Để thi hk2 môn ngữ văn quận 12 năm 2023-2023 năm 2024

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về giải pháp cụ thể của anh/chị trong ứng xử tích cực với môi trường.

Câu 2. [5.0 điểm]

Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tốc, Mị với lấy cải váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thầy Mị rút thêm cởi áo. A Sử hỏi:

Đề thi ngữ văn 12 học kì 2 năm 2023 Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam Có Đáp Án, Đề thi cuối HK2 Ngữ văn 12 Sở GD Quảng Nam 2022-2023 có đáp án được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ​

TỈNH QUẢNG NAM

[Đề gồm có 02 trang]

KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12 Thời gian: 90 phút [không kể thời gian giao đề] ​

  1. ĐỌC HIỂU [3.0 điểm]

    Đọc đoạn thơ:

    Con ong làm mật, yêu hoa

    Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời

    Con người muốn sống, con ơi

    Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

    Một ngôi sao, chẳng sáng đêm

    Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng,

    Một người - đâu phải nhân gian?

    Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

    Núi cao bởi có đất bồi

    Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?

    Muôn dòng sông đổ biển sâu

    Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

[Tố Hữu, Tiếng ru. Dẫn theo Thơ Tố Hữu,​

NXB Giáo dục Giải phóng, 1974, tr.140-141]

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. [0.75 điểm] Xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. [0.75 điểm] Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ sau:

Con ong làm mật, yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Câu 3. [1.0 điểm] Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 4. [0.5 điểm] Anh/Chị có đồng ý với quan điểm sống được tác giả đặt ra trong các dòng thơ sau:

Một người - đâu phải nhân gian?

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

II. LÀM VĂN [7.0 điểm]

Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa:

– U đã về ạ!

Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. Tràng nhắc mẹ:

– Kìa nhà tôi nó chào u.

Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:

– Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau… Chẳng qua nó cũng là cái số cả…

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:

– Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…

[Kim Lân, Vợ nhặt. Dẫn theo Ngữ văn 12, Tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, tr. 28 – 29]

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà lão trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cái nhìn của nhà văn Kim Lân đối với người nông dân./.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NAM

[Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang] KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12 Thời gian: 90 phút [không kể thời gian giao đề]​

  1. HƯỚNG DẪN CHUNG

    - Giám khảo cần chủ động nắm bắt được nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lí Hướng dẫn chấm.

    - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức.

    - Điểm lẻ tính đến 0.25; điểm toàn bài làm tròn theo qui định.

  2. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

PHẦN

NỘI DUNG​

Điểm I. ĐỌC HIỂU[3.0 điểm]

Câu 1.​

Thể thơ trong đoạn trích: lục bát/lục bát biến thể. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0.75 điểm. - Học sinh trả lời khác đáp án: 0.0 điểm

0.75​

Câu 2.​

Biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp từ, liệt kê, lặp cú pháp. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng như đáp án từ 02 biện pháp trở lên: 0.75 điểm. - Học sinh trả lời được 01 đáp án đúng: 0.5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời hoàn toàn sai đáp án 0.0 điểm

0.75​

Câu 3.​

Nội dung của đoạn thơ: Đoạn thơ từ việc nhắc nhở mỗi người cần biết sống yêu thương, chia sẻ lẫn nhau; tác giả đặt ra vấn đề về lẽ sống gắn bó giữa cá nhân với tập thể/cộng đồng. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1.0 điểm. - Học sinh trả lời 01 ý của đáp án hoặc tỏ ra hiểu vấn đề nhưng trả lời chưa đầy đủ: 0.5 điểm đến 0.75 điểm. - Học sinh trả lời còn chung chung, sơ sài: 0.25 điểm - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0.0 điểm. *Lưu ý: Học sinh có thể trình bày, diễn đạt ý có nội dung tương đương, giám khảo linh hoạt khi chấm.

1.0​

Câu 4.Học sinh có thể bày tỏ quan điểm khác nhau, miễn sao hiểu vấn đề, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, quy định của pháp luật; cần đáp ứng yêu cầu sau: - Bày tỏ quan điểm [đồng ý/không đồng ý, …]: 0.25 điểm - Lý giải hợp lí, thuyết phục: 0.25 điểm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh bày tỏ quan điểm và lí giải hợp lí, thuyết phục: 0,5 điểm. - Học sinh chỉ bày tỏ quan điểm hoặc chỉ lí giải hợp lí: 0.25 điểm - Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đáp ứng các yêu cầu: 0.0 điểm.

0.5​

II. LÀM VĂN: [7.0 điểm] a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0. 5​

  1. Xác định được vấn đề nghị luận: - Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật “bà lão” trong đoạn trích. - Nhận xét về cái nhìn của nhà văn Kim Lân đối với người nông dân. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0.25 điểm.

0.5​

  1. Triển khai vấn đề cần nghị luận Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, vận dụng hợp lí các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, cần đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận. Hướng dẫn chấm: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 0.25 điểm - Nêu vấn đề cần nghị luận: 0.25 điểm

0.5​

* Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật “bà lão”: - Giới thiệu khái quát về nhân vật, tình huống xuất hiện của nhân vật. - Diễn biến tâm trạng: + Trước sự đon đả của Tràng và lời chào của thị, bà lão ngạc nhiên, băn khoăn. + Khi hiểu ra cơ sự: Bà lão buồn tủi, ai oán, xót thương cho Tràng và chính mình; lo lắng cho các con. Thấu hiểu hoàn cảnh của mình, bà lão thấu hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của người đàn bà. ++ Từ chỗ thương con, bà lão thương người, mở lòng đón nhận nàng dâu mới; mừng lòng trước hạnh phúc phải duyên phải kiếp của các con. - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ giản dị… Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2.75 điểm – 3.5 điểm - Học sinh phân tích chưa đầy đủ, chưa sâu: 1.75 điểm – 2.5 điểm - Học sinh phân tích còn chung chung, sơ sài: 0.25 điểm – 1.5 điểm

3.5 ​

* Nhận xét về cái nhìn của nhà văn Kim Lân đối với người nông dân: Nhà văn xót thương, cảm thông cho tình cảnh nghèo đói; đồng thời trân trọng, tin tưởng vào lòng nhân ái, sự bao dung và sức sống kì diệu của người nông dân. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 02 ý: 0.5 điểm. - Trình bày được 01 ý: 0.25 điểm

0.5​

* Đánh giá chung: - Qua diễn biến tâm trạng, nhân vật “bà lão” là hiện thân của người mẹ giàu lòng thương con; thấu hiểu lẽ đời, giàu lòng vị tha, nhân hậu. - Cùng với tài năng sở trường về truyện ngắn, cái nhìn của Kim Lân đối với người nông dân trong đoạn trích đã góp phần làm nên giá trị tư tưởng sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu: 0.5 điểm - Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0.25 điểm *Lưu ý: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn là tỏ ra hiểu vấn đề, giám khảo chấm linh hoạt.0.5d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không ghi điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5​

  1. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lý luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0.5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0.25 điểm.

0.5​

- Hết -​

Chủ Đề