Để làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp là nhỏ

Vận chuyển cá tra nguyên liệu vào nhà máy để chế biến xuất khẩu. [Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN]

Năm 2019, mặc dù gặp nhiều khó khăn về thị trường, giá hầu hết các mặt hàng nông sản giảm từ 10-15%, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vẫn đạt mốc kỷ lục mới với 41,3 tỷ USD, tăng khoảng 3,5% so với với năm 2018.

Toàn ngành xuất siêu cũng đạt mức kỷ lục 9,9 tỷ USD, cao hơn 1,12 tỷ USD so với năm 2018.

Kết quả trên cho thấy nông sản Việt ngày càng làm tốt hơn việc mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh, chuỗi giá trị nông sản từng bước được kéo dài.

Tái cơ cấu nông nghiệp trong những năm qua đã từng bước khắc phục những tồn tại, tạo ra những bước bứt phá, phát triển tích cực.

Ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tăng trưởng dựa vào số lượng sang chất lượng và giá trị gia tăng, tăng những ngành hàng, sản phẩm có lợi thế, thị trường thuận lợi.

Lâm nghiệp, thủy sản, rau quả... là những lĩnh vực đã triển khai cơ cấu lại mạnh mẽ và đạt thành tựu lớn.

Ngoài ra, sự bứt phá của lĩnh vực này còn do yếu tố "kéo" là thị trường, với việc Việt Nam đã tham gia các Hiệp định thương mại tự do giúp không chỉ phát triển mà còn có sự điều chỉnh sản xuất để phù hợp với thị trường.

Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn cho rằng, thành công đó là nhờ việc sớm nhận ra xu thế về nhu cầu của thị trường thế giới, các lĩnh vực thủy sản, trái cây… sẽ mở ra nhiều cơ hội để xuất khẩu, nâng cao giá trị…

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các địa phương; trong đó có việc giảm diện tích đất trồng lúa, chuyển sang trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long vừa thích ứng được với biến đổi khí hậu cũng như đáp ứng được yêu cầu cơ cấu lại của ngành nông nghiệp.

Thực tế đã chứng minh sự chuyển đổi này bước đầu mang lại hiệu quả cao, đời sống của người dân ở khu vực chuyển đổi ổn định.

Với con tôm, trước đây sản xuất nhỏ lẻ chiếm chủ đạo, nhưng sau khi thực hiện tái cơ cấu, các hợp tác, tổ hợp tác, sản xuất có liên kết tăng mạnh, đặc biệt ở các vùng nuôi tôm lớn Bạc Liêu, Sóc Trăng…

Sau dịch tôm chết sớm năm 2013-2014, nuôi tôm công nghệ cao hiện phát triển khá nhanh. Hiện, các nhà máy hoàn toàn chủ động được vùng nguyên liệu, sản lượng cho chế biến, xuất khẩu.

Hay với cá tra, trước đây xuất khẩu chủ yếu là phi lê đông lạnh nhưng nay đã có trên 80 sản phẩm; trong đó có nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, nâng cao chuỗi giá trị thủy sản. Các phụ phẩm của thủy sản nay cũng đã trở thành đầu vào cho sản xuất với các sản phẩm có giá trị cao.

[Thủ tướng: Nông nghiệp phải đứng top 10 thế giới về xuất khẩu]

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, nhờ chế biến, đa dạng sản phẩm chế biến, thay vì chỉ thu hoạch khi cá tra đạt trọng lượng từ 800-900 gam, nhưng nay cá tra có thể nuôi lên 3kg để tăng hiệu quả sản xuất cho bà con.

Vận chuyển tôm nguyên liệu vào nhà máy chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tỉnh Cà Mau. [Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN]

Những sản phẩm chế biến sâu đã góp phần mở rộng thị trường, thị phần xuất khẩu.

Đặc biệt, ngành hàng cá tra đã hoàn thiện quy trình, hệ thống sản xuất, chế biến bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm và được Bộ Nông nghiệp Mỹ công nhận tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.

Việc Mỹ công nhận tương đương đối với sản phẩm cá tra này đã giúp Việt Nam bổ sung doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu cá tra vào Mỹ và quan trọng hơn là tạo niềm tin cho nhà nhập khẩu yên tâm nhập khẩu. Từ đó sẽ gia tăng sản lượng, giá trị xuất khẩu cá tra vào thị trường này trong thời gian tới.

Ông Trần Đình Luân khẳng định: "Đây là chuỗi, khi nông dân nuôi phải xác định bán cho ai và thị trường nào. Hiện mỗi thị trường đòi hỏi một tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật riêng. Không thể có suy nghĩ là cứ nuôi là bán được."

Trung Quốc, thị trường truyền thống trước đây được xem là thị trường vừa lớn vừa dễ tính thì nay cũng đã đưa ra nhiều chính sách thay đổi trong nhập khẩu. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhanh chóng tập trung tháo gỡ các vướng mắc để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng như trái cây, thủy sản, nông sản khác; đồng thời phổ biến tới cộng đồng doanh nghiệp các thông tin, nghiệp vụ về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, các quy định kiểm soát xuất nhập khẩu nông sản tại thị trường này.

Đến nay, Trung Quốc đã chấp thuận nhập khẩu 9 loại trái cây, 48 loài thủy sản sống và 128 loại sản phẩm thủy sản sơ chế, chế biến được từ Việt Nam.

Tiêu biểu là Nghị định thư cho mặt hàng sữa và sản phẩm sữa của Việt Nam đã đưa sữa tươi gia nhập vào thị trường đông dân nhất thế giới này.

Trước sự thay đổi cũng như yêu cầu của thị trường, khâu sản xuất cũng nhanh chóng chuyển đổi đáp ứng những yếu tố mới.

Điển hình như việc sử dụng giống lúa chất lượng cao và cơ cấu lại ngành hàng lúa gạo có nhiều chuyển đổi mạnh mẽ. Theo đó, tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 80% gạo xuất khẩu.

Các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường như VietGAP, Global GAP... được phổ biến nhân rộng. Năm 2019, diện tích lúa được chứng nhận VietGAP đạt trên 39.000 ha.

Năm 2019, số doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản thành lập mới gần 2.800 doanh nghiệp, tăng trên 25% so với năm 2018, nâng tổng số doanh nghiệp nông nghiệp lên gần 12.600 doanh nghiệp.

Bên cạnh sự đầu tư, phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, Công ty cổ phần Nafoods Group, Công ty cổ phần Tập đoàn TH, Tập đoàn Dabaco, Công ty cổ Phần Tập đoàn Masan…

Với sự tham gia của doanh nghiệp như vậy, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, công nghiệp phụ trợ đã từng bước được nâng cao năng lực, đặc biệt một số tập đoàn kinh tế lớn đã chú trọng đầu tư vào chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Năm 2019 có 17 dự án với tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng được khởi công, khánh thành, đi vào hoạt động, giúp nâng cao chất lượng, mẫu mã và đa dạng các mặt hàng nông sản, lâm, thủy sản.

Theo ông Lê Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ, việc các nhà máy ra đời đã đánh dấu một diện mạo mới của ngành nông nghiệp. Các nhà máy lớn đạt tiêu chuẩn thể giới đã bước đầu chạm vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Lê Thành cho rằng, trước đây thị trường bị dẫn dắt bởi thương lái chứ không phải nhà máy vì nhà máy có quá ít và nhỏ, nay làm theo thị trường sẽ phải là các nhà máy lớn.

Việc ra đời các nhà máy này sẽ giúp Việt Nam thay đổi tư duy phải chuyển sang làm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định, cần coi thế giới là thị trường, là động lực phát triển. Việt Nam phải tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, từ đây tạo tiền đề để nông dân và các nhà cùng liên kết chặt chẽ với nhau, hình thành vùng sản xuất tốt, chế biến tốt, tổ chức thương mại tốt.

Chính phủ đã "đặt hàng" với ngành nông nghiệp phải đưa "nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế giới; trong đó ngành chế biến nông sản đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới. Việt Nam là một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, trung tâm logistics nông sản toàn cầu.

Trước yêu cầu đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, ngành sẽ thực hiện điều chỉnh phân bố các cơ sở chế biến nông sản theo hướng gắn với phát triển vùng nguyên liệu tập trung và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở cơ cấu lại vật nuôi, cây trồng trên phạm vi toàn quốc.

Phát triển các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ nông sản tại các địa phương, vùng miền có sản lượng nông sản lớn, thuận lợi giao thông, lao động, logistics, có tiềm năng trở thành cực động lực tăng trưởng cho cả khu vực.

Đặc biệt, sự lựa chọn các doanh nghiệp "đầu tàu" có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ, thị trường để dẫn dắt chuỗi liên kết vận hành một cách thông suốt, hiệu quả.

Để có được điều đó, các chính sách phát triển công nghiệp chế biến nông sản sẽ được xây dựng theo hướng có tính đột phá, sáng tạo, độc đáo; tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư vào chế biến nông lâm thủy sản./.

Bích Hồng [TTXVN/Vietnam+]

Thực hiện Đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển nhanh, tạo ra khối lượng nông sản ngành Nông nghiệp, hàng hóa lớn, từng bước hội nhập thị trường nông sản trong nước và quốc tế. Tuy nhiên sức cạnh tranh nông sản nhìn chung còn thấp, chưa xứng với tiềm năng của tỉnh. Để đảm bảo mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2013-2019 đạt 4,6%/năm theo Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 17-7-2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra, các ngành chức năng, doanh nghiệp và người nông dân cần thực thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh nông sản hàng hóa.

Đóng gói nông sản chế biến tại Hợp tác xã Thương mại dịch vụ xã Mỹ Phúc [Mỹ Lộc].

Mới tham gia ngành chế biến nông sản sấy khô nhưng sản phẩm ngô, khoai lang, khoai tây, chuối sấy… của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Minh Dương [thành phố Nam Định] đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng nội địa. Có được thành công này, Công ty đã đầu tư dây chuyền sấy chân không hiện đại để cho ra đời sản phẩm nông sản sấy giòn ngon, giữ nguyên hương vị tươi tự nhiên và không sử dụng dầu chiên cũng như chất bảo quản. Từ những nông sản cơ bản này, Công ty nghiên cứu chế biến nhiều sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng khách hàng là trẻ nhỏ, người già, người ăn kiêng như khoai tây sấy lắc phomai, khoai sấy mật ong, gạo lứt sấy muối mè, ngũ cốc sấy… Giá trị nông sản đã tăng 300% so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu. Hiện tại, mỗi năm Công ty thu mua hàng nghìn tấn nông sản tươi của địa phương và các tỉnh lân cận, cung ứng ra thị trường khoảng 300 tấn ngô sấy, 200 tấn khoai lang sấy và 100 tấn chuối sấy thông qua hệ thống hơn 60 nhà phân phối, 280 đại lý bán hàng, 155 siêu thị bán sản phẩm trên khắp cả nước, tập trung ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hòa Bình, Hà Nam. Đối với sản phẩm ngao sạch, Công ty Thủy sản Lenger Việt Nam ban đầu chỉ xuất khẩu ngao nguyên vỏ, đến nay, Công ty đã phát triển được hơn 10 mặt hàng, trong đó có nhiều món ăn chế biến sẵn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như: canh ngao ăn liền, chả giò ngao, bim bim ngao; ứng dụng công nghệ chế biến các phụ phẩm nước cốt ngao, nước giải khát; mỹ phẩm và thức ăn chăn nuôi làm từ vỏ ngao… Nhờ đó không chỉ nâng tầm giá trị con ngao mà còn mở hướng tiêu thụ nguyên liệu ngao nuôi, tránh tình trạng phụ thuộc vào thương lái, bị ép cấp, ép giá như trước đây. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Toản Xuân [Ý Yên], Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Toàn Thắng, xã Hải Toàn [Hải Hậu] trước đây chỉ chuyên sản xuất, chế biến gạo thương phẩm cung ứng cho các bếp ăn tập thể và người tiêu dùng, ngoài sản phẩm gạo hữu cơ nay đã phát triển chế biến sản phẩm sau sản xuất hạt gạo như trà gạo lứt, sữa gạo, mỹ phẩm từ cám gạo… để đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng của hạt gạo. 2 năm trở lại đây, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại muối sạch Nam Định mới tổ chức nghiên cứu, chế biến thêm nhiều dòng sản phẩm cao cấp khác nhau từ hạt muối truyền thống như: bột canh nấm bào ngư; muối biển nhạt [dùng cho người ăn kiêng, người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp]; muối thảo dược dùng để chăm sóc sức khỏe như ngâm, tắm, dưỡng da… Những sản phẩm này có giá bán cao gấp 500% so với bán nguyên liệu thô ban đầu. Đặc biệt sản phẩm muối biển nhạt còn được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Nhờ đầu tư cho công nghiệp chế biến đã góp phần nâng cao giá trị nông sản, giải quyết bài toán tiêu thụ nông sản cho nông dân. Bước phát triển mới này không chỉ mở ra tín hiệu tích cực trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho từng sản phẩm nông sản hàng hóa mà còn giúp các doanh nghiệp có nhận thức đúng hơn trong việc xây dựng định hướng phát triển sản phẩm, quan tâm đúng mức đến vấn đề kiểu dáng công nghiệp, mẫu mã bao bì, tem nhãn, chiến lược quảng bá sản phẩm, xây dựng website quảng bá sản phẩm… Ngoài chỉ tiêu chất lượng thì đây là những điều kiện đủ để nâng tầm nông sản trên thương trường.

Tuy nhiên những kết quả nỗ lực này vẫn còn quá nhỏ và chưa xứng với năng lực khai thác, sản xuất nông sản của tỉnh. Chỉ có một Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Minh Dương dù mỗi năm tiêu thụ hàng nghìn tấn nguyên liệu vẫn là quá nhỏ so với năng lực sản xuất 450 nghìn tấn rau, củ các loại của nông dân toàn tỉnh; hay như lượng ngao chế biến thành nước giải khát, đồ ăn nhanh chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với hơn 36 nghìn tấn ngao khai thác mỗi năm. Ngoài ra chất lượng nông sản nguyên liệu không ổn định khiến doanh nghiệp vẫn phải nhập nguyên liệu từ các tỉnh, thành phố khác cũng là một bất cập. Do đó phần lớn nông sản của tỉnh vẫn chủ yếu xuất bán ở dạng thô, giá trị kinh tế không cao. Sản phẩm không đa dạng mẫu mã, không có khả năng cung ứng số lượng lớn, bao bì chưa hấp dẫn và chưa đảm bảo điều kiện truy xuất nguồn gốc… Nguyên nhân của những hạn chế này được xác định do sản xuất còn manh mún, năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định. Vùng nông sản hàng hóa bước đầu hình thành nhưng còn phân tán, vận chuyển khó, chưa đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến và thâm nhập thị trường quốc tế; thiếu nhân lực chất lượng cao trong sản xuất nông nghiệp để áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất và chế biến.

Để tháo gỡ những hạn chế trên, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện các giải pháp đồng bộ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nông dân tiếp cận bình đẳng, minh bạch các nguồn lực đất đai, nguồn vốn, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ để sản xuất hàng hóa, đổi mới mô hình tăng trưởng nông nghiệp. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch của các các vùng, ngành, thậm chí của từng sản phẩm để phát huy lợi thế của địa phương, gắn quy hoạch theo nhu cầu của thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổ chức lại sản xuất, phát triển các hình thức sản xuất phù hợp, theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị; mở rộng và đẩy mạnh liên kết giữa nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và ngân hàng. Tập trung nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo và trang bị kiến thức để nông dân tăng năng lực nắm bắt thị trường đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp hiện đại, tạo ra sản phẩm năng suất, chất lượng cao./.

Bài và ảnh: Nguyễn Hương

Video liên quan

Chủ Đề