Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt

1. Vài nét về tác giả tắc phẩm - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng được biết đến nhiều nhất với tư cách là một nhà thơ. Thơ Quang Dũng hồn hậu, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn và tài hoa. Ông là một trong những cây bút tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp. - Tây Tiến là một bài thơ xuất sắc, có thể xem là một kiệt tác của Quang Dũng, xuất hiện ngay trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. 2. Giải thích ý kiến - Ý kiến thứ nhất: Nhà thơ Quang Dũng đã vẽ nên một bức tranh đẹp về núi rừng Tây Bắc. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, chấ nhạc, Quang Dũng đã dựng lên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội mà cũng thơ mộng, nên thơ. - Ý kiến thứ hai: "Tây Tiến" khắc họa vẻ đẹp bi tráng của người lính thời chống Pháp + Bi là đau buồn, bi ai. + Tráng là khỏe khoắn, mạnh mẽ. Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến thể hiện ở sự hào hùng, dũng cảm; ý chí chiến đấu quên mình, tâm hồn hào hoa, lãng mạn giữa bao gian khổ, hi sinh. Họ bi mà không lụy, buồn đau mà hùng tráng, mất mát, hi sinh mà vẫn lạc quan . . . 3. Bình luận ý kiến Hai ý kiến khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành một cái nhìn khái quát về Tây Tiến. Từ bài thơ Tây Tiến, thí sinh có thể cảm nhận và làm sáng tỏ một cách linh hoạt với những cách thể hiện cảm nhận khác nhau. Dưới đây là những ý tham khảo: a/ Ý kiến thứ nhất: Thiên nhiên miền Tây Bắc - Một Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt: + Địa hình đồi núi hiểm trở, thật sự là một thách thức với con người "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi" Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống ... + Thiên nhiên hùng vĩ, bí hiểm, chứa đựng nhiều hiểm nguy: "Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người" => Bút pháp tả thực cùng việc sử dụng liên tiếp các từ láy tượng hình "khúc khuỷu" "thăm thẳm" "heo hút", các thanh trắc đã góp phần tái hiện thành công vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. - Một Tây Bắc thơ mộng, trữ tình, duyên dáng, nên thơ: "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có nhớ hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ, hoa đong đưa Cảnh đẹp như mộng lại như tranh, chỉ vài nét chấm phá mà tinh tế, tài hoa, Quang Dũng không tả mà chỉ gợi, cảnh thiên nhiên hoang sơ không phải là vô tri vô giác mà phảng phất trong gió, trong cây như có linh hồn con người: Có thấy hồn lau nẻo bến bờ. Bốn câu thơ làm hiện lên bức tranh thủy mặc nhưng lại không tĩnh tại mà sống động, thiêng liêng. Đúng như giáo sư Trần Đình Sử đã nhận xét: Đọc đoạn thơ này, ta như lạc vào một thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, cõi nhạc. - Tiểu kết: Bài thơ khắc họa thành công thiên nhiên miền Tây qua nỗi nhớ của Quang Dũng với ngòi bút vừa hiện thực vừa lãng mạn. Từ việc sử dụng thủ pháp phóng đại và đối lập kết hợp với ngôn ngữ giàu chất tạo hình, nhà thơ đã tạo nên một thiên nhiên Tây Bắc vừa hoang vu bí hiểm lại vừa thơ mộng ấm áp. b/ Ý kiến thứ hai: vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến: - Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt có bóng dáng của tráng sĩ xưa nhưng cũng rất thời đại, rất mới mẻ: + Quang Dũng không hề che dấu sự gian khổ, khó khăn trên những chặng đường hành quân, những căn bệnh hiểm nghèo và cả những hi sinh mất mát của người lính. Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! ... Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm ... Rải rác biên cương mồ viễn xứ + Trong gian khổ, mất mát, đau thương, họ vẫn luôn giữ nét trẻ trung, hào hoa, lãng mạn của những chàng trai Hà thành "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" + Những câu thơ khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ. Người lính Tây Tiến không chỉ tự nguyện chấp nhận mà còn vượt lên cái chết, sẵn sàng hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Đó là dũng khí tinh thần và hành động cao đẹp. Tư thế ra trận, lý tưởng lên đường hào hùng mà bi tráng. + Họ luôn giữ trọn lời thề chung thủy với cách mạng, với Tây Tiến: "Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi" - Nghệ thuật: Hình tượng người lính Tây Tiến được miêu tả bằng sự kết hợp hài hòa, điêu luyện giữa cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng. Trong bài thơ, Quang Dũng đã dựng lên bức tượng đài người lính cách mạng vừa chân thực vừa có sức khái quát, tiêu biểu cho vẻ đẹp, sức mạnh của dân tộc ta trong thời kỳ đầu chống thực dân Pháp. Đó là bức tượng đài được kết tinh từ âm hưởng bi tráng của cuộc kháng chiến, được khắc tạc bằng cả tình yêu của Quang Dũng đối với những người đồng đội, đối với đất nước mình. 4. Đánh giá: - Hai ý kiến bổ sung khái quát cho nhau làm nên vẻ đẹp của bài thơ Tây Tiến . - Khẳng định vẻ đẹp của hồn thơ và tài thơ Quang Dũng cũng như sức sống bền bỉ của bài thơ qua các thời đại.

Video liên quan

Chủ Đề