu hợp lý, cách xắp xếp luận điểm khoa học.- Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, văn viết có cảm xúc.- Không mắc lỗi về chính tả, về dùng từ, đặt câu, diễn đạt.b, Về kiến thức: Thông qua phân tích các tác phẩm mà đề bài đã yêu cầu đểlàm rõ.- Hình ảnh ngời phụ nữ Việt Nam trong văn học thời phong kiến là nhữngngời có vẻ đẹp sáng ngời cả về hình thức và tâm hồn.- Thái độ trân trọng, ca ngợi của các tác giả khi xây dựng các nhân vật nữtrong tác phẩm của mình.HS có thể phân tích từng tác phẩm hoặc hình thành các luận điểm tổng hợpđể phân tích chứng minh. Cụ thể nh sau:-Ngời phụ nữ Việt Nam trong văn học cổ hiện lên là những ngời có vẻ đẹpnh những bông hoa, lay động lòng ngời. [dẫn chứng phân tích]. + Thân em vừa trắng lại vừa tròn + Tính tình thuỳ mị nết na lại thêm có t dung tốt đẹp + Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi ngời một vẻ mời phân vẹn mời Làn thu thuỷ, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nớc nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.- Vợt lên trên sự nghiệt ngã của số phận, của cuộc đời đầy bất hạnh, đau khổ,ở họ luôn sáng ngời những phẩm chất tâm hồn cao quí.+ Xã hội phong kiến với những quan niệm hà khắc, với những thế lực tàn bạođã vùi dập cuộc sống của con ngời, trà đạp lên hạnh phúc của con ngời nhất là ngờiphụ nữ.[dẫn chứng phân tích] Ba chìm bảy nổi với nớc non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Số phận lênh đênh chìm nổi nh chiếc bánh, nh hoa trôi giữa dòng nớc lớn.Không có quyền tự chủ, phụ thuộc vào sự sắp đặt, sai khiến của ngời khác.Chồng đi lính, Vũ Nơng ở nhà lo lắng cho gia đình chồng: Chăm sóc mẹchồng, nuôi dạy con thơ, mẹ mất lo ma chay tế lễ cho mẹ, không lúc nào nguôi th-ơng nhớ chồng. Nhng khi chồng về đã ghi ngờ, mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi màkhông thể nào đợc thanh minh. Nàng phải ôm nỗi oan của mình nhảy xuống sôngmà chết xã hội phong kiến dung túng cho quyền lực của ngời đàn ông trong giađình. Chính những quan niệm lạc hậu đã đẩy ngời phụ nữ vào một bi kịch: Xinhđẹp, nết na mà cuộc sống bất hạnh. Thuý Kiều: Cuộc đời lu lạc 15 năm với bao nỗi oan khổ: Thanh lâu hai lợtthanh y hai lần.+ Từ cuộc đời đầy nghiệt ngã, số phận đầy éo le chìm nổi ấy vẫn sáng ngờinhững phẩm chất cao quí: Đức hạnh, thuỷ chung, hiếu nghĩa. Vũ Nơng: Ngời con có hiếu [dẫn chứng phân tích]Ngời vợ chung thuỷ [dẫn chứng phân tích]. Thuý Kiều: Ngời con có hiếu [dẫn chứng phân tích] Tình cảm với Kim Trọng vẫn vẹn nguyên niềm yêu thơng, kính trọng[dẫn chứng phân tích] Câu thơ của Hồ Xuân Hơng đã khái quát:Mà em vẫn giữ tấm lòng son [Phân tích]- Khái quát: Khắc hoạ hình ảnh những ngời phụ Việt Nam trong thời kì lễgiáo phong kiến còn những quan niệm lạc hậu thì các nhà văn, nhà thơ đã thể hiệnmột thái độ trân trọng, yêu mến xuất phát từ tấm lòng nhân đạo cao cả, một quanniệm thẩm mĩ tiến bộ: Ca ngợi, đề cao vẻ đẹp và nhân phẩm của ngời phụ nữ.* Lu ý: - HS có thể bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân trong quá trìnhphân tích - Bài viết có sự liên hệ xa - nay. - Trình tự trích dẫn dẫn chứng và phân tích có thể thay đổi linh hoạt đểđoạn văn không bị lặp đi lặp lại. 2/ Thang điểm:- Điểm 7: Đạt đợc các yêu cầu nêu trên, có sự liên hệ, so sánh phù hợp, vănviết có cảm xúc. - Điểm 5, 6: Cơ bản đáp ứng đợc các yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chọn lọc,bình giá cha thật sâu sắc nhng đã làm nổi bật trọng tâm, kĩ năng làm bài tơng đốitốt, có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 4: Đáp ứng đợc khoảng 1/2 yêu cầu nêu trên. Nội dung kiến thức cơbản là đúng nhng có thể cha đầy đủ, phân tích bình giá còn sơ sài, mắc một số saisót nhỏ.- Điểm 2, 3: Cha nắm đợc yêu cầu của đề bài, chỉ bàn luận chung chung, bốcục còn lộn xộn, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, câu, chính tả. - Điểm 1: Không hiểu đề, sai lạc về nội dung, kĩ năng quá yếu. - Điểm 0: Không làm đợc bài.Căn cứ vào bài làm cụ thể giáo viên chấm điểm lẻ cho hợp lý.Lu ý: Điểm của bài thi là tổng điểm của hai câu cộng lại. Phòng Giáo dục Bình XuyênKỳ Thi gvdg cấp huyện bậc THCS năm học 2006-2007 hớng dẫn chấm thi Môn: ngữ Văn.A/Lý thuyết chung: [5 điểm] Câu1: [2,5 điểm] Giáo viên chủ nhiệm trờng THCS có các nhiệm vụ sau đây:-Giảng dạy và giáo dục theo đúng chơng trình giáo dục, kế hoạch dạy học,soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định, vào sổ điểm, ghihọc bạ đầy đủ, lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ giờ, bỏ buổi dạy, quản lý họcsinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trờng tổ chức, tham gia các hoạt động củatổ chuyên môn.-Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phơng-Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dỡng chuyên môn và nghiệp vụ đểnâng cao chất lợng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục.-Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà tr-ờng, thực hiện quyết định của hiệu trởng, chịu sự kiểm tra của hiệu trởng và củacác cấp quản lý giáo dục.-Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gơng mẫu trớc học sinh,thơng yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền vàlợi ích chính đáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ các bạn đồng nghiệp.-Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.-Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổchức giáo dục sát đối tợng, nhằm thúc đẩy tiến bộ của cả lớp.-Cộng tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh, chủ động phối hợp với các giáoviên bộ môn, đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phongHồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáodục học sinh.-Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối học kỳ và cuối năm học, đềnghị khen thởng và kỷ luật học sinh, đề xuất danh sách học sinh đợc lên lớp thẳng,phải thi lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnhviệc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh.-Báo cáo thờng kỳ hoặc đột xuất [nếu có tình hình đặc biệt] về tình hình củalớp với hiệu trởng. Câu2: [2,5 điểm]Các nhiệm vụ cơ bản trong năm học 2006-2007 bậc THCS của phòng Giáodục huyện Bình Xuyên. 1-Tiếp tục thực hiện đổi mới chơng trình, nội dung, phơng pháp giáo dục phổthông.2-Củng cố và nâng cao chất lợng giáo dục toàn diện.a-Giáo dục đạo đức.b-Giáo dục văn hoá.c-Hoạt động giáo dục hớng nghiệp.d-Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.e-Hoạt động giáo dục thể chất, y tế trờng học.3-Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.4-Đẩy mạnh tiến độ xây dựng trờng chuẩn Quốc gia.5-Nâng cao chất lợng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, triển khai thực hiệnphổ cập giáo dục trung học.6-Đổi mới quản lý giáo dục, tăng cờng kỷ luật, trật tự và nâng cao tráchnhiệm trên mọi lĩnh vực hoạt động giáo dục, xây dựng môi trờng giáo dục lànhmạnh.a-Công tác quản lý.b-Tăng cờng kỷ luật, trật tự và nâng cao trách nhiệm mọi lĩnh vực hoạt độnggiáo dục, xây dựng môi trờng giáo dục lành mạnh.c-Tổ chức, quản lý các kỳ thi trong năm học 2006-2007.7-Công tác thi đuaa-Về chất lợng văn hoá.b-Kết quả các cuộc thi của giáo viên và học sinh trong năm học.c-Kết quả công tác bồi dỡng giáo viên và đào tạo giáo viên đạt chuẩn, trênchuẩn.d-Kết quả thực hiện tăng cờng trang thiết bị, sử dụng và bảo quản có hiệuquả thiết bị, xây dựng phòng học bộ môn, phòng th viện, thí nghiệm, môi trờngxanh sạch -đẹp môi trờng giáo dục.e-Kết quả phấn đấu đạt các tiêu chuẩn của trờng chuẩn quốc gia theo kếhoạch.f-Kết quả công tác quản lý, kỷ cơng nề nếp trong nhà trờng và việc chấphành chế độ báo cáo.g-Kết quả thực hiện phổ cập GDTHCS và phổ cập giáo dục bậc trung học.B. Phần kiến thức chuyên môn [15 điểm]1-Câu 1 [5 điểm]a, Đáp án: Bài làm cần đạt đợc các yêu cầu cơ bản sau:*Về kỹ năng:-Ngời viết cần hình thành đợc một văn bản có bố cục 3 phần.-Văn viết có cảm xúc, dùng từ chính xác, diễn đạt trong sáng; câu văn có sựliên kết chặt chẽ; lời văn, ý văn liền mạch, rõ ràng; trình bày sạch đẹp, chữ viếtchuẩn mực.*Về kiến thức:Ngời viết có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau nhng cần đạtđợc các nội dung cơ bản sau:Đoạn trích nằm ở phần đầu của văn bản Cây tre Việt Nam của nhà vănThép Mới. Đó là một bài thuyết minh, là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhàđiện ảnh Ba Lan. Văn bản này đợc viết sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp củanhân dân ta thắng lợi [1955]. Đây là một bài viết nổi tiếng đợc nhiều ngời, nhiềuthế hệ nhớ và thuộc bởi nó thành công ở rất nhiều phơng diện. Ngay ở phần tríchnày cũng thể hiện rõ sự thành công đó.-Đoạn văn 1: +Sử dụng câu ghép có quan hệ từ tơng phản nhằm nhấn mạnh đến sự gầngũi, gắn bó của cây tre đối với ngời Việt Nam: Cây nào cũng đẹp tre nứa+Sử dụng phép liệt kê để nói lên sự phân bố rộng rãi, số lợng lớn của cây tretrên đất nớc Việt Nam. Trình tự liệt kê từ xa đến gần: Tre Đồng Nai làng tôi để ngời đọc cảm nhận đợc sự gần gũi của tre với ngời dù ở nơi núi rừng rộng lớn xaxôi hay nơi xóm thôn làng bản thân thiết.-Đoạn văn 2:+Sử dụng câu văn có quan hệ từ tơng phản để nhấn mạnh đặc điểm của loàitre: Tre, nứa, trúc, mai, vầu mọc thẳng: mặc dù có mấy chục loại khác nhau nh-ng loài tre là loài ngay thẳng từ lúc còn là mầm măng. +Sử dụng phép liệt kê các đặc điểm của tre: Nơi sống, dáng vẻ, màu sắc,phẩm chất của cây; liệt kê các phẩm chất của tre cứng cáp, dẻo dai, vững chắc,thanh cao, giản dị, chí khí kết hợp so sánh với con ngời giúp ngời đọc, ngời nghehình dung đợc đầy đủ những đặc điểm và phẩm chất của cây tre.+Sử dụng nghệ thuật nhân hoá, dùng những từ ngữ chỉ phẩm chất của conngời để nói về cây tre vừa gợi sự gần gũi, thân thiết giữa tre và ngời vừa ngầm nóirằng cây tre chính là biểu tợng cho sức sống và những phẩm chất cao quý của ngờiViệt Nam.-Cả hai đoạn văn trong phần trích đều dùng nhiều câu ghép có các vế câu tơng xứng tạo nên sự cân đối, âm điệu nhịp nhàng, giọng điệu mềm mại, uyểnchuyển kết hợp với các từ láy mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, lờivăn giàu cảm xúc khiến cho đoạn văn truyền cảm, rất có chất thơ, dễ gây sự xúcđộng, dễ đi vào lòng ngời.-Tóm lại: Đoạn trích trên nằm trong một văn bản thuyết minh nhng rất giàuchất thơ, rất thành công trong nghệ thuật viết văn. Xuất phát từ tình cảm yêu mếnvà tự hào về quê hơng đất nớc, về dân tộc, Thép Mới đã truyền tới ngời đọc, ngờinghe, ngời xem phim một tình cảm gắn bó, gần gũi, thân thiết với cây tre ViệtNam, với đất nớc và con ngời Việt Nam. Cây tre Việt Nam là ngời bạn thân thiếtcủa ngời nông dân nói riêng và của ngời Việt Nam nói chung.Từ sự gắn bó thân thiết ấy mà tre cũng nh ngời, mang đầy đủ những phẩmchất nh con ngời. Hình ảnh cây tre chính là biểu tợng đẹp đẽ cho con ngời ViệtNam, dân tộc Việt Nam với những phẩm chất cao quý và sức sống mạnh mẽ, khôngkẻ thù nào khuất phục đợc.b-Thang điểm:-Điểm 5: Bài viết đạt đợc các yêu cầu nêu trên.-Điểm 3, 4: Bài viết cơ bản đạt đợc các yêu cầu nêu trên có thể đủ ý nhng sựphân tích cha rõ ràng, triệt để hoặc có một vài sai sót nhỏ về kỹ năng.-Điểm 2: Bài viết cơ bản có các nội dung trên, có thể thiếu 1, 2 ý nhỏ, sự cảmnhận chỉ thiên về nội dung, không chú trọng tới sự cảm nhận về nghệ thuật; nộidung cha sâu sắc, phân tích bình giá sơ sài, hoặc có nhiều sai sót về kỹ năng.-Điểm 1: Bài viết yếu cả về nội dung kiến thức và kỹ năng:2.Câu 2: [10 điểm]a-Đáp án: Bài làm cần đạt đợc các yêu cầu sau:*Về kỹ năng:-Bài viết có bố cục ba phần, kiểu bài nghị luận tổng hợp.-Luận điểm rõ ràng, biết chọn lọc dẫn chứng và phân tích làm nổi bật hìnhảnh con ngời Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc.-Văn viết có cảm xúc, thể hiện đợc năng lực phân tích khái quát, tổng hợp.Chữ viết chuẩn mực; dùng từ đặt câu chính xác, diễn đạt trong sáng, lô gíc.*Về nội dung:Bài viết có thể có nhiều cách trình bày, sắp xếp khác nhau nhng cần đáp ứngđợc yêu cầu của đề bài:-Phạm vi kiến thức: Khái quát, phân tích từ ba tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa củaNguyễn Thành Long; Chiến lợc ngà của Nguyễn Quang Sáng; Những ngôi saoxa xôi của Lê Minh Khuê.-Con ngời Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc là nhữngcon ngời hăng say trong lao động; anh dũng, kiên cờng, bất khuất trong chiến đấu.Tất cả đều muốn đem hết sức mình hiến dâng cho Tổ quốc, cho sự nghiệp giảiphóng miền Nam, xây dựng đất nớc [dẫn chứng phân tích]-Hình ảnh con ngời Việt Nam hiện lên qua các trang truyện ngắn thời kỳchống Mỹ cứu nớc còn là những con ngời của đời thờng với những niềm vui, nỗibuồn, với những phẩm chất cao quý, tốt đẹp. +Hoàn cảnh cô đơn của anh thanh niên khi sống một mình trên đỉnh Yên Sơnnhng anh vẫn rất vui vẻ, chân thành, cởi mở, biết quan tâm đến mọi ngời.+Những cô gái thanh niên xung phong thích hát, thích thêu thùa, thích ngồibó gối mơ mộng nhớ về thành phố, quê hơng Chiến tranh ác liệt, sự sống và cáichết cách nhau trong gang tấc nhng họ vẫn rất lạc quan.+Vì chiến tranh mà cha con ông Sáu phải chịu cảnh xa cách, khao khát đợcgặp con sau tám năm xa cách mà phải chịu đựng nổi đau con không nhận cha.Chiến tranh ác liệt đã làm bộ mặt của ngời cha thay đổi nhng tình cảm cha con họlại càng sâu sắc, mãnh liệt. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, đất nớc lại bớcvào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cha con ông Sáu lại phải chịu cảnh chia li và rồimãi mãi không bao giờ gặp lại. Nhng tình yêu quê hơng, gia đình luôn thôi thúc họsống, chiến đấu vì quê hơng, đất nớc, vì sự đoàn tụ của bao gia đình Việt Nam nhhọ.[Dẫn chứng, phân tích]-Hình ảnh con ngời Việt Nam trong các tác phẩm trên là những con ngờiluôn hết mình cho công cuộc đấu tranh giải phóng đất nớc. Họ phải sống, lao động,chiến đấu trong những điều kiện hoàn cảnh thiếu thốn, chiến tranh tàn phá dữ dộinhng họ luôn thể hiện những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của dân tộc Việt Nam.-Liên hệ với thời đại ngày nayb-Thang điểm:-Điểm 8-10: Đạt đợc các yêu cầu đã nêu trên. Lựa chọn dẫn chứng sát hợp,không quá tràn lan, đủ để làm rõ vấn đề, phân tích bình giá sâu, liên hệ tốt.-Điểm 7: Bài làm cơ bản đạt đợc các yêu cầu trên, có thể có một vài sai sótnhỏ.-Điểm 5-6: Bài làm cơ bản đạt đợc các yêu cầu trên, có thể thiếu một vài ýnhỏ hoặc có mắc sai sót nhng không nhiều.-Điểm 3-4: Bài làm còn thiếu ý. Trình tự sắp xếp cha khoa học, còn yếu vềkỹ năng.-Điểm 1-2: Cơ bản cha nắm đợc yêu cầu của đề. Không xác định đợc phạmvi kiến thức.* Lu ý: Giám khảo cần linh hoạt để cho điểm hợp lý với từng bài làm ở cácmức điểm trên. Khi chấm cần trân trọng những bài làm bộc lộ năng khiếu văn ch-ơng.Phòng giáo dục Bình xuyênKỳ thi học sinh giỏi THCSVòng 1 năm học 2006-2007 đề thi học sinh giỏi lớp 9Môn: Ngữ vănThời gian: 150 phút [không kể thời gian giao đề] Câu 1: [3 điểm]Cảm nhận của em khi đọc khổ thơ sau:Con gặp lại nhân dân nh nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Nh trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đa[ Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]Câu 2: [7 điểm]Qua một số tác phẩm: Chuyện ngời con gái Nam Xơng của Nguyễn Dữ,Truyện Kiều của Nguyễn Du, Bánh trôi nớc của Hồ Xuân Hơng, em hãy làmsáng tỏ nhận xét sau:Văn học Việt Nam thời kỳ trung đại đã khắc họa hình ảnh ng ời phụ nữ ViệtNam với những vẻ đẹp sáng ngời cả về hình thức và tâm hồn.Phòng giáo dục Bình xuyênKỳ thi học sinh giỏi THCSVòng 2 năm học 2006-2007 Đề thi học sinh giỏi lớp 9Môn: Ngữ Văn.Thời gian: 150 phút [không kể thời gian giao đề] Câu 1:[2 điểm]. Phân tích những biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:Tiếng chim vách núi nhỏ dần, Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa Ngoài thềm rơi cái lá đa Tiếng rơi rất mỏng nh là rơi nghiêng.[Đêm Côn Sơn- Trần Đăng Khoa]Câu 2:[8 điểm]:Nhận định về Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1954, sách Văn học 9 - tậphai của Nhà xuất bản Giáo dục có viết:Văn học đã hớng hẳn vào đời sống cách mạng và kháng chiến, hớng về đạichúng nhân dân, tập trung thể hiện hình ảnh quần chúng với những phẩm chất tốtđẹp, những tình cảm công dân cao cả nh lòng yêu nớc, chí căm thù, tình đồng bàođồng chí, lòng kính yêu lãnh tụ, niềm tin tởng ở cách mạng và kháng chiến, niềm tựhào của con ngời đã đợc giaỉ phóng .Những tác phẩm em đã học nh: Lợm[Tố Hữu],Đêm nay Bác khôngngủ[Minh Huệ], Làng[Kim Lân], Đồng chí [Chính Hữu] đã giúp em hiểu rõnhận định trên nh thế nào? Phòng giáo dục Bình xuyênKỳ thi học sinh giỏi THCSVòng 2 năm học 2006-2007 Hớng dẫn chấm thiMôn: Ngữ Văn. Câu 1: [2 điểm]. Bài làm cần đạt đợc các yêu cầu cơ bản sau:* Về kỹ năng:- Viết đợc thành một văn bản ngắn, kiểu văn bản nghị luận về một đoạn thơ. - Dùng từ chính xác, diễn đạt trong sáng, lời văn gợi cảm.*Về nội dung:- Cần chỉ ra đợc các biện pháp tu từ sau:+ Dùng trạng ngữ vách núi tạo nhiều cách hiểu khiến câu thơ tăng khảnăng gợi tả .+ Nhân hóa rì rầm tiếng suối suối tâm sự, suối trò chuyện rì rầm .+ Đảo ngữ rì rầm đảo lên đầu câu để nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êmdịu của tiếng suối khi gần khi xa; động từ rơi đợc đảo lên trớc chủ thể cái láđa: gợi cảm giác rõ ràng về một sự vận động.+ So sánh : tiếng rơi rất mỏng : âm thanh tiếng rơi của chiếc lá đa đợc sosánh với t thế rơi rơi nghiêng : phép so sánh rất độc đáo cho thấy sự chuyển đổicủa cách cảm nhận từ thính giác sang sự phán đoán của cảm giác.- Qua việc chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ, học sinh cần nêu lên đợccác giá trị về nội dung: Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận vô cùng tinh tế của tác giả.Toàn bộ sự miêu tả đều đêù thông qua cảm nhận bằng thính giác nhng bức tranhCôn Sơn hiện lên khá sinh động. Với cách dùng từ, sử dụng biện pháp tu từ rất tàitình, độc đáo của tác giả, cảnh Côn Sơn hiện lên thật êm đềm, yên tĩnh, cũng rất thơmộng. Cảnh vật gợi một cảm giác nhẹ nhàng, êm ái trong lòng bạn đọc.*Thang điểm : cho 2 điểm với các bài làm đạt đợc những yêu cầu cơ bản trên.Điểm dới 2, tùy từng bài làm cụ thể để cho điểm thích hợp.Câu 2: [8 điểm]. 1.Yêu cầu: a, Về kỹ năng:- Học sinh viết đợc một bài văn hoàn chỉnh thuộc kiểu văn bản nghị luận vănhoc. Bài văn có bố cục ba phần, luận điểm rõ ràng.Mở bài : Dẫn dắt, trích dẫn nhận định.Thân bài : Giải thích, chứng minh nhận định.Kết bài : Khẳng định những vấn đề đã giải thích, chứng minh.-Dùng từ chính xác, diễn đạt trong sáng, ý văn liền mạch, lời văn rõ ràng, gợicảm, thể hiện đợc năng lực cảm thụ văn chơng. b, Về nội dung: Có thể có những cách trình bày khác nhau nhng cần biết lựachọn dẫn chứng sát hợp, tiêu biểu trong các tác phẩm đã nêu làm rõ một số ý cơ bảnsau:- Giải thích, chứng minh: Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1954 Đã hớnghẳn vào đời sống cách mạng và kháng chiến, hớng về đại chúng nhân dân: Đây làsự khác biệt cơ bản của Văn học Việt Nam hai giai đoạn:Trớc Cách mạng thángTám 1945 và sau Cách mạng.+ Văn học Việt Nam trớc Cách mạng có nhiều trào lu văn học khac nhau:Văn học lãng mạn [Thơ mới, truyện dẫn chứng tên tác phẩm đã học], văn họchiện thực [dẫn chứng tên tác phẩm], văn học yêu nớc và cách mạng [dẫn chứng têntác phẩm]. Mỗi trào lu văn học khai thác đề tài khác nhau, có những cách thể hiệnkhác nhau và bộc lộ quan điểm, t tởng, nhận thức về xã hội có phần khác biệt nhau.+Văn họcViệt Nam từ 1945-1954 đã có sự thay đổi: không còn theo nhiềukhuynh hớng, nhiều trào lu khác nhau nữa mà tất cả các sáng tác đều hớng vào đờisống cách mạng, vào cuộc kháng chiến trờng kì của dân tộc, thể hiện hình ảnh đất n-ớc, con ngời Việt Nam với những nhận thức mới mẻ, với những tình cảm mới và ýthức của dân tộc[dẫn chứng tên một số tác giả].-Chứng minh: Văn học Việt Nam 1945-1954 tập trung thể hiện hình ảnhquần chúng với những phẩm chất tốt đẹp, những tình cảm công dân cao cả nh lòngyêu nớc, chí căm thù, tình đồng bào đồng chí, lòng kính yêu lãnh tụ, niềm tin củacách mạng và kháng chiến, niềm tự hào của con ngời đã đợc giải phóng +Tình đồng bào đồng chí, lòng kính yêu lãnh tụ [dẫn chứng phân tích: Đồngchí, Đêm nay Bác không ngủ, Làng] + Lòng yêu nớc, chí căm thù, niềm tin vào cách mạng và kháng chiến, niềmtự hào của con ngời đã đợc giải phóng.[dẫn chứng phân tích: Lợm,Ông Hai, anhbộ đội, Bác Hồ trong 4 tác phẩm đã nêu].-Văn học Việt Nam 1945-1954 là một nền văn học cách mạng mang một sứcsống mới. Sức sống ấy có đợc chính là nhờ vào sự thành công của Cách mạng thángTám. Cách mạng thành công đã tiếp nguồn sức mạnh cho cả dân tộc. Từ tiền tuyếnđến hậu phơng ra sức thi đua sản xuất, đánh giặc cứu nớc. Những tình cảm vốn rấtgiản dị, tự nhiên, hồn hậu của quần chúng nhân dân để đi vào văn học tạo nên mộtvẻ đẹp mới của một nền văn học mới. Dù giản dị, tự nhiên hồn hậu nhng đó lại lànhững phẩm chất truyền thống cao quí của dân tộc mà trong giai đoạn ấy đã pháttriển thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng, làm nên những chiến thắng vẻ vang, vĩđại, ghi khắc dấu ấn vang vang dội một thời đến mãi muôn đời. 2.Thang điểm:-Điểm 8: Đạt đợc các yêu cầu nêu trên.-Điểm 7: Cơ bản đạt đợc các yêu cầu nêu trên. Kiến thức về giai đoạn văn họccó thể không sâu sắc nhng chính xác.-Điểm 5, 6: Cơ bản đạt đợc các yêu cầu nêu trên. Kiến thức về giai đoạn vănhọc [phần giải thích] mờ nhạt.-Điểm 3,4: Nội dung bài viết còn cha thật đầy đủ, khoa học, mắc một vài saisót.-Điểm 1, 2: Yếu cả kiến thức và kĩ năng.*Tùy vào bài viết của học sinh có thể cho điểm lẻ thích hợp. Với những bàiviết phân tích không theo luận điểm mà theo từng tác phẩm riêng biệt không chođiểm tối đa.

Video liên quan

Chủ Đề