Đeo thun liên hàm trong bao lâu

Có rất nhiều khí cụ được sử dụng trong phương pháp niềng răng chỉnh nha. Tùy theo yêu cầu khác nhau đối với từng đối tượng mà nha sĩ sẽ lựa chọn khí cụ phù hợp, trong đó có thun liên hàm. Vậy tại sao phải đeo thun liên hàm và tác dụng của thun liên hàm là gì? Cùng Nha Khoa Thu Trang tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Tại sao phải đeo thun liên hàm khi niềng răng?

1. Thun liên hàm là gì?

Thun liên hàm thực chất là một chiếc chun cao su nha khoa, có độ đàn hồi cao, được gắn từ hàm trên xuống hàm dưới nhằm mục đích là tạo lực kéo vừa phải cho răng.

2. Tại sao phải đeo thun liên hàm?

Tác dụng đeo thun liên hàm chính là cách chỉnh lại khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới sao cho đều nhau, bên cạnh đó còn giúp kéo răng khểnh, răng mọc lệch hoặc răng không nằm trong cùng một đường cung răng về vị trí mong muốn.

Khi niềng răng, nhờ tác dụng lực kéo của hệ thống mắc cài và dây cung mà các răng sẽ được kéo về đúng vị trí mong muốn. Tuy nhiên, lúc này răng chỉ đều riêng biệt ở mỗi hàm trong khi nguyên tắc của chỉnh nha còn đảm bảo răng phải đúng khớp cắn giữa hai hàm trên và dưới.
Do đó khi đeo thun liên hàm, các sợi thun sẽ được gắn vào các mắc cài có sẵn ở hàm trên và hàm dưới và tạo ra lực kéo các răng về vị trí chuẩn như mong muốn và giữ cho các răng tương ứng ở mỗi hàm cân đối với nhau và đúng khớp cắn.

3. Đeo thun liên hàm như thế nào?

Thun liên hàm là khí cụ niềng răng cần phải được thay đổi mỗi ngày, do đó sau khi được bác sĩ hướng dẫn lần đầu thì người sử dụng cần biết cách thay đổi mỗi khi sử dụng. Cách đeo thun liên hàm cũng khá đơn giản.

Khi đeo thun liên hàm, nếu chưa thuần thục người dùng hãy đứng trước gương, mở miệng và xác định xem thun liên hàm trước bác sĩ đã gắn vào răng nào. Sau đó, dùng hai tay hoặc 1 tay tùy thói quen, kéo thun ra và đặt lại đúng vị trí mà bác sĩ đã đặt trước đó.

Một số chú ý khi đeo thun liên hàm:

  • Thời gian thay dây thun tối thiểu là 12 tiếng, mỗi ngày nên thay 2-3 lần để đảm bảo độ đàn hồi và luôn mang theo dây bên mình để thay khi cần thiết.
  • Mỗi khi ăn uống hoặc đánh răng nên tháo ra.
  • Giữ gìn vệ sinh thun cẩn thận, tránh để ở nơi ẩm ướt.
  • Nên rửa tay sạch sẽ trước khi đeo thun.
  • Không tự ý dùng 2 hoặc nhiều thun cùng lúc vì có thể gây hại cho chân răng.
  • Không cố gắng kéo thun quá căng vì có thể làm mất đi độ co giãn, đàn hồi và đánh mất hiệu quả của thun liên hàm.

4. Giai đoạn nào của niềng răng cần đeo thun liên hàm

Tác dụng đeo thun liên hàm là giúp cân đối khớp cắn, tuy nhiên không có nghĩa ai niềng răng cũng cần phải đeo thun liên hàm và giai đoạn đeo thun liên hàm với mỗi người cũng khác nhau.

Thời điểm đeo thun phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của người niềng răng, quá trình di chuyển của răng khi sử dụng mắc cài… Trong đa số trường hợp cần đeo thun liên hàm thì đều đeo ngay khi bắt đầu niềng răng. Tuy nhiên, để biết chính xác thời điểm thì người dùng cần sự tư vấn của nha sĩ khi muốn niềng răng chỉnh nha

Thời gian đeo thun liên hàm mỗi ngày lý tưởng nhất là 20 giờ đồng hồ, do đó người dùng cần đeo thun ngay cả khi ngủ và chỉ bỏ ra khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.

5. Đeo thun liên hàm trong thời gian bao lâu

Thời gian đeo thun liên hàm tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có sự thay đổi, nhanh hoặc chậm hơn. Nếu răng của người niềng răng đã tương đối đảm bảo về mặt khớp cắn thì có thể chỉ đeo thun liên hàm trong thời gian ngắn, và ngược lại có thể dài hơn vài tuần để hai hàm trên dưới cân đối với nhau, đảm bảo một hàm răng đều, đẹp, ăn nhai tốt sau khi tháo niềng.

Nếu đang đeo niềng răng thì chắc hẳn bạn đã không còn lạ lẫm với khí cụ thun liên hàm. Đây là công cụ giúp đưa răng về vị trí đúng như mong muốn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Vậy, bạn cần đeo thun liên hàm bao lâu? Cần lưu ý gì khi đeo  thun liên hàm? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp đầy đủ những thông tin này! Cùng theo dõi nhé!

1. Vì sao khi niềng răng cần đeo thun liên hàm?

Thun liên hàm là loại dây thun làm từ cao su, có tính dẻo dai, được sử dụng phổ biến trong quá trình chỉnh nha. Bác sĩ sẽ sử dụng thun liên hàm kết hợp cùng với mắc cài để điều chỉnh cho răng về đúng vị trí như mong muốn một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

Trong quá trình niềng răng, hệ thống dây cung và mắc cài sẽ giúp các răng dần dịch chuyển theo đúng tính toán của chuyên gia. Tuy nhiên, quá trình này chỉ giúp răng về đúng vị trí ở mỗi hàm riêng biệt, không đảm bảo đúng khớp cắn ở cả hàm trên và hàm dưới.

Do vậy, các bác sĩ sẽ sử dụng thun liên hàm, sau đó sẽ mắc chúng vào các mắc cài có sẵn ở hàm trên và hàm dưới, tạo lực để kéo các răng về đúng vị trí chuẩn, giữ cho các răng tương ứng ở mỗi hàm cân đối với nhau. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng kéo cả răng khểnh, răng mọc lệch lạc, răng không nằm trong cùng một cung hàm về đúng vị trí mong muốn.

Thông thường, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định dùng thun liên hàm trong một số trường hợp sau đây:

  • Răng mọc bị lệch.
  • Răng bị khấp khểnh.
  • Khớp cắn bị hở, khớp cắn lệch.
  • Răng mọc chìa ra trước và sau.
  • Răng mọc quá cao so với xương hàm.

Hiện nay, thun liên hàm có ba dạng chính. Với mỗi dạng thun liên hàm khác nhau sẽ có những chức năng khác nhau. Cụ thể là:

Thun liên hàm loại 1: 

Là loại được sử dụng ở các khe hở của răng, được đặt vào giữa các răng, móc nối từ răng cối thứ nhất, thứ hai hoặc răng nanh ở hàm trên đến phần hàm dưới để đảm bảo lực kéo vừa đủ.

Loại thun liên hàm này có tác dụng đóng khoảng giữa các khe hở của răng

Thun liên hàm loại 2

Loại thun này được sử dụng từ răng hàm dưới thứ nhất cho đến răng hàm trên và thường để củng cố neo trong trường hợp cần phải nhổ răng.

Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để di chuyển các răng cửa hàm trên về phía sau, điều chỉnh mức độ lệch đường giữa khi kéo răng về hai bên khác nhau.

Các trường hợp dùng thun liên hàm loại 2 là:

  • Nhổ răng cối đầu tiên ở hàm dưới.
  • Dịch chuyển răng xa ra trục răng thuộc hàm dưới.
  • Nhổ răng cửa thuộc hàm dưới.
  • Di dời khoảng trống lớn cho phần răng hàm bên trên để lấp đầy khoảng trống.
  • Dịch chuyển vị trí các răng cửa của hàm trên.

Thun liên hàm loại 3

Loại thun này được sử dụng để điều chỉnh khe hở ở phần răng hàm dưới bằng cách rút lại răng dưới và nâng răng phía trên lên.

2. Giai đoạn nào cần đeo thun liên hàm?

Thun liên hàm là khí cụ hỗ trợ đưa răng về đúng vị trí tiêu chuẩn. Do vậy, quá trình đeo thun liên hàm ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ căn cứ vào các yếu tố như:

  • Quá trình dịch chuyển răng đang diễn ra như thế nào?
  • Vị trí của các răng trong cung hàm có bị lệch lạc nhiều không?
  • Khớp cắn lệch nhiều hay ít?

Từ đó, bác sĩ sẽ quyết định bạn có cần đeo chun liên hàm hay không. Có trường hợp răng xô lệch quá nhiều phải đeo chun liên hàm từ khi bắt đầu nẹp răng. Nhưng có những trường hợp răng xô lệch không đáng kể, gần như tiêu chuẩn sẽ không cần đeo thun liên hàm.

Cần dựa vào tình trạng răng của mỗi người mà quyết định giai đoạn đeo thun liên hàm, vị trí và thời gian đeo

Thực tế, đeo thun liên hàm lúc đầu sẽ có cảm giác hơi đau nhức và khó chịu do chúng có tác dụng trợ lực, kéo răng về đúng vị trí chuẩn nên bạn cảm thấy chưa được quen cho lắm. Ngoài ra, với từng cơ địa, sức khỏe, tuổi tác, mức độ xô lệch của răng của mỗi người không giống nhau nên cảm giác đau cũng khác nhau. Tuy vậy, bạn cũng đừng quá lo lắng vì sau một thời gian ngắn, bạn sẽ dần dần quen với việc đeo thun liên hàm và không còn cảm giác đau nhức nữa.

Giai đoạn đầu nếu cảm thấy quá đau nhức, bạn có thể áp dụng biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh vùng răng đang bị đau để giảm khó chịu. Tuyệt đối không tự ý tháo bỏ thun liên hàm do có thể làm quá trình chỉnh nha gặp sai lệch, kéo dài thời gian chỉnh nha và giảm hiệu quả chỉnh nha.

Ngoài ra, thun liên hàm cần đeo liên tục trong miệng nên bạn rất có thể không may nuốt nhầm chúng. Tuy nhiên, thun liên hàm sử dụng trong chỉnh nha được làm từ cao su tổng hợp, phủ bên ngoài một lớp bột ngô có tác dụng chống dính. Tất cả những thành phần này đều khá an toàn nên nếu lỡ nuốt phải thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Chúng hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì với sức khỏe. Mặc dù vậy bạn vẫn nên hạn chế tối đa tình trạng nuốt nhầm thun liên hàm nhé!

3. Khi niềng răng cần đeo thun liên hàm bao lâu?

Như chúng ta đã biết, thun liên hàm có tác dụng chính là cân đối khớp cắn, hạn chế sai lệch và đảm bảo hiệu quả niềng răng tốt nhất. Đa số các ca niềng răng đều cần dùng đến loại khí cụ này. Tuy nhiên, với từng trường hợp chỉnh nha khác nhau, thời gian đeo thun liên hàm cũng khác nhau.

Cụ thể:

  • Trường hợp răng của người đang niềng răng đã đảm bảo tương đối, gần như tiêu chuẩn về khớp cắn, bạn chỉ cần đeo thun liên hàm trong thời gian ngắn.
  • Ngược lại, nếu các răng ở hai hàm chưa cân đối với nhau, bạn cần đeo thun liên hàm trong khoảng vài tuần để đảm bảo một hàm răng đều và đẹp nhất.

Thông thường, bạn cần phải đeo thun liên hàm khoảng 20 giờ mỗi ngày. Tức là bạn cần đeo cả ngày, ngay cả trong lúc đi ngủ và chỉ bỏ ra khi cần ăn uống và vệ sinh răng miệng.

Ngoài ra, thời gian đeo thun cũng phụ thuộc vào:

  • Tuổi và sự tuân thủ đeo thun liên hàm của bệnh nhân.
  • Mức độ phức tạp của các trường hợp.
  • Các loại dây thun liên hàm được sử dụng và phản ứng với điều trị của cơ thể bệnh nhân.

Ngay từ khi bắt đầu niềng răng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về thời điểm đeo thun liên hàm. Nhưng để biết chính xác thời gian cần đeo thun liên hàm cụ thể trong bao lâu còn cần dựa trên kết quả niềng răng thực tế, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có câu trả lời tương đối chính xác nhất.

4. Cách đeo thun liên hàm khi niềng răng như thế nào?

Thun liên hàm là khí cụ mà bạn cần phải thay đổi mỗi ngày. Mỗi chiếc chun sẽ có tác dụng trong khoảng 12 giờ. Để phát huy hiệu quả tuyệt đối nhất, bạn còn cần thay chun tối thiểu 2 – 3 lần một ngày, ít nhất là 12 tiếng cần thay một lần. Chính vì vậy, sau khi được bác sĩ trực tiếp hướng dẫn, bạn cần tự học cách đeo thun để đảm bảo tiến độ trong quá trình niềng răng.

Cách đeo thun liên hàm cũng không quá phức tạp, bạn có thể hoàn toàn tự đeo theo các bước sau:

  • Bạn đứng trước gương, mở miệng và xác định đúng vị trí bác sĩ đã hướng dẫn đeo thun liên hàm xem ở răng nào, răng hàm trên hay hàm dưới, răng ở vị trí số mấy.
  • Sau đó, bạn dùng tay kéo thun ra và cài vào các mắc cài tại đúng vị trí răng cần đeo thun. Có thể dùng 1 hoặc cả 2 ngón tay tùy theo thói quen.

Sau một thời gian thuần thục các thao tác này, bạn có thể dễ dàng đeo thun liên hàm mà không cần phải soi gương.

5. Lưu ý khi đeo thun liên hàm

Trong quá trình niềng răng, để nhanh chóng có được nụ cười đẹp, tỏa sáng, bạn cần hết sức lưu ý việc sử dụng các khí cụ nha khoa để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tốt nhất, trong đó có thun liên hàm. Để chúng phát huy được tối đa chức năng của mình, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

5.1. Tuân thủ đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ

Để đảm bảo việc chỉnh nha tiến hành theo đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao khi tháo niềng, bạn cần chú ý đeo  thun liên hàm đúng và chuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể:

  • Đeo thun liên hàm ít nhất 20 giờ mỗi ngày, chỉ nên bỏ ra khi cần ăn uống, vệ sinh răng.
  • Không tự ý tháo bỏ thun liên hàm do có thể gây ảnh hưởng đến quá trình niềng răng, khiến thời gian chỉnh nha diễn ra lâu hơn dự định.
  • Cần lưu ý tự thay chun tại nhà khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày, hoặc tối thiếu là 12 tiếng/ lần nhằm đảm bảo độ đàn hồi của dây thun liên hàm luôn trong trạng thái tốt nhất, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bạn tuyệt đối không nên tự ý đốt cháy giai đoạn khi đeo cùng lúc hai hoặc nhiều dây thun. Việc này chỉ làm cho chân răng phải chịu áp lực lớn hơn mà không đem lại hiệu quả kéo răng tốt.

Ngoài ra, bạn cũng cần tuân thủ đúng lịch tái khám định kỳ với bác sĩ để kiểm tra hiệu quả của việc đeo thun liên hàm. Trong trường hợp thấy trong khoang miệng có bất kỳ điều gì bất thường, bạn cũng có thể liên hệ ngay với nha khoa để được tư vấn và khắc phục sớm.

5.2. Lưu ý khi đeo thun liên hàm

Trong khi đang đeo dây thun liên hàm, bạn cũng cần chú ý:

  • Khi cần đeo thun liên hàm, bạn đừng nên há miệng quá to để kéo căng dây thun. Điều này rất dễ gây trật khớp hàm, gây đau hoặc nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.
  • Trước khi đeo thun hoặc thay thun, bạn nhớ vệ sinh tay trước khi đưa vào miệng sạch sẽ. Nguyên nhân là bởi bàn tay của chúng ta là nơi tiếp xúc với nhiều đồ vật nên có chứa rất nhiều loại vi khuẩn gây hại. Bạn cần rửa tay sạch sẽ trước khi đeo thun để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hoặc những căn bệnh nha chu nguy hiểm.
  • Mỗi khi cần vệ sinh răng miệng hoặc ăn uống, bạn có thể tháo thun liên hàm ra để không cảm thấy vướng víu, khó chịu. Nhưng sau khi hoàn thành những việc này, bạn cần đeo thun lại ngay để tiếp tục quá trình chỉnh nha.
  • Thun liên hàm có thể bị đứt trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Do vậy, bạn nên đề phòng bằng cách mang sẵn túi đựng dây thun liên hàm dự phòng mỗi khi ra ngoài để kịp thời thay thế.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc đeo thun liên hàm, bạn có thể gọi điện đến Tổng đài 096.209.1936, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của quý khách.

Nha khoa quốc tế Phú Hoà – Địa chỉ niềng răng uy tín top đầu Hà Nội được thành lập bởi TS. BS. Nguyễn Phú Hòa với sứ mệnh chính tạo nụ cười hoàn hảo cho tất cả mọi người bằng phương pháp hiệu quả, an toàn cho sức khỏe, đảm bảo sự thoải mái tối đa cho người điều trị.

Nhanh tay inbox tình trạng răng của bạn để các chuyên gia tư vấn nhé. Hãy tự tin đến với Nha khoa Phú Hoà để tìm lấy nụ cười đẹp nhất cho bạn.

Tài liệu tham khảo:

  1. //www.chathambraces.com/blog/rubber-bands-braces/
  2. //www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/braces-rubber-bands
  3. //orthodonticbracescare.com/how-long-do-you-have-to-wear-rubber-bands-for-braces/

Video liên quan

Chủ Đề