Điện trở cố định là điện trở có giá trị

Để trả lời câu hỏi “Điện trở là gì?”, hãy cùng Timviecdientu tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm của các loại điện trở khác nhau khi áp dụng vào cuộc sống.

Điện trở là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật liệu. Điện trở được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật thể đó với cường độ dòng điện đi qua nó với công thức:

R = U / I

Trong đó:

  • R: là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm [Ω].
  • I: là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đo bằng Ampe [A].
  • U: là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng Vôn [V].

Thí dụ như có một đoạn dây dẫn có điện trở là 1Ω và có dòng điện 1A chạy qua thì điện áp giữa hai đầu dây là 1V.

Khái niệm “Điện trở là gì?”

Resistor hay Điện trở chính là một loại linh kiện điện tử thụ động gồm 2 tiếp điểm kết nối, thường được dùng với tác dụng kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện, dùng để chia điện áp, điều chỉnh mức độ tín hiệu, hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch, và nhiều ứng dụng khác.

Các điện trở thường có trở kháng cố định, ít bị thay đổi bởi nhiệt độ và điện áp hoạt động. Điện trở công suất có thể tiêu tán một lượng lớn điện năng chuyển sang nhiệt năng có trong các bộ điều khiển động cơ, trong các hệ thống phân phối điện.

Đây là loại linh kiện phổ biến trong mạng lưới điện, các mạch điện tử với cấu tạo nhiều hình dạng khác nhau và từ nhiều thành phần riêng rẽ, ngoài ra điện trở còn có thể tích hợp trong các vi mạch IC.

Điện trở được phân loại dựa trên khả năng chống chịu, trở kháng….tất cả đều được các nhà sản xuất ký hiệu trên nó.

Tuy nhiên, độ tự cảm, nhiễu quá mức và hệ số nhiệt độ trên điện trở đều phụ thuộc vào công nghệ làm ra nó.

Điện trở vẫn tồn tại một số điểm không ưu thế.

Hệ số nhiệt độ trên điện trở cũng có thể ảnh tới các ứng dụng cần độ chính xác cao.

Trên thực tế trong điện trở có chứa một loạt cảm điện cảm nối tiếp và và một lượng nhỏ điện dung mắc song song. Những đặc tính rất quang trọng đối với các ứng dụng cần hoạt động ở tần số cao. Trong một bộ khuếch đại có độ nhiễu thấp, các đặc tính nhiễu do điện trở vẫn có thể xảy ra.

  • Photoresistors [Điện trở quang]: có giá trị trở kháng thay đổi theo ánh sáng chiếu vào bề mặt của nó.
  • Thermistor [Điện trở nhiệt]: nhạy cảm với nhiệt, giá trị điện trở suất của nó thay đổi theo những thay đổi trong nhiệt độ hoạt động.
  • Fusible Resistor [Điện trở nóng chảy]: dây quấn được thiết kế để bị nung hỏng dễ dàng khi công suất qua điện trở vượt mức cho phép.
  • Điện trở chính xác: có giá trị dung sai rất thấp, nó rất chính xác như là một tỷ lệ phần trăm.
  • Biến trở hoặc chiết áp: giá trị có thể thay đổi được trong quá trình sử dụng
  • Điện trở có giá trị cố định:  giá trị được cố định trong khi sản xuất và không thể thay đổi trong quá trình sử dụng.

Phân loại nhiều điện trở khác nhau theo tính chất

  • Điện trở phi tuyến tính [Non-Linear]: Những loại điện trở có đặc tính phi tuyến V-I sẽ không tuân theo định luật ohm, trong đó dòng điện đi qua nó là không chính xác tỷ lệ thuận với sự chênh lệch điện áp trên nó.
  • Điện trở tuyến tính: Các đặc tính V-I của điện trở như là một đường thẳng [tuyến tính]. Trở kháng không đổi khi gia tăng sự chênh lệch điện áp trên nó.

Với những thông tin trên, chúng ta không chỉ hiểu được khái niệm “Điện trở là gì?” mà còn nắm rõ hơn về đặc điểm, tính chất phân loại một số điện trở hay được sử dụng trong đời sống.

➡️ Click xem ngay thông tin tổng quan về việc làm điện tử trên toàn quốc

Hiện nay, có rất nhiều người dùng mơ hồ không biết điện trở là gì? Ký hiệu như thế nào? Cách đọc điện trở ra sao? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào?,…Tất cả sẽ được điện máy Sharp Việt Nam trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây giúp bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về điện trở nhé

Điện trở là gì?

Điện trở là đại lượng vật lý cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn.

Ngoài ra, điện trở dùng để chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện đồng thời có trong nhiều ứng dụng khác.

Ký hiệu

Ký hiệu điện trở là R. Tùy theo tiêu chuẩn của mỗi quốc gia mà trong sơ đồ mạch điện thì điện trở được ký hiệu khác nhau. Điện trở có 2 loại ký hiệu phổ biến đó là: kiểu điện trở kiểu Mỹ và Ký hiệu điện trở theo kiểu [IEC].

Các loại điện trở

Nếu phân loại theo theo công xuất thì hiện nay có 3 loại điện trở thông dụng đó là:

– Còn nếu phân theo chất liệu, cấu tạo thì có 6 loại điện trở đó là: điện trở cacbon, điện trở màng hay điện trở gốm kim loại, điện trở dây quấn, điện trở film, điện trở bề mặt và điện trở băng

Công dụng

– Hiện nay, điện trở là linh kiện quan trọng không thể thiếu được trong mạch điện tử bởi nó có tác dụng như sau:

Tham khảo thêm: Điện Trở Nhiệt Là Gì ? Có mấy loại, tác dụng, ký hiệu, địa chỉ bán

Nguyên lý hoạt động của điện trở

– Theo định luật Ohm: điện áp [V] đi qua điện trở tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện [I] và tỉ lệ này là một hằng số điện trở [R].

– Công thức định luật Ohm: V=I*R

– Ví dụ: Nếu một điện trở 400 Ohm được nối vào điện áp một chiều 14V, thì cường độ dòng điện đi qua điện trở là 14 / 400 = 0.035 Amperes.

– Tuy nhiên, điện trở thực tế cũng có một số điện cảm và điện dung có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa điện áp và dòng điện trong mạch xoay chiều hiện nay.

Sơ đồ mắc điện trở

1. Sơ đồ điện trở mắc nối tiếp

– Các điện trở mắc nối tiếp có giá trị tương đương bằng tổng các điện trở thành phần cộng lại.

Rtd = R1 +R2 + R3

– Dòng điện chạy qua các điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng nhau và bằng

| | = [U1/R1] = [U2/R2] = [U3/R3]

– Từ công thức trên thì chúng ta thấy rằng, sụt áp trên các điện trở mắc nối tiếp tỷ lệ thuận với giá trị điện trở. Như vậy cách mắc điện trở nối tiếp như sau:

2. Sơ đồ mắc điện trở song song

– Các điện trở mắc song song có giá trị tương đương [Rtd] được tính bằng công thức:

[1/ Rt] = [1/ R1] + [1/ R2] + [1/ R3]

– Nếu như mạch chỉ có 2 điện trở song song thì:

Rtd = R1.R2 / [R1 + R2]

I1 = [U / R1], I2 = [U/ R2], I3 = [U/R3]

– Điện áp trên các điện trở mắc song song luôn bằng nhau. Cách mắc điện trở song song:

3. Sơ đồ điện trở mắc hỗn hợp

– Mắc hỗn hợp các điện trở để tạo điện trở tối ưu hơn. Ví dụ như: nếu chúng ta cần 1 điện trở 9K ta có thể mắc 2 điện trở 15K song song sau đó mắc nối tiếp với điện trở 1.5K

– Cách mắc điện trở hỗn hợp:

Các bạn có thể tham khảo: 3 Cách Đọc Giá Trị Điện Trở Chính Xác 100% Cho Người Mới Học

Công thức tính của điện trở

R=U/I.

– Trong đó :

Đơn vị

– Đơn vị điện trở là Ohm [ký hiệu: Ω] là đơn vị của điện trở trong hệ SI, Ohm được đặt theo tên Georg Simon Ohm. Một ohm tương đương với vôn / ampere.

– Ngoài ohm thì các điện trở còn có nhiều giá trị khác nhau, nhỏ hơn hoặc lớn hơn gấp nhiều lần bao gồm:

Công suất tiêu thụ trên điện trở

Trong mọi thời điểm, công suất P[W] tiêu thụ bởi 1 điện trở có trở kháng R[Ω] được tính teo công thức:

P = U.I = I2.R = U2/R

Trong đó:

Sử dụng định luật Ohm. Điện năng bị chuyển hóa tiêu thành nhiệt năng điện trở.

Điện trở công suất thường được định mức theo công suất tiêu tán tối đa. Trong hệ thống các linh kiện điện ở trạng thái rắn. Điện trở công suất định mức ở 1/10, 1/8 và ¼ watt. Điện trở thường tiêu thụ thấp hơn giá trị định mức ghi trên điện trở.

Với tất cả những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp có thể giúp bạn biết được khái niệm điện trở là gì? Ký hiệu, nguyên lý hoạt động,..chính xác nhé.

5/5 - [1 bình chọn]

XEM THÊM

3 Cách gỡ phần mềm, ứng dụng trên Win 10 chỉ với 3 phút

Cuộn cảm là gì? Khái niệm, ký hiệu, phân loại, cấu tạo và nguyên lý

Video liên quan

Chủ Đề