Đô thị hóa làm cho tỉ lệ sinh từ của thành thị khác như thế nào so với nông thôn

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng là một điểm nhấn quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam trong những thập kỷ qua. Năm 1986 dân số đô thị của Việt Nam chỉ là dưới13 triệu người; hiện nay con số đó đã là 30 triệu. Các thành phố đã trở thành trụ cột phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng kinh tế của khu vực đô thị cao gấp hai lần mức bình quân của cả nước, đóng góp trên một nửa tổng sản phẩm quốc nội [GDP].   Các khu vực đô thị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng, và điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Một thực tế được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu là nếu quản lý tốt, quá trình đô thị hoá sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế nhờ hiệu ứng tập trung, chẳng hạn như thị trường lao động sẽ có quy mô lớn hơn và hoạt động hiệu quả hơn, chi phí giao dịch thấp hơn và tri thức được lan tỏa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi quan sát cụ thể hơn, có thể thấy đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay cần những thay đổi lớn về tư duy để đảm bảo rằng quá trình này sẽ đóng góp toàn diện vào mục tiêu trở thành nước thu nhập cao.   Việt Nam cần sắp xếp lại quá trình đô thị hóa để xây dựng những thành phố hiệu quả hơn – những thành phố có mật độ dân số vừa đủ, kết nối tốt trong nội bộ và trong vùng, cũng như được quản lý tốt. Bên cạnh đó, để phù hợp với ưu tiên mạnh mẽ của Việt Nam trong đảm bảo công bằng xã hội, các thành phố cũng cần đảm bảo rằng mọi người dân đều được hưởng lợi từ quá trình phát triển, không một nhóm người hoặc khu vực nào bị bỏ lại phía sau.   

Hiện nay, quá trình đô thị hóa đất đai đang diễn ra nhanh hơn đô thị hóa về dân số, dẫn đến việc giảm mật độ dân số và cản trở tăng năng suất lao động. Mô hình đô thị hoá hiện nay là chuyển đổi sử dụng đất để xây dựng khu công nghiệp và các khu đô thị manh mún, qui mô nhỏ. Tốc độ chuyển đổi sử dụng đất tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số và tạo việc làm. Các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang bị mất cân đối nghiêm trọng giữa khu vực nội thành, nơi mật độ dân cư có thể lên đến 44.000 người/km2 và khu vực ngoại thành, nơi mật độ dân cư có nơi chỉ vào khoảng 100 người/km2. Sự mất cân đối này làm cho thành phố trở nên dàn trải và mất đi sự năng động của mình.  

  Các tỉnh và thành phố Việt Nam hiện nay giống như các ốc đảo độc lập hơn là các bộ phận trong một thị trường đồng bộ. Ví dụ, muốn đi từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đến khu đô thị mới Bình Dương với khoảng cách chỉ là 40 km mất đến 2 tiếng đồng hồ không trong giờ cao điểm. Hiện trạng kết nối giao thông kém giữa các vùng đã gây lãng phí về mặt kinh tế và làm cho các thành phố trở nên kém hấp dẫn hơn để sinh sống và làm việc.   Trong khi đó người dân nông thôn đang ngày càng thua kém người dân đô thị về thu nhập, tiếp cận dịch vụ và vì vậy nhiều người chuyển ra thành phố sinh sống. Di dân có thể dẫn đến một số thách thức cho quản lý đô thị, nhưng đồng thời cũng mang lại cơ hội để tăng cường sự năng động của lực lượng lao động. Hệ thống đăng ký hộ khẩu hiện tại của Việt Nam khiến cho người dân nhập cư chưa được hòa nhập một cách hiệu quả vào đô thị và qua thời gian, có thể làm gia tăng tình trạng nghèo và bất bình đẳng đô thị.   Nhưng rất may là vẫn có giải pháp để giải quyết những tình trạng này.   Chính quyền có thể nâng cao hiệu quả kinh tế của các đô thị bằng cách thực hiện các biện pháp hoà nhập người nhập cư vào cuộc sống đô thị, thông qua việc thay đổi hệ thống đăng ký hộ khẩu. Các chương trình nâng cấp và cải tạo đô thị có thể được triển khai nhằm tăng cường sinh kế và điều kiện sống cho các khu thu nhập thấp.   Bà Bùi Thị Mai, một chủ cửa hàng tạp hóa nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh hiểu rất rõ điều này. Bốn năm trước, con hẻm 76 ở phường 6, Quận 4 rất chật hẹp, chỉ đủ một chiếc xe máy đi vào. Mỗi khi trời mưa, con hẻm thường bị ngập nước, đầy rác và muỗi. Trộm cướp hoành hành. Nhưng hiện nay, sau khi được nâng cấp, cải tạo, con hẻm đã rộng hơn, sạch hơn và an toàn hơn. Xe tải có thể vào đến tận nhà bà Mai để đưa hàng. Thu nhập gia đình tăng lên đáng kể và cuộc sống đã được cải thiện.    Các thành phố cũng có thể giữ một vai trò lớn hơn trong quá trình phát triển khu vực kinh tế tư nhân giàu mạnh, phát triển cụm doanh nghiệp để có thể hội nhập với chuỗi giá trị toàn cầu, và cung cấp dịch vụ kho vận giúp nâng cao năng suất lao động và đẩy mạnh tăng trưởng. Toàn bộ quá trình này sẽ có tác động nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, và tạo ra một tầng lớp người tiêu dùng mới – tức là tất cả những yếu tố cần có của một thành phố sôi động tại các nước thu nhập cao.  

Nhưng muốn quá trình đô thị hoá trở thành động lực phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong vòng 20 năm tới, Việt Nam cần điều chỉnh lại vai trò của nhà nước và của thị trường trong quản lý đô thị hoá. Đây là một số gợi ý để Việt Nam tham khảo: 

  • Tái tập trung vai trò và nâng cao năng lực nhà nước trong một số lĩnh vực mà chỉ có nhà nước mới làm được, ví dụ tăng cường năng lực và điều phối qui hoạch đô thị [kể cả mảng thông tin và sử dụng đất], tài chính công, dịch vụ xã hội, và tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ thực hiện quy hoạch đô thị.
  • Tái phân công trách nhiệm, đi kèm thẩm quyền và nguồn lực giữa các cơ quan trung ương, địa phương, và chính quyền đô thị nhằm đảm bảo giải quyết vấn đề một cách tổng thể và đồng bộ thay vì bị ảnh hưởng bởi lợi ích cục bộ địa phương.
  • Giảm bớt mức độ can thiệp và kiểm soát của nhà nước đối với các hoạt động mà thị trường có thể làm tốt hơn. Điều này đặt biệt cần trong thị trường yếu tố sản xuất, ví dụ như đất đai, nơi điều tiết theo các quy định thường làm méo mó thị trường. Giải pháp ở đây không phải là đề ra quy định mới, mà là giảm kiểm soát. 
Trong vòng hai thập kỷ tới, cần tập trung xây dựng và phát triển các nhóm thành phố và thị xã có thể thực hiện các chức năng bổ trợ lẫn nhau và tạo điều kiện giúp các thành phố phát huy tối đa tiềm năng để chúng có thể phát triển hiện đại, thông minh, năng động và thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước.   Các thành phố ở Việt Nam thực sự có thể giúp Việt Nam tăng trưởng hiệu quả, hoà nhập và bền vững, mang lại thịnh vượng cho mọi người dân. 

Building a Green City in Vietnam

 Also available in English

Dean Cira

 [Chuyên gia về đô thị Dean Cira trong một video mới đây đã trả lời 5 câu hỏi về các thành phố phát triển nhanh chóng do độc giả gửi về qua mạng internet. Trong bài viết này, ông Dean sẽ trả lời thêm một số câu hỏi nữa.]

Mạnh Hà từ Việt Nam hỏi: Đô thị hóa hiện nay tập trung quá nhiều vào xây dựng mới, làm tăng mật độ dân số và xây dựng và làm môi trường sống của người dân bị thu hẹp lại. Theo ông thì đâu là mô hình quy hoạch mà Việt Nam nên sử dụng?

 Có một niềm tin phổ biến trong các nhà quy hoạch và người Việt Nam nói chung là cần giảm tải mật độ của các trung tâm đô thị lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng thực sự là, nếu xét theo tiêu chuẩn Châu Á thì mật độ của Hà Nội không phải là quá dày đặc. 

Thực sự thì mật độ dân số trung bình của Hà Nội thấp hơn so với Seoul, Thiên Tân và Hồng Kông – những thành phố được coi là khá dễ sống. Nhưng như chúng tôi khuyến nghị trong video trả lời câu hỏi vừa rồi, các nhà quy hoạch đô thị ở Việt Nam cũng như ở bất cứ đâu cũng cần phải tập trung vào đảm bảo tính linh động cho lực lượng lao động và người tiêu dùng, cũng như mức giá nhà đất hợp lý cho doanh nghiệp và hộ gia đình. Về mặt này, các nhà quy hoạch của Việt Nam có thể làm tốt hơn nhiều.

Trong khi mật độ dân số của Hà Nội có thể không đặc biệt dày đặc so với các thành phố châu Á khác, nhưng Hà Nội lại thiếu cơ sở hạ tầng để hỗ trợ dân cư của mình. Thử lấy ví dụ về không gian đường bộ. Trong nghiên cứu cho Đánh giá Đô thị hóa Việt Nam, chuyên gia về đô thị hóa Alain Bertuad chỉ ra rằng ở những quận trung tâm của Hà Nội, không gian đường phố chỉ chiếm có 9% diện tích, tương đương với Bangkok – một thành phố nổi tiếng với ùn tắc giao thông. Trong khi đó, trung tâm Manhattan của New York dành khoảng 32% còn các quận kinh doanh trung tâm của Seoul dành 14% diện tích cho không gian đường phố, giúp các thành phố này có những lựa chọn giao thông rất hợp lý cho người dân. 

Tương tự, người Hà Nội chỉ thực hiện 60 chuyến đi mỗi năm, so với 250 chuyến của người dân ở Barcelona, Tây Ban Nha – một thành phố với mật đô dân cư tương đương. Nguyên nhân là do thiếu cơ sở hạ tầng giao thông. Vấn đề ở đây là các nhà quy hoạch của Việt Nam cần tập trung không chỉ vào xây dựng đô thị và các tòa nhà mới, mà còn phải đảm bảo tính linh động trên phạm vi rộng cho người dân và khả năng chi trả giá nhà đất thông qua quy hoạch hợp lý và duy trì tuần tự quá trình phát triển; với trọng tâm chính là sự thống nhất giữa phát triển nhà đất với giao thông vận tải.

Hoàng Đức Minh từ Việt Nam hỏi: Có phải quá trình đô thị hóa đã thu hút thêm nhiều người về thành phố, hay chính quá trình di dân đã buộc các thành phố phải mở rộng? Liệu chúng ta có nên ngăn chặn hoặc hạn chế dòng nhập cư vào thành phố? Tại sao? Nếu có, làm thể nào để thực hiện được?

Có một số bằng chứng cho thấy ở Việt Nam, khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ bản ở khu vực thành thị tốt hơn so với khu vực nông thôn, và ở đô thị lớn thì tốt hơn đô thị nhỏ. Đây là một lý do phổ biến khiến người dân di cư từ nông thôn đến các khu vực đô thị. Nhưng cũng có bằng chứng cho thấy phần lớn người Việt Nam đang di dân đến thành phố vì cơ hội kinh tế tốt hơn [nhân tố kéo] chứ không phải là vì thiếu các dịch vụ ở khu vực nông thôn [nhân tố đẩy].

Đô thị hoá không đảm bảo tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa nhưng là một phần không thể tách rời trong quá trình chuyển đổi của Việt Nam từ quốc gia thu nhập thấp lên thu nhập trung bình và cao hơn nữa, điều này cũng phụ thuộc khá nhiều vào việc Việt Nam quản lý quá trình chuyển đổi từ kinh tế nông thôn sang thành thị như thế nào. Gần như tất cả các quốc gia đều đô thị hóa ít nhất 50% đô thị hóa trước khi trở thành nước thu nhập trung bình đầy đủ. 

Việt Nam dự kiến sẽ đạt mốc này vào năm 2025. Đây là những lý do quan trọng khiến chúng ta không nên cố gắng hạn chế di cư đến các thành phố. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ cần phải cẩn trọng cân bằng những vấn đề sẽ phát sinh trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng như khả năng tăng chi phí do tắc nghẽn giao thông, bất bình đẳng vùng miền, gia tăng đói nghèo đô thị, ô nhiễm đô thị và tăng giá cả nhà đất. Một số rủi ro đã hiển hiện và ngày càng gia tăng nhanh chóng.

Đồng thời, Việt Nam phải sẵn sàng để sử dụng đô thị hóa như một công cụ để duy trì tăng trưởng kinh tế và cơ hội cho tất cả mọi người. Điều này sẽ có nghĩa là, phải đảm bảo khả năng cạnh tranh kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm, đảm bảo tính bền vững kinh tế, xã hội và môi trường của các thành phố [bao gồm cả thành phố cỡ trung và nhỏ], làm cho những nơi này trở thành thành phố mơ ước của tất cả các tầng lớp trong xã hội và tăng năng suất kinh tế thông qua phát triển công nghệ hiện đại và lực lượng lao động được đào tạo tốt hơn và linh động hơn.

Sari từ Indonesia hỏi: Liệu có một kế hoạch chi tiết nào cho một thành phố “tốt” mà có thể áp dụng được cho cả những thành phố khác không? Nếu như vậy, sao không chia sẻ và tuân thủ theo một chuẩn mực? Theo ông thì mất bao lâu nữa Jakarta sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn để sinh sống?

Đây là thực sự đều là những câu hỏi rất hay và tôi đã trao đổi với đồng nghiệp của mình là ông Peter Ellis, người đã được sống và làm việc Jakarta trong bốn năm qua để biết thêm ý kiến của ông. Đồng nghiệp của tôi tin rằng Jakarta, giống như nhiều thành phố khác, cần tập trung hơn rất nhiều cho vấn đề kết nối và do đó, cần một hệ thống giao thông công cộng tốt hơn nhiều. Hệ thống này nên tập trung vào mật độ ngày càng tăng xung quanh các tuyến đường và các nút giao thông. 

Điều này nghe có vẻ trái ngược với cảm nhận của một số người khi nghĩ rằng Jakarta nên giảm tải mật độ dân số, nhưng với tôi, cách nghĩ này lại đúng. Ông Ellis cũng khuyến nghị rằng khi quy hoạch cho sự thay đổi như vậy, các nhà quy hoạch đô thị của Indonesia nên cân nhắc yếu tố là các nhà máy sản xuất đang rời khỏi Jakarta tới các thành phố lân cận, nơi đất đai và lao động rẻ hơn, và tương lai Jakarta sẽ trở thành một trung tâm dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tài chính.

Tôi cũng muốn biết quan điểm của bạn, liệu bạn có nghĩ rằng phương pháp quy hoạch đô thị truyền thống có thực sự áp dụng được đối với các quốc gia đang đô thị hóa hiện nay? Chẳng hạn như ở nhiều nước ở châu Á và châu Phi, chúng ta đang nhìn thấy tốc độ đô thị hóa tăng cao hơn 5% mỗi năm. Và nếu sự phát triển đô thị này đang diễn ra trong bối cảnh có khoảng 20% dân số có thể đủ tiền mua nhà ở, nơi mà tỷ lệ phần trăm dân số sống và làm việc ngoài của khu vực chính thức và quản trị các cấp, nhưng có lẽ đặc biệt là ở cấp địa phương, thường là yếu. 

Hầu hết các phương pháp và các công cụ quy hoạch đều được giả định với tốc độ tăng trưởng hợp lý, các thể chế mạnh và một nền kinh tế chính thức. Liệu các phương pháp và công cụ quy hoạch và các mà hầu hết các nhà quy hoạch đô thị được học và sử dụng có phù hợp với quá trình đô thị hóa thế kỷ 21 diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển hay không?

Video liên quan

Chủ Đề